Tiết 2: Toán:
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết được các hàng chục nghìn,hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết đọc viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
- Giáo dục HS chăm học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa mỗi tấm có ghi số: 10 000, 1000, 100.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 27 Từ ngày /3/2010 đến /3/2010 Thứ/ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai /3/10 1 Chào cờ 2 Toán Các số có năm chữ số . 3 Tập đọc Ôn tập kiểm tra đọc TI- ĐT:Bộ đội về làng 4 TĐ-KC Ôn tập kiểm tra đọc T2- ĐT:Trên đườn mòn HCM Thứ ba /3/10 1 Thể dục Ôn bài TD với cờ- Trò chơi: Hoàng anh, Hoàng yến. 2 Toán Luyện tập. 3 Chính tả Ôn tập kiểm tra đọc T3- ĐT:Người trí thức yêu nước 4 Tập đọc Ôn tập kiểm tra đọc T4- ĐT:Chiếc máy bơm- Em vẽ Bác Hồ Thứ tư /3/10 1 Toán Các số có 5 chữ số (t2). 2 LT & Câu Ôn tập kiểm tra đọc T5- ĐT: Mặt trời mọc ở đằng... 3 TNXH Chim. 4 Đạo đức Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tt). 5 Âm nhạc Học bài hát :Tiếng hát bạn bè mình. Thứ năm /3/10 1 Toán Luyện tập. 2 Chính tả Ôn tập kiểm tra đọc T6- ĐT:Ngày hội ....- Đi hội..... 3 Tập viết Kiểm tra giữa kì II 4 Mỹ thuật Vẽ theo mẫu : Vẽ lọ hoa và quả Thứ sáu /3/10 1 Toán Số 100000 – Luyện tập. 2 TLV Kiểm tra giữa kì II. 3 TNXH Thú 4 Thủ công Làm lọ hoa gắn tường.(t2) 5 Sinh hoạt Sinh hoạt lớp Ngày soạn: /3/ 2010 Ngày giảng: Thứ hai /3/2010 TUẦN 29 Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Tiết 1 CHÀO CỜ -------------------------------------------------- Tiết 2: Toán: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ I. Mục tiêu : - Học sinh biết được các hàng chục nghìn,hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. - Biết đọc viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). - Giáo dục HS chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa mỗi tấm có ghi số: 10 000, 1000, 100. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: - GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000 - GV ghi bảng số: 2316 + Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ? - Tương tự với số 1000. * Viết và đọc số có 5 chữ số. - Viết số 10 000 lên bảng. - Gọi HS đọc số. - Muời nghìn còn gọi là một chục nghìn. + Vậy 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ? - Treo bảng có gắn các số. Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đ.Vị 10000 10000 10000 10000 100 100 100 100 100 10 1 1 1 1 1 1 4 2 3 1 6 + Có bao nhiêu chục nghìn? + Có bao nhiêu nghìn ? + Có bao nhiêu trăm ? + Có bao nhiêu chục ? + Có bao nhiêu đơn vị ? - Gọi 1HS lên điền số vào ô trống trên bảng. - Hướng dẫn cách viết và đọc số: + Viết từ trái sang phải. + Đọc là "Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu. - Gọi nhiều HS đọc lại số. - Cho HS luyện đọc các cặp số: 5 327 và 45 327 ; 8 735 và 28 735 ; 7 311 và 67 311 - Cho HS luyện đọc các số: 32 741 ; 83 253 ; 65 711 ; 87 721 ; 19 995 c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập. - Treo bảng đã kẻ sẵn như sách giáo khoa. - Yêu cầu HS lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc số vừa tìm được. - GV nhận xét đánh giá. - Yêu cầu thực hiện vào vở. Bài 2: : - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời một em lên viết và đọc các số. - Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Ghi lần lượt từng số lên bảng và gọi HS đọc số. - Nhận xét sửa sai cho HS. Bài 4: (Nếu còn thời gian) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời một em lên điền số thích hợp vào ô tróng để có dãy số rồi đọc lại. - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: - GV đọc số có 5 chữ số, yêu cầu HS lên bảng viết số. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại các BT đã làm, chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm. + Trong các số sau số nào là số lớn nhất: A. 8572 B. 7852 C. 7285 D. 8752 - Lớp theo dõi nhận xét. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. + Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị. - Đọc: Mười nghìn. + 10 000 gồm có 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị. - Cả lớp quan sát và trả lời: + 4 chục nghìn + 2 nghìn + 3 trăm + 1 chục + 6 đơn vị - 1 em lên bảng điền số. - 1 em lên bảng viết số: 42316 - Nhiều em đọc số. - HS luyện đọc các số GV ghi trên bảng. - Một em nêu yêu cầu bài tập: Viết số theo mẫu. - Lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp. - Nêu cách lại cách đọc số vừa tìm được. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một em nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp tự làm bài. - 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung. - Đổi chéo vở để KT bài.. - Một em nêu yêu cầu bài tập: Đọc số. - Lần lượt từng em đọc số trên bảng. + Đọc các số: 23 116, 12 427, 3 116, 82 427 - Một em nêu yêu cầu bài tập - Lớp cùng thực hiện một bài mẫu. - Cả lớp làm vào vở. - 1 HS lên bảng điền cả lớp bổ sung. + 60 000, 70 000, 80 000, 90 000 + 23000, 24 000, 25 000, 26 000, 27 000 + 23 000, 23 100, 23 200,23 400,23 500 - Hai em lên bảng viết số. Tiết 3 + 4 Tập đọc - Kể chuyện: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1) I. Mục tiêu: - KT lấy điểm tập đọc: HS đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 65 tiếng /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Kể lại từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh biết sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. - GDHS chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26. - 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 SGK. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc nối tếp bài Rước đèn ông sao và TLCH. - GV Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a) giới thiệu bài : b) kiểm tra tập đọc: - Kiểm tra số HS cả lớp. - Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc. - GV nhận xét ghi điểm. - Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. c) bài tập 2: - Yêu cầu HS kể chuyện "quả táo" theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp quan sát tranh và kể theo nội dung tranh. - Gọi HS nối tiếp nhau thi kể theo tranh. - Gọi hai em kể lại toàn câu chuyện. - Theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm. 4. Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - 3 HS đọc nối tiếp và TLCH - Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - 1HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Từng cặp hai em ngồi quay mặt vào nhau trao đổi kể chuyện theo tranh có sử dụng phép nhân hóa. - 5 - 6 em nối tiếp nhau kể theo 6 bức tranh. - Hai em lên kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. CHIỀU Đạo đức : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. - Biết: Không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - hực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở,đồ dùng của bạn bè và của mọi người. - GDHS biết tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. Tài liệu và phương tiện: - Phiếu học tập cho hoạt động 1. - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các tình huống ở BT4 của tiết trước và yêu cầu HS giải quyết các tình huống đó. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. - Chia nhóm, phát phiếu học tập. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT trong phiếu. - Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai. - Mời một số nhóm trình bày trước lớp. + Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất ? + Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ? - GV kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác. * Hoạt động 2: thảo luận nhóm - GV nêu yêu cầu (BT2 - VBT) - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài. - Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả. - GV kết luận. Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng. - Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần: chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng. * Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế - Nêu câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa ? + Việc đó xảy ra như tế nào ? - Gọi HS kể. - Nhận xét, biểu dương. 4. Củng cố: - Tại sao chúng ta phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác ? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà chúng ta phải thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về chủ đề bài học. - 2HS giải quyết các tình huống do GV đưa ra. - Lớp theo dõi nhận xét. - 1HS đọc yêu cầu BT. - Các nhóm thực hiện thảo luận và đóng vai. - 3 nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS nêu suy nghĩ của mình. - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm bài. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS tự liện hệ và kể trước lớp. - Lớp tuyên dương bạn có thái độ tốt nhất. - HS trả lời. - HS về nhà sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về nội dung bài học. Tin: GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY ------------------------------------------------------- Mĩ thuật: GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY -------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011 CHIỀU Tập làm văn: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. - Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, ... ở nhà nhiều nhất - Chú ý việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp, cố gắng rèn luyện chữ viết . 3. Vệ sinh: - Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. - Các em cần chú ý công tác vệ sinh cá nhân , thường xuyên tắm rữa ,cắt móng tay, móng chân sạch sẽ. 4. Hoạt động khác: - Tham gia đầy đủ các hoạt động. III. Kế hoạch tuần: - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Vệ sinh sạch sẽ, tham gia đầy đủ các hoạt động. - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ học cần tập trung nghe giảng -Thực hiện đúng nội quy trường lớp: Đồng phục, bỏ áo vào quần từ nhà đến trường. -Hát đầu giờ, cuối giờ. Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ -Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu -Ở nhà luyện đọc thật nhiều -Viết bài, làm bài đầy đủ ở nhà. - HS ôn luyện các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng. Chơi trò chơi dân gian ----------------------------------------------------------------- Buổi chiều HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN A/ Mục tiêu: - Củng cố về cách viết và số có 5 chữ số. - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Viết (theo mẫu): Viết số Đọc số 28 743 Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba 97 846 Năm mươi sáu nghìn không trăm mười 53 420 Chín mươi nghìn không trăm linh chín Bài 2: SỐ ? a) 25 601 ; 25 602 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . b) 89 715 ; 89 716 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . c) 18 000 ; 19 000 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . d) 54 400 ; 54 500 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . Bài 3: Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ? - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2 Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: Viết số Đọc số 28 743 Hai mươi tám nghìn bảy trăm bôn mươi ba 97 846 chín mươi bảy nghìn tám trăm bốn mươi sáu 56 010 Năm mươi sáu nghìn không trăm mười 53 420 Năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi 90 009 Chín mươi nghìn không trăm linh chín a) 25 601; 25 602; 25 603 ; 25 604 ; 25 605 .. b) 89 715; 89 716 ; 89 717 ; 89 718 ; 89 719 . c) 18 000 ;19 000 ; 20 000 ; 21 000 ; 22 000 . d) 54 400 ; 54 500 ; 54 600 ; 54 700 ; 54 800 Giải: Số lít dầu trong 5 thùng là: 1106 x 5 = 5530 (l) Số lít dầu còn lại là: 5530 - 2350 = 3180 (l) ĐS: 3180 lít ----------------------------------------------------------- TOÁN NÂNG CAO A/ Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về giải toán bằng 2 phép tính, về phép cộng, phép trừ. - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 49376 ; 49736 ; 38999 ; 48 989 là: A. 49376 B. 49736 C. 38999 D. 48 989 Bài 2: Đặt tính rồi tính: 67328 + 25893 72586 + 19215 82975 - 54837 53279 - 26096 Bài 3: Một đội công nhân giao thông rải nhựa xong đoạn đường 1615m trong 5 giờ. Hỏi đội đó rải nhựa trong 8 giờ thì xong đoạn đường dài bao nhiêu mét ? (Giải 2 cách) - Theo dõi HS làm bài. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: B. 49736 67328 72586 82975 53279 + 25893 +19215 - 54837 - 26096 93221 91801 28138 27183 Giải: Mỗi giờ đội đó rải nhựa được đoạn đường là: 1615 : 5 = 323 (m) Đoạn đường đội đó rải nhựa trong 8 giờ là: 323 x 8 = 2584 (m) ĐS: 2584m Cách 2: Giải: Đoạn đường đội đó rải nhựa trong 8 giờ là: 1615 : 5 x 8 = 2584 (m) ĐS: 2584m ----------------------------------------------------------- Tiết 3: Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 7) I.Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng: Yêu cầu như tiết 5. - Luyện viết đúng các chữ có âm đầu, vần dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương: uôt / uôc; ât / âc ; iêt / iêc ; ai / ay). II. Chuẩn bị: - 7 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 19 - 26. - 3 tờ phiếu viết nội dung BT2. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Kiểm tra học thuộc lòng: - Kiểm tra số HS còn lại trong lớp. - Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1. c) Bài tập 2: - Mời một em nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu quan sát ô chữ và tự làm vào VBT. - Dán 3 tờ phiếu lên bảng. - Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 7 em) lên thi điền vào ô chữ bằng hình thức tiếp sức và em cuối cùng đọc lại từ mới xuất hiện. - Nhận xét bình chọn nhóm điền đúng và nhanh nhất 4.Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các bài Tập đọc, Tập làm văn đã học chuẩn bị KTĐK. - Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - Một em đọc yêu cầu bài tập: Giải ô chữ - Lớp quan sát ô chữ và làm bài cá nhân. - 3 nhóm lên bảng điền nhanh và điền đúng các chữ vào ô trống. Em thứ 7 đọc lại từ mới xuất hiện. “ PHÁT MINH” - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. -------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Rước đèn ông sao kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. + Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. + Mời 1 số HS thi đọc bài Rước đèn ông sao và TLCH: ? Nội dung đoạn 1 tả những gì? ? Chiếc đèn ông sao của Tâm có gì đẹp? ? Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất. 2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm. - HS luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất. ----------------------------------------------------------- RÈN CHỮ A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Rước đèn ông sao. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hướng dẫn HS nghe - viết: - Đọc đoạn 2 bài Rước đèn ông sao. - Gọi 2HS đọc lại. - Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói điều gì ? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả. * Đọc cho HS viết bài vào vở. * Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến. * Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng. - Nghe GV đọc bài. - 2 em đọc lại. - Cả lớp đọc thầm và trả lời: + Tả chiếc đèn ông sao của bạn Hà. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng. - Tập viết các từ dễ lẫn. - Nghe - viết bài vào vở. - Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. ----------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT NÂNG CAO A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa. - Giáo dục HS chăm học. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động cảu thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu cả lớp làm các BT sau: Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau: Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa). 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ. - Cả lớp tự làm BT vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. - 5 - 7 em đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét bổ sung. ---------------------------------------------- Tiết 4: Tập đọc- Kể chuyện: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2) I.Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc: yêu cầu như tiết 1. - Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26. - Bảng lớp viết sẵn bài thơ Em Thương trong bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sách vở, bài tập ở nhà của HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Kiểm tra tập đọc: - Kiểm tra số HS trong lớp. - Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1. 3) Bài tập 2: - Đọc bài thơ Em Thương. - Gọi 2 HS đọc lại. - Gọi 1HS đọc các câu hỏi a, b, c trong SGK. - Yêu cầu cả lớp trao đổi theo cặp. - Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập. 4. Củng cố: - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài thơ "Em Thương” - 1 em đọc các câu hỏi trong SGK. - Lớp trao đổi theo cặp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. + Các sự vật nhân hóa là: a/ Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi. Sợi nắng: gầy, run run, ngã.. b/ Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi. Sợi năng: giống một người gầy yếu.
Tài liệu đính kèm: