Giáo án giảng dạy Tuần 15 Lớp 3

Giáo án giảng dạy Tuần 15 Lớp 3

Tiết 2+3 : Tập đọc - Kể chuyện

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục đích yêu cầu

A. Tập đọc:

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Chú ý các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sgk).

B. Kể chuyện:

- Sắp xếp lại các tranh ( SGK)theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 15 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
( Từ ngày 29/11/2010 đến ngày 3/12/2010 )
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010.
TIẾT 1 : HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CHÀO CỜ ( TRƯỜNG )
Tiết 2+3 : Tập đọc - Kể chuyện
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục đích yêu cầu
A. Tập đọc:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	- Chú ý các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng.
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài
	- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sgk).
B. Kể chuyện:
- Sắp xếp lại các tranh ( SGK)theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện SGK
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
A.Kiểm tra : ( 2-3’ )
- 4 H kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện " Người liên lạc nhỏ" dựa vào 4 tranh minh họa truyện.
- 1 H đọc lại toàn bộ câu chuyện.
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:	 (1-2’)
 Hôm nay các em sẽ đọc truyện " Hũ bạc của người cha" - truyện cổ tích của dân tộc Chăm, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ. Qua truyện này, các em sẽ hiểu: Cái gì là của cải quý giá	 nhất của con người?
2.Luyện đọc đúng (33- 35')
* G đọc mẫu toàn bài 
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Câu chuyện chia thành mấy đoạn ?
-> Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1
- Câu 1: HD đọc: nông dân, siêng năng. G đọc
- Câu 3: Đọc đúng: lười biếng. G đọc
- Câu cuối: Giọng người cha nghiêm túc. G đọc
+ Giải nghĩa : người Chăm, hũ
-> Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. G đọc
* Đoạn 2 
- Câu 4: HD đọc: thản nhiên. G đọc
+ Giải nghĩa: dúi, thản nhiên
-> HD đọc đoạn 2 : Đọc đúng các từ ngữ, đặc biệt là các từ có chứa tiếng có âm đầu l/n. Ngắt nghỉ đúng. GV đọc mẫu.
* Đoạn 3
- Câu 3: Đọc đúng: xin xay thóc thuê. G đọc
+ Giải nghĩa: dành dụm
-> HD đọc đoạn 3 : Nghỉ hơi đúng sau dấu câu. G đọc
* Đoạn 4
- Câu 2: Chú ý đọc: liền ném luôn, lửa. G đọc
-> HD đọc đoạn 4: Đọc đúng các từ , ngắt nghỉ đúng. G đọc
* Đoạn 5
- Câu cuối; Ngắt :.....hết/... GV đọc
-> HD đọc đoạn : Cần đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. GV đọc mẫu.
* HD đọc cả bài : Toàn bài đọc đúng các từ ngữ, chú ý ngắt nghỉ đúng. GV đọc mẫu.
- 5 đoạn
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 1
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 2
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 3
- H đọc theo dãy
- H đọc đoạn 4
- HS đọc theo dãy.
- H đọc đoạn 5
* Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
*H đọc cả bài
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài ( 10- 12')
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Ông lão là người như thế nào ?
- Ông lão buồn vì điều gì ?
- Ông lão mong muốn điều gì ở người con ?
* Vì muốn con tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì ?
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2 và trả lời.
- Người cha đã làm gì với số tiền đó ?
- Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ?
- Vì sao người con phải ra đi lần thứ 2?
*Người con đã phải làm lụng vất vả như thế nào để kiếm tiền ? Yêu cầu H đọc thầm đoạn 3 trả lời.
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi
- Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì ?
G: Tiền ngày trước đúc bằng kim loại ( bạc hay đồng) nên ném vào lửa không cháy, nếu để lâu có thể chảy ra.
- Vì sao người con phản ứng như vậy?
- Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
* Đọc thầm đoạn 4 và 5 cho biết câu văn nào nói lên ý nghĩa của câu chuyện.
G chốt :Qua câu chuyên này chúng ta học được bài học : Chỉ có sức lao động của đôi bàn tay mới nuôi sống con người.
4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7')
- G: Toàn bài đọc giọng người kể chậm rãi. 
Giọng người cha cảm động, ân cần, trang trọng khi trao hũ bạc cho con. G đọc mẫu.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 
- HS dọc bài.
5. Kể chuyện ( 17'- 19')
- Phần KC có mấy yêu cầu gì?
- G cho H quan sát 5 tranh đã đánh số.Tự sắp xếp lại trật tự cho đúng nội dung truyện.
- G kể mẫu đoạn 1.
- GV yêu cầu HS kể theo nhóm đôi.
- Cho H tập kể chuyện theo tranh ( đã sắp xếp đúng trình tự)
* H đọc thầm đoạn 1
- Là người siêng năng, chăm chỉ.
- Vì người con trai của ông rất lười biếng.
- Ông mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm không nhờ vào người khác.
- Người con dùng số tiền mà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về nhà đưa cho cha.
* H đọc thầm đoạn 2
- Người cha ném tiền xuống ao.
- Vì ông muốn thử xem đó có phải là tiền mà người con tự kiếm được không.
- Vì người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp tục ra đi kiếm tiền
* H đọc thầm đoạn 3
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày đựoc hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát...
* H đọc thầm đoạn 4
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
- Vì anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.
- Ông cười chảy cả nước mắt khi thấy con biết quí trọng đồng tiền và sức lao động.
* H đọc thầm đoạn 4 và 5
- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí đồng tiền//Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay.
- H đọc diễn cảm đoạn 
-> Thi đọc, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS dọc bài.
* H đọc y/c bài 1 + 2
- 2 y/c
 3 - 5 - 4 - 1- 2
- HS kể theo nhóm đôi.
- H tập kể từng đoạn.
- 5 H nối tiếp thi kể 5 đoạn
-> Chọn người kể hay nhất.
- 1 H kể toàn bộ câu chuyện.
6. Củng cố, dặn dò ( 4'-6')
- Em thích nhân vật nào trong truyện này? Vì sao?
- Nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
CHIA SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I. Mục đích yêu cầu
 - Biết đặt tính và chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết và chia có dư).
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (2-3’)
 - Bảng con : 
 86 : 4 ;	 98 : 7 ;	 85 : 5
2- Dạy bài mới (12-15’)
+ Giới thiệu phép chia 648 : 2
- G hướng dẫn cách đặt tính.
- Hướng dẫn H cách tính: từ trái sang phải theo 3 bước nhẩm là chia - nhân - trừ. Mỗi lần chia được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp)
- Tiến hành phép chia 	648 : 	2
+ Giới thiệu phép chia 236 : 5
- Đặt tính và cho H tính	256 : 5
- Lần 1: tìm chữ số thứ nhất của thương (4)
- Lần 2: tìm chữ số thứ 2 của thương (7)
 236 : 5 = 47 (dư 1 )
+Nhắc H cần lưu ý:
- Lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (như trường hợp 648 : 3)
- Hoặc phải lấy 2 chữ số (như trường hợp 236 : 5)
* Kiến thức chốt: thực hiện được phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
3- Thực hành:(18-20’)
+ Bài 1/72 (8’) sách - bảng
* Chốt: cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số trường hợp chia hết, chia có dư
+Bài 2 /72: (5’) vở
- Chữa bài tập.
* Chốt: giải toán có phép tính chia số có 3 c.số cho số có 1 chữ số
+Bài 3/72: (6’) sách
* Chốt: dạng phép tính giảm 1 số đi nhiều lần.
*DKSL: phép chia có dư, số dư lớn hơn số chia.
4- Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Chấm, chữa bài.
- Bảng:	654 : 3 ; 460 : 5 ;	578 : 3
- H làm bảng con.
- H nhận xét phép chia.
- H đặt tính rồi tính.
- H nêu, nhận xét.
- H nhận xét.
- H làm bảng con.
- H nêu, nhận xét.
- H nêu yêu cầu bài .
- H làm sách(a) 
 bảng(b)
- Vài H nêu cách tính.
- H đọc thầm bài tập.
- H làm vở.
- Chữa bài tập.
- H nêu yêu cầu bài .
- H đọc thầm bài mẫu
- H làm theo mẫu.
- H làm sách.
- H làm bảng con.
*Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 : Đạo đức
Bài 7: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, 
LÁNG GIỀNG ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Hs biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. 
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng việc làm phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu , phương tiện:
	- Các câu ca dao , tục ngữ , truyện, tấm gương về chủ đề bài học
	- Đồ dùng để đóng vai trong hoạt động 3 (tiết 2)
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Thế nào là biết giúp đỡ hàng xóm , láng giềng?
	- Nêu lại những việc làm hàng ngày để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
2.Các hoạt động: 
2.1 Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học (8’)
* Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho Hs về tình làng, nghĩa xóm.
* Cách tiến hành: 
- Hs trình bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
	- Từng cá nhân hoặc nhóm Hs lên trình bày trước lớp.
	- Sau mỗi phần trình bày Gv dành thời gian để cho Hs cả lớp bổ sung ý kiến.
	- Gv tổng kết, khen các cá nhân và nhóm Hs.
2.2 Hoạt động 2: Đánh giá, hành vi (7’)
* Mục tiêu: Hs biết đánh giá hành vi , việc làm đối với làng xóm, láng giềng.
* Cách tiến hành: 
	- Gv nêu yêu cầu: Em hãy NX những hành vi, việc làm sau trong phiếu bài tập.
	- Hs thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày
	- Gv kết luận về những việc làm đúng, việc làm sai
	- Hs tự liên hệ theo các việc làm trên.
2.3 Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai ( 10’)
* Mục tiêu: Hs có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng với làng xóm, láng giềng.
* Cách tiến hành: 
	- Gv chia Hs theo nhóm , phát phiếu học tập cho từng nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 
	- Các nhóm thảo luận.
	- Cả nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong tình huống.
* Kết luận chung : Gv nêu câu ca dao “ Người xưa đã nói chớ quên  thân”
3. Hướng dẫn thực hành ( 5’)
	- Hãy thực hiện những hành vi quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
	- Sưu tầm các câu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm láng giềng.
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010.
Tiết 2: Chính tả (nghe - viết)
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi: đoạn 4 của câ ... h, ảnh các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
* Cách tiến hành: 
	- Bước 1: Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. Phát mỗi khối một tờ giấy khổ A6. Tranh của các nhóm trình bày theo ý tưởng của nhóm.
	- Bước 2: Các nhóm lần lượt thảo luận xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của nghề đó => Gv theo dõi, chấm điểm cho từng nhóm.
3. Củng có, dăn dò:
* GDBV môi trường :
- Nêu lợi ích của các hoạt động nông nghiệp ? – HS nêu lại các ý đã trình bày ở trên.
- Nếu thực hiện không đúng ( Vứt rác thải bừa bãi, phun thuốc sâu không đúng kĩ thuật, khai thác, đánh bắt hải sản bừa bãi, lạm dụng phân hoá học,...) sẽ gây ra hậu quả gì ?
( Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, làm chai cứng 
Tiết 5 : Hoạt động tập thể
THI KỂ CHUYỆN, MÚA HÁT, ĐỌC THƠ.
I.Mục tiêu.
 - RÌn kü n¨ng kÓ chuyÖn. KÓ nh÷ng c©u chuyÖn ®· häc trong ch­¬ng tr×nh, biÓu diÔn 1 sè tiÕt môc v¨n nghÖ thuéc chñ ®Ò “ Anh em mét nhµ”
II.ChuÈn bÞ.
 - Mçi H chuÈn bÞ 1 c©u chuyÖn, 1 tiÕt môc v¨n nghÖ thuéc chñ ®Ò “Anh em mét nhµ ”
III.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc.
1. G nhËn líp phæ biÕn néi dung y/c giê häc.
 - G y/c H kÓ chuyÖn, thi móa h¸t theo nhãm.
 - G chia nhãm. H tù kÓ, tù móa h¸t theo nhãm.
 - Mçi nhãm cö ®¹i diÖn 1 H lªn biÓu diÔn tiÕt môc do m×nh chän. GV yªu cÇu HS kh¸c nhËn xÐt vÒ: néi dung, c¸ch biÓu diÔn,...
 - Y/c c¸c nhãm lªn kÓ ph©n vai c©u chuyÖn cña nhãm.
 - G cïng H nhËn xÐt, b×nh chän nhãm kÓ hay.
2. Cñng cè dÆn dß:
 - GV nhËn xÐt giê häc.
Tiết 7: Tiếng Việt (tự học)
LUYỆN VIẾT BÀI 15
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện cho HS viết đúng chữ L
- HS viết đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng cữ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
- Yêu cầu HS viết bài 15- Vở luyện viết 
- GV chấm, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 8: Toán
LUYỆN TIẾT 71 + 72 + 73
I. Mục tiêu:
 - Rèn cho hs kỹ năng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Yêu cầu làm đúng một số bài tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập trắc nghiệm Toán
III. Các hoạt động dạy học
- Yêu cầu Hs làm bài phần I Tuần 15 VBTTN Toán.
- GV chấm chữa.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010.
Tiết 1 : Tập làm văn
TUẦN 15: NGHE KỂ : GIẤU CÀY
GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
I.Mục đích yêu cầu 
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Giấu cày” (BT1). 
- Viết được đoạn văn giới thiệu (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Tranh minh hoạ truyện vui.
	- Bảng phụ viết gợi ý BT 1+2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3'-5'): 
	- 1 H kể lại truyện vui " Tôi cũng như bác"
	- 1H giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( 1-2’) G nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn làm bài tập.(32'-34')
* Bài 1/128( Miệng)
- G nêu y/c của bài.
- G kể chuyện lần 1
- Bác nông dân đang làm gì ? 
- Khi được gọi về ăn cơm, bác nói ntn?
- Vì sao bác lại bị vợ trách?
- Khi mất cày, bác đã làm gì?
- Câu chuyện có gì đáng buồn cười?
- G kể chuyện lần 2
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi
* Bài tập 2/128 ( Viết)
G: Bài tập y/c các em dựa vào BT 2 tiết TLV miệng tuần 14, viết được 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em. Vì vậy các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những ND giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn.
- Gọi 1 H giỏi làm mẫu.
- G theo dõi H làm, giúp đỡ H yếu, phát hiện bài làm tốt.
- G chấm 8-10 bài - Nhận xét chung.
- H đọc thầm các gợi ý và quan sát tranh.
- HS theo dõi.
- Bác nông dân đang cày ruộng.
- Bác hét to: Để tôi giấu cày vào bụi đã.
- Vì giấu cày mà hét to thì kẻ gian sẽ biết, lấy mất.
- Bác ghé sát vào tai vợ thì thầm...
- ...Khi đáng nói nhỏ lại nói to, ngược lại đáng nói to lại nói nhỏ: Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên để trộm biết. Mất cày đáng phải kêu to lên để mọi người biết, mách cho biết tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi
- H kể lại câu chuyện ( 5 em )
- 2 nhóm ( 3 em ) kể phân vai. 
- H đọc bài, nêu yêu cầu : Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ của em.
- 1 HS nêu mẫu.
- H viết bài vào vở
- H đọc bài viết của mình.
3. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)
- Vận dụng kiến thức đó để giới thiệu các hoạt động
- Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen cách viết gọn) và giải toán có 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra bài cũ (3’)
 - Vài H đọc bảng nhân ,chia từ 2 đến 9.
 - Hình thức bốc thăm.
 2- Thực hành bài tập(30-32’)
 Bài 1/77 (6’) bảng
 - H nêu yêu cầu bài tập.
 - H đặt tính và tính vào bảng con.
 - Vài em nêu cách thực hiện.
 * Chốt: nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
 Bài 2/77 (10’) bảng
 - H nêu yêu cầu bài tập.
 - G hướng dẫn chia chia cách rút gọn như sgk.
 - Vài h/s nêu lại cách chia.
 - H làm bảng con.
 - Vài h/s nhắc lại cách chia trên bảng.
 * Chốt: cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
 Bài 3/77 (7’) u
 - H đọc thầm nội dung bài tập.
 - H đọc thầm tóm tắt.
 - Hướng dẫn h/s giải vở. 	
 - Phép tính thứ nhất thuộc dạng toán nào đã học?
 * Chốt : Giải bài toán bằng 2 phép tính.
 Bài 4/77 (5’) vở
 - H đọc thầm nội dung bài tập
 - Hướng dẫn h/s tóm tắt và giải vở.
 - Dạng toán tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số đó là phép tính nào?
 * Chốt : Giải bài toán bằng 2 phép tính.
 Bài 5/77 (5’) bảng
 - H nêu yêu cầu bài tập.
 - H làm bảng.
 * Chốt: cách tính độ dài đường gấp khúc.
3- Củng cố - dặn dò ( 2’)
 - Chấm, chữa bài.
*Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : Thủ công
BÀI 9: CẮT, DÁN CHỮ V ( 1 TIẾT )
I- Mục tiêu
	+ Biết cách cắt, kẻ, dán chữ V.
	+ Kẻ, cắt, dán chữ V các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
	+ Hs có hứng thú cắt chữ.
II- Đồ dùng dạy học
	+ Mẫu chữ đã dán
	+ Tranh quy trình, giấy màu, kéo, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy học
1) Kiểm tra bài cũ (3’)
	+ Nêu các bước cắt chữ H, U?
	+ Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
2) Các hoạt động: 
GV
HS
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn Hs quan sát và thực hành (6-7')
+ Gv giới thiệu mẫu chữ V.
- Độ cao của chữ V là mấy ô ?
- Rộng bao nhiêu ô ?
- Được cắt từ hình gì ?
ị GV: Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và bên phải trùng khít nhau.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn mẫu ( 15')
+ Bước 1: Kẻ chữ V
 - Lật mặt trái của tờ giấy thủ công kẻ cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, chiều rộng 3 ô.
 - Chấm các điểm đánh dấu chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu.
+ Bước 2: Cắt chữ V
 Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài cắt theo đường kẻ chữ V, bỏ phần gạch chéo).
+ Bước 3: Dán chữ V
 - Kẻ đường chuẩn, ướm thử cho chính xác rồi bôi hồ dán.
 - GV làm mẫu
* Hoạt động 3: ( 10') Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành kể, cắt, dán chữ V
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- Nx, đánh giá sản phẩm.
+ HS quan sát
+ Cao 5 ô và rộng 3 ô
+ Được cắt từ hình chữ nhật.
+ HS quan sát
- HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ V.
- Hs thực hành kẻ, cắt chữ V --- Trưng bày sản phẩm
3. Củng cố- Dặn dò (1'): Giờ sau mang đầy đủ giấy màu, kéo, hồ dán để học cắt chữ E.
Tiết 4: Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TRÒ CHƠI : “ ĐUA NGỰA”
I.Mục tiêu:
 - Hoàn thành bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện các động tác cơ bản đúng.
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác. 
 - Chơi trò chơi : “ Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.Địa điểm, phương tiện:
 - Sân trường, còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
1. Phần mở đầu:
 - Phổ biến ND, yêu cầu giờ học.
 - Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân trường.
 - Chơi “ Chui qua hầm”.
2. Phần cơ bản:
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
 - Cả lớp thực hiện, lớp trưởng điều khiển.
 - Hoàn thiện bài TD phát triển chung.
 + G cho tập liên hoàn 8 đt.
 + Chia tổ tập luyện theo hình thức thi đua, cán sự điều khiển.
 + G nêu tên đt để H tập.
 + Giữa các tổ thi đua tập.
 - Chơi trò chơi “ Đua ngựa”
 + G cho thi giữa các tổ với nhau.
3. Phần kết thúc:
 - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 - G hệ thống bài.
 - G nhận xét bài học.
 - Về ôn luyện bài thể dục.
Địnhlượng
1 - 2’
1’
2’
1 - 2 lần
10 - 14’
1 lần
1 - 2 lần
1 -2 lần
7 - 8’
1’
1’
2 - 3’
 Phương pháp
- Lớp xếp 3 hàng ngang.
 X X X X X
X X X X
X X X X
- H chia nhóm chơi.
- H 4 xếp hàng dọc.
X
X X X X
X X X X
X X X X
Tiết 5 : Tiếng Việt 
LUYỆN VĂN TUẦN 15
I. Mục đích yêu cầu.
 - H kể lại được truyện vui: " Giấu cày ".
 - H viết đoạn văn ngắn giới thiệu tổ em.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
a/ Giới thiệu bài:	Luyện văn tuần 15
b/ Luyện tập.
 - Y/c Hs làm bài trong VBTTN TV. 
 - GV + HS sửa bài làm.
c. Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét giờ học. 
 Tiết 6 : Toán
LUYỆN TẬP TIẾT 74 + 75
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về bảng nhân, bảng chia.
 - Yêu cầu làm đúng một số bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập trắc nghiệm Toán.
III. Các hoạt động dạy học
 - Yêu cầu Hs làm các bài tập phần II tuần 15 – VBTTN toán
 - GV chấm, chữa.
 - Nhận xét giờ học.
Tiết 7 : Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu :
Đánh giá thi đua tuần qua; Triển khai, phát động thi đua tuần tới.
II. Cách tiến hành:
1. Các tổ sinh hoạt, bình xét thi đua
2. Tổ trưởng báo cáo kết quả - Lớp nhận xét - GV đánh giá chung - Chọn HS xuất sắc tháng 11
3. GV nêu các công việc trong tuần tới:
- Thi đua học tốt chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp tổ chức chào mừng ngày 22/ 12 : Hội khoẻ, sưu tầm báo, ảnh về quân đội ta trong các thời kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 lop 3.doc