Giáo án hoàn chỉnh Tuần 28 Lớp 3

Giáo án hoàn chỉnh Tuần 28 Lớp 3

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN – Tiết 82-83

Bài dạy: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU

A/-TẬP ĐỌC

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con.

- Hiểu ND: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo (Trả lời được các CH trong SGK)

- GDBVMT: GDHS yêu thích tiếng Việt, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên

-GDKNS :Hình thành cho học sinh các kỹ năng :Tự nhận thức, -Xác định giá trị bản thân-Lắng nghe tích cực -Tư duy phê phán -Kiểm soát cảm xúc (bằng các hoạt động -Trình bày ý kiến cá nhân -Thảo luận nhóm -Hỏi đáp trước lớp)

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoàn chỉnh Tuần 28 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 01 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN – Tiết 82-83
Bài dạy: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG 
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
A/-TẬP ĐỌC
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con.
- Hiểu ND: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo (Trả lời được các CH trong SGK) 
- GDBVMT: GDHS yêu thích tiếng Việt, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
-GDKNS :Hình thành cho học sinh các kỹ năng :Tự nhận thức, -Xác định giá trị bản thân-Lắng nghe tích cực -Tư duy phê phán -Kiểm soát cảm xúc (bằng các hoạt động -Trình bày ý kiến cá nhân -Thảo luận nhóm -Hỏi đáp trước lớp)
 KỂ CHUYỆN.
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC-Tranh minh họa truyện phóng to.
bảng phụ viết săn đoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỌC
Hoạt động dạy
hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ.(5’) GV kiểm tra 2 HS kể chuyện “ Quả táo”
GV nhận xét cho diểm HS
2/ Bài mới ( )Giới thiệu bài. 
 Các hoạt động
Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.
a)GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng .đọc đoạn văn với giọng thích hợp:
Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:.nguyệt quế ,móng ,đối thủ, vận động viên ,thảng thốt ,chủ quan 
Tiếng hô /”bắt đầu “// vang lên.// các vận đông viên rần rần chuyển động .// Vòng thứ nhát// Vòng thứ hai//
Luyện đọc đoạn theo nhóm
 Cả lớp đọc ĐT toàn bài
Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
HS đọc thâm đoạn 1 
-Ngựa chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
HS đọc thâm đoạn 2 
 -Ngựa cha khuyên nhủ điều gì ?
Nghe cha nói,Ngựa Con phản ứng như thế nào?
HS đọc thầm đoạn 3.4
 Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
-Ngựa Con rút ra bài học gì?
GDBVMT – Các loài vật sống trong môi trường tự nhiên thật đáng yêu, chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của chúng, bằng cách nào?
Hoạt đông 3 Luyện đọc lại GV đọc điễn cảm đoạn 2
HS đọc phân vai .
 HStheo dõi.
Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết bài.
Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến hết bài và giải nghĩa các từ :nguyệt quế , móng , đối thủ, vận động viên ,thảng thốt, chủ quan trong SGK
Chú ý nhấn giọng và ngát nghỉ hơi ở những câu dài.và dâu chấm lửng .
HS đọc theo bàn 
 Cả lớp đọc ĐT toàn bài
HS đọc thâm đoạn 1 
HS trả lời .
HS đọc thâm đoạn 2 
HS trả lời .
HS đọc thâm đoạn 3,4 
HS trả lời .
HS trả lời .
3 HS đọc.đoạn2
3 HS đọc phân vai .( 2 lượt)
2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét
Không chặt phá rừng, săn bắt thú rừng bừa bãi
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.
Hướng dẫn HS kể Theo lời Ngựa Con 
 1HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu và giải thích cho các bạn rõ . kể lại bằng lời của con ngựa Con như thế nào?
-HS quan sát kĩ lần lượt từng tranh trong SGK .
4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người kể hay hấp dẫn nhất ..
HS khá giỏi biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của ngựa con
4 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn người đọc hay nhất.
C. Củng cố dặn dò(5’)-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?
-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe
TOÁN Tiết 136 SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 
 I/ Mục tiêu : HS :
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000 .
 Biết tìm số lớn nhất , số bé nhất trong một nhĩm 4 số mà các số là số cĩ năm chữ số .
 Giáo dục HS tính toán chính xác .
 II/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
 III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:(5’) 
- Gọi HS lên bảng làm BT: Tìm số liền trước và số liền sau của các số:
 23 789 ; 40 107 ; 75 669 ; 99 999.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:25’) Giới thiệu bài: 
Các hoạt động: 
* Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Giáo viên ghi bảng: 999  1012
- Yêu cầu quan sát nêu nhận xét và tự điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích.
- Gọi 1HS lên bảng điền dấu và giải thích, GV kết luận.
- Tương tự yêu cầu so sánh hai số 
 9790 và 9786.
- Tương tự yêu cầu so sánh tiếp các cặp số : 3772 ... 3605 8513 ... 8502
 4579 ... 5974 655 ... 1032
- Mời 2HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
* So sánh các số trong phạm vi 100 000 
- Yêu cầu so sánh hai số:
 100 000 và 99999 
- Mời một em lên bảng điền và giải thích.
- Yêu cầu HS tự so sánh 76200 và 76199.
- Mời một em lên so sánh điền dấu trên bảng.
- Nhận xét đánh giá bài làm của HS.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
- Mời một em lên thực hiện trên bảng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một em lên bảng giải bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời hai em lên thi đua tìm nhanh, tìm đúng số lớn nhất và số bé nhất trên bảng mỗi em một mục a và b. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4a: a) Viết các số 30620, 8258, 31855,16999 theo thứ tự từ bé đến lớn
3) Củng cố - dặn dò:(5’)
- Tổ chức cho HS chơi TC: Thi tiếp sức - Điền nhanh dấu thích hợp >, <, = vào chỗ trống.- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng.- Cả lớp tự làm vào nháp.
- 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 999 < 1012
- Có thể giải thích: Vì số 1012 có nhiều số chữ số hơn 999 (4 chữ số nhiều hơn 3 chữ số) nên 1012 > 999. 
- Vài học sinh nêu lại : Số có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số có số chữ số ít hơn thì bé hơn.
- Tương tự cách so sánh ở ví dụ 1 để nêu : 
9790 > 978 6 vì hai số này có số chữ số bằng nhau nên ta sách giáo khoa từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải  Ở hàng chục có 9 chục > 8 chục nên 9790 > 9786. 
- Lớp làm bảng con, một em lên điền trên bảng: 
 3772 > 3605 ; 4597 < 5974 
 8513 > 8502 ; 655 < 1032 
- So sánh hai số 100 000 và 99 999 rồi rút ra kết luận : 100 000 > 99 999 vì số 100 000 có 6 chữ số còn số 99 999 chỉ có 5 chữ số nên 99 999 < 100 000. 
- Một em lên bảng điền dấu thích hợp.
- Lớp thực hiện làm vào bảng con.
- Một em lên bảng làm bài, cả lớp bổ sung: 
 76200 > 76199
- Hàng chục nghìn : 7 = 7 ; Hàng nghìn 6 = 6 ; Hàng trăm có 2 > 1 vậy 76200 >76199
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 10 001 > 4589 8000 = 8000 
 99 999 < 100 000 
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp bổ sung.
 89 156 < 98 516 89 999 < 90 000
 69731 = 69731 78 659 > 76 860
- Một học sinh đọc đề bài.
- Lớp thực hiện vào vở, 
- Hai em lên bảng thi đua làm bài, cả lớp theo dõi bình chọn bạn làm đúng, nhanh.
a/ Số lớn nhất là 92 368 
b/ Số bé nhất là : 54 307. 
- 8258, 16999, 30620, 31855
ĐẠO ĐỨC: Tiết 28
 TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
 I Mục tiêu: - Học sinh biết:-Nước là nhu cầu khơng thể thiếu trong cuộc sống
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ơ nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương
GDBVMT: Biết thực hiện và nhắc nhở mọi người thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
GDSDNLTK&HQ: GDHS ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt
GDKNS: .-Kỹ năng trình bày các ý tưởng -Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin -Kỹ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải -Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 
LTTGĐĐHCM(bộ phận)
 II. Tài liệu và phương tiện: - Tài liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương. - Phiếu học tập cho hoạt động 2 và 3 của tiết 1.
 III Hoạt động dạy - học :
Bài cũ : (5’) Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác .
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai ?
Bài mới : (25’)	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Vẽ tranh và xem ảnh. 
Mục tiêu :HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống . Được sử dụng nước sạch đầy đủ , trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt .
GDKNS:.-Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để những gì cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
- Cho quan sát tranh vẽ sách giáo khoa.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm và chọn ra 4 thứ quan trọng nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn ?
- Nếu thiếu nước thì cuộc sống sẽ như thế nào ? 
- Mời đại diện các nhóm lên nêu trước lớp.
GDSDNLTK&HQ:Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa sống còn của loài người, cần giữ gìn, bảo vệ, sử dụng, tuyên truyền mọi người tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước
Hoạt động 2: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm. 
 *Mục tỉêu : HS biết  ... - KL: Đó là 1 xăng-ti-mét vuông.
- Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2
- Ghi bảng: 3cm2 ; 9cm2 ; 279cm2, gọi HS đọc.
- GV đọc, gọi 2HS lên bảng ghi: mười lăm xăng-ti-mét vuông. Hai mươi ba xăng-ti-mét vuông.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 3 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu.
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu: Hình A gồm 6 ô vuông 1cm2 . Diện tich hình A bằng 6cm2 
- Yêu cầu HS tự làm câu còn lại. 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: - Gọi một em nêu yêu cầu bài. 
- Mời 3 em đại diện cho 3 dãy lên bảng tính.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4 : (HSkhá giỏi)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tixhs bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
3) Củng cố - dặn dò:(5’)
- Đưa ra 1 số hình bằng bìa có kẻ ô vuông 1cm, yêu cầu HS nêu diện tích của mỗi hình đó.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em trả lời miệng, cả lớp nhận xét về kết quả của bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Lấy hình vuông ra đo.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc các số trên bảng.
- 2 em lên bảng viết.
- Một em nêu yêu cầu của BT.
- Lớp tự làm bài, 
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp theo dõi bổ sung.
+ Một trăm hai mươi xăng-ti-mét vuông:120 cm2
+ Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông: Viết là 1500 cm2
+ Mười nghìn xăng-ti-mét vuông: 10 000 cm2
- Một em nêu yêu cầu của bài.
- Lớp tự làm bài.
- 2 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
+ Hình B có 6 ô vuông 1cm2 nên hình B có diện tích bằng 6 cm2
+ Diịen tích hình A bằng diện tích hình B.
- Một em nêu yêu cầu của bài.
- Hai em lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
a/ 18 cm2 + 26 cm2 = 44 cm2
 40 cm2 – 17 cm2 = 23 cm2
b/ 6 cm2 x 4 = 24 cm2
 32cm2 : 4 = 8 cm2
- Một em đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung.
Giải :
 Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là :
 300 – 280 = 20 (cm2 )
 Đ/S : 20 cm2
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: Tiết 56 
MẶT TRỜI ( GDBVMT)
 I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: Vai trị của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt sưởi ấm Trái Đất
 -GDBVMT: GDHS ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành 
 II/ Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 110, 111. 
 III/ Hoạt động dạy - học :	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra bài "Thú tiết 2".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới (25’) Giới thiệu bài:
 Các hoạt động
* Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
Mục tiêu: Biết được Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
 Bước 1: - Chia nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: 
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? 
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
+ Ánh sáng mặt trời toả nhiệt và toả sáng tốt vào lúc nào ?
+ Chúng ta phải bảo vệ bầu không khí thế nào để mặt trời toả nhiệt và toả sáng tốt nhất? 
+ GDBVMT : Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất.HS biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt 
* Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời 
Mục tiêu: Biết được vai trò của Mặt Trời với sự sống trên Trái Đất
Bước 1:- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý + Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? 
Bước 2:- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa.
Mục tiêu: Biết một số ứng dụng của con người và bản thân gia đình trong việc sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.- Mời một số em trả lời trước lớp.
- Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
- Giáo viên kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời.
 d) Củng cố - dặn dò:(5’)- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của thú rừng.+ Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng ?
- Lớp theo dõi.
Thảo luận theo nhóm
- Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận và đi đến thống nhất: 
+ Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng. 
+ Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào.
+ Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
+ Buổi sáng sớm, không khí trong sạch, mặt trời toả sáng và toả nhiệt tốt nhất.
+ Không xả khí thải độc hại, giữ gìn vệ sinh môi trường tốt.
- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. 
- Lớp ra ngoài trời để quan sát phong cảnh xung quanh trường, thảo luận trong nhóm .
+ Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
+ Nếu không có mặt trời thì sẽ không có sự sống trên trái đất.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn nghe về việc con người đã dùng ánh sáng mặt trời trong cuộc sống.
- Một số em lên lên kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
HSKG Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
THỂ DỤC: Tiết 56 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
 TRÒ CHƠI "NHẢY Ô TIẾP SỨC".
 I.Mục tiêu: 
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được TC “Nhảy ơ tiếp sức “. 
 II/ Địa điểm phương tiện : - Mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
 - Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
 III/ Lên lớp:	
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần.
- Lần 1, GV hô để lớp tập. Lần 3,4 cán sự hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức“.
- Nêu tên trò chơi phổ biến cách chơi và luật chơi. 
- Cho học sinh chơi thứ một lần sau đó cho chơi chính thức 2 - 3 lần.
- Nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Em số 1 nhảy từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại tiếp tục bật nhảy cho về tới ô số 1, chạm vào tay người số 2 và tiếp tục em số 2 nhảy từ ô 1 đến 1o và quay lại cứ như thế cho đến hết.
3/ Phần kết thúc:- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
12 phút
8 phút
5 phút
2-3’
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 28 
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU:	
 - Rèn luyện kỹ năng, thói quen sinh hoạt tự quản cho HS. 
 -Củng cố các nề nếp đã có. Tạo không khí học tập sôi nổi, đoàn kết giữa HS trong lớp 
 - Rèn luyện ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường, đẩy mạnh hoạt động Đội.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1 Kiểm điểm tuần 28:
- Nề nếp :+ Các em thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. 
- Sinh hoạt tập thể nghiêm túc.
+ Đảm bảo chuyên cần.
- Học tập : Phần lớn các em có sự chuẩn bị tốt cho bài thi; thực hiện việc thi cử nghiêm túc.
- Lao động : Tổ trực thực hiện tốt nhiệm vụ.
Tuyên dương : Diễm My, Thanh Nhàn, Huy Nhân, Kiều Oanh, Nhật Tân, Thu Thanh, Thi đạt nhiều thành tích trong học tập
Khuyến khích : Thanh Tam, Ngọc Trang, Bảo Trâm, Hoàng Trường có cố gắng phần đầu về các mặt
Nhắc nhở : Mang Tánh, Thành, Bích Tuyền cần cố gắng hơn nữa trong học tập
2. Phương hướng tuần 29 :
- Tiếp tục duy trì các nề nếp;
- Chuẩn bị tốt bài vở khi đến trường;
- Tăng cường việc tự học, giúp đỡ bạn cùng tiến.
 - Tiếp tục rèn giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 -Đi học đúng giờ ,học và làm bài đầy đủ.
- Tổ 4 trực nhật
 3. Sinh hoạt Đội 
 - Kiểm tra khẩu hiệu Đội - Nghi thức Đội
 - Trò chơi dân gian : Đổi chuồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc