Tiết 1: Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI : BÓNG ĐUỔI NHAU
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhằm rèn luỵên cho HS sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị :
- 2- 4 quả bóng.
- Tập hợp HS thành 4 vòng tròn quay mặt vào tâm. Hai HS cách nhau 0.3- 0.5 m
III. Cách chơi :
- HS đồng thanh đọc một số vần điệu
“ Chúng ta có bóng
Nào một hai ba”
- Sau từ “ ba” các em tổ tr¬ởng nhanh chóng chuyển bóng sang cho bạn đứng bên trái mình. Em đứng bên trái nhanh chóng đón bóng rồi lại nhanh chóng chuyền bóng sang bên trái của mình. Và cứ tiếp tục nh¬ vậy . Nừu bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi.
TUẦN 10 ( Từ ngày 25/10/2010 đến ngày 29/10/2010) Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010. Tiết 1: Hoạt động tập thể TRÒ CHƠI : BÓNG ĐUỔI NHAU I. Mục đích yêu cầu : - Nhằm rèn luỵên cho HS sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị : - 2- 4 quả bóng. - Tập hợp HS thành 4 vòng tròn quay mặt vào tâm. Hai HS cách nhau 0.3- 0.5 m III. Cách chơi : - HS đồng thanh đọc một số vần điệu “ Chúng ta có bóng Nào một hai ba” - Sau từ “ ba” các em tổ trởng nhanh chóng chuyển bóng sang cho bạn đứng bên trái mình. Em đứng bên trái nhanh chóng đón bóng rồi lại nhanh chóng chuyền bóng sang bên trái của mình. Và cứ tiếp tục nh vậy ... Nừu bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. IV. Cách dạy : - Tập hợp HS theo vòng tròn. Đa bóng cho tổ trởng . - Sau một số lần chơi thử, GV cho HS dừng lại góp ý kiến. - Tổ chức cho HS chơi chính thức. - GV tổng kết, đánh giá trò chơi. Tiết 2+3 : Tập đọc - Kể chuyện GIỌNG QUÊ HƯƠNG I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ.... - Giọng đọc bước đầu bộc lộ tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ: Đôn hậu, thành thực, bùi ngùi, Trung Kì - Nắm được ý nghĩa câu chuyện: tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong Sgk) B. Kể chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện SGK III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 A. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - G nhận xét bài kiểm tra giữa học kì I của H. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1- 2’) - G giới thiệu tên chủ điểm mới " Quê hương" - H quan sát tranh chủ điểm. G : Bức tranh vẽ một làng quê thật đẹp với cánh đồng lúa, những gốc đa cổ thụ, mấy con trâu và 2 người bạn chăn trâu đang nằm dài trên bãi cỏ chuyện trò. Đây là h/ ả gần gũi, làm người ta gắn bó với quê hương. Nhưng quê hương còn là những người thân và tất cả những gì gắn bó với những người thân của ta. Đọc câu chuyện " Giọng quê hương" của nhà văn Thanh Tịnh các em sẽ rõ hơn điều này. 2.Luyện đọc đúng ( 33'- 35' ) * G đọc mẫu toàn bài. * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? * Đoạn 1 - Câu 1: HD đọc: làm, năm . G đọc - Câu 5: HD đọc: chuyện trò, luôn miệng. G đọc -> HD đọc đoạn 1: Đọc đúng các từ ngữ, liền mạch các câu giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. G đọc * Đoạn 2 - Câu 3: HD đọc: lúng túng, thanh niên, nói. G đọc - Câu 7+8: Luyện đọc câu hội thoại. GV đọc + Giải nghĩa: đôn hậu, thành thực. -> HD đọc đoạn 2: Đọc đúng các từ ngữ. Thay đổi giọng kể với lời nhân vật... G đọc mẫu. * Đoạn 3 - Câu 1: HD đọc: một lát, nén nổi. G đọc + GV giải nghĩa: . qua đời : đồng nghĩa với chết, mất nhưng thể hiện thái độ tôn trọng . mắt rớm lệ : rơm rớm nước mắt, biểu thị sự xúc động sâu sắc . bùi ngùi -> HD đọc đoạn 3: Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. Đọc phân biệt giọng từng nhân vật. G đọc mẫu * Hướng dẫn đọc cả bài: Toàn bài cần đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. Đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. GV đọc mẫu. - H theo dõi SGK 3 đoạn - H đọc theo dãy - H đọc theo dãy - H đọc đoạn 1 - H đọc theo dãy - H đọc theo dãy - H đọc chú giải SGK - H đọc đoạn 2 - H đọc theo dãy - H đọc chú giải SGK - H đọc đoạn 3 *H đọc nối tiếp đoạn (3 em) *H đọc cả bài ( 2 em) TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài ( 10'- 12') - Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? - Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? - Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? - Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? 4. Luyện đọc lại ( 5- 7’) - Toàn bài đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ nói lên tình cảm của các Tn đối với quê hương: lẳng lặng, môi mím chặt, yên lặng, mắt rớm lệ,... - GV đọc mẫu toàn bài. - G hướng dẫn đọc câu chuyện theo vai. 5. Kể chuyện( 17- 19’) - Có mấy bức tranh để kể? Cho H quan sát tranh minh họa SGK - G hướng dẫn H kể và kể mẫu đoạn 1 6. Củng cố, dặn dò (4- 6’) - Em hãy nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện? - Nhận xét tiết học. * H đọc thầm đoạn 1+ TL câu 1 ... với 3 người thanh niên. * H đọc thầm đoạn 2 + TL câu 2 - Thuyên và Đồng đang lúng túng vì quên tiền thì 1 trong 3 thanh niên đến gần * H đọc thầm đoạn 3 - 1 H đọc to - Vì 2 người có giọng nói gợi cho anh TN nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung. - Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. - Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ. * H đọc thầm cả bài - Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi, gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân. Giọng QH gắn bó với những người cùng quê hương. - HS đọc đoạn - 2 nhóm thi đọc toàn truyện theo vai. -> Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay. - 1 H đọc yêu cầu phần kể chuyện. 3 bức tranh - 1 H nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh ứng với từng đoạn - H tập kể từng đoạn. - 2 H kể lại toàn bộ câu chuyện. - Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người: gợi nhớ quê hương, đến những người thân, đến những kỉ niệm thân thiết. *Rút kinh nghiệm: . Tiết 3 :Toán THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo 1 độ dài, biết đọc kết quả đó. - Biết dùng mắt ước lượng đo độ dài một cách tương đối chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: thước có vạch cm,thước dây. - HS: thước thẳng 20 – 30 cm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS làm bảng: 3m2cm= cm; 4m7cm= dm 5m4dm= dm; 5m4cm= cm - Nêu cách đổi? 2. Luyện tập -thực hành (30-32') Bài 1: bảng (10’) + Nêu yêu cầu bài tập. + GV hướng dẫn cách đặt thước, cách vẽ (2 cách). + HS vẽ vào vở. *Chốt: cách vẽ, đo độ dài đoạn thẳng. Bài 2/47 : sách (10’) + HS nêu yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn HS đo độ dài ; cái bút, cái mép bàn, chiều cao chân bàn. + HS ghi vào sách. *Chốt: cách đo độ dài của một đồ vật. Bài 3: miệng (10’-12’) + Nêu yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn HS dùng mắt ước lượng. + GV dùng thước kiểm tra. *Chốt: cách ước lượng độ dài của 1 vật. * DKSL: H đo, kẻ không chính xác. 3. Củng cố - dặn dò: (3-5’) - Bảng con: vẽ độ dài đoạn thẳng 1 dm, 1 dm5 cm. - Về tập ước lượng chiều dài, chiều cao của nhà em. *Rút kinh nghiệm: . Tiết 5 : Đạo đức BÀI 5: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( tiếp theo) I. Mục tiêu: - Hs biết bạn bè cần chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. Hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn. - Hs biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập - Trò chơi : Phóng viên III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (5’) - Khi bạn có chuyện vui, chuyện buồn em phải làm gì? 2.Các hoạt động: 2.1 Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, sai (10’) *Mục tiêu: Hs biết phân biệt hành vi đúng, sai đối với bạn bè khi có chuyện buồn, chuyện vui. * Cách tiến hành: - Gv phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân. - Thảo luận cả lớp. * Kết luận: Các việc a,b,c,d,đ là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử. Các việc e, h là việc làm sai vì không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè. 2.2 Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ (8’) *Mục tiêu: Hs biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và các bạn khác trong lớp, trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn. * Cách tiến hành: - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm theo ND: +Em đã biết chia sẻ vui, buồn cùng bạn trong lớp chưa? + Em đã bao giờ được bạn chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể? - Hs tự liên hệ trong nhóm. - Gv mời một vài Hs tự liên hệ trước lớp. * Kết luận: Bạn bè tốt là phải biết cảm thông chia sẻ với nhau. 2.3 Hoạt động3: Trò chơi Phóng viên (7’) * Mục tiêu: Củng cố bài học. * Cách tiến hành: - Hs lần lượt đóng vai các phóng viên và phỏng vấn bạn bè trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học. * Kết luận: Khi bạn bè có chuyện vui, buồn em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng. 3. Hướng dẫn thực hành: (5’) - Cần quan tâm chia sẻ vui, buồn cùng bạn. Em hãy sưu tầm những câu chuyện, tấm gương về biết chia sẻ vui buồn cùng bạn. Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010. Tiết 1: Chính tả (nghe - viết) QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I . Mục đích yêu cầu: Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi" Quê hương ruột thịt " - Luyện viết tiếng có vần khó oai/ oay (BT2), tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương: l/n (BT3) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 2 và 3a, phiếu BT cho BT 3 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ ( 2'- 3') - H viết bảng con : Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1'- 2') : Nêu mục đích yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn nghe viết (10 -12’) - G đọc mẫu bài viết * Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó: - Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài? Cho biết vì sao phải viết hoa các chữ ấy? - G viết chữ khó lên bảng: chốn này, nơi, trái sai, da dẻ, nơi này. -> G kết hợp ghi bảng khi H phân tích. - G xoá bảng đọc lại. c.Viết chính tả:(13'- 15') - HD tư thế ngồi viết, cách trình bày. - Đọc cho H viết vở d. Chấm, chữa: (3-5’) - Đọc cho H soát lỗi d. Hướng dẫn làm bài tập (5- 7’) *Bài tập 2/ 78: G treo bảng phụ. -> Chú ý cách sử dụng các vần này. *Bài tập 3a/78: G nêu yêu cầu - H theo dõi SGK đọc thầm - H nêu - H đọc phân tích tiếng khó. chốn = ch + ôn + thanh sắc này = n + ay + thanh huyền nơi = n + ơi .. - H đọc lại các từ khó. - H viết bảng con. - H thực hiện - H viết bài - Soát, ghi lỗi, chữa lỗi - H đọc yêu cầu đề bài - H làm nháp - HS chữa bài: - oai: khoai, ... o phong tục. - Bước 2: Làm việc cả lớp: Từng nhóm treo tranh lên tường . Một vài Hs giới thiệu với cả lớp về họ hàng của mình. * Kết luận: Mỗi người ngoài anh chị em ruột của mình còn có những người họ hàng thân thích đó là họ nội, họ ngoại. 2.4 Hoạt động 3: Đóng vai (8’) * Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiết với họ hàng của mình. * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: Gv chia nhóm thảo luận và đóng vai trên cơ sở lựa chọn các tình huống theo gợi ý. - Bước 2: Thực hiện: Các nhóm lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, nhận xét. Sau đó Gv nêu câu hỏi gợi ý để Hs thảo luận. * Kết luận: Ông bà nội, ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng thân thích. 3. Củng cố, dặn dò: - Hãy kể tên một số người thuộc họ nội, một số người thuộc họ ngoại trong gia đình nhà em? Tiết 5: Hoạt động tập thể THI KỂ CHUYỆN, MÚA HÁT, ĐỌC THƠ. I. Mục tiêu. - Rèn kỹ năng kể chuyện. Kể những câu chuyện đã học trong chương trình, biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ thuộc chủ đề “ Trường học” II. Chuẩn bị. - Mỗi H chuẩn bị 1 câu chuyện, 1 tiết mục văn nghệ thuộc chủ đề “Trường học” III. Các hoạt động dạy học. 1. G nhận lớp phổ biến nội dung y/c giờ học. - G y/c H kể chuyện, thi múa hát theo nhóm. - G chia nhóm. H tự kể, tự múa hát theo nhóm. - Mỗi nhóm cử đại diện 1 H lên biểu diễn tiết mục do mình chọn. GV yêu cầu HS khác nhận xét về: nội dung, cách biểu diễn,... - Y/c các nhóm lên kể phân vai câu chuyện của nhóm. - G cùng H nhận xét, bình chọn nhóm kể hay. 2. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Tiết 5: Tự học LUYỆN VIẾT BÀI 10 I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết các chữ hoa: G Viết tên riêng và viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện viết, chữ mẫu III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới:(28-30’) - HS mở vở nêu yêu cầu bài viết: 1dòng từ An Khê, 1 dòng từ Bình Định... - GV kiểm tra tư thế ngồi của HS - Gv gõ thước cho HS viết bài. - GVchấm chữa, nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (1-2’) GV nhận xét tiết học. Tiết 5 : TOÁN LUYỆN TIẾT 46 + 47 + 48. I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh kiến thức bảng đơn vị đo độ dài,bài toán có liên quan. - Rèn ý thức tự giác học tập. II.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: H làm đọc bảng đơn vị đo độ dài. 2.Luyện tập. H nêu yc và làm vở bt- G chấm chữa. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010. Tiết 1: Tập làm văn TUẦN 10: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I. Mục đích yêu cầu: - Biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân. - Biết cách ghi phong bì thư. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở BT1/SGK - Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu. - Giấy rời và phong bì thư. III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : (2-3’) - H đọc "Thư gửi bà". Nêu nhận xét cách trình bày thư. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài (1-2'): G nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn H làm bài tập: ( 28' - 30') 3. Củng cố, dặn dò (3-5') - Gọi H nhắc lại cách viết 1 bức thư, cách viết trên phong bì thư. - Nhận xét tiết học. *Bài 1/83: ( 24') G treo bảng phụ - Bài 1 yêu cầu gì? - G hướng dẫn mẫu G nhắc H chú ý trước khi viết thư. + Trình bày đúng thể thức (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào) + Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư ( kính trọng người trên, thân ái với bạn bè ) - G chấm (10 bài) - Gọi 1 số em đọc trước lớp, nhận xét, chấm điểm và rút kinh nghiệm chung. *Bài 2 (6’) - GV gọi HS đọc phần gợi ý cách ghi. - Hãy quan sát phong bì thư, trao đổi về cách trình bày phong bì. - Nêu cách trình viết phong bì thư? -> GV chốt cách viết phong bì thư và lưu ý cần viết đầy đủ, góc phải dán tem H đọc yêu cầu - H đọc thầm gợi ý - 1 H đọc to. - 1H làm mẫu nói về bức thư mình sẽ viết (theo gợi ý) - H thực hành viết thư - HS đọc đề, nêu yêu cầu - HS đọc pần gợi ý cách ghi - HS thảo luận nhóm đôi, thực hành ghi phong bì (VBT) - Góc trái ( Dòng ghi : Người gửi/ From) Viết họ tên, địa chỉ người gửi. - Góc phải( Người nhận/ To) Viết họ tên, địa chỉ người nhận *Rút kinh nghiệm: . Tiết 2:Toán BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH I. Mục tiêu: Giúp H : - Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. II. Đồ dùng dạy học: - 8 hình vuông bằng bìa - 11 con giống III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nhận xét bài kiểm tra. - Đọc kết quả. 2. Dạy bài mới: (13-15’) a) Giới thiệu bài toán 1: - G vừa đọc đề vừa đính trực quan. - Hàng trên: 3 hình vuông. - Hàng dưới: 5 hình vuông. + G hướng dẫn tóm tắt và hướng dẫn cách giải. + Bài toán thuộc dạng giải bằng mấy phép tính? Nêu mỗi phép tính? b) Giới thiệu bài toán 2 - G đọc đề toán. - Hỏi dẫn H tóm tắt bài toán. - Bài toán thuộc loại toán nào đã học? - G nêu bài toán giải bằng mấy phép tính? - Phép tính thứ nhất tìm gì? - Phép tính thứ 2 tìm gì? * Kiến thức: hiểu, giải được bài toán 2 phép tính. 3. Luyện tập - thực hành:(15-17’) Bài 1/50: bảng (5’) - Hỏi, hướng dẫn H tóm tắt bài toán. - Muốn tìm số bưu ảnh của 2 anh em ta phải làm gì? Bài 2/50 : vở (7’) - Đọc thầm bài toán. - Bài toán thuộc loại toán nào đã học? - Làm vở. *Chốt:giải bài toán dạng gấp 1 số lên nhiều lần bằng 2 phép tính. * DKSL:2 phép tính có 1 lời giải. Bài 3/50: miệng + bảng (7’) - Nêu yêu cầu bài toán. *Chốt: giải toán có 2 phép tính. 4. Củng cố - dặn dò: (3’) - Chấm, chữa bài. - Nhận xét tiết học. - H theo lắng nghe. - H quan sát. - H trả lời,nhận xét. - H nhìn trực quan đọc đề toán. - H đọc bài giải - Vài H đọc lại. - H giải bảng con. - 1 H lên bảng giải. - H trả lời, nhận xét. - Vài H đọc lại bài giải. - H đọc thầm bài toán. - HS làm bảng: 15-7 = 8 (bưu ảnh) 15+8 = 23 (bưu ảnh) - H đọc thầm bài toán. - H trả lời, nhận xét. - H làm vở. - Vài H tóm tắt đề bài. - H giải bảng con: 27 + 5 = 32 (kg) 27 + 32 = 59 (kg) *Rút kinh nghiệm: . Tiết 1: Thủ công ÔN TẬP CHƯƠNG I : PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH I. Mục tiêu: - Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. - Làm được ít nhất 2 đồ chơi đã học. - Rèn đôi bàn tay khéo léo. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu của các bài 1,2,3,4,5 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (2’) - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 2. Các hoạt động 2.1.Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu của tiết ôn tập (5’) - Gv ghi yêu cầu của giờ ôn tập lên bảng. - Yêu cầu Hs phải thực hiện các thao tác thành thạo, đúng với các bước. Nhớ được các bước thực hiện của một bài cụ thể. Sản phẩm làm xong phải đúng kĩ thuật, đẹp và trang trí sinh động. - Hs nhìn và quan sát các bài mẫu gv đã đính lên bảng. 2.2.Hoạt động 2 : Hs thực hành (18’) - Hs lần lượt hoàn thành nốt các sản phẩm đang làm của tiết trước. - Gv quan sát, gợi ý thêm cho Hs về cách trang trí. 2.3.Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm (7’) - Hs trưng bày sản phẩm theo bàn. Cả lớp nx, chọn bài làm đẹp. - Gv đánh giá sản phẩm của học sinh theo 2 mức độ: Hoàn thành xuất sắc A+, hoàn thành A; chưa hoàn thành B. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gv lưu ý HS về nhà làm một số sản phẩm cho người thân xem. - NX giờ học - Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ để giờ sau học: Cắt , dán chữ I, T. Tiết 4:Thể dục ÔN BỐN ĐỘNG TÁC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI: “ CHẠY TIẾP SỨC” I. Mục tiêu: - Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân và lườn của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng cơ bản . - Chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung 1. Phần mở đầu: - Phổ biến ND, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. - Khởi động – chơi trò chơi: “ Đứng ngồi theo lệnh”. 2. Phần cơ bản: - Ôn 4 động tác: vươn thở, chân, tay, lườn của bài TD phát triển chung. + Chia tổ ôn luyện tổ trưởng điều khiển. + Tập liên hoàn 2 đt vươn thở và tay. + Ôn đt chân. + Ôn đt lườn. + Liên hoàn 2 đt chân và lườn. -Tập 4 đt TD đã học. + Cả lớp tập và theo 2 đội hình 2 – 4 hàng ngang. - Ôn 4 đt TD đã học. + Lần 1: Cả lớp cùng tập. + Lần 2: Cán sự làm mẫu. + Lần 3: Thi đua giữa các tổ. - Chơi trò chơi: “ Chạy tiếp sức”. + G nhắc lại cách chơi. + HS chơi. 3. Phần kết thúc: - Đi đường theo nhịp và hát. - G hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. Định lượng 1 – 2’ 1’ 1’ 2 – 3’ 10 – 12’ 2 – 3 lần 2 – 3 lần 2 – 3 lần 2 – 3 lần 5 – 7’ 3 lần 6 – 8’ 2’ 2’ 1 – 2’ Phương pháp - Tập hợp 3 hàng ngang. - Chuyển vòng tròn. - Chia tổ tập. -Chơi theo tổ. -Theo hàng dọc. Tiết 5: Tiếng Việt LUYỆN TẬP LÀM VĂN I.Mục đích yêu cầu: - Luyện cho HS cách viết thư và viết phong bì. II.Đồ dùng dạy học: VBT trắc nghiệm Tiếng Việt III.Các hoạt động dạy học: 1. Ôn tập: *Bài 16/38: - GV yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề bài : Đề yêu cầu viết thư cho người thân kể về tình hình học tập của em - HS đọc gợi ý trong VBTTN. - HS viết bài, GV theo dõi, giúp đỡ. - GV chấm, chữa - GV nhận xét bài viết. - GV đọc một số bài mẫu. *Bài 17/38: HS đọc dề bài, nêu yêu cầu - Em hãy nêu cách viét phong bì thư ? - HS làm bài. 2.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học Tiết 6: Toán LUYỆN TIẾT 49+50 (CHỮA BÀI KIỂM TRA) . I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh kiến thức đã học từ đầu học kì. - Rèn ý thức tự giác học tập. II.Các hoạt động dạy học: 1.Luyện tập. - H nêu quan sát bài kt, nêu yêu cầu. - G sửa chữa, nhận xét- đánh giá. 2. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá. Tiết 7: Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I.Tổng kết, đánh giá tuần qua: - Các tổ họp, tổng kết , đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của tổ mình trong tuần qua - Đại diện các tổ lên trình bày kết quả của tổ. - GV nhận xét, đánh giá chung - GV biểu dương những kết quả tốt của HS đã đạt được và nhắc nhở các em còn khuyết điểm. II.Công việc tuần tới: - Đăng kí tuần học tốt chào mừng ngày 20/ 11 - Duy trì nề nếp ôn bài, xếp hàng ra vào lớp, TDGG, ... - Học chương trình tuần 11 - Các tổ cam kết thực hiện.
Tài liệu đính kèm: