bài 15 : vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa ( 1 tiết )
i.mục tiêu:
-hs biết đặc điểm , tác dụng của các vật liệu , dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau, hoa.
-biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản .
-có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
ii.đồ dùng dạy học:
-mẫu : hạt giống , một số loại phân hoá học, phân vị sinh, cuốc, cào , vồ dập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
Ngày tháng năm TUẦN : Bài 15 : VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA ( 1 TIẾT ) I.MỤC TIÊU: -HS biết đặc điểm , tác dụng của các vật liệu , dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau, hoa. -Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản . -Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Mẫu : hạt giống , một số loại phân hoá học, phân vị sinh, cuốc, cào , vồ dập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25phút 5 phút 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -Gv gọi 1 – 2 em lên trả lời các câu hỏi sau : +Nêu ích lợi của việc trồng rau ? +Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày trong gia đình em ? -Nhận xét – Đánh giá. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp : +HS biết đặc điểm , tác dụng của các vật liệu , dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau, hoa. +Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản . +Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa. .Qua bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa” -GV ghi tựa bài lên bảng. b.Dạy – Học bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. -GV hướng dẫn HS đọc nội dung 1 trong SGK. -GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên , tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa. -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. -GV nhận xét các câu trả lời của HS và bổ sung: +Muốn gieo trồng bất cứ một loại cây trồng nào , trước hết phải có hạt giống ( hoặc cây giống ) . không có hạt giống , cây giống thì không thể tiến hành trồng trọt được. Có rất nhiều loại hạt giống rau, hoa khác nhau. Mỗi loại hạt giống có kích thước , hình dạng hạt khác nhau ( GV giới thiệu một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị để HS quan sát . +Cây cần dinh dưỡng để lớn lên, ra hoa , kết qủa. Phân bón là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây. Có nhiều loại phân bón. Sử dụng loại phân bón nào và sử dụng như thế nào còn tuỳ thuộc vào loại cây rau , hoa chúng ta trồng . +Nơi nào có đất trồng , nơi đó có` thể trồng được rau , hoa . Trong điều kiện không có vườn , ruộng , chúng ta có thể cho đất vào những dụng cụ như chậu, thùng , xô, hộp gỗ . Để trồng rau hoặc hoa. -GV kết luận nội dung 1 theo các ý chính trong SGK *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng , chăm sóc rau, hoa. -GV hướng dẫn HS đọc mục 2 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng , cấu tạo , cách sử dụng một số dụngcụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau , hoa . Sau đó nhận xét và giới thiệu từng dụng cụ. VD: +Têu dụng cụ : Tên cuốc +Cấu tạo : Có hai bộ phận là lưỡi cuốc và cán cuốc . +Cách sử dụng ; Một tay cầm gần giữa cuốc , không cầm gần lưỡi cuốc quá ( vì khó cuốc ) ,tay kia cầm gần phía đuôi cuốc . -Đối với mỗi dụng cụ GV yêu cầu hoặc gợi ý HS vận dụng hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi ở từng mục trong bài . -GV nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ như không đứng hoặc ngồi trước người đang sử dụng cuốc, không được cầm dụng cụ để đùa nghịch, phải rửa sạch dụng cụ và để vào nơi quy định sau khi đã dùng xong. -GV bổ sung. -GV tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc trước bài mới . -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -1 – 2 HS trả lời . HS cả lớp theo dõi nhận xét -Lắng nghe. -Lắng nghe, HS đọc nội dung 1 trong SGK. -1 vài HS nêu tên , tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa. Cả lớp theo dõi nhận xét . -Thực hiện yêu cầu . -Lắng nghe . -HS đọc mục 2 trong SGK. 1 vài HS trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng , cấu tạo , cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau , hoa . -Lắng nghe. Thực hiện yêu cầu. -HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. Ngày tháng năm TUẦN : Bài 16 : ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA (1 TIẾT ) I.MỤC TIÊU: -HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. -Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Pho to hình trong SGK trên giấy khổ lớn hoặc sưu tầm một số tranh ảnh minh hoạ những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh sđối với cây rau , hoa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25phút 5 phút 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV chấm một số bài thực hành của HS tiết HS trước. -Nhận xét – Đánh giá. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài : Trong quá trình sinh trưởng phát triển , cây rau , hoa chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh . Các yếu tố này giúp cho cây sinh trưỡng , phát riển nhanh hay chậm, tốt hay xấu , điều này chúng ta sẽ được tìm hiểu và giải đáp trong bài học hôm nay. Qua bài : Điều kiện ngoại cảnh cuả cây rau, hoa. -GV ghi tựa bài lên bảng. b.Dạy – Học bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến -GV treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Cây rau , hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ? +GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận : Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ , nước , ánh sáng , chất dinh dưỡng , đất , không khí . *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau , hoa -GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK -Gợi ý HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau , hoa . Trong mỗi yếu tố GV cần lưu ý làm cho HS nắm được 2 ý cơ bản +Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện ngoại cảnh. +Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp . -GV cần liên hệ với các kiến thức về khí hậu ở môn Địa lí để HS tiếp thu bài tốt hơn . @Nhiệt độ : -GV đặt một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời: +Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? +Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? Nêu ví dụ . +Hãy nêu tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau. -GV nhận xét và kết luận: Mỗi một loại rau , hoa đều phát triển tốt ở một nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết qủa cao . @Nước: -GV nêu các câu hỏi : +Cây rau , hoa lấy nước ở đâu? +Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK -GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu tóm tắt: +Thiếu nước, cây chậm lớn, khô héo. +Thừa nước, cây bị úng , bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu, bệnh phá hại. @Aùnh sáng: -GV đặt câu hỏi: +Quan sát tranh, em hãy cho biết , cây nhận ánh sáng từ đâu? +Aùnh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau , hoa? +Quan sát những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì? +Vậy , muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào? -GV nhận xét , tóm tắt ý chính của HS. @Chất dinh dưỡng : -GV đặt câu hỏi: +Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm , lân , kali, canxi. +Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là phân bón +Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất. +Đặt câu hỏi và gợi ý để HS nêu nhận xét khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng . -GV nhận xét , tóm tắt . -GV liên hệ thực tế : Khi trồng rau , hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tùy loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp. @Không khí: -GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguồn cung cấp không khí cho cây. -GV đặc câu hỏi và gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học ở môn học khác để nêu tác dụng của không khí đối với cây. -GV nêu vấn đề : Vậy phải làm thế nào để đảm bảo có đủ không khí cho cây? -GV kết luận hoạt động 2 và nhấn mạnh : Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian , khoảng cách , tưới nước , bón phân làm đất . Để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây . -GV gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trước khi kết thúc bài học . 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc trước bài mới . -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe. -Lắng nghe, HS quan sát nh ... ệm nhỏ như sau : Chọn 40 hạt giống của cùng một loại hạt giống . Đem gieo số hạt giống đó vào hai đĩa, mỗi đĩa 20 hạt . Các bước thử độ nảy mầm thực hiện như nhau nhưng một đĩa không được tưới nước để khô và một đĩa được tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ độ ẩm. Quan sát , theo dõi và so sánh sự nẩy mầm của hạt giống ở hai đĩa và nêu nhận xét . 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành. -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe. -Lắng nghe, HS quan sát nhận xét . -Lắng nghe . -1 vài HS trả lời, cả lớp nhận xét . -HS dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt. -HS đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống. -Lắng nghe. -1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. Cả lớp quan sát nhận xét . -HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa . -Lắng nghe. Ngày tháng năm TUẦN : Bài 18 : THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU, HOA( 3 TIẾT ) TIẾT 2 Th.gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 Phút 4 phút 25 phút 5 Phút 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV hệ thống lại các kiến thực trọng tâm của tiết học trước. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài: -Để giúp các em ôn lại, khắc sâu kiến thức bài học của tiết học tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá lại kết qủa thực hành của mình trong tiết 2 bài : Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa -GV ghi tựa bài lên bảng b.Hoạt động Dạy – Học: *Hoạt động 4: Đánh giá kết qủa học tập của HS. -GV nhắc lại một số nội dung chủ yếu và những công việc đã thực hành tiết 1 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành . -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: +Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật +Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong quy định kĩ thuật +Thử thử độ nảy mầm của hạt có kết qủa +Ghi chép được kết qủa theo dõi , quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét . -GV nhận xét , đánh giá kết qủa học tập của một số HS. 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “Gieo hạt giống rau , hoa” -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe -Lắng nghe. -HS trưng bày sản phẩm thực hành . -HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. Ngày tháng năm TUẦN : Bài 19 : GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA (2 TIẾT ) TIẾT 1 I.MỤC TIÊU: -Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa -Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất -Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Vật liệu và dụng cụ: +Một số loại hạt giống rau, hoa hoặc đậu +Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt . Đất +Đầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống . +Đất đã lên luống ( ở nơi có vườn trường) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 phút 4 phút 25phút 5 Phút 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV chấm một số bài thực hành của HS tiết HS trước. -Nhận xét – Đánh giá. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp HS : +Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa +Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất +Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . Qua bài ”Gieo hạt giống rau, hoa” -GV ghi tựa bài lên bảng. b.Dạy – Học bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt. -GV hướng dẫn HS đọc nội dung bài học trong SGK -GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình kĩ thuật gieo hạt, và gợi ý để HS giải thích tại sao phải chọn hạt giống , làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt . -GV nhận xét và giải thích. -GV yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm đã học ở bài trước . -GV treo tranh , hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt . GV gợi ý để HS trả lời các câu hỏi trong SGK -GV nhận xét và giải thích thêm : +Gieo đều hạt trên luống , trên rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con. Nếu gieo hạt theo hốc thì mỗi hốc gieo 2 – 3 hạt để đề phòng có hạt không nảy mầm được . Khi hạt phát triển thành cây con sẽ chọn ra và giữ lại cây khoẻ, loại bỏ cây yếu cong queo hoặc bị sâu , bệnh +Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ , độ ẩm cho hạt nảy mầm , lớp đất phủ phải là đất nhỏ , nếu phủ bằng cục to hoặc phủ đất quá dày mầm của hạt khó mà chui ra khỏi mặt đất , hoặc sẽ bị cong queo . Vì vậy phải dùng rỗ sàng mắt nhỏ để sàng đất phủ lên hạt , các loại hạt rau , hoa thường bé chỉ cần phủ lớp đất mỏng để hạt mọc dễ dàng . +Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm có như vậy hạt mới nảy mầm được . Chú ý không được tưới quá nhiều nước hoặc tưới thành vũng trên luống vì sẽ làm cho hạt úng . tốt nhất nên dùng bình phun để tưới dưới dạng sương mù . Có thể phủ rơm , ra lên trên mặt luống sau khi gieo hạt để giữ cho đất không bị khô *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạ t động 2 tại vườn trường. Nếu không có vườn trường , GV cần chuẩn bị 1 chậu đất hoặc túi bầu đựng đất để hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và gieo hạt . -GV yêu cầu 1 – 2 HS thực hiện lại thao tác GV hướng dẫn. -GV nhận xét 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành. -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe. -Thực hiện yêu cầu . -Một số HS nhắc lại quy trình, trả lời câu hỏi .Cả lớp lắng nghe nhận xét. 1-2 HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm đã học ở bài trước . -HS quan sát và nêu các bước gieo hạt -Lắng nghe. -HS nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt . GV hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK . Chú ý thực hiện những điểm cần lưu ý đã nêu ở hoạt động 1 . -1 – 2 HS thực hiện lại thao tác GV hướng dẫn . HS cả lớp quan sát nhận xét Ngày tháng năm TUẦN : Bài 19 : GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA (2 TIẾT ) TIẾT 2 Th.gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 Phút 4 phút 25 phút 5 Phút 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của tiết học trước. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài: -Để giúp các em ôn lại, khắc sâu kiến thức bài học của tiết học tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá lại kết qủa thực hành của mình trong tiết 2 bài : Gieo hạt giống rau , hoa -GV ghi tựa bài lên bảng b.Hoạt động Dạy – Học: *Hoạt động 3 : HS thực hành gieo hạt giống rau , hoa: -GV tổ chức cho HS thực hành gieo hạt trên luống ( Nếu trường có vườn trường ) , Nếu không có GV có thể tổ chức cho HS tập gieo hạt vào bầu đất ( hoặc hộp chứa đất ). -GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của HS và chỉ định 1 – 2 HS nhắc lại các bước gieo hạt. -GV nêu thời gian và nhiệm vụ : Gieo hạt trên luống đất hoặc bầu đất theo quy trình . -GV phân chia các nhóm , nơi làm việc. -GV lưu ý HS khi thực hành: +Thực hành đúng vị trí được phâncông +Thực hiện đúng các thao tác trong quy trình kĩ thuật +Chú ý đảm bảo an toàn khi lao động . -GV nhắc nhở HS dán tên của mình trên luống đất hoặc trong bầu đất theo hướng dẫn của GV và xếp vào nơi quy định . -Vệ sinh dụng cụ , chân tay sau khi thực hành. *Hoạt động 4: Đánh giá kết qủa học tập của HS. -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: +Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật +Gieo hạt cách đều , phủ đất và tưới nước đúng cách. +Hoàn thành đúng thời gian quy định. -GV nhận xét , đánh giá kết qủa học tập của một số HS. 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “Trồng cây rau , hoa” -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe -Lắng nghe. -1 – 2 HS nhắc lại các bước gieo hạt. -Các nhóm phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm như cuốc hốc, gieo hạt, tưới nước . -HS thực hành trên luống đất hoặc trong bầu đất theo hướng dẫn của GV. -HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
Tài liệu đính kèm: