Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Học kỳ 1

Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Học kỳ 1

I. MỤC TIÊU:

 - Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;

 - Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;

 - Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;

 - Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Tranh, ảnh về: máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính để bàn.

+ Phòng máy và sách giáo khoa.

- Học sinh: dụng cụ học tập.

 

doc 66 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;
	- Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
	- Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
	- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: 
+ Tranh, ảnh về: máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính để bàn.
+ Phòng máy và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
1ph
35ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
3. Bài mới: Người bạn mới của em (tiết 1)
 * Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính
	- Trong cuộc sống hằng ngày chắc các em cũng đã từng nghe nhắc đến chiếc máy vi tính. Vậy theo các em máy tính có tác dụng gì? Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi
 àNhận xét.
 - Em hãy đọc thông tin về máy tính để bàn dưới đây và chia sẻ kết quả với bạn những điều mà em biết.
 à Nhận xét và nêu lại máy tính có 4 bộ phận chính: thân máy, màn hình, chuột, bàn phím. Và nêu chức năng của từng bộ phận.
 * Hoạt động 2: Một số loại máy tính thường gặp
	- Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
	- Nhận xét và tuyên dương.
 	- Ngoài máy tính để bàn thì còn có những loại máy tính nào thường gặp trong đời sống?
à Nhận xét và tuyên dương.
à Ngoài máy tính để bàn thì còn có một số loại máy tính thường gặp trong đời sống là máy tính xách tay và máy tính bảng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...
- Chuẩn bị bài Người bạn mới của em (tiết 2)
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả theo từng nhóm. 
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Lắng nghe.
- Quan sát máy tính để bàn và chia sẻ chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính:
+ Màn hình máy tính
+ Thân máy tính
+ Chuột máy tính
+ Bàn phím máy tính.
- Lắng nghe.
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời: còn có một số loại máy tính thường gặp là máy tính xách tay và máy tính bảng.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;
	- Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
	- Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
	- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: 
+ Tranh, ảnh về: máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính để bàn.
+ Phòng máy và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
3ph
33ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Hãy nêu các bộ phận chính của máy tính để bàn?
à Nhận xét + tuyên dương
- Ngoài máy tính để bàn em còn biết những loại máy tính nào?
à Nhận xét + tuyên dương	
3. Bài mới: Người bạn mới của em (tiết 2)
 * Hoạt động thực hành: 
	Bài 1: (SGK-8)Sau khi thầy/cô giáo mở chương trình WordPad, em thử gõ một vài phím trên bàn phím rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
	- Mở WordPad cho từng máy.
	- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi gõ bàn phím.
	- Cho HS xem một số bài làm của các nhóm.
à Nhận xét + tuyên dương	
	Bài 2, 3, 4: (SGK-8, 9)
	- Gọi HS đọc yêu cầu mỗi bài.
	- Thảo luận nhóm đôi làm vào sách.
	- Mỗi bài gọi 2-3 nhóm đọc bài làm của mình.
	- Gọi các nhóm khác NX.
	- Nhận xét và tuyên dương.	
* Hoạt động ứng dụng mở rộng: 
	- Có 4 chiếc thẻ và ba chiếc hộp, em hãy phân loại và sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới bằng cách điền số thứ tự của thẻ vào hộp. Hãy giải thích tại sao em sắp xếp như vậy.
	- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của mình. nhóm khác nhận xét.
	- Gọi vài nhóm nhận xét. 
	- Nêu kết quả đúng về chức năng các bộ phận của máy tính, nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
- Chuẩn bị bài Bắt đầu làm việc với máy tính (tiết 1)
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Thực hiện dưới sự giúp đỡ của GV và bạn bè.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận và làm bài
- Đọc bài làm của mình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thảo luận và đại diện các nhóm nêu kết quả:
 + 1. Màn hình à Đưa tín hiệu ra
 + 2. Thân máy à Xử lý tín hiệu
 + 3. Bàn phím à Đưa tín hiệu vào
 + 4. Chuột à Đưa tín hiệu vào.
- Nhận xét nhóm bạn
- Lắng nghe, ghi nhớ và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
BÀI 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính;
	- Thực hiện được các thao tác khởi động máy tính;
	- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong;
	- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy giáo án và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
1ph
35ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Hãy nêu các bộ phận chính của máy tính để bàn?
à Nhận xét + tuyên dương
- Máy tính có thể giúp em làm những công việc gì?
à Nhận xét + tuyên dương	
3. Bài mới: Bắt đầu làm việc với máy tính (tiết 1)
	* Hoạt động 1: Tư thế ngồi làm việc trên máy tính.
	- Đọc thông tin dưới đây, đánh dấu X vào ô trong hình có tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính.
 - Khi làm việc với máy tính, em ngồi với tư thế như thế nào là đúng?
à Nhận xét, tuyên dương và ngồi mẫu đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
 - Gọi một số học sinh thực hành ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
à Chú ý: 
 + Nên đặt đúng máy tính ở vị trí thích hợp để ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình, hoặc chiếu thẳng vào mắt.
 + Nên đứng dậy và đi lại sau khi đã sử dụng máy tính trong khoảng thời gian 30 phút.
	* Hoạt động 2: Khởi động máy tính
	a) Đọc thông tin trong hình dưới, trao đổi với bạn rồi chỉ ra vị trí công tắc khởi động trên thân máy và công tắc khởi động trên màn hình máy tính em đang sử dụng.
 - Làm thế nào để bóng đèn điện sáng?
 - Vậy để máy tính hoạt động được thì phải làm thế nào?
 - Nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính. 
 à Nhận xét và cho học sinh học thuộc các thao tác làm việc với máy tính.
 - Cho học sinh quan sát trực tiếp máy tính để nhận biết công tắc thân máy và công tắc màn hình.
 b) Em thực hiện khởi động máy tính rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình máy tính.
 - Màn hình bên được gọi là gì?
 - Trên màn hình nền có các hình xắn, phía dưới mỗi hình có dòng chữ nhỏ, được gọi là gì?
	- Mỗi biểu tượng tương ứng với một công việc của máy tính.
 * Hoạt động 3: Tắt máy tính
 - Khi không sử dụng máy tính nữa, em cần tắt máy tính theo mấy bước?
à Nhận xét và nêu lại các bước để tắt máy tính.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách ngồi làm việc với máy tính; cách khởi động và tắt máy tính.
- Chuẩn bị bài Bắt đầu làm việc với máy tính (tiết 2)
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh làm việc cá nhân, báo cáo kết quả mình đã làm được cho giáo viên.
P
P
- Học sinh trả lời: lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình máy tính, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50cm đến 80cm, tay ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên tay phải. 
- Chú ý lắng nghe và quan sát giáo viên ngồi mẫu khi làm việc với máy tính.
- Ba học sinh ngồi mẫu, các bạn còn lại quan sát và nhận xét bạn ngồi.
- Chú ý lắng nghe và đọc lại phần chú ý trong SGK.
- Lắng nghe.
- Trao đổi với bạn và chỉ ra công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- Phải bật công tắc để bóng điện phát sáng.
- Máy tính phải kết nối với nguồn điện để hoạt động. 
- Học sinh trả lời: 
 1. Bật công tắc trên thân máy.
 2. Bật công tắc trên màn hình.
- Lắng nghe và học thuộc các thao tác khi làm việc với máy tính.
- Quan sát công tắc thân máy và công tắc màn hình.
- Học sinh khởi động máy tínhtính rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình máy tính.
 Màn hình bên được gọi là màn hình nền.
- Trên màn hình nền có các hình xắn, phía dưới mỗi hình có dòng chữ nhỏ gọi là các biểu tượng. 
- Lắng nghe.
- Các bước để tắt máy tính:
 + Bước 1: Nhấn phím Windows rồi quan sát trên màn hình.
 + Bước 2: Nhấn phím à, quan sát sự thay đổi của nút Shut Down em sẽ thấy nút Shut Down sáng lên.
 + Bước 3: Nhấn phím Enter để tắt máy tính.
 + Bước 4: Tắt công tắc màn hình.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm
BÀI 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính;
	- Thực hiện được các thao tác khởi động máy tính;
	- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong;
	- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy giáo án và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
3ph
33ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Hãy nêu tư thế ngồi khi làm việc với máy tính?
à Nhận xét + tuyên dương
- Hãy nêu các bước để khởi động máy tính?
à Nhận xét + tuyên dương	
3. Bài mới: Bắt đầu làm việc với máy tính (tiết 2)
 * Hoạt động thực hành: 
	Bài 1, 2: (SGK - 13, 14)
	- Gọi HS đọc yêu cầu mỗi bài.
	- Thảo luận nhóm đôi làm vào sách.
	- Mỗi bài gọi 2-3 nhóm đọc bài làm của mình.
	- Gọi các nhóm khác NX.
	- Nhận xét và tuyên dương.	
 Bài 3: (SGK - 14) Em hãy thực hiện thao tác khởi động và tắt máy tính. Yêu cầu HS làm theo nhóm máy.
 - Theo dõi, quan sát và hướng dẫn học sinh các thực hiện các thao tác bật và tắt máy tính. 
à Nhận xét và tuyên dương.
 * Hoạt động ứng dụng, mở rộng: 
	1. Quan sát bạn bên cạnh và nhận xét tư thế của bạn khi ngồi làm việc trước máy tính. Nếu tư thế đó chưa đúng, em giúp bạn điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng.
	2. Em di chuyển chuột lên các biểu tượng trên màn hình nền và nhận xét sự thay đổi của các biểu tượng đó so với ban đầu.
	à Nhận xét + t ... ẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
3ph
33ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy sử dụng công cụ chọn hình chữ nhật để xóa hình vuông theo mẫu (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy sử dụng công cụ chọn tự do để xóa hình chiếc lá theo mẫu (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ (tiết 1) 	
	* Hoạt động 1: Sao chép chi tiết tranh vẽ.
	a) Vẽ một chiếc thuyền và lưu bài vẽ có tên là thuyen. 
	b) Thực hiện các thao tác sau để được một chiếc thuyền mới bên cạnh chiếc thuyền đã vẽ, nhưng có kích thước nhỏ hơn.
	Bước 1: Chọn toàn bộ hình con thuyền vừa vẽ bằng công cụ chọn hình chữ nhật.
	Bước 2: Chọn Copy để sao chép.
	Bước 3: Chọn Paste để dán hình vào trang vẽ. Con thuyền mới bị dán chồng lên, che mất con thuyền cũ.
	Bước 4: Đưa con trỏ chuột vào vị trí bất kì trong nét đứt xung quanh con thuyền mới. Con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình mũi tên 4 chiều, kéo thả chuột để di chuyển hình đến vị trí mới.
	Bước 5: Đưa con trỏ chuột vào góc bất kì trên nét đứt bao quanh con thuyền, con trỏ chuột sẽ chuyển sang hình mũi tên 2 chiều. Nhấn giữ nút trái chuột và kéo để thu nhỏ kích thước của con thuyền, sau đó thả nút chuột để kết thúc thao tác.
	- GV thực hiện mẫu.
 	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành để kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn.
	- Cho HS xem sản phẩm vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	Lưu ý: Khi sao chép, để hình ở trên không che khuất hình ở dưới, em thực hiện thao tác chọn hộp Select rồi chọn Transparent selection.
	* Hoạt động 2: Hoạt động thực hành.
	Vẽ các hình theo mẫu, sử dụng công cụ chọn và sao chép để tạo ra khu vườn có nhiều cây và hoa, đặt tên cho bài vẽ là khu vuon cua em rồi lưu vào thư mục trên máy tính. (hình trong SGK trang 50)
	- GV thực hiện mẫu.
 	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách sao chép, thay đổi kích thước và di chuyển chi tiết tranh vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ (tiết 2)
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát GV thực hiện mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Quan sát GV thực hiện mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tuần:	....................
Tiết:	.....................
Ngày soạn:	.
Ngày dạy:	.
	.
	.	
BÀI 5: SAO CHÉP, DI CHUYỂN CHI TIẾT TRANH VẼ (TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách sao chép, thay đổi kích thước của chi tiết đã vẽ trên bức tranh;
	- Biết cách di chuyển chi tiết đã vẽ đến vị trí mới.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy giáo án và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
3ph
33ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Từ 1 hình vuông em hãy sao chép thêm một hình vuông nữa theo mẫu (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Từ 1 hình tròn em hãy sao chép thêm một hình tròn nữa theo mẫu (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ (tiết 2) 	
	* Hoạt động 1: Hoạt động thực hành (tiếp theo).
	Vẽ các hình theo mẫu, sử dụng công cụ chọn và sao chép để tạo ra khu vườn có nhiều cây và hoa, đặt tên cho bài vẽ là khu vuon cua em rồi lưu vào thư mục trên máy tính. (hình trong SGK trang 50)
	- GV thực hiện mẫu.
 	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành để kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn.
	- Cho HS xem sản phẩm vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động 2: Hoạt động ứng dụng, mở rộng.
	1. Tàu lửa (tàu hỏa) là phương tiện giao thông đường sắt. Tàu lửa có đầu tàu, nhiều toa tàu và nhiều bánh xe. Em hãy vẽ hình đầu tàu lửa theo mẫu sau, vẽ thêm một toa tàu gắn vào đầu tàu rồi sao chép ra nhiều toa tàu khác để có một đoàn tàu. Lưu bài vẽ có tên là tau lua vào thư mục trên máy tính. (hình trong SGK trang 51)
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành.
	- Cho HS xem bài vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	2. Trao đổi với bạn và thực hiện các thao tác sau:
	- Chọn hình muốn sao chép.
	- Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới.
	- Nhận xét thao tác vừa thực hiện.
	- Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện theo nhóm máy.
	- Gọi đại diện nhóm nhận xét thao tác vừa thực hiện.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách sao chép, thay đổi kích thước và di chuyển chi tiết tranh vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ (tiết 1)
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát GV thực hiện mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và thực hiện.
- Nhận xét thao tác vừa thực hiện. Nhóm khác QS và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tuần:	....................
Tiết:	.....................
Ngày soạn:	.
Ngày dạy:	.
	.
	.	
BÀI 6: TÔ MÀU, HOÀN THIỆN TRANH VẼ (TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU:
	- Biết sử dụng công cụ tô màu để tô màu các chi tiết tranh vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy giáo án và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
3ph
33ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Từ 1 hình e-líp em hãy sao chép thêm một hình e-líp nữa theo mẫu (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Từ 1 ngôi sao em hãy sao chép thêm một ngôi sao nữa theo mẫu (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ (tiết 1)	
	* Hoạt động 1: Công cụ tô màu
	Trao đổi với bạn, chỉ ra vị trí công cụ tô màu trên phần mềm Paint
	- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi tìm công cụ tô màu trên phần mềm Paint
	- Nhận xét và tuyên dương.
	Lưu ý: Sau khi đã vẽ nét phác thảo, em cần tô màu cho bức tranh. Màu sắc phong phú, hài hòa sẽ giúp bức tranh đẹp hơn.
	* Hoạt động 2: Tô màu cho tranh
	- Mở chương trình Paint, vẽ hình theo mẫu rồi thực hiện tô màu theo hướng dẫn để được lá cờ Việt Nam.
	Bước 1: Chọn công cụ tô màu.
	Bước 2: Chọn màu đỏ trong hộp màu.
	Bước 3: Chọn vùng muốn tô màu đỏ. Nháy chuột để tô.
	Tương tự, tô màu vàng cho ngôi sao để được lá cờ Việt Nam.
	- GV thực hành mẫu vẽ và tô màu lá cờ.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành.
	- Cho HS xem bài vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động 3: Hoạt động thực hành.
	Trao đổi với bạn rồi vẽ và tô màu các hình theo mẫu sau. (SGK trang 53)
	- GV thực hành mẫu.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành.
	- Cho HS xem bài vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách sử dụng công cụ tô màu để tô màu cho tranh vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ (tiết 2)
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Quan sát GV thực hành mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Quan sát GV thực hành mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tuần:	....................
Tiết:	.....................
Ngày soạn:	.
Ngày dạy:	.
	.
	.	
BÀI 6: TÔ MÀU, HOÀN THIỆN TRANH VẼ (TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
	- Biết sử dụng công cụ tô màu để tô màu các chi tiết tranh vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy giáo án và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1ph
3ph
33ph
3ph
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy tô màu cho ngôi nhà theo mẫu sau (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy tô màu ngôi sao theo mẫu sau (cho quan sát mẫu)?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ (tiết 2)	
	* Hoạt động 1: Hoạt động thực hành (tiếp theo)
	1. Trao đổi với bạn rồi vẽ và tô màu các hình theo mẫu sau. (SGK trang 53)
	- Yêu cầu HS thực hành tiếp phần thực hành của bài trước theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành.
	- Cho HS xem bài vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	2. Mở bài vẽ tau lua đã vẽ ở Bài 5, thực hiện tô màu cho bức tranh.
	3. Mở bài vẽ khu vuon cua em đã vẽ ở Bài 5, thực hiện tô màu cho bức tranh rồi so sánh với bạn xem ai tô đẹp hơn.
	- Đối với câu 2, 3 GV nhắc lại cách mở bài vẽ đã lưu, sau đó thực hành mẫu.	
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành để kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn
	- Cho HS xem bài vẽ của một số máy.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động 2: Hoạt động ứng dụng, mở rộng.
	Em thực hiện các yêu cầu sau:
	a) Vẽ hình vuông lên trang vẽ.
	b) Chọn công cụ tô màu. Nháy chọn màu cho ô Color 2.
	c) Di chuyển con trỏ chuột vào hình vuông vừa vẽ rồi nháy nút phải chuột.
	d) Quan sát sự thay đổi màu của hình vuông, so sánh điểm giống nhau và khác nhau khi chọn màu ở ô Color 1 và chọn màu ở ô Color 2 để tô.
	- Yêu cầu HS thực hành và thảo luận theo nhóm máy để so sánh điểm giống nhau và khác nhau khi chọn màu ở ô Color 1 và chọn màu ở ô Color 2 để tô.
	- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gọi nhóm khác nhận xét.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách sử dụng công cụ tô màu để tô màu cho tranh vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Thực hành tổng hợp (tiết 1)
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát GV thực hành mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thực hành và thảo luận theo nhóm máy.
- Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_huong_dan_hoc_tin_hoc_lop_3_hoc_ky_1.doc