Giáo án Khoa học 5 - Tuần 1 đến 8 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Giáo án Khoa học 5 - Tuần 1 đến 8 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Bài:SỰ SINH SẢN

I. MỤC TIÊU:

 Sau giờ học, HS có khả năng:

 - Nhận ra sự giống nhau giữa bố (mẹ) và con cái về những đặc điểm bên ngoài.

 - Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

 - Tỏ thái độ trân trọng, tự hào về những đặc điểm nổi bật của dòng họ; không có thái độ miệt thị người khác khi thấy những dấu hiệu bên ngoài khác biệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Một số tấm phiếu để chơi trò chơi “Bé là con ai?”. Mỗi tấm phiếu này có kích thước tương đương một tấm bưu ảnh, trên đó vẽ hình của một em bé hoặc hình của bố hay mẹ của em bé đó. Hình vẽ theo kiểu hoạt hình. Nên chia thành các bộ giống nhau để chơi nhóm.

 VD: + Mẹ (bố) của bé có mái tóc quăn thì cũng vẽ bé có mái tóc quăn.

 + Mẹ (bố) của bé có khuôn mặt dài thì cũng vẽ bé có khuôn mặt dài

 - Các hình ảnh minh hoạ bài học trong SGK trang 4, 5 được phóng to.

 

doc 45 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Tuần 1 đến 8 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TUẦN : 1 – 8.
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
NĂM 1
NĂM 2
01
01
Sự sinh sản 
 / / 
 / / 
3
02
Nam hay nữ 
 / / 
 / / 
6
02
03
Nam hay nữ 
 / / 
 / / 
9
04
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
 / / 
 / / 
11
03
05
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
 / / 
 / / 
13
06
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 / / 
 / / 
16
04
07
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
 / / 
 / / 
19
08
Vệ sinh tuổi dậy thì.
 / / 
 / / 
22
KÝ DUYỆT
28
05
09
Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện.
 / / 
 / / 
29
10
Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện.
 / / 
 / / 
31
06
11
Dùng thuốc an toàn.
 / / 
 / / 
33
12
Phòng bệnh sốt rét.
 / / 
 / / 
36
07
13
Phòng bệnh sốt xuất huyết.
 / / 
 / / 
38
14
Phòng bệnh viêm não.
 / / 
 / / 
40
08
15
Phòng bệnh viêm gan A 
 / / 
 / / 
41
16
Phòng tránh HIV / AIDS
 / / 
 / / 
43
KÝ DUYỆT
45
CHƯƠNG I
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Tuần: 01.
Tiết: 01.
Bài:SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU:
	Sau giờ học, HS có khả năng:
	- Nhận ra sự giống nhau giữa bố (mẹ) và con cái về những đặc điểm bên ngoài.
	- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
	- Tỏ thái độ trân trọng, tự hào về những đặc điểm nổi bật của dòng họ; không có thái độ miệt thị người khác khi thấy những dấu hiệu bên ngoài khác biệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số tấm phiếu để chơi trò chơi “Bé là con ai?”. Mỗi tấm phiếu này có kích thước tương đương một tấm bưu ảnh, trên đó vẽ hình của một em bé hoặc hình của bố hay mẹ của em bé đó. Hình vẽ theo kiểu hoạt hình. Nên chia thành các bộ giống nhau để chơi nhóm.
	VD:	+ Mẹ (bố) của bé có mái tóc quăn thì cũng vẽ bé có mái tóc quăn.
	+ Mẹ (bố) của bé có khuôn mặt dài thì cũng vẽ bé có khuôn mặt dài
	- Các hình ảnh minh hoạ bài học trong SGK trang 4, 5 được phóng to. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. GIỚI THIỆU SGK MỚI 
- GV gợi ý để HS nêu một số đặc điểm của sách, tạo hứng thú cho HS về cuốn sacch1 mới em đang có và sẽ tìm hiểu.
- HS làm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi gợi ý.
+ Đây là quyển sách Khoa học mới của chúng ta. Những hình ảnh trang bìa minh hoạ một số kiến thức mới mà năm học này chúng ta sẽ tìm hiểu. Theo em, đó là những kiến thức khoa học nào?
+ Môn Khoa học lớp 5 cung cấp kiến thức về một số hiện tượng khoa học, các kiến thức về động vật và thực vật
+ Hãy mở trang mục lục để biết rõ hơn các mảng kiến thức chính và nói to để các bạn cùng nghe!
+ Mở trang 148 và đọc to tên chương. Các mảng kiến thức chính: Con người và sức khoẻ; Vật chất và năng lượng; thực vật và động vật; Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Hãy giở trang thứ hai của sách. Tưong tự lớp 4, SGK Khoa học 5 cũng quy định một số dấu hiệu đọc và học bài trong sách. Hai bạn trong một nhóm hãy cùng nói to kí hiệu và quy định ấy.
+ Lần lượt từng cặp HS nêu: “ Kính lúp” – Quan sát tranh và trả lời: “Dấu chấm hỏi” – Liên hệ thực tế và trả lời; “Cái kéo và quả đấm” – Trò chơi học tập; “Bút chì” – Vẽ; “Ống nhòm” – Thực hành, thí nghiệm, làm bài tập; “Bóng đèn toả sáng” – Bạn cần biết. 
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU 
- GV nêu: Bài học đầu tiên của chương trình hôm nay chúng ta tìm hiểu đó là: Sự sinh sản – một bài học thuộc chủ đề Con người và sức khoẻ. Qua bài học này, thầy mong muốn chúng ta sẽ hiểu biết hơn về sự sinh sản, biết được con cái và bố mẹ thường có những đặc điểm giống nhau.
- HS nghe và mở SGK trang 4.
2.2. HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHƠI “Bé là ai?” 
a. Nêu yêu cầu: Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài qua việc tham gia một trò chơi với tên gọi “Bé là ai?” nhé!
b. GV phổ biến luật chơi: 
- HS lắng nghe luật chơi; nêu thắc mắc nếu chưa hiểu yêu cầu.
- Trò chơi diễn ra giữa các nhóm 4 HS.
- Chia nhóm ngẫu nhiên theo vị trí.
- Mỗi nhóm được phát 1 bộ tranh vẽ hình các ông bố (bà mẹ) và con của họ à GV phát tranh cho HS.
- Các nhóm nhận tranh.
- Trong vòng 2 phút, nhóm nào nhanh chóng tìm và xếp hình của bố (mẹ) với hình của con cho tương ứng thè sẽ được gắn lên bảng và ghi được 10 điểm tốc độ và 10 điểm cho mỗi cặp hình đúng. Nếu quá giờ mà chưa xong thì không được tính điểm thời gian, chỉ được tính điểm của những cặp hình đã xếp.
- HS tham gia trò chơi.
c. Tiến hành:
- GV tổ chức tính thời gian; quan sát các nhóm chơi.
- HS thảo luận nhóm, sắp xếp theo cặp tương ứng và nhanh chóng gắn bài lên bảng lớp.
d. Kết thúc trò chơi:
- GV tuyên dương các nhóm HS thực hiện nhanh và ghi điểm tốc độ cho các nhóm lên để kiểm tra kết quả theo GV.
- Trưởng nhóm lên tính điểm.
- Đặt câu hỏi phát vấn:
- Trả lời câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta có thể tìm được bố (mẹ) cho các bé?
+ Có thể tìm được bố (mẹ) cho các bé vì giữa bố (mẹ) và các em có nhiều điểm giống nhau.
+ Qua trò chơi chúng ta rút ra được điều gì?
+ Mọi trẻ em đều do bố mẹ sing ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- GV kết luận theo nội dung câu hỏi thứ hai và ghi bảng: Bố (mẹ) và con cái thương có nhiều điểm giống nhau.
- HS ghi tóm tắt vào vở.
2.2. HOẠT ĐỘNG 2: LÀM VIỆC VỚI SGK 
a. GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 1, 2, 3 trong SGK rang 4, 5 và đọc thầm thông tin trong hình.
- HS quan sát hình và đọc thầm thông tin theo yêu cầu.
b. GV yêu cầu HS nêu lại những thông tin về gia đình bạn Liên theo SGK.
- 2 HS lên bảng chỉ hình, nêu câu hỏi và trả lời thông tin cần thiết:
+ Lúc đầu gia đình bạn Liên có 2 người. Đó là bố và mẹ bạn.
+ Hiện nay, gia đình bạn Liên có ba người. Đó là bố, mẹ bạn và bạn Liên.
+ Sắp tới, gia đình bạn sẽ có thêm một người. Đó là em của Liên. (Có thể là 2 em nếu mẹ sinh đôi)
c. GV yêu cầu HS trao đổi với bạn kế bên những thông tin liên hệ với gia đình mình như về gia đình bạn Liên:
- HS trao đổi nhóm đôi rồi khoảng 5 cặp lần lượt đứng lên giới thiệu về mình hay về bạn mình bằng cách đặt câu hỏi và trả lời bạn hoặc tự giới thiệu.
+ Bạn đang sống cùng ai?
+ Lúc đầu gia đình có những ai, sau đó có gì thay đổi về những người trong gia đình?
d. GV yêu cầu HS trao đổi về ý ngiã của sự sinh sản qua các câu hỏi:
- Nghe và trả lời câu hỏi.
- Với mỗi dòng họ, mỗi gia đình thì sinh sản có ý nghĩa thế nào?
- Với mỗi dòng họ, gia đình thì sinh sản giúp cho dòng họ duy trì.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Nếu con người không có khả năng sinh sản thì cả dòng họ sẽ chẳng còn ai và loài người sẽ không còn.
- GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
- GV ghi bảng tóm tắt: sinh sản à dòng họ được duy trì
- HS ghi bài vào vở.
2.4. HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT BÀO HỌC VÀ DẶN DÒ 
a. Tổng kết: GV HỎI: Qua bài học hôm nay chúng ta hiểu rõ điều gì về sự sinh sản ở con người?
- HS trả lời theo nội dung bài học đã ghi hoặc như phần Bạn cần biết trang 5.
b. Dặn dò:
- GV nêu: Mỗi gia đình, mỗi dòng họ đều có những đặc điểm nổi bật, riêng biệt như mái tóc, màu da, dáng người. Vì thế chúng ta nên tự hào về những nét nổi bật đó. Không nên có thái độ xấu hổ hay miệt thị người khác khi thấy những dấu hiệu bên ngoài khác biệt.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau:
+ Xem trước bài 2, 3.
+ Chuẩn bị 1 ảnh của lớp mình hay một nhóm bạn.
+ Chuẩn bị 1 bức ảnh gia đình có mặt em cùng bố mẹ.
Tuần: 01.
Tiết: 02.
Bài:NAM HAY NỮ
I. MỤC TIÊU:
	Sau giờ học, HS có khả năng:
	- Phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
	- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm xã hội về nam và nữ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Hình ảnh minh hoạ trang 6, 7, 8; ảnh chụp tập thể HS lớp học – nếu có.
	- Các tấm phiếu ghi sẵn nội dung như bài tập trang 8 yêu cầu; bảng phụ kẻ 3 cột, nam châm hoặc đất dính (chuẩn bị khoảng 4 bộ).
	- Hoa thưởng (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Trong tiết học trước chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của sự sinh sản. Em hãy cầm ảnh của gia đình mình (hoặc bạn) giới thiệu với cả lớp ít nhất một đặc điểm chung nhất của em với bố (mẹ).
- 4 HS lần lượt làm theo yêu cầu của GV.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU 
- GV đặt vấn đề:
- HS nghe và trả lời câu hỏi của GV.
+ Lớp mình có bao nhiêu bạn nam và bao nhiêu bạn nữ?
+ Lớp có  bạn nam và bạn nữ.
+ Dựa vào đâu em biết được điều đó?
+ Có thể biết được vì: bạn nữ thì có tóc dài; bạn nam thì tóc ngắn
- GV nêu: Chúng ta có phần chưa mạnh dạn nói về giới tính nam và nữ. Thầy nghĩa không nên có thái độ như vậy. Tại sao thế? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khoa học về giới tính của mình. Thầy tin rằng, khi ai hỏi các em một câu như cô đã hỏi, các em sẽ có những cơ sở khoa học để trả lời mà không e ngại. Bài học được chia thành 2 tiết. Ơû tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu các đặc điểm về mặt sinh học v ... sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Học sinh trả lời + học sinh khác nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Phòng bệnh viêm não” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: 
+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi
 _HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng 
_HS lắc chuông để báo hiệu nhóm đã làm xong 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
 _HS trình bày kết quả :
 1 – c ; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a 
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
+ Bước 1: 
- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:
 +Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tánh bệnh viêm não 
_ H 1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
_H 2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não 
_H 3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà
_H 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống r4nh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước 
+ Bước 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi :
+Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
* Giáo viên kết luận: 
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. 
- Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. 
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Đọc mục bạn cần biết 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Nêu nguyên nhân cách lây truyền?
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A” 
- Nhận xét tiết học 
__________________________________________________________-
Tiết 15 : 
Bài: PHÒNG BỆNH
 VIÊM GAN A
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	Học sinh nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A 
2. Kĩ năng: 	Hoc sinh nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A. Học sinh nêu được cách phòng bệnh viêm gan A 
3. Thái độ: 	Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A . 
II. CHUẨN BỊ:
- 	Thầy: Tranh phóng to, thông tin số liệu.
- 	Trò : HS sưu tầm thông tin 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chọn quả
- 3 học sinh
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não?
- Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra.
- Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào?
- Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang cho người lành.
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể cũng bị di chứng lâu dài như bại liệt, mất trí nhớ ...
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh
- Cần có thói quen ngũ màn kể cả ban ngày
- Chuồng gia xúc để xa nhà 
- Làm vệ sinh môi trường xung quanh 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: Hiện nay ở nước ta bệnh viêm gan đang có chiều hướng gia tăng, bệnh viêm gan ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đến sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu cặn kẽ hơn căn bệnh này hôm nay cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu bệnh viêm gan qua bài “Phòng bệnh viêm gan A” ® Giáo viên ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A . Nhận được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
- Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (hoặc nhóm bàn)
- Giáo viên phát câu hỏi thảo luận
- Giáo viên yêu cầu đọc nội dung thảo luận
- Nhóm 1, 3, 5 (Hoặc nhóm bàn). Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát trang 32 . Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được.
+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? 
+ Do vi rút viêm gan A
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
+ Bệnh lây qua đường tiêu hóa 
Ÿ Giáo viên chốt
- Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận
(Giáo viên kẻ khung như SGK, nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên dán băng giấy nội dung bài học vào bảng lớp) 
- Nhóm 2, 4, 6
* Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng bệnh viêm gan A .
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
* Bước 1 :
_GV yêu cầu HS quan sát hình và TLCH :
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A
_HS trình bày :
+H 2: Uống nước đun sôi để nguội
+H 3: Ăn thức ăn đã nấu chín
+H 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn
+H 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện 
* Bước 2 :
- Lớp nhận xét 
_GV nêu câu hỏi :
+Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A
+Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ?
+Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?
_GV kết luận : (SGV Tr 69)
- Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, không uống rượu. 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. 
- 1 học sinh đọc câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên điền từ và bảng phụ (giấy bìa lớn). 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng tránh HIV/AIDS 
- Nhận xét tiết học 
____________________________________________________________
Tiết 16 : 
Bài: PHÒNG TRÁNH
HIV / AIDS
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 	Học sinh giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì. Nêu được các đường lây nhiễm và cách phòng tránh HIV. 
2. Kĩ năng: 	Nhận ra được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và trách nhiệm của mọi người trong việc phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK/35 - Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 34 SGK (đủ cho mỗi nhóm 1 bộ). 
- 	Trò: Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các thông tin về HIV/AIDS. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ:i “Phòng bệnh viêm gan A” 
- Trò chơi “Bão thỗi” gọi 4 em tham gia “Hái hoa dân chủ”. 
- 4 học sinh có số gọi lên chọn bông hoa có kèm câu hỏi ® trả lời.
- Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 
- Do vi-rút viêm gan A, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. 
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? 
- Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. 
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Phòng tránh HIV / AIDS” 
- Ghi bảng tựa bài 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đ.thoại 
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 (hoặc 6) nhóm (chia nhóm theo thẻ hình). 
- Học sinh họp thành nhóm (Học sinh có thẻ hình giống nhau họp thành 1 nhóm). 
- Giáo viên phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to. 
- Đại diện nhóm nhận bộ phiếu và giấy khổ to. 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). 
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp.
® 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp ® các nhóm còn lại nhận xét. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp. 
Kết quả như sau: 
1 -c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 - a 
- Như vậy, hãy cho thầy biết HIV là gì? 
- Học sinh nêu 
® Ghi bảng: 
HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. 
- AIDS là gì? 
- Học sinh nêu 
® Giáo viên chốt: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể (đính bảng). 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trực quan 
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: 
+Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
® Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
- Học sinh nhắc lại
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Động não 
- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói tiếng “Hết” học sinh trả lời bằng thẻ Đ - S. 
- Học sinh giơ thẻ 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS.”
- Nhận xét tiết học 
DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC I.doc