Tiết 2: Toán:
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian.Nhận biết được về thời gian(thời điểm, khoảng thời gian) Học sinh biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). B
- Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS.
- GDHS chăm học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 25 Từ ngày /3/2010 đến /3/2010 Thứ/ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai /3/10 1 Chào cờ 2 Toán Thực hành xem đồng hồ (tt). 3 Tập đọc Hội vật. 4 TĐ-KC Hội vật. Thứ ba /3/10 1 Thể dục Trò chơi: Ném trúng đích. 2 Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 3 Chính tả Nghe viết: Hội vật. 4 Tập đọc Hội đua voi ở Tây Nguyên. Thứ tư /3/10 1 Toán Luyện tập. 2 LT & Câu Nhân hóa – Ôn cách đặt và trả trả lời câu hỏi vì sao?. 3 TNXH Động vật. 4 Đạo đức Thực hành kĩ năng giữa kì II. 5 Âm nhạc Học bài hát : Chị ong Nâu và em bé. Thứ năm /3/10 1 Toán Luyện tập. 2 Chính tả Nghe viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên. 3 Tập viết Ôn chữ hoa S. 4 Mỹ thuật VẽTT:Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. Thứ sáu /3/10 1 Toán Tiền Việt Nam. 2 TLV Kể về lễ hội. 3 TNXH Côn trùng 4 Thủ công Làm lọ hoa gắn tường. 5 Sinh hoạt Sinh hoạt lớp TUẦN 27 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Tiết 1: CHÀO CỜ -------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian.Nhận biết được về thời gian(thời điểm, khoảng thời gian) Học sinh biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). B - Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS. - GDHS chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Dạy bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi. - Gọi HS nêu kết quả. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời HS nêu kết quả. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 4. Củng cố: - GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà tập xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau. - 2 em quan sát và TLCH. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi GV giới thiệu. - Một em đề đề bài 1. - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: + An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút + Đến trường lúc 7 giờ 12 phút + Học bài lúc 10 giờ 24 phút + Ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút + Đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút - Một em đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: + Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là: H - B; I - A; K - C ; L - G ; M - D; N - E. - Một em đọc yêu cầu BT. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: a) Hà đánh răng và rửa mặt hết: 10 phút, b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. - 2HS nêu số giờ. Tiết 3 - 4: Tập đọc - Kể chuyện: HỘI VẬT I. Mục tiêu:. - Luyện đọc đúng các từ: Quắm đen, thoắt biến, khôn lườn, chán ngắt, giục giã,... - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ - Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi(trả lời được các câu hỏi SGK) - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước - GSHS thường xuyên tập thể dục. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. - Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài “ Tiếng đàn” - Yêu cầu HS nêu nội dung bài. - Nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ Quắm đen, thoắt biến, khôn lườn, chán ngắt, giục giã. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ? - Yêu cầu đọc thầm 3. + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ? - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 và đoạn 5. + Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ? d) Luyện đọc lại: - Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện. - Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn. - Mời 3HS thi đọc đoạn văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Gọi 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý. 2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện - Nhắc HS quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện. - Mời 5 HS dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Mời 2 HS kể lại cả câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 4. Củng cố: - Hãy nêu ND câu chuyện. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. - 3 HS lên bảng đọc bài và TLCH. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp theo dõi. - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ khó Quắm đen, thoắt biến, khôn lườn, chán ngắt, giục giã. - 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện. - Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1. + Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem - Cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ. - Đọc thầm đoạn 3. + Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc. - Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và 5. + Quắm đen gò lung không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta nhấc nổi lên như nhấc con ếch. + Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3. - Một em đọc cả bài. - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện. - Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. - 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật.
Tài liệu đính kèm: