Tiết 2: Tâp đọc:
PHẦN THƯỞNG ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ( HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết các câu hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 2. Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010 Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 2: Tâp đọc: PHẦN THƯỞNG ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ( HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết các câu hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: - GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? - Tranh vẽ cô giáo đang trao phần thưởng cho Na, nhưng bạn Na lại không phải là một HS giỏi, vì sao vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Phần thưởng “. Để biết điều đó nhé. - GV ghi đầu bài lên bảng. b, Luyện đọc đoạn 1, 2: * GV đọc mẫu diễm cảm đoạn 1, 2 - Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong câu chuyện. * GV hướng dẫn đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Chú ý các từ khó: Phần thưởng, sáng kiến. - Giải nghĩa các từ : Bí mật, Sáng kiến, Lặng lẽ. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp: Đoạn 1: Từ đầu ... học chưa giỏi. Đoạn 2: Tiếp đến ... rất hay. Đoạn 3: Phần còn lại. - GV hướng dẫn đọc câu dài: - HS luyện đọc theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. Đoạn 1, 2. c, Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1, 2. - Câu chuyện kể về bạn nào ? - Bạn Na là người như thế nào ? - Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? - Các bạn đối với Na như thế nào ? - Tại sao luôn được quý mến mà Na lại buồn ? - Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học? - Yên lặng là gì ? - Các bạn của Na đã làm gì vào gìơ ra chơi ? -Theo em các bạn của Na bàn bạc điều gì? 4. Củng cố: - Hôm nay chúng ta học tập đọc bài gì? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại đoạn chúng ta vừa học và đọc trước đoạn còn lại. - HS hát. - HS đọc bài. - Tranh vẽ 1 Cô giáo đang trao phần thưởng cho 1 bạn HS. - HS nhắc lại đầu bài. - HS nghe đọc mẫu. - HS nối tiếp nhau đọc. - HS nhìn SGK phát biểu. - HS nối tiếp nhau đọc. VD: Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc với nhau điều gì / có vẻ bí mật lắm.// - Gọi các nhóm đọc bài.- Nhận xét. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Kể về bạn Na. - Na là một cô bé tốt bụng. - Na gọt bút chì giúp bạn Lan, làm trực nhật giúp các bạn bị mệt. - Các bạn rất quý Na - Vì Na học chưa giỏi. - Sôi nổi bàn tán về điểm thi và phần thưởng còn Na chỉ yên lặng. - Yên lặng là không nói gì. - Các bạn túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. - Các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na vì em là một cô bé tố bụng. - Bài Phần thưởng. - HS về nhà luyện đọc. Tiết 3: Tập đọc: PHẦN THƯỞNG ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - HS biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ( HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết các câu hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc lại đoạn 1 – 2 của bài Phần thưởng. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài lên bảng. * Luyện đọc đoạn 3. - GV đọc diễn cảm. + Đọc từng câu: - Hướng dẫn HS phát âm: Lớp, Bước lên, trao, lặng lẽ. - GV theo dõi. Chỉnh sửa. + Đọc cả đoạn trước lớp: - Luyện đọc câu dài: Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na. // - Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dây / bước lên bục.// - Giải nghĩa một số từ: + Đọc cả đoạn trong nhóm. + Thi đọc giữa các nhóm. - GV gọi đại diện 3 nhóm đọc bài. + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. * Tìm hiểu nội dung đoạn 3. - Gọi 1 HS dọc đoạn 3. - Theo em bạn Na có xứng đáng nhận được phần thưởng không ? Vì sao ? - GV: Bạn Na rất xứng đấng được nhận phần thưởng mặc dù Na học chưa giỏi nhưng Na có tấm lòng nhân hậu rất đáng được nhận phần thưởng. - Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ? Vui như thế nào ? - Qua câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? * Luyện đọc lại: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. - Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài. - GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 4. Củng cố: - Em học được điều gì ở bạn Na ? - Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà đọc lại câu chuyện để chuẩn bị cho tiết kể chuyện giờ sau. - HS hát. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi của đoạn. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS đọc câu luyện đọc. GV theo dõi chỉnh sửa. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Các nhóm luyện đọc dưới theo dõi của GV. - 3 nhóm đọc bài. - Các nhóm khác nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - HS đọc. - Na xứng đáng được nhận phần thưởng vì bạn là người tốt bụng, lòng tốt rất đáng quý. - Na vui đến mức tưởng mình nghe nhầm, đỏ mặt. Cô giáo và các bạn vỗ tay vui mừng. Mẹ Na vui mừng chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. - Câu chuyện đề cao tấm lòng tốt, Khuyến khích HS làm việc tốt. - 3 HS đọc bài. - HS đọc. - Bình chọn bạn đọc hay. - Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người. - Biểu dương người tốt, khuyến khích HS làm việc tốt. - HS đọc lại câu chuyện và xem trước các tranh minh hoạ của bài kể chuyện. Tiết 4 : Thể dục: DÀN HÀNG NGANG DỒN HÀNG TRÒ CHƠI “ QUA ĐƯỜNG LỘI “ I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập một số kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 1. - Biết cách tập hợp hàng dọc, HS đứng vào hàng dọc đúng vị trí ( Thấp trên – cao dưới ) biết dóng thẳng hàng dọc. - Biết cách điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ: Biết cách dàn hàng ngang, dồn hàng ( có thể còn chậm) - Chơi trò chơi “ Qua đường lội “ – Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách củ động. II. Địa điểm và phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Chuẩn bị một còi, kẻ sân cho trò chơi “ Qua đường lội “ III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung của giờ học. - Cho HS luyện tập cách chào và báo cáo, chúc GV khi bắt đầu giờ học. - Cho HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. - Đi thành vòng tròn và hít thở sau ( nâng hai tay lên, hít vào bằng mũi: buông tay xuống, thở ra bằng miệng ) - Cho HS khởi động xoay các khớp cổ chân, tay, hông, ... 2. Phần cơ bản: * Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, giậm chân tại chỗ. - GV cho cán sự lớp điều khiển. – Còn GV theo dõi chỉnh sửa. - Dàn hàng ngang, dóng hàng. + GV điều khiển lần 1. + Cán sự lớp điều khiển lần 2. + GV theo dõi chỉnh sửa. - Chia tổ luyện tập, dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - GV quan sát sửa sai, giúp đỡ kịp thời. - Thi đua giữa các nhóm tổ. - GV nhận xét, đánh giá. * Trò chơi “ Qua đường lội “ - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - GV kết hợp chỉ dẫn trên sân cách chơi. - HS tiến hành chơi thử theo đội hình “ nước chảy ”. - Chia tổ và địa điểm luyện tập. - Thi đua giữa các tổ. - Tuyên dương đội nào thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: - Gọi HS nhắc lại nội dung giờ học. - GV hệ thống lại nội dung bài học - Cho HS thả lỏng, thư giãn. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại các đội hình đội ngũ đã họcvà chuẩn bị bài sau. Tiết 1: Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm thiếu nhi dối với Bác Hồ - Giáo dục HS Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Biết nhắn nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. II. Đồ dùng dạy học: - Các bài thơ, bài hát về Bác, tranh hoặc truyện. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải kính yêu Bác Hồ ? - GV nhận xét đánh giá. - Yêu cầu cả lớp hát tập thể hoặc nghe băng bài hát Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: ªHoạt động 1 : *Mục tiêu : - Giúp HS đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên để có sự phấn đấu tốt. - Yêu cầu lớp chia thành các cặp suy nghĩ và trả lời các ý: + Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào chưa làm tốt? + Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới? - Yêu cầu HS liên hệ theo cặp. - Mời vài em tự liên hệ trước lớp. - Khen những HS đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. ªHoạt động 2 : - Yêu cầu lớp hoạt động nhóm trình bày giới thiệu về những bài hát, tranh ảnh, bài ca dao, nói về Bác Hồ. *Mục tiêu: - Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác Hồ và tình cảm của bác với thiếu niên nhi đồng. * Thảo luận theo nhóm: 1. Yêu cầu các nhóm trình bày, giới thiệu những sưu tầm nói về Bác với thiếu niên nhi đồng? 2. Yêu cầu lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm. 3. Đánh giá và khen những nhóm có sưu tầm tốt. ªHoạt động 3: Trò chơi “Phóng viên“ *Mục tiêu : - Củng cố tiết học - Quê bác ở đâu? Bác sinh vào ngày tháng năn nào? hãy đọc 5 điều bác dạy? Hãy kể những việc làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu bác Hồ ? - Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác? - Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác? Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khi nào? Ở đâu? * Rút ra kết luận chung và ghi lên bảng như SGK. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS nhắc lại đầu bài. - Cả lớp thảo luận theo nhóm đôi.. - Lần lượt từng bạn trả lời với nhau về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của bản thân và nêu những điều mà thực hiện chưa tốt, nêu cách cố gắng để thực hiện tốt. - 2HS tự liên hệ trước lớp. - Lớp bình chọn những bạn có việc làm tốt. - Đại diện các nhóm lên báo cáo. - Lớp trao đổi nhận xét. - Các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc giới thiệu về những sưu tầm của mình có nội dung nói về Bác Hồ với th ... iềm, hình gợi ý cách vẽ". - HS: Giấy vẽ, bút chì, bút màu. C. Các hoạt động dạy học: *HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY *HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ .1. ổn định lớp: Hát 2. Bài cũ: Tiết trước học bài gì? - Xem tranh nói lên điều gì? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng. - Em có nhận xét gì về 2 đường diềm? + Có những họa tiết nào ở trong đường diềm? + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào? + Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu những chi tiết nào? + Những màu nào vẽ trên đường diềm? Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết - Hướng dẫn mẫu + Cách phát trục: Vẽ họa tiết đối xứng cho đều và cân đối. + Khi vẽ cần phát nhẹ trước. Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu học sinh vẽ tiếp vào đường diềm (Vở Tập vẽ). - Chọn màù thích hợp để vẽ vào các họa tiết cho giống nhau. - Theo dõi và hướng dẫn HS còn lúng túng. - Chấm một số bài vẽ. - Tuyên dương một số em vẽ đẹp. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị bài mới. - Xem tranh thiếu nhi. - Bảo vệ môi trường. - Nhắc lại đề bài. - Quan sát tranh. - Xem mẫu đã hoàn thành, chưa hoàn thành. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, lớp theo dõi bổ sung ý kiến. - Quan sát mẫu bài tập và vẽ tiếp những họa tiết vào đường diềm - HS vẽ ÌÌÌ - Bài mới: "Quan sát hình dạng màu sắc một số quả" Thứ tư, ngày 09 tháng 9 năm 2009 Tiết 4: Tự nhiên xã hội: VỆ SINH HÔ HẤP A/ Mục tiêu Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp - Giáo dục các em biết ích lợi của việc tập thể dục buối sáng và biết giữ sạch mũi miệng. B/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK (trang 8 và 9) C/ Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài “Nên thở như thế nào“ - Nhận xét đánh giá 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Ghi bảng b) Khai thác: *Hoạt động 1: * Bước 1: Làm việc theo nhóm - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 SGK trả lời câu hỏi: - Hãy cho biết ích lợi việc thở sâu vào buổi sáng? - Hàng ngày em nên làm gì để giữ sạch mũi họng ? * Bước 2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung - Nhắc học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng. *Hoạt động 2 : * Bước 1 : Làm việc theo cặp - Làm việc với sách giáo khoa. - Yêu cầu từng cặp HSmở SGK quan sát các hình ở trang 9, lần lượt người hỏi người trả lời. - Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh hô hấp ? - Hướng dẫn học sinh giúp các em đặt thêm câu hỏi. -Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với đường hô hấp ? Tại sao ? *Bước 2 : Làm việc cả lớp : - Gọi một số cặp HS lên hỏi đáp trước lớp. - Yêu cầu chỉ và phân tích một bức tranh. - Theo dõi sử chữa bổ sung và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo. * Yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ thực tế: - Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? - Nêu những việc làm để giữ cho bầu không khí trong lành xung quanh nhà ở ? * Kết luận: - Không nên ở trong phòng có người hút thuốc và chơi đùa những nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn vệ sinh phải đeo khẩu trang d) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Dặn lớp về nhà học thuộc bài. - Xem trước bài mới. 2 HS trả lời câu hỏi: - Thở không khí trong lành có lợi gì ? - Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì? - Lớp theo dõi vài HS nhắc lại tựa bài - Tiến hành thực hiện chia nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả. - Thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì có không khí trong lành, ít khỏi bụi...Cơ thể được vận động để mạch máu lưu thông... - Ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp . - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Thực hành tập thể dục vào các buổi sáng và giữ vệ sinh mũi họng. - Quan sát hình vẽ trang 9 nêu nội dung của bức tranh thông qua bức tranh nói cho nhau nghe về những việc nên và không nên làm đối với cơ quan hô hấp. - Lên bảng chỉ và phân tích một bức tranh - Lần lượt kể ra một số việc làm nhằm bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp và giữ cho bầu không khí trong lành . - HS tự do phát biểu. - Học sinh nêu bài học SGK - Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày - Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ . xem trước bài: “Phòng bệnh đường hô hấp” Tiết 5: Hát nhạc : HỌC HÁT BÀI QUỐC CA ( T2). A/ Mục tiêu :* Học sinh nhớ và hát thuộc ,hát đúng lời 2 của bài hát Quốc ca Việt Nam . * Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam . B/ Chuẩn bị : * Như tiết 1 C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên kiểm tra vè các đồ dùng liên quan tiết học mà học sinh chuẩn bị -Nhận xét phần bài cũ . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học hát bài quốc ca Việt Nam *Hoạt động 1 : Dạy hát Quốc ca Việt Nam ( lời 2) -Cho học sinh nghe lại băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam . -Yêu cầu học sinh ôn lại lời 1 - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời 2. -Treo bảng phụ đã chép sẵn bài hát cho học sinh đọc lời 2 bài hát . * Dạy hát lời 2 : -Hát mẫu bài một lần sau đó lần lượt tập cho học sinh hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài . -Chia nhóm để học sinh ôn luyện lời 2 -Cho học sinh hát lời 1 nối tếp lời 2 . *Hoạt động 2 : - Yêu cầu học sinh đứng hát bài Quốc ca Việt Nam đúng tư thế b) Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn dò học sinh về nhà học bài -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các dụng cụ học tập của các tổ viên tổ mình . -Lớp theo dõi giới thiệu bài -Hai học sinh nhắc lại tựa bài -Học sinh nhắc lại tên bài hát “ Quốc ca Việt Nam “ -Lắng nghe giáo viên giới thiệu -Lớp lắng nghe lời 2bài hát qua băng một lượt -Cả lớp cùng tập đọc lời của bài hát để nhớ và thuộc lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên . -Sau đó học sinh có thể tập hát bài hát Quốc ca Việt Nam theo từng câu tiếp nối cho đến hết bài . -Khi hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc giậm chân theo nhịp đếm của giáo viên để hát bài hát được đều . -Chia về các nhóm ôn hai lời bài hát theo hướng dẫn của giáo viên . -Lớp thực hành đứng hát Quốc ca đúng thái độ nghiêm trang mắt nhìn về Quốc kì -Học sinh về nhà tự ôn tập thuộc cácbài hát xem trước bài hát tiết sau tiết học sau . Ngày giảng:Thứ năm, ngày 10 tháng 9 năm 2009 Tiết 3: Tự nhiên xã hội: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP A/ Mục tiêu : -Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi - GDHS biết cách giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi miệng. B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa . C / Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài “Vệ sinh hô hấp “ - Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành? - Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh đường hô hấp? - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Ở các bài trước các em đã biết về cơ quan hô hấp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách “Phòng bệnh đường hô hấp “ b) Khai thác: *Hoạt động 1: Động não. - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? + Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ? * Giáo viên giảng thêm: Tất cả các bộ phận của đường hô hấp đều có thể bị bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi * Hoạt động 2: làm việc với SGK. - Bước 1: làm việc theo cặp - Yêu cầu 2 em cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 và 11 SGK và thảo luận : - Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì? - Hình 3 Bác sĩ đang làm gì? Khuyên Nam điều gì? - Hình 4: Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ? - Hình 5: Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ? Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ? - Bước 2 : Làm việc cả lớp - Gọi một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Yêu cầu lớp theo dõi bổ sung. - Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ? * Giáo viên kết luận như SGV. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ “ - Hướng dẫn học sinh cách chơi - Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân và bác sĩ và cách thực hiện trò chơi. - Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và xem trước bài mới . - Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ - Hít thở không khí trong lành giúp cho cơ quan hô hấp làm việc tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh. - Phải thường xuyên lau mũi bằng khăn sạch, không chơi những nơi có nhiều khói, bụi - Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - Lớp tiến hành làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên - Các cơ quan hô hấp: mũi, khí quản... - Một số bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi - Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh. - Bức tranh 1 vàø2: Nam mặc đồ mỏng trong khi trời rất lạnh Nam nói mình bị ho và rất đau khi nuốt nước bọt, bạn đã khuyên Nam đến bác sĩ để khám. Nam bị viêm họng do mặc đồ mỏng nên nhiễm lạnh. - Bức tranh 3 Bác sĩ đang khám bệnh cho Nam và bác sĩ nói: Cháu bị viêm họng do cảm lạnh, cháu nên uống thuốc và súc miệng nước muối hàng ngày. - Thầy khuyên nên mặc ấm để tránh bị nhiễm lạnh. - Nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ bị viêm họng. - Khó thở, sốt và người khó chịu - Từng cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Chúng ta luôn mặc ấm, không ăn các đồ lạnh quá nhiều, không chơi những nơi nhiều khói bụi. - Lớp tiến hành chơi trò chơi. - Một bạn đóng vai bác sĩ một bạn đóng vai bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám kể một số biểu hiện về bệnh viêm đường hô hấp, Bác sĩ khám bệnh nêu tên bệnh. - Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - HS nêu nội dung bài học (SGK). - Về nhà thực hiện đúng những điều đã học. - Chuẩn bị bài mới: "Bệnh lao phổi" .
Tài liệu đính kèm: