Giáo án giảng dạy Tuần 35 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 35 Khối 3

Tiết 2 - 3: Tập đọc – Kể chuyện:

CÓC KIỆN TRỜI

I.Mục tiêu :

 1. Rèn kĩ năng đọc:

 - Đọc trôi chảy toàn bài , chú ý các từ : -nắng hạn , trụi trơ , náo động , hùng hổ , nổi loạn , khát khô , nhảy xổ , nghiến răng ,

- Biết đọc giọng cảm xúc phù hợp với nội dung mỗi đoạn trong câu chuyện . Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc , Trời ).

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới ( thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian)

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 35 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Từ ngày 4/5/2010 đến 7 /5/2010
-------------------------------------------------------
Thứ/ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
26/4
1
Chào cờ
Chào cờ
2
Toán 
Kiểm tra
3
Tập đọc
Cóc kiên trời.
4
TĐ-KC
Cóc kiện trời.
5
Thứ ba
27/4
1
Thể dục
Tung và bắt bóng theo nhóm ba người. TC:Chuyển đồ vật 
2
Toán 
Ôn tập các số đến 100 000.
3
Chính tả
Nghe viết :Cóc kiện trời. 
4
Tập đọc
Mặt trời xanh của tôi.
5
Thứ tư
28/4
1
Toán 
Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
2
LTVC
Nhân hóa.
3
Thể dục 
Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
4
Âm nhạc 
Ôn tập các nốt nhạc – Tập biểu diễn bài hát
5
TNXH
Các đới khí hậu.
Thứ năm 29/4
1
Toán 
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
2
Chính tả
Nghe viết: Qùa của đồng nội. 
3
Tập viết
Ôn chữ hoa Y
4
Mỹ thuật
Thường thức mĩ thuật:Xem tranh thiếu nhi thế giới
Thứ sáu
30/4
1
Toán 
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tt).
2
TLV
Ghi chép sổ tay.
3
TNXH
Bề mặt trái đất.
4
Thủ công
Làm quạt giấy tròn ( t2)
TUẦN 35
 Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
Nghỉ bù ngày 30 - 4
----------------------------------------------------------
 Tbứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
Nghỉ bù ngày 1 - 5
----------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2011
Tiết 1: Âm nhạc:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
-------------------------------------------------------
Tiết 2 - 3: Tập đọc – Kể chuyện: 
CÓC KIỆN TRỜI
I.Mục tiêu : 
 1. Rèn kĩ năng đọc:
 - Đọc trôi chảy toàn bài , chú ý các từ : -nắng hạn , trụi trơ , náo động , hùng hổ , nổi loạn , khát khô , nhảy xổ , nghiến răng , 
- Biết đọc giọng cảm xúc phù hợp với nội dung mỗi đoạn trong câu chuyện . Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc , Trời ).
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới ( thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian) 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã chiến thắng cả đội quân hùng hậu của trời , buộc trời phải làm mưa hạ giới . 
2. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật) .
 - GDHS Chăm học.
II . Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa . 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc bài “ Cuốn sổ tay” 
- Nêu nội dung bài vừa đọc ?
- GV nhận xét, cho điểm. 
3.Bài mới: Tập đọc :
a) Phần giới thiệu :
*Giới thiệu “ Cóc kiện trời ” ghi đầu bài lên bảng .
b) Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu luyện đọc từng câu. 
Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai.
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
Luyện đọc ngắt nghỉ câu dài.
 - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
Giải nghĩa một số từ:
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh một đoạn trong câu chuyện. 
- Yêu cầu một em đọc toàn bài.
* Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
 -Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
- Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm theo .
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi lên đánh trống ?
-Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài.
- Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào?
-Theo em Cóc có điểm gì đáng khen ? 
*Liên hệ:
- GV gọi HS nêu nội dung của bài. 
d) Luyện đọc lại : 
- Yêu cầu lớp chia thành các nhóm , phân vai để đọc câu chuyện .
- Mời một vài nhóm thi đọc phân theo vai cả bài . 
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
*) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu HS quan sát các bức tranh .
- Mời hai em kể lại một đoạn bằng lời của một nhân vật trong truyện .
- Lưu ý HS kể bằng lời của nhân vật nào cũng xưng bằng “ tôi”
- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện .
- Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
4. Củng cố: 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- GV nhận xét đánh giá.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng đọc lại bài 
“Cuốn sổ tay”
- Nêu nội dung câu chuyện: Nắm được công dụng cuốn sổ tay ; biết cách ứng sử đúng : không tự tiện xem sổ tay của người khác.
- Lớp lắng nghe giới thiệu .
-Vài em nhắc lại đầu bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
- Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn: Sắp đặt xong ,bị cọp vồ.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở .
- Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm theo.
+ Ở những chỗ bất ngờ , phát huy được sức mạnh của mỗi con vật : Cua trong chum nước , Ong sau cánh cửa , Cáo , Gấu và Cọp nấp sau cửa.
- Cóc bước đến đánh ba hồi trống , Trời nổi giận sai Gà ra trị tội , Cóc ra hiệu Cáo nhảy ra cắn cổ Gà tha đi , Trời sai Chó ra Gấu tiến tới quật chết tươi 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 .
+ Trời và Cóc vào thương lượng , Trời còn dặn lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Lớp chia ra các nhóm rồi tự phân vai (người dẫn chuyện, vai Cóc, vai Trời )
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm câu chuyện 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
- Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .
- Hai em nhìn tranh gợi ý nhập vai để kể lại một đoạn câu chuyện . 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
- Học bài và xem trước bài mới .
Tiết 4: Toán: 
KIỂM TRA
I. Mục tiêu :
- Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối học kì II của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng : - Đọc viết các số có đến năm chữ số ; Tìm số liền sau của số có năm chữ số ; Sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có năm chữ số, nhân và chia số có năm chữ số với số có 1 chữ số.
- Giải bài toán có đến hai phép tính.
- GDHS chăm học.
II. Chuẩn bị : Đề bài kiểm tra .
III. Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng chữa bài tập về nhà. 
- Chấm vở hai bàn tổ 2 .
- GV nhận xét đánh giá phần kiểm tra. 
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra .
b) Đề bài :
Phần 1:
Bài 1: 
- Hãy khoanh vào các chữ A , B , C , D trước những câu trả lời đúng .
- Số liền sau của 68 457 là :
A . 68 467 , B .68447 , C . 68456 , D. 68 458
Bài 2: Các số : 48 617 , 47 861 , 48 716 ,
 47 816 
 - Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn .
A. 48 617 ; 48 716 ; 47 861 ; 47 816
B. 48 716 ; 48 617 ; 47 861 ; 47 816
C. 47 816 ; 47 861 ; 48617 ; 48 716
D. 48 617 ; 48 716 ; 47 816 ; 47 861
Bài 3:
- Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là 
A. 75 865 5 B. 85 865 C. 75 875 D. 85 875 
Kết quả của phép trừ 85 371 – 9046 là 
A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D. 86 325
Phần 2 :
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
 21628 x 3 15250 : 5
Bài 2:
Ngày đầu cửa hàng bán được 230 m vải . Ngày thứ hai bán được 340 m vải . Ngày thứ 3 bán được bằng số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu . Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải .
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại tất cả các số trong phạm vi 
100 000. Chuẩn bị bài sau “Ôn tập các số trong phạm vi 100 000”
- Hai em lên bảng chữa bài tập số 4 .
Cạnh hình vuông :
24 : 4 = 6 ( cm )
Diện tích hình vuông :
6 x 6 = 36 ( cm )
 Đáp số : 36 cm2
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi 
HS làm vào giấy kiểm tra.
Cách ghi điểm:
Phần 1: 4 điểm
Bài 1: 1 điểm (đáp án:D)
Bài 2: 1,5 điểm (đáp án:D)
Bài 3: 1,5điểm (đáp án: D)
Phần 2: 5 điểm
Bài 1: 2 điểm (mỗi phép tính đúng 1 điểm)
21628 x 3 = 64884
 15250 : 5 = 3050
Bài 2: 3 điểm
Số m vải cả hai ngày đầu bán được là: 230 + 340 = 570 (m)
Số m vải ngày thứ ba bán được là: 570 : 3 = 190 (m)
 Đáp số: 190 mét vải
Trình bày sạch đẹp: 1điểm
- HS về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
CHIỀU Tập đọc: 
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. Mục tiêu:
 - Rèn kỉ năng đọc: - Đọc trôi chảy cả bài và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : Lắng nghe , lên rừng , lá che , lá xòe , tiếng thác , đổ về , thảm cỏ lá ngời ngời  Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến.Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ,nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu:-Hiểu được: Qua hình ảnh của mặt trời xanh và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả . Học thuộc lòng bài thơ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDHS chăm học.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài thơ sách giáo khoa . Tàu lá cọ .
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên kể lại câu chuyện “ Cóc kiện Trời ”
- GV nhận xét , cho điểm.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Mặt trời xanh của tôi” 
- GV ghi bảng đầu bài. 
b) Luyện đọc:
 1/ Đọc mẫu bài chú ý đọc đúng diễn cảm bài thơ
( giọng tha thiết trìu mến ) 
2/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ.
Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai.
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trước lớp .
Luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
Giải thích một số từ (SGK),
- Mời HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ.
-Yêu cầu một em đọc lại bài thơ.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ đầu bài thơ . 
-Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
- Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm hai khổ thơ cuối của bài .
- Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
- Em có thích gọi lá cọ là mặ ... heo nhóm ba người .
-Yêu cầu thực hiện tung bắt bóng cá nhân tại chỗ một số lần , sau đó tập di chuyển .
* Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm hai người :
-Hai hoặc ba em tung và bắt bóng qua lại cho nhau bằng cả hai tay -
-Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn lần đầu tung , bắt theo sự di chuyển tiến lên hay lùi xuống sau đó chuyển sang phải , sang trái để bắt bóng . Khi tung bóng cho bạn chú ý dùng lực vừa phải .
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : 4 – 5 phút 
-Các tổ tự ôn nhảy dây theo từng khu vực đã quy định 
*Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “.
-Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
-Học sinh lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt . Sau đó cho chơi chính thức -Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui .
 c/Phần kết thúc:
-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
-Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
1phút
2phút 
2phút
14 phút 
6phút
2phút
2phút
-Đội hình hàng ngang 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
- Đội hình vòng tròn 
 GV
-----------------------------------------------------
Tiết 3: Tập viết: 	 
ÔN CHỮ HOA (Y)
A/ Mục tiêu :ªCủng cố về cách viết đúng tương đối nhanh chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng : -Viết tên riêng (Phú Yên ) bằng chữ cỡ nhỏ . Viết câu ứng dụng Yêu trẻ , trẻ hay đến nhà / Yêu già , già để tuổi cho bằng cỡ chữ nhỏ 
 B/Đồ dùng dạy học : -Mẫu chữ hoa Y mẫu chữ viết hoa về tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li 
C/Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh .
-Yêu cầu nêu nghĩa về từ câu ứng dụng 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn viết chữ hoa Y và một số từ danh từ riêng ứng dụng có chữ hoa :P, Y , K
 b)Hướng dẫn viết trên bảng con 
 -Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài :P, Y , K 
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ 
-Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu .
*Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng 
-Yêu cầu đọc từ ứng dụng Phú Yên 
-Giới thiệu Phú Yên là tên một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung . 
*Luyện viết câu ứng dụng :
-Yêu cầu một học sinh đọc câu .
- Yêu trẻ , trẻ hay đến nhà .
Trọng già , già để tuổi cho . 
-Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng 
-Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng .
 c) Hướng dẫn viết vào vở :
-Nêu yêu cầu viết chữ Y một dòng cỡ nhỏ .
-Âm : P, Y , K : 1 dòng .
-Viết tên riêng Phú Yên , 2 dòng cỡ nhỏ 
-Viết câu ứng dụng 2 lần .
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
 d/ Chấm chữa bài 
-Giáo viên chấm từ 5- 7 bài học sinh 
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 
 đ/ Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng 
-Giáo viên nhận xét đánh giá 
-Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
-Hai học sinh lên bảng viết tiếng (Đồng Xuân , Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người ) 
- Lớp viết vào bảng con Đồng Xuân 
- Em khác nhận xét bài viết của bạn .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng Phú Yên và các chữ hoa có trong bài : P,Y,K
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con .
-Một học sinh đọc từ ứng dụng .
-Lắng nghe để hiểu thêm về tên một tỉnh ở miền Trung của nước ta . 
- Một em đoạc lại từ ứng dụng .
- Câu tục ngữ khuyên mọi người sống phải yêu mến trẻ em thì được trẻ yêu mến và kính trọng người già thì được sống thọ , sống lâu .
-Luyện viết từ ứng dụng bảng con (Yêu , Kính )
-Lớp thực hành viết chữ hoa tiếng trong câu ứng dụng 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên 
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng 
-Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới 
-------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Mỹ thuật : 	
XEM TRANH THIẾU NHI THẾ GIỚI .
A/ Mục tiêu :- Học sinh tìm hiểu nội dung bức tranh .Nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục đường nét , hình ảnh , màu sắc .
B/Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : . –Một số bức tranh thiếu nhi Việt Nam và thế giới có chủ đề đã nêu .
* Học sinh : -Các đồ dùng liên quan tiết học,
 C/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh .
-Nhận xét và ghi điểm từng học sinh. 
 2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu tranh của thiếu nhi thế giới . 
b) Hoạt động 1 : Xem Tranh 
-Cho quan sát tranh và kết hợp nhâïn xét
-Tranh vẽ những hình ảnh gì ?
-Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất ?
-Tình cảm của mẹ đối với em be như thế nào ? 
-Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu ?
-Tranh được vẽ như thế nào ? 
c)Hoạt động 2 :Nhận xét đánh giá :
- Nhận xét đánh giá chung giờ học .
-Khen ngợi những học sinh phát biểu xây dựng bài .
 e) Củng cố - Dặn dò :
-Dặn về sưu tầm tranh vẽ thiên nhiên .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
-Lớp quan sát tranh vẽ nhận xét :
- Bức vẽ hình ảnh mẹ và em bé .
-Hình mẹ và em bé được vẽ nổi bật nhất 
-Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng thể hiện sự yêu thương trìu mến 
- Ở trong phòng .
- Hình vẽ ngộ nghĩnh các mảng tươi tắn , đơn giản 
-Lớp theo dõi hướng dẫn kết hợp quan sát và nêu lên cách bố cục của hình vẽ trong vở tập vẽ .
-Quan sát sưu tầm tranh vẽ hoặc chụp mùa hè .
--------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên xã hội: 
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
A/ Mục tiêu :ª Phân biệt được lục địa , đại dương . Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương . Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương “.
Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất.
GDHS bảo vệ môi trường.
B/Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh trong sách trang 126, 127, lược đồ về lục địa , đại dương .Mười tấm bìa mỗi tấm nhỏ ghi tên một châu lục hoặc một đại dương . 
C/Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức bài : “Các đới khí hậu “
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài “Bề mặt Trái Đất “.
b/ Khai thác bài :
-Hđ1 : Thảo luận cả lớp .
*Bước 1 :-Hướng dẫn quan sát hình 1 trang 126 sách giáo khoa .
-Hãy chỉ ra đâu là nước và đâu là đất có trong hình vẽ ?
-Bước 2 : - Chỉ cho học sinh biết phần nước và đất trên quả địa cầu .
* Rút kết luận : như sách giáo khoa .
Hđ2: Làm việc theo nhóm :
-Bước 1 : - Yêu cầu lớp phân nhóm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
-Có mấy châu lục và mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?
-Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào ?
-Bước 2 : -Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .
-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .
Hđ3: Chơi trò chơi : Tìm vị trí các châu lục và đại dương .
-Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm , 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương .
-Giáo viên hô “ bắt đầu “ yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm .
- Nhận xét bình chọn kết quả từng nhóm . 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.Xem trước bài mới .
-Trả lời về nội dung bài học trong bài :
” Các đới khí hậu ” đã học tiết trước 
-Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát hình 1 sách giáo khoa và chỉ vào hình để nói về những phần vẽ Đất và Nước thông qua màu sắc và chú giải .
- Lớp quan sát để nhận biết ( Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất ; Đại dương là khoảng nước rộng mênh mông bao quanh lục địa .
- Lớp phân thành các nhóm thảo luận theo câu hỏi của giáo viên đưa ra .
- Trên thế giới có 6 châu lục : châu Á , châu Âu , châu Mĩ , châu Phi , châu Đại Dương và châu Nam Cực . 4 đại dương là : Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương . 
- Việt Nam nằm trên châu Á .
- Lần lượt các nhóm cử đại diện báo cáo 
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại.
- Học sinh làm việc theo nhóm .
-Khi nghe lệnh “ bắt đầu “ các nhóm trao đổi thảo luận và tiến hành chọn tấm bìa để dán vào lược đồ câm của nhóm mình .
-Cử đại diện lên trưng bày sản phẩm của nhóm .
- Quan sát nhận xét kết quả của nhóm bạn 
-Về nhà học bài và xem trước bài mới . 
---------------------------------------------------------------
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
A. Mục đích:
- Đánh giá lại tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần học vừa qua
- Đề ra phương hướng hoạt động của tuần tới
- Tuyên dương những học sinh tích cực trong học tập
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc phê bình và phê bình
B. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
* Lớp trưởng nhận xét:
-Ý kiến của hs
* Đánh giá của GV:
- Nhìn chung các em đi học đầy đủ , ổn định sĩ số .
- Đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Vở sách bao nhãn cẩn thận . 
- Học bài và làm bài đầy đủ .
- Duy trì tốt nền nếp và sĩ số 
- Công tác rèn chữ giữ vở có tiến bộ .
 - Lao động tham gia nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Động viên một số em đi học hay thiếu đồ dùng học tập .Tuần sau cố gắng hơn.
- Tham gia tốt mọi hoạt động của lớp, trường đề ra.- Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân.
*/ Tồn tại: Chữ viết con xấu chưa có ý thức giữ vở, cần rèn viết nhiều hơn.
 Một số em ngồi học thiếu nghiêm túc 
2. Kế hoạch tuần tới : tuần 34
- Duy trì tốt sĩ số và nền nếp ra vào lớp
- Tập ca múa hát giữa giờ.
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
-Vệ sinh thân thể trước khi đến trường
- Luyện đọc nhiều lần bài Tập đọc . Viết chính tả ở nhà nhiều hơn.
 3. Sinh hoạt theo chủ điểm:
Chơi trò chơi: ôn trò chơi “ Mèo đuổi chuột” học mới trò chơi “ Rồng Rắn lên mây”
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 33.doc