Giáo án giảng dạy Tuần 24 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 24 Khối 3

Toán

Tiết 116: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. BT cần làm: 1, 2(a,b), 3 và 4.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II.Phương tiện, đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên chuẩn bị:

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 24 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 116: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. BT cần làm: 1, 2(a,b), 3 và 4.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II.Phương tiện, đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Bảng phụ.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(3’)
- Gọi hai em lên bảng làm BT1; một em làm BT2 (trang 119). 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới.(30’)
+) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
+) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau.
 Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng giải bài. 
- Y/c lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 Bài 4: 
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Gọi 1 số em nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố.(2’)
- Bài học hôm nay chúng ta đã đi luyện tập về những nội dung gì ?
5. Dặn dò.(1’)
- Về nhà xem lại các BT đã làm và xem trước tiết Luyện tập chung.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Hát tập thể.
- 2 em lên bảng làm bài tập 1.
- 1 em làm bài tập 2.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Ba học sinh lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
1608 4 2035 5 
 00 402 03 407 
 08 35 
 0 0 
..... 
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- 2 em nêu lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Hai học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài.
 a) x 7 = 2107 b) 8 x = 1640 
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8 
 x = 301 x = 205 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải 
 Số kg gạo cửa hàng đã bán là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Số kg gạo cửa hàng còn lại:
2024 - 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg
- Một em nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Cả lớp tự làm bài.
- Một số học sinh nêu miệng kết quả nhẩm, cả lớp nhận xét bổ sung. 
6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000 9000 : 3 = 3000 10000 : 5 = 2000
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
Tập đọc - kể chuyện
Tiết 47: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu ND ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KC: Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn dựa theo tranh minh hoạ. 
2. Kĩ năng:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Kể được cả câu chuyện (HSK-G)
3.Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. Phương tiện, đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
2. Học sinh chuẩn bị:
- SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.(1’) 
2. Kiểm tra bài cũ.(4’)
- Gọi 2em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới.
 (**) Tập đọc.(1.5 tiết)
+) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
+) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện phát âm từ khó:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó có trong bài.
* Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong SGK.
* Luyện đọc trong nhóm:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
+) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng đoan 3, 4 lớp đọc thầm lại.
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đã đối lại ra sao ?
+ Truyện ca ngợi ai ?
d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
(**) Kể chuyện.(0.5 tiết)
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: 
- Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4).
- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố.(2’) 
- Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối ?
5. Dặn dò.(1’)
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài Tiếng đàn. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng đọc bài và TLCH:
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí) ?
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe GT bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích).
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh.
- Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...
+ Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.
- 2 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+ Trời nắng chang chang người trói người.
+ Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 1 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện kết hợp nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. 
- 4 em tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện
- Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Lần lượt nêu các câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng / Đông sao thì nắng vắng sao thì mưa/ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa/ Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa ..
Đạo đức
Bài 11: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Biết đám tang là lễ chôn cất người đã mất. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình họ.
2. Kĩ năng:
- Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hò hét trong đám tang.
- Giúp đỡ gia quyến những việc phù hợp, cư xử đúng mực khi gặp đám tang.
3. Thái độ:
- Bước đầu biết cảm thông với đau thương, mất mát người thân của người khác.
- Nghiêm túc, lịch sự trong đám tang.
II. Phương tiện, đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, các tấm bìa đỏ, màu xanh, trắng.
2. Học sinh chuẩn bị:
- VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(4’)
- Khi gặp đám tang chúng ta cần làm gì ? Vì sao ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới.(30’)
+) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
 Bài tập 3: Bày tỏ ý kiến.
- Giáo viên lần lượt đọc to từng ý kiến. 
- Yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng 3 cách (đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự).
- Sau mỗi ý kiến giáo viên yêu cầu thảo luận về các lí do mình chọn.
- Kết luận: 
+ Nên tán thành với các ý kiến b, c.
+ Không tán thành với ý kiến a.
 Bài tập 4: Xử lí tình huống.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ở BT4 trong VBT. 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận:
+ Tình huống a: Không nên gọi bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường.
+ Tình huống b: Không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi ...
+ Tình huống c: Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Tình huống d: Nên khuyên ngăn các bạn.
 Bài tập 5: Chơi TC: Nên và không nên 
- Chia nhóm. 
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Trong 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng. 
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Biểu dương nhóm thắng cuộc.
* Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đên đám tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hóa.
4. Củng cố.(2’)
- Chúng ta cần làm gì để thực hiện tôn trọng đám tang ?
5. Dặn dò.(1’)
- Dặn HS về nhà học bài và thực hiện tôn trọng đám tang. Xem trước bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 2HS trả lời. - 2 em trả lời câu hỏi của GV.
- Lớp lắng nghe giáo viên nêu các ý kiến.
- Lần lượt học sinh cả lớp bày tỏ thái độ đồng tình giơ bảng màu đỏ, không đồng tình đưa màu xanh và lưỡng lự đưa màu trắng theo như quy ước.
- Thảo luận để đưa ra lời giải thích cho ý kiến của mình.
- Học sinh khác nhận xét.
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại  ...  minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
+ Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể chuyện lần 2, lần 3.
- Yêu cầu HS tập kể.
- HS tập kể theo nhóm 3.
- Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Mời đại diện các nhóm lên thi kể. 
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ? 
4. Củng cố.(2’)
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên ? 
5. Dặn dò.(1’)
- Về nhµ luyện kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi.
- Nghe GT bài.
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Lớp quan sát tranh trao minh họa. 
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ế ẩm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt.
 + Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt.
- Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp.
.
Sinh hoạt lớp
Tiết 24: KIỂM ĐIỂM TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần vừa qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Báo cáo tình hình trong tuần:
- Các tổ báo cáo về ưu, khuyết điểm của các thành viển trong tổ mình.
- Lớp trưởng nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
- Trong tuần vừa qua lớp ta còn có những ưu khuyết điểm sau:
+) Về nề nếp: 
- Thực hiện tương đối tốt nề nếp ra vào lớp, không có bạn nào đi học muộn.
+) Về đạo đức: 
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và hoà nhã với bạn bè.
+) Về vệ sinh: 
- Nhìn chung các em đã có ý thức về sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường. Xong vẫn còn một vài bạn chưa có ý thức ăn quà bánh xong vẫn vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định.
+) Về học tập: 
- Các em đã có nhiều cố gắng trong học tập xong vẫn còn một vài em mắc phải nhũng khuyết điểm sau:
- Viết chữ vẫn chưa cẩn thận như bạn Đạt, Dương, Ngọc, Nghĩa, Vinh, Quyết.
- Chưa chuẩn bị bài: Bạn Tuấn, Hoàng.
- Quên vở: Bạn Ngọc, Hoàng.
- Trong lớp vẫn còn nói chuyện riêng: Bạn Thúy, Kiên, Vinh, Hoàng, Thanh Ngân.
3. Kế hoạch tuần tới:
- Ổn định nề nếp sau kì nghỉ tết nguyên đán, tập trung học tập tốt.
- Phát huy những ưu điểm, sửa chữa những nhược điểm để chúng ta học tập tốt giành nhiều điểm 9, 10.
4. Kết thúc sinh hoạt:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài của tuần sau.
	Toán
 Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân, chia số có 4 ch÷ sè với số có 1ch÷ sè. 
- Vân dụng giải bài toán có hai phép tính. BT cần làm: 1,2,4. HSKG hoàn thành tất cả các BT đúng thời gian quy định.
 II/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm BT1; một em làm BT2 (trang 120). 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời 3 học sinh lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Yêu cầu HS đổi vở chéo để KT.
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà xem lại các BT đã làm. 
- 2 em lên bảng làm bài tập 1.
- 1 em làm bài tập 2.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Ba học sinh lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
 821 x 4 = 3284 3284 : 4 = 821
 1012 x 5 = 5060 5060 : 5 = 1012
 1230 x 6 = 7380 7380 : 6 = 1230
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Ba học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài.
 4691 2 1230 3 1607 4
 06 2345 03 410 00 401
 09 00 07
 11 0 3
 1
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải:
 Số quyển sách 5 thùng có là:
 306 x 5 = 1530 (quyển)
 Số quyển sách mỗi thư viện là:
 1530 : 9 = 170 (quyển)
 Đ/S: 170 quyển
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung. 
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
Chính tả:(nghe viết )
 Tiết 47: ®èi ®¸p víi vuA
 I/ Mục tiêu: 
- Nghe viết đóng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi một đoạn trong bài “ Đối đáp với vua ". 
- Làm đúng BT2a và BT 3a.
 II/ Chuẩn bị: Ba tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3a, ( hoÆc b¶ng phô )
 III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: chúc mừng, nhục nhã; nhút nhát, cao vút.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: Thấy nói là học trò ... người cởi trói.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời HS đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3a:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Dán ba tờ phiếu lên bảng. Mời ba nhóm làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
- Gọi học sinh nhìn bảng đọc lại kết quả.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Cả lớp viết lời giải đúng.
3) Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà KT lại các bài tập đã làm. 
- 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.
+ Viết giữa trang vở, cách lề 2 ô.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: lệnh, mặt hồ, nghĩ ngợi,  
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 2 em đọc yêu cầu bài: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu s hay x.
- Học sinh làm vào vở. 
- 3HS nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung: sáo - xiếc.
- 2HS đọc yêu cầu bài: Tìm TN chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu s hay x.
- Tự làm bài.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 5 - 7 em đọc lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
+ san sẻ, soi đuốc, soi gương, so sánh, sửa soạn, sa ngã, ...
+ xé vải, xào rau, xới đất, xơi cơm, xẻo thịt, ...
	Tự nhiên và xã hội
Bài 47: HOA
 I. Mục tiêu: LÊy chøng cø 3 nhËn xÐt 7.
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người. 
- Kể tên các bộ phận của hoa. 
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong SGK trang 90, 91. Sưu tầm các loại hoa khác nhau mang đến lớp.
III. C¸c ho¹t ®éng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “ Khả năng kì diệu của lá cây"
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nói về màu sắc của những bông hoa đó. 
+ Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm ?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
 Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
 Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Yêu cầu 3 nhóm dùng băng keo gắn các loại hoa có mùi hương tương tự nhau theo tiêu chỉ phân loại từng nhóm hoa lên tờ giấy A 0 vẽ thêm những bông hoa khác vào bên cạnh những bông hoa thật rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại hoa. 
 Bước 2: 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá so sánh với nhóm khác.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều.
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường được dùng để làm gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Kể tên những loại hoa được dùng để trang trí, những loại hoa được dùng để ăn.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu chức năng của lá cây đối với đời sống của cây.
+ Nêu ích lợi của lá cây.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SGK trang 90 và 91 kết hợp với một số loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiểu.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên mô tả về hình dáng, màu sắc, mùi hương và chỉ ra từng bộ phận của hoa.
- Lớp lắng nghe va nhận xét bổ sung nếu có 
- Các dãy nhóm trao đổi thảo luận rồi dán các loại hoa mà nhóm sưu tầm được vào tờ giấy A0 và ghi tên chú thích về đặc điểm của từng loại hoa vào phía dưới các hoa vừa gắn. 
- Đại diện nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm tự đánh giá so sánh và bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
+ Hoa được dùng để trang trí, dùng để ăn, dùng làm nước hoa.
- Hoa dùng để trang trí nhứ hoa cúc, hồng, mai, đào, ... dùng để ăn nhứ hoa lí, hoa chuối, hoa sen ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 24.doc