Tiết 2: Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính. Biết đặt tính nhân, chia só có 5 chữ số cho số có một chữ số
- Rèn kĩ năng giải bài toán. Biết giải toán có phép tính nhân (chia).
- GDHS chăm học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 32 Từ ngày 26/4/2009 đến 30/4/2010 ------------------------------------------------------- Thứ/ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai 26/4 1 Chào cờ Chào cờ 2 Toán Luyện tập chung 3 Tập đọc Người đi săn và con vượn 4 TĐ-KC Người đi săn và con vượn 5 Thứ ba 27/4 1 Thể dục Ôn tung và bắt bóng cá nhân TC:Chuyển đồ vật. 2 Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( tt). 3 Chính tả Nghe viết : Ngôi nhà chung 4 Tập đọc Cuốn sổ tay. 5 Thứ tư 28/4 1 Toán Luyện tập 2 LTVC Đặt câu và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu (.) và (:) 3 Thể dục Bài 64 4 Âm nhạc Học hát dành cho địa phương tự chọn 5 TNXH Ngày và đêm trên Trái Đất Thứ năm 29/4 1 Toán Luyện tập 2 Chính tả Nghe viết : Hạt mưa 3 Tập viết Ôn chữ hoa X 4 Mỹ thuật Xé dán hình người đơn giản. Thứ sáu 30/4 1 Toán Luyện tập chung 2 TLV Nói viết về bảo vệ môi trường 3 TNXH Năm – Tháng và mùa 4 Thủ công Làm quạt giấy tròn ( t1) TUẦN 34 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: CHÀO CỜ ------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính. Biết đặt tính nhân, chia só có 5 chữ số cho số có một chữ số - Rèn kĩ năng giải bài toán. Biết giải toán có phép tính nhân (chia). - GDHS chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà - Chấm vở hai bàn tổ. - GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập trong sách . - Ghi bảng lần lượt từng phép tính. - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. - Mời hai em lên bảng đặt tính và tính. - Gọi em khác nhận xét bài bạn. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2 - Gọi HS nêu bài tập 2. -Yêu cầu lớp tính vào vở . - Mời 1 HS lên bảng giải bài. - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3 - Gọi HS đọc bài 3. -Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài . -Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời 1 HS lên bảng giải. - Gọi HS nhận xét bài bạn. - GV nhận xét đánh giá. Bài 4 - Gọi HS đọc bài trong sách giáo khoa . - GV minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng lên bảng. 1 8 15 22 29 -Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời 1 HS nêu miệng kết quả . - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - Nhận xét đánh giá bài làm HS. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học và làm bài tập . - Hai HS lên bảng chữa bài tập số 4 . 15000 : 3 = ? - Nhẩm 15 nghìn chia cho 3 bằng 5 nghìn . Vậy 15 000 : 3 = 5 000 - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. *Lớp theo dõi GV giới thiệu -Vài HS nhắc lại đầu bài. - Một em nêu yêu cầu đề bài 1. - Hai em lên bảng đặt tính và tính kết quả . a/ 10715 x 6 = 64290 ; b/ 21542 x 3 = 64626 30755 : 5 = 6151 48729 : 6 = 8121(dư 3 ) - HS nhận xét bài bạn - Một em đọc đề bài sách giáo khoa . - Một em lên bảng giải bài . Giải : Số bánh nhà trường đã mua là : 4 x 105 = 420 (cái ) Số bạn được nhận bánh là : 420 : 2 = 210 bạn Đáp số: 210 bạn - 1 HS đọc đề bài . - Cả lớp thực hiện vào vở . - 1 HS lên bảng giải bài Giải: Chiều rộng hình chữ nhật là : 12 : 3 = 4 (cm) Diện tích hình chữ nhật là : 12 x 4 = 48 (cm2) Đáp sô: 48 cm2 - HS nhận xét bài bạn. - 1 HS nêu cách tính . * Chủ nhật đầu tiên là ngày 1 tháng 3 * Chủ nhật thứ 2 là ngày 8 tháng 3 * Chủ nhật thứ 3 là ngày 15 tháng 3 * Chủ nhật thứ 4 là ngày 22 tháng 3 * Chủ nhật thứ 5 là ngày 29 tháng 3 - Một em khác nhận xét bài bạn . -Vài học em nêu lại nội dung bài. - Về nhà học và làm bài tập còn lại. - Xem trước bài mới . Tiết 3 - 4: Tập đọc – Kể chuyện NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN I. Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc: - Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý các từ : xách nỏ, lông xám, nghiến răng, bẻ gãy nỏ, tận số, tảng đá, bắn trúng , bùi nhùi vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng, - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm câu, giữa các cụm từ. - Biết đọc giọng cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện . 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: -Hiểu nghĩa các từ mới (tận số , nỏ , bùi nhùi ),nội dung ý nghĩa của câu chuyện: - Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường . 3. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật một cách tự nhiên, diễn cảm. - GDHS ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài “ Bài hát trồng cây” - Nêu nội dung bài vừa đọc? - GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới: Tập đọc : a) Phần giới thiệu : * Giới thiệu “Người đi săn và con vượn” ghi đầu bài lên bảng . b) Luyện đọc: - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài . -Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện . * Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ - Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. - Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai. -Yêu cầu nối tiếp đọc nối tiếp đoạn . - Hướng dẫn HS ngắt nghỉ câu dài -Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp. - GV giải thích một số từ. - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm -Yêu cầu một số em đọc cả bài . * Tìm hiểu nội dung -Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : - Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? - Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm theo . - Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ? - Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài. - Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại . - Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ? - Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? c) Luyện đọc lại : - Đọc mẫu lại đoạn 2 của bài văn . - Mời một số em thi đọc diễn cảm cả câu chuyện - Mời một em thi đọc cả bài . - GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất . *) Kể chuyện : 1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ - Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh . - Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. - Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện. - Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất . 4. Củng cố: - Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - GV nhận xét đánh giá . 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - Ba em lên bảng đọc lại bài “Bài hát trồng cây” - Nêu nội dung câu chuyện: Cây xanh mang lại cho con người cái đep, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. - Lớp lắng nghe GV giới thiệu . - Vài em nhắc lại đầu bài - Lớp lắng nghe đọc mẫu . - Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài. - Lần lượt nối tiếp đọc nối tiếp đoạn . -Từng em đọc từng đoạn trước lớp. - HS giải thích các từ: Tận số, nỏ, bùi nhùi. - Ba em đọc từng đoạn trong bài . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Một số em đọc cả bài . - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi . +Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số. - Một em đọc tiếp đoạn 2. Lớp đọc thầm theo. +Nó căm ghét người đi săn độc ác. Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,.. - Lớp đọc thầm đoạn 3 . + Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng rồi ngã ra chết. - Đọc thầm đoạn 4 của bài . + Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn . + Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân . - Lắng nghe GV đọc mẫu đoạn 2 . - Hai nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học . - Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện. - Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh. - Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện theo lời kể của bác thợ săn. - Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp. - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. - Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện . - Về nhà tập kể lại nhiều lần. - Học bài và xem trước bài mới. CHIỀU Đạo đức: ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục têu: - Giúp cho HS thấy được môi trường sạch sẽ mang lại cho con người sức khoẻ. - HS biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm. - HS có thái độ phản đối những hành vi phá hoại môi trường sống. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về môi trường. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra. - Yêu cầu cả lớp vẽ tranh mô tả môi trường nơi em đang sống. - Mời lần lượt từng em mô tả lại bức tranh môi trường em vẽ. - Theo em nơi mình đang sống có phải là môi trường trong sạch không ? - Em đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sạch đẹp như thế nào ? - GV lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm trao đổi bày tỏ thái độ đối với các ý kiến do GV đưa ra và giải thích. - Lần lượt nêu các ý kiến thông qua phiếu như trong sách GV. - GV gọi đại diện từng nhóm lên trả lời trước lớp. - GV nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. - GV kết luận. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Cây trồng, vật nuôi mang lại lợi ích và niềm vui cho con người. Vì vậy, mọi người cần tham gia chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Lớp làm việc cá nhân. - Nhớ hình dung lại môi trưòng nơi mình đang ở để vẽ tranh. - Lần lượt từng em lên giới thiệu bức tranh mình vẽ trước lớp. - HS tự nêu lên nhận xét về moi trưưòng nơi mình đang ở. - Giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi ... - Các em khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. - Bình chọn em vẽ và có những việc làm tốt. - Lớp chia nhóm và thảo luận theo yêu cầu của GV. - Lần lượt các nhóm cử diện lên giải quyết và nêu thái độ của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe. - Các nhóm khác theo dõi nhận x ... vừa viết. + Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu. + Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương. - Em khác nhận xét bạn đọc bài. -Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa . Thể dục : ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN – TRÒ CHƠI : “ AI KÉO KHỎE A/ Mục tiêu :ªÔn lại động tác tung và bắt bóng cá nhân .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác . Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “ Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi .Bước đầu biết tham gia chơi . B/ Địa điểm phương tiện :-Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , C/ Các hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1.Bài mới: a/Phần mở đầu : -G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . -Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp. -Trò chơi : “ Tìm con vật bay được “ -Chạy chậm một vòng sân từ 150 – 200 m b/ Phần cơ bản : * Ôn tung và bắt bóng cá nhân . - Chia lớp ra thành từng cặp yêu cầu hai người đứng đối diện . Một em tung bóng , em kia bắt bóng .Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng cả hai tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt vừa di chuyển vừa bắt bóng . *Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “. -Nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi để học sinh nắm . - Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau -Lần lượt ra thực hiện chơi thử một lượt . -Sau đó cho chơi chính thức và phân định thắng thua . -Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui . c/Phần kết thúc: -Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. -Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu . -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà ôn Bài thể dục phát triển chung . 1phút 2phút 2phút 12 phút 10phút 2phút 2phút -Đội hình hàng ngang § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § - Đội hình vòng tròn GV Tiết 2: Luyện từ và câu ÔN LUYỆN VỀ DẤU CHẤM – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ? A/ Mục tiêu - Ôn luyện về dấu chấm ,bước đầu học cách dùng dấu hai chấm . Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?. - GDHS chăm học. B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết các câu ở bài tập 1 ; 3 câu văn pở bài tập 3 .3 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 tiết TLV tuần 31 .Chấm tập hai bàn tổ 2 -Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập: * Bài 1 : - Yêu cầu một em đọc bài tập 1. -Yêu cầu cả lớp đọc thầm . -Mời một em lên bảng làm mẫu . -Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm tìm các dấu hai chấm còn lại và cho biết các dấu hai chấm đó có tác dụng gì . -Theo dõi nhận xét từng nhóm . -Giáo viên chốt lời giải đúng . *Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo . -Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp . -Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp . - Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng . -Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc . -Chốt lại lời giải đúng . *Bài 3 -Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo . -Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp . -Yêu cầu lớp làm việc cá nhân . - Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng . -Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc c) Củng cố - Dặn dò -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học bài xem trước bài mới -Hai học sinh làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 mỗi em làm một bài . -Học sinh khác nhận xét bài bạn . -Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài (1 đến 2 em nhắc lại) -Một em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách . -Cả lớp đọc thầm bài tập . - Một em lên khoanh dấu 2 chấm và giải thích ( dấu 2 chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bồ Chao ) . -Lớp trao đổi theo nhóm tìm và giải thích về tác dụng của các dấu 2 chấm còn lại . -Nhóm khác quan sát nhận xét ý kiến của nhóm bạn . - Một học sinh đọc bài tập 2 . -Lớp theo dõi và đọc thầm theo . -Lớp làm việc cá nhân thực hiện vào nháp . -Ba em lên thi điền kết quả vào các tờ giấy khổ lớn có sẵn .Đại diện đọc lại kết quả . -Câu1 dấu chấm ,hai câu còn lại là dấu 2 chấm - Lớp bình chọn bạn thắng cuộc . - Một học sinh đọc bài tập 3 . -Lớp theo dõi và đọc thầm theo . -Lớp làm việc cá nhân . -Ba em lên thi làm bài trên bảng . a/ Nhà vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan b/ Các nghệ bằng đôi tay khéo léo của mình . c/ Trải qua hàng nghìn năm lịch sử , người bằng trí tuệ , mồ hôi và cả máu của mình -Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học -Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại . Tiết 4: Mỹ thuật : NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN HÌNH DÁNG NGƯỜI. A/ Mục tiêu : * Nhận ra hình dáng và đặc điểm của người về một số hoạt động quen thuộc. * Biết cách nặn và tạo được hình người theo ý thích . Học sinh nhận thức vẻ đẹp và sinh động của hình dáng người đang hoạt động . B/ Đồ dùng dạy học *Giáo viên : Hình minh họa một số hình dáng khác nhau của người đang hoạt động .Tranh vẽ một số dáng người của thiếu nhi .Hình gợi ý cách nặn * Học sinh : -Các đồ dùng liên quan tiết học. Đất sét . C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét và ghi điểm 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta sẽ nặn hoặc vẽ , xé dán về hình dáng người . b) Hoạt động 1: *Quan sát nhận xét -Cho quan sát các tranh vẽ kết hợp cho nhận xét để nắm được đặc điểm hoạt động khác nhau của người . - Em hãy cho biết các nhân vật đang làm gì ? -Động tác của từng người như thế nào ? - Hãy thể hiện làm một so áhình dáng và động tác ? c)Hoạt động 2 Cách nặn dáng người -Vừa nặn vừa hướng dẫn thực hiện theo các bước nặn như sách giáo khoa . d) Hoạt động 3 Thực hành -Yêu cầu thực hành nặn hình dáng người mà em thích -Theo dõi và giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện . -Hướng dẫn lựa chọn và điều chỉnh cho hợp với hình dáng từng hoạt động để cho sản phẩm thêm sinh động . -Giúp học sinh nặn chậm để các em hoàn thành . e) Củng cố - Dặn dò : -Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về quan sát lọ hoa và quả để tiết sau vẽ . -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình . -Lớp theo dõi giới thiệu bài . -Hai học sinh nhắc lại tựa bài . -Lớp cùng theo dõi mẫu để nhận xét : - Tranh vẽ về một số hoạt động và hình dáng quen thuộc của người - Kể ra một số động tác như : đang ngồi , đang chạy hoặc người đang tập thể dục . - Mỗi người đều có các bộ phận như ( đầu , mình , chân , ) và đều có đặc điểm riêng về hình dáng , động tác khác nhau . - Lớp theo dõi hướng dẫn nắm được các bước nặn từng bộ phận của người . - Nặn bộ phận chính trước ( đầu , mình ) nặn tay , chân , sau , Nặn người theo các tư thế khác nhau như đứng , đi , đá bóng , chạy . -Trước hết ta chọn hình dáng , động tác rồi nặn theo trí nhớ - Nặn theo nhóm và nặn các hình dáng người khác nhau như hướng dẫn -Điều chính các bộ phận cho phù hợp với hình dánồhạt động . -Quan sát hình các lọ hoa , quả để tuần sau học vẽ theo mẫu . Tự nhiên xã hội: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên trái đất. - Biết một ngày có 24 giờ. - Biết được mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. - GDHS bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong sách trang 120, 121 , Đèn điện để bàn . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các kiến thức qua bài : “Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất” Tại sao nói Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất ? - GV nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hoạt động 1 : -Yêu cầu quan sát tranh theo cặp . - Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 trang 120 và 121 sách giáo khoa . -Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ? -Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? -Khoảng thời gian phần Trái Đất không được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? -Yêu cầu một số em trả lời trước lớp . - Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của HS. - GV kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không chiếu sáng là ban đêm. Hoạt động 2 : -Yêu cầu các nhóm thực hành làm như hướng dẫn trong sách giáo khoa. - Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp. - GV kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Hoạt động 3 : Thảo luận cá lớp. - GV đánh dấu một điểm trên quả cầu . - Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ . - GV: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày. -Vậy một ngày có bao nhiêu giờ ? - Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? - GV kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ. 4. Củng cố: - Gọi HS nêu nội dung của bài. - Cho HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và xem trước bài sau. - Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất. - Lớp theo dõi vài HS nhắc lại đầu bài. - Lớp mở sách giáo khoa quan sát hình 1 và 2 trang 120, 121 và nêu. -Vì phần bên kia quả địa cầu đã bị che khuất. - Khoảng thời gian được chiếu sáng gọi là ban ngày. - Khoảng thời gian không được chiếu sáng gọi là ban đêm. - Lần lượt một số em nêu kết quả quan sát. - Hai em nhắc lại nội dung hoạt động 1 . - Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận và cử đại diện lên làm thực hành trước lớp. - Lớp quan sát và nhận xét đánh giá phần thực hành của nhóm bạn . - Lớp quan sát GV làm và đưa ra nhận xét. - Một ngày có 24 giờ . - Nếu như Trái Đất ngừng quay thì trên Trái Đất sẽ không có ngày và đêm. - Hai em nêu lại nội dung bài học. -Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới
Tài liệu đính kèm: