I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được các khó khăn, trở ngại, nguy hiểm đối với các loài động vật.
- Góp phần nâng cao lòng yêu quý các loài động vật và có ý thức, trách nhiệm bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường.
II. Đối tượng: Học sinh trong lớp
III. Thời gian: 40 phút
IV. Hình thức tổ chức: Trò chơi
V. Chuẩn bị:
- 01 giá vẽ (có thể tận dụng bảng đen trên lớp).
- 02 tờ giấy Ao trắng
- 50 mảnh giấy trắng nhỏ kích thước 5x15cm, 50 bút viết hoặc bút vẽ.
- 02 bút dạ bảng khác màu
- 02 khăn bịt mắt
- Băng dính và kéo
VI. Các bước tiến hành:
1-Bước 1: Tập trung lớp, chia đội chơi (Chia thành 2 đội) và phát giấy nhỏ cho mỗi học sinh.
2-Bước 2: Mỗi đội, mỗi cá nhân thảo luận tình huống: Thỏ từ hang vào rừng kiếm ăn, trên đường đi:
+ Thỏ có thể gặp những mối đe doạ từ những sinh vật nào?
+ Thỏ có thể kiếm được những thức ăn nào trong rừng?
Sau khi thảo luận, mỗi học sinh phải ghi hoặc vẽ được một ý kiến của mình (khó khăn, trở ngại đe doạ, thức ăn kiếm được với thỏ) lên mảnh giấy trắng nhỏ được phát.
3-Bước 3: Giáo viên dán các mảnh giấy học sinh đã vẽ hoặc ghi lên trên tờ giấy Ao đã dán sẵn trên khung vẽ hoặc bảng.
Chú ý để các khoảng trống nhỏ giữa các mảnh giấy để tạo thành các đường đi.
Tuỳ theo yêu cầu mức độ khó dễ mà GV có thể dán các mảnh giấy tạo các khe nhỏ, hẹp hay rộng khác nhau.
Mỗi đội cử 02 học sinh lên tham gia phần thi tiếp theo.
Một học sinh sẽ bị bịt kín mắt, tay cầm bút dạ. Học sinh còn lại có nhiệm vụ “chỉ đường” cho bạn đi từ “Hang thỏ” đến “khu rừng”.
Học sinh bị bịt mắt theo chỉ dẫn bằng lời của học sinh kia (đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, lên trên, sang ngang ) để di chuyển bút theo các khe hẹp, tránh không chạm các “khó khăn, trở ngại”.
Sau khi từ hang đến khu rừng, 2 học sinh đổi chỗ cho nhau, học sinh bị bịt mắt thành học sinh dẫn đường và ngược lại.
Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP(GDBVMT) Ngày giảng: THÁNG 8 Bài 1:TRÒ CHƠI: CON ĐƯỜNG MAY MẮN I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được các khó khăn, trở ngại, nguy hiểm đối với các loài động vật. - Góp phần nâng cao lòng yêu quý các loài động vật và có ý thức, trách nhiệm bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường. II. Đối tượng: Học sinh trong lớp III. Thời gian: 40 phút IV. Hình thức tổ chức: Trò chơi V. Chuẩn bị: - 01 giá vẽ (có thể tận dụng bảng đen trên lớp). - 02 tờ giấy Ao trắng - 50 mảnh giấy trắng nhỏ kích thước 5x15cm, 50 bút viết hoặc bút vẽ. - 02 bút dạ bảng khác màu - 02 khăn bịt mắt - Băng dính và kéo VI. Các bước tiến hành: 1-Bước 1: Tập trung lớp, chia đội chơi (Chia thành 2 đội) và phát giấy nhỏ cho mỗi học sinh. 2-Bước 2: Mỗi đội, mỗi cá nhân thảo luận tình huống: Thỏ từ hang vào rừng kiếm ăn, trên đường đi: + Thỏ có thể gặp những mối đe doạ từ những sinh vật nào? + Thỏ có thể kiếm được những thức ăn nào trong rừng? Sau khi thảo luận, mỗi học sinh phải ghi hoặc vẽ được một ý kiến của mình (khó khăn, trở ngại đe doạ, thức ăn kiếm được với thỏ) lên mảnh giấy trắng nhỏ được phát. 3-Bước 3: Giáo viên dán các mảnh giấy học sinh đã vẽ hoặc ghi lên trên tờ giấy Ao đã dán sẵn trên khung vẽ hoặc bảng. Chú ý để các khoảng trống nhỏ giữa các mảnh giấy để tạo thành các đường đi. Tuỳ theo yêu cầu mức độ khó dễ mà GV có thể dán các mảnh giấy tạo các khe nhỏ, hẹp hay rộng khác nhau. Mỗi đội cử 02 học sinh lên tham gia phần thi tiếp theo. Một học sinh sẽ bị bịt kín mắt, tay cầm bút dạ. Học sinh còn lại có nhiệm vụ “chỉ đường” cho bạn đi từ “Hang thỏ” đến “khu rừng”. Học sinh bị bịt mắt theo chỉ dẫn bằng lời của học sinh kia (đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, lên trên, sang ngang) để di chuyển bút theo các khe hẹp, tránh không chạm các “khó khăn, trở ngại”. Sau khi từ hang đến khu rừng, 2 học sinh đổi chỗ cho nhau, học sinh bị bịt mắt thành học sinh dẫn đường và ngược lại. Lúc này, học sinh bị bịt mắt được bạn chỉ dẫn trên con đường từ khu rừng trở về đến hang. Trên hai đoạn đường, học sinh dùng hai bút màu khác nhau để thấy rõ đường đi và về. Hai đội chơi lần lượt Đội thắng cuộc là đội đi và về một cách an toàn (không chạm phải hoặc ít chạm phải các “khó khăn, trở ngại” hơn). 4-Bước 4: Giáo viên tổng kết lại theo các vấn đề: - Những khó khăn, trở ngại, nguy cơ bị đe doạ từ các loài sinh vật khác (kể cả con người). Những nguồn thức ăn của Thỏ. Từ đó nhắc nhở ý thức chăm sóc bảo vệ Thỏ cũng như các loài động vật khác trong môi trường tự nhiên. - Có thể sử dụng vào các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn hay các buổi sinh hoạt khác. - Mức độ khó dễ trong khi vẽ đường đi là do giáo viên dán các mảnh giấy tạo khe hở nên phải đảm bảo độ khó đồng đều giữa hai đội chơi. VII. Lưu ý chung: - Có thể tổ chức chia lớp thành 4 nhóm- đội nên chuẩn bị phải tăng thêm cơ sở vật chất. - Một số từ, cụm từ gợi ý: + Câu hỏi 1: Chó sói, Hổ, Báo, Trăn, Con người + Câu hỏi 2: Lá cây, Quả táo, Nước uống, Nấm -Tuỳ theo đối tượng HS mà GV có thể lựa chọn những loài động vật khác để minh hoạ, có thể lựa chọn những động vật quí hiếm, đang bị đe doạ Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP(GDBVMT) Ngày giảng: THÁNG 9 Bài 2: THI TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOÀI HOA, QUẢ I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu biết về một số loại hoa, quả gần gũi với các em. -Tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và mang tính giáo dục cao. Rèn luyện tư duy sáng tạo của các em. Thông qua cuộc thi sẽ góp phần hình thành lối sống thân thiện hơn với môi trường. II. Đối tượng: Học sinh trong lớp 3. Thời gian: 35 phút. 4. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học hoặc ở sân trường. 5. Chuẩn bị: BGK, Thư ký, các đội thi, bảng điểm Cuộc thi gồm có 4 phần Phần 1: Hiểu biết - Phần thi này GV sẽ đưa ra 4 câu đố có nội dung về các loài cây cối, hoa, quả. Sau khi nghe xong câu đố các đội thi sẽ giành quyền trả lời bằng cách phất cờ hoặc giơ tay. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu đố là 30 giây. Nếu trả lời đúng sẽ được 2 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền trả lời. Trong vòng 1 phút nếu các đội thi không đưa ra được câu trả lời đúng thì giáo viên sẽ công bố đáp án. Câu hỏi gợi ý: Câu 1: Lá thì làm mái lợp nhà Quả thì đầy nước như pha với đường Cùi thì làm kẹo quê hương Vỏ thì dệt thảm, bện thừng, khảm ghe? Là cây gì? Câu 2: Hè về hoa đỏ như son Hè đi thay áo xanh non mượt mà Bao cánh tay tỏa rộng ra Như vẫy như đón bạn ta tới trường? Là cây gì? Câu 3: Nhớ xưa từ thuở vua Hùng An Tiêm vỡ đất muôn trùng đảo xa Sóng đưa quả quí làm quà Tấm lòng thơm thảo, vua cha bùi ngùi? Là quả gì? Câu 4: Quả gì thi cử kiêng ăn E rằng cắn bút, khó khăn làm bài Chẳng qua dốt đặc cán mai Đổ cho tên quả khiến sai lạc đề? Là quả gì? Câu 5: Mình tròn lông mọc rậm rì Sao không uống rượu mặt thì đỏ au Cởi trần da trắng phau phau Đã chẳng có đầu lại chẳng có đuôi? Là quả gì? Câu 6: Da thì đen đỏ Ruột trắm hơn ngà Mùi vị đậm đà Ăn vào nhớ mãi Là quả gì? Câu 7: Từ trong làn nước trong xanh Vươn lên đón ánh nắng hồng sáng tươi Nở hoa làm đẹp cho đời Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh? Là hoa gì? Phần 2: Thi vẽ nhanh - Mỗi đội thi sẽ cử em thứ nhất lên thi vẽ nhanh về hình dáng của các loài cây cối, hoa, quả theo yêu cầu của thầy. Sau khi em này vẽ xong hình dáng của một cây ( hoặc 1 loài hoa, quả) thì em phải chạy nhanh về về vị trí của đội mình và đưa bút cho bạn thứ 2 lên vẽ tiếp, bạn thứ 2 vẽ xong thì lại chạy về đưa bút cho bạn thứ 3 lên vẽ tiếp -Mỗi hình vẽ đúng sẽ được 2 điểm, hình vẽ chưa chính xác sẽ không được điểm. Hình vẽ đúng hay hình vẽ chưa chính xác là do ban giám khảo quyết định. Phần 3: Chung sức Có thể chia lớp thành các đội thi (3 HS). GV có thể cung cấp cho 2 em HS danh sách tên của các loài hoa,quả, cây cối sẽ được mô tả nhưng thứ tự sẽ được sắp xếp khác nhau. Nhiệm vụ: 2 HS sắp xếp theo đúng thứ tự mà HS còn lại mô tả. Nếu 2 HS cùng lấy đúng 1 tên loài mà bạn mình mô tả thì mới được điểm (chỉ có 1 người đúng, còn người kia sai thì sẽ không được điểm). VD: hoa huệ, quả chanh, hoa lan, quả nho Phần 4: Hát bài hát có tên hoa, quả, cây cối - Chia HS thành 4 đội chơi. - Thông báo thể lệ trò chơi: + 4 đội sẽ rút thăm xem đội nào hát trước. + Mỗi đội phải hát được một đoạn (trong một bài hát) có nêu tên một loài hoa, quả nào đó. Sau khi đội 1 hát xong 1 đoạn có nêu tên một loài hoa, quả thì đến lượt đội 2 hát, đội 2 hát xong lại đến lượt đội 1, trò chơi cứ thế diễn ra. + Nếu sau 1 phút mà đội nào không hát được một đoạn có nêu tên một loài hoa, quả thì đội đó sẽ thua cuộc. + Nếu cùng hát tên một loài hoa, quả nhưng ở các bài hát khác nhau thì vẫn được chấp nhận. + Đoạn đã hát rồi sẽ không được hát lại. + Một bài hát mà có nêu tên nhiều loài hoa, quả thì có thể hát thành nhiều đoạn. + Mỗi HS trong đội chơi đều phải tham gia hát lần lượt. + Phát cho mỗi đội chơi 1 tờ giấy và 1 cái bút. + Sẽ có 1 phút cho cả 4 đội nghĩ và ghi tên các bài hát có tên các loài hoa, quả ra tờ giấy của đội mình 6.Lưu ý chung: Tuỳ thuộc vào đối tượng tham gia trò chơi mà lựa chọn tên của các loài hoa, quả, cây cối sao cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng lớp mà GV lựa chọn tên các loài hoa, quả, cây cối, loài vật sao cho gần gũi, quen thuộc với HS. GV nên gợi mở hoặc nói cho HS về giá trị của các loài vừa nhắc tới ở mức độ đơn giản để gợi mở tình cảm của các em đối với môi trường thiên nhiên – giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước - hướng tới một cuộc sống thân thiện với MT. Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 10 Chủ điểm VĂN NGHỆ VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: - HS biết trình bày một số bài hát, bài thơ, mẩu chuyện về Đảng, Bác Hồ - Hiểu được một số nét về tiểu sử bản thân Bác Hồ và ngày thành lập Đảng. -Giáo dục HS biết tự hào về đất nước ta, biết ơn Đảng, Bác Hồ từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn và phát huy những tinh hoa mà Đảng và Bác Hồ, ... đã tạo dựng nên. II. Chuẩn bị: -GV: Tổ chức các hoạt động. -HS: Các bài hát về quê hương đất nước. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2’ 12’ 1’ 11’ 5’ 6’ 1’ A. Ổn định tổ chức: - Cho HS hát 1 bài B. Bài mới: 1. Giới thiệu: - GV giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học 2. Giảng bài: * Hoạt động 1: Thi trình bày bài hát, thơ, kể chuyện về Đảng, Bác Hồ. - Cho HS thảo luận để nêu ra những bài hát, thơ, kể chuyện về Đảng, Bác Hồ. - Y/c đại diện các nhóm trình bày . - Y/c các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận và giới thiệu thêm về một số bài hát, thơ, mẩu chuyện về Đảng, Bác Hồ. *Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về Đảng và Bác Hồ. - Cho HS nêu những hiểu biết của bản thân về Đảng, Bác Hồ. - Mời một sỗ HS trình bày. - Y/c các HS khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận và tuyên dương các nhóm thực hiện tốt. - GV giảng : Khi còn sống Bác rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, ngày 15/10 được chọn là ngày Bác gửi thư lần cuối cùng cho thầy cô giáo (Ngành giáo dục) C. Nhận xét dặn dò: - Giáo dục HS có ý thức BVMT - GV nhận xét giờ học - Dặn HS thực hiện tốt các nội dung đã học và chuẩn bị tiết sau. - HS hát - HS lắng nghe - HS thảo luận để đưa ra những lễ hội . - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe - HS vẽ tranh sau đó thuyết minh theo tranh vẽ của mình. Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 11 Chủ điểm Hoa ñieåm 10 daâng taëng thaày coâ I- Mục tiêu: -Học sinh hiểu được tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh và học sinh đối với thầy cô giáo. -Giáo dục ý chí quyết tâm thi đua học tập tốt để tỏ lòng kính trọng các thầy cô giáo -Tỏ thái độ kình trọng và biết ơn thầy cô giáo II- Nội dung -Trao đổi về lao động sư phạm của thầy cô giáo -Phát động và đăng ký thi đua -Vui văn nghệ III- Tiến trình hoạt động 1. Hát tập thể bài: 2.Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo: -Giáo viên chủ nhiệm nêu lên những việc chính cần làm: +Nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta +Các thế hệ học trò luôn biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô giáo -Từng cá nhân trong tổ tự nhận xét về bản thân mình đã làm được những gì và làm như thế nào để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo -Đại diện các tổ nêu lên những kết quả mà thành viên của mình đã làm được, các nhóm khác góp ý bổ sung -Giáo viên chủ nhiệm nêu lên tình cảm của các em đối với thầy cô giáo được thể hiện ở lời nói, việc làm, hành động,... 3. Trao đổi tìm hiểu về lao động của thầy cô giáo: -Gọi từng tổ lên bốc thăm câu hỏi có nội dung sát với chủ đề -Các tổ bốc thăm xong đưa về để các thành viên trong tổ góp ý thêm -Từng tổ trình bày câu hỏi của mình -Ban thư ký cho điểm các tổ 4. Đăng ký thi đua tuần học tốt -Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua -Đại diện các tổ lên đọc đăng ký thi đua của tổ mình 5. Tổ chức thi văn nghệ: IV- Kết thúc -Cán bộ lớp nhận xét hoạt động của các tổ - Nhắc nhở HS ý thức tổ chức kỷ luật trong các tiết sau. Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 12 Chủ điểm: Uoáng nöôùc nhôù nguoàn I-Mục tiêu -Giúp học sinh hiểu được cuộc đời của những người con thân yêu của quê hương đất nước đã hy sinh cho hoà bình tự do, độc lập và hạnh phúc của dân tộc -Biết tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sỹ, tự giác học tập rèn luyện, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. II-Chuẩn bị: -Sưu tầm tài liệu về những người con anh hùng ở địa phương -Tìm hiều, sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi anh hùng liệt sỹ -Báo cáo kết quả điều tra -Thi sáng tác thơ, kể chuyện, hát III-Tiến trình hoạt động *Hoạt động 1: Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung của tiết học Lớp trưởng lên bàn làm việc Thư ký lớp và các thành viên của tổ lên làm việc Giới thiệu đại biểu về dự *Hoạt động 2: Lớp trưởng lên điều khiển chương trình Hát tập thể 1 bài Giới thiệu các thành viên của tổ Các đại diện lên báo cáo kết quả sưu tầm Sau khi các tổ lên báo cáo xong thư ký làm việc + Giáo viên chủ nhiệm mời đại diện tham gia cùng kể cho các em hiểu thêm về các anh hùng liệt sĩ như Thầy giáo Phan Ngọc Hiển,các bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở thị trấn Năm Căn như: mẹ Thanh, mẹ Đính,. Gọi đại diện lên hát hoặc ngâm thơ, kể chuyện IV- Kết thúc Thư ký công bố kết quả Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung các mặt hoạt động Tuyên dương tổ, cá nhân có nhiều thành tích nhất Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 1&2 Chủ điểm Mừng Đảng mừng Xuân I- Mục tiêu: -Học sinh hiểu rõ vai trò và công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước -Hiểu rằng Đảng đã đem lại mùa xuân tươi đẹp, hạnh phúc cho mọi người tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng II- Nội dung và hình thức: Nội dung -Sưu tầm, tìm hiểu phong tục tập quán truyền thốngvăn hoá những thay đổi về đời sống văn hoá ở địa phương và trong nước -Các tư liệu về ĐCSVN về truyền thống cách mạng ở địa phương và trong nước -Sưu tầm, sáng tác tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện mừng đảng mừng xuân Hình thức Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp về phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương đất nước. III- Tiến trình hoạt động : Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề Cử ban giám khảo là Ban cán sự lớp Lớp hát đồng ca bài: Mùa xuân về Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, các tổ thì giơ tay trả lời Câu hỏi: Hãy đọc một bài thơ ca ngợi Đảng, quê hương đất nước Hãy kể một câu chuyện vui về ngày tết mà bạn biết Hãy kể một số tên người anh hùng liệt sỹ ở quê hương bạn? Kể tên những truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương? Bạn hãy hát một bài hát về mùa xuân + Ban giám khảo chấm điểm và ghi điểm lên bảng + Nếu tổ trả lời trước mà chưa đủ thì tổ khác trả lời vẫn cho điểm IV- Kết thúc Người dẫn chương trình nhận xét sự chuẩn bị của các tổ Giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết quả hoạt động Thư ký lên công bố điểm cho các tổ Giáo viên chủ nhiệm công bố chủ đề tuần sau: Tìm hiểu về truyền thống ngày 8-3 và 26-3 Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN. CA HÁT VỀ MẸ VÀ CÔ. I- Mục tiêu -Học sinh hiểu được vai trò của người mẹ, người cô và người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình. -Học sinh hiểu được những nét cơ bản về mục đích vai trò và các truyền thống vẻ vang của đoàn II- Tiến trình hoạt động Nội dung Sưu tầm những bài hát về mẹ và cô giáo Trình bày những bài hát đó hay kể những mẩu chuyện về người phụ nữ Đọc một đoạn thơ về mẹ và cô giáo Hình thức Bốc thăm tự hát Hỏi đáp giữa các đội Tiến hành: Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động + Giáo viên chủ nhiệm nêu tóm tắt ý nghĩa ngày 8-3 và 26-3 Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh hoạt động Cử người dẫn chương trình, thư ký Tập thể lớp hát bài 8 tháng 3 Người dẫn chương trình điều khiển giờ học Gọi đại diện 2 đội một lên bắt thăm câu hỏi và trả lời. Câu 1: Nêu ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 Câu 2: Hát hoặc đọc thơ có nội dung nói về người phục nữ. Câu 3: Hãy nêu tên các đoàn viên thanh niên đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Em hãy kể về một gương hy sinh anh dũng đó. Câu 4: Hãy kể về một tấm gương đoàn viên vượt khó trong lao động Câu 5: Hãy nêu tên một tác giả có bài hát về đoàn Câu 6: Hãy trình bày một bài hát về gương sáng đoàn viên thanh niên Cử hai bạn của hai đội lên ngâm thơ Cử hai bạn lên kể mẩu chuyện theo chủ đề Ban giám khảo chấm điểm cho các đội IV- Kết thúc + HS hát tập thể bài Cùng nhau ta đi lên. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá nội dung giờ học, thư ký công bố kết quả Giáo viên chủ nhiệm công bố chủ đề tuần sau. Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 4 Chủ điểm HÁT MỪNG CHIẾN THẮNG 30-4 I- Mục tiêu Giúp học sinh ý thức được ý nghĩa vô cùng to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, thái độ tôn trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Luyện tập các kỷ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể II- Nội dung và hình thức Nội dung Ca ngợi những tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập của nước nhà Hiểu được truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta Hiểu ý nghĩa quan trọng của ngày 30-4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc Hình thức Biểu diễn hát múa, kể chuyện đọc thơ III- Chuẩn bị hoạt động Mỗi tổ chuẩn bị hai tiết mục văn nghệ (hát, múa, độc tấu, kể chuyện, ngâm thơ, trình bày tranh ảnh,...) có liên quan đến chủ đề Cử người dẫn chương trình Phân công trang trí lớp IV- Tiến trình hoạt động Người dẫn chương trình tuyên bố lý đoàn kết giới thiệu đại biểu Các tổ lần lượt lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ Kết thúc chương trình: Cả lớp hát bài “Như có Bác hồ trong ngày vui đại thắng” V- Kết thúc hoạt động Giáo viên chủ nhiệm đánh giá ý thức chuẩn bị của các tổ Tinh thần tham gia (Tuyên dương những học sinh nhiệt tình, ngoan, trình bày tốt) Công bố chủ đề tuần tới: Tổ chức “Hội vui học tập”. Đánh giá kết quả học tập theo chủ điểm. Ngày soạn: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày giảng: THÁNG 5 Chủ điểm BÁC HỒ KÍNH YÊU I- Mục tiêu Giúp học sinh hiểu được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc ta nói chung với thiếu nhi nói riêng Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại II- Nội dung và hình thức Nội dung Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi Hình thức Biểu diễn văn nghệ Thi hát về Bác Hồ III- Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ Về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu nội dung hoạt động Cán bộ lớp cho từng tổ chuẩn bị từ 1 đến 2 tiết mục văn nghệ Cán sự văn nghệ tập hợp các tiết mục đăng ký IV- Tiến trình hoạt động + GV giảng cho HS biết về công lao to lớn của Bác Hồ đối với sự nghiệp Cách mạng của đất nước, cuộc đời của Bác. Người dẫn chương trình giới thiệu chương trình HS các tổ thi đua biểu diễn văn nghệ V- Kết thúc hoạt động Người dẫn chương trình nhận xét chung giờ học + GV nhắc nhở HS ý thức học tập tốt để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ. Kí duyệt Nhận xét
Tài liệu đính kèm: