Giáo án Lịch sử + Địa lí 4, 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hàm Nghi

Giáo án Lịch sử + Địa lí 4, 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hàm Nghi

 KĨ THUẬT:

 NUÔI DƯỠNG GÀ

I. MỤC TIÊU:

 - Biết mục đích củ việc nuôi dưỡng gà

 - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống . Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống

ở gia đình hoặc địa phương

II. CHUẨN BỊ: SGK, VBT

III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, động não.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử + Địa lí 4, 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 10/1/2014 
Ngày giảng: Chiều thứ hai (13/1/2014) Lớp: 5D
 KĨ THUẬT:
NUÔI DƯỠNG GÀ 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết mục đích củ việc nuôi dưỡng gà 
 - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống . Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống 
ở gia đình hoặc địa phương 
II. CHUẨN BỊ: SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, động não.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 
?Nêu một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà?
? Nêu tác dụng chủ yếu của một số thức ăn 2.Bài mới:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học. 
* Nội dung:
*HĐ 1: Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Yêu cầu H nêu khái niệm của nuôi dưỡng. 
- H liên hệ trong thực tế công việc chăn nuôi ở gia đình như cho gà ăn uống như thế nào? Ăn những thức ăn gì? 
- Yêu cầu H đọc thầm nội dung mục 1 SGK. Thảo luận nhóm 2, nêu mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà? 
*HĐ2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
a) Cách cho gà ăn:
- H đọc thầm mục 2a, SGK thảo luận nhóm 2 nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng. 
- H liên hệ thực tiễn cách cho gà ăn ở gia đình, so sánh cách cho gà ăn ở trong bài
? Em hãy cho biết vì sao gà giò cần phải cung cấp nhiều chất bột đường và chất đạm?
?Theo em, cần cho gà gà đẻ ăn những thức ăn nào để có đủ chất đạm, bột đường và vitamin?
- Chốt lại cách cho gà ăn uống như SGK.
b) Cách cho gà ăn uống:
- H nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật.
- H đọc thầm mục 2b, SGK nêu cách cho gà uống?
- GV kết luận như SGK.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Dặn H chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 H trả lời
- 1 H trả lời
- H nhắc lại đề.
công việc cho gà ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
- H liên hệ công việc nuôi dưỡng gà trong thực tế.
- H suy nghĩ thảo luận nhóm 2, rồi nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà 
- H suy nghĩ thảo luận theo nhóm 2.
- H liên hệ thực tiễn .
- H suy nghĩ trả lời 
- H lắng nghe 
- H suy nghĩ nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật
- H đọc thầm, nêu 
- H lắng nghe
- H lắng nghe 
TIẾNG VIỆT( ÔN ) 
LUYÊN TẬP TẢ NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh biết cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2H đọc bài văn tả người thân đang làm việc ở tiết trước.
- Nghe, nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài.
*HĐ1: 
- Ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em.
-Yêu cầu H đọc đề, giúp H phân tích đề, nắm kĩ yêu cầu của đề bài. 
*HĐ2: Làm bài
- Yêu cầu H làm bài.
- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ.
- Tổ chức H trình bày
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành bài văn chưa hoàn chỉnh.
- Chơi trò chơi: Hái hoa
- H đọc.
- Nghe, nhận xét.
- H đọc đề bài.
- H trả lời, bạn nhận xét, bổ sung
- H làm bài vào vở. 
- 4-5 em bài văn của mình, lớp nghe, nhận xét.
- H lắng nghe.
KỂ CHUYỆN
CHIẾC ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
 1. Rèn kỹ năng nói:
 - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện .
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe cô kể chuyện, nhớ câu chuyện.
 - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK (tranh phóng to)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: Cho lớp hát một bài 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:	
*HĐ 1: GV kể chuyện. 
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần hai, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to.
Giải thích từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
*HĐ 2: HS kể chuyện.
- Gọi 1 H đọc to các yêu cầu của giờ kể chuyện.
- Tổ chức cho H kể chuyện theo nhóm 4. Mỗi H kể 1/2 câu chuyện ( kể theo 2 tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho H thi kể chuyện trước lớp.
+ Một vài tốp H, mỗi tốp 2 hoặc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. Yêu cầu tối thiểu: HS kể được vắn tắt nội dung từng đọan theo tranh. Yêu cầu cao hơn: HS kể từng đoạn cụ thể. 
- Một, hai H kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1,2 H kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu các nhóm rút ra ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn H chuẩn bị bài sau : Kể chuyện về tấm gương sống và làm việc theo pháp luật 
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát 
- 1 H nhắc lại đề.
- H lắng nghe.
- Lắng nghe, kết hợp xem tranh.
- 1 H đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- H kể chuyện theo nhóm.
- H thi kể chuyện trước lớp.
- Một hai em khá, giỏi kể
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Rút ra ý nghĩa 
- H lắng nghe .
Ngày soạn: 10/1/2014 
Ngày giảng: Thứ ba ( 14/1/2014) Lớp: 4A, 4B, 4C, 4D, 4E
ĐỊA LÍ LỚP 4
THAØNH PHOÁ HAÛI PHOØNG
I.MỤC TIÊU: HS biết :
 Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng:
 - Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm. 
 - Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
 - Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
 - Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, hỏi đáp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Thủ đô Hà Nội.
- Gọi H trả lời câu hỏi SGK.
Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
*Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ bước sang tìm hiểu một thành phố mới, nơi được mệnh danh là “thành phố cảng”
*HĐ1: Thảo luận nhóm
Thảo luận theo gợi ý:
? Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
Trả lời các câu hỏi của mục 1/SGK
? Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trỏ thành một cảng biển?
? Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng
Giúp H hoàn thiện câu trả lời
*HĐ2: Hoạt động cả lớp
Trả lời câu hỏi:
? So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
? Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
? Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng?
Bổ sung: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thuỷ.
*HĐ3: Hoạt động nhóm
Thảo luận theo gợi ý:
? Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch?
GV giúp H hoàn thiện câu trả lời
GV bổ sung: Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú: nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam, thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
4.Củng cố, dặn dò: 
? Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
? Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trỏ thành một cảng biển?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: đồng bằng Nam Bộ.
2-3 H trả lời
H nhận xét
Nghe.
- H dựa vào SGK, các bản đồ hành chính và giao thông Việt Nam, tranh, ảnh thảo luận .
- Đại diện H trả lời câu hỏi.
- Các nhóm khác bổ sung
H dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết của bản thân trao đổi. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
H nối tiếp trả lời.
Lớp lắng nghe.
 ****************************
Ngày soạn: 10/12/2013 
Ngày giảng: Thứ ba (14/ 12/ 2013) Lớp: 5A, 5B
 Thứ năm (16/1/2014) Lớp: 5E, 5C, 5D
ĐịA LÍ LỚP 5
CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể:
- Nêu được tên các châu lục và các đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ..; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á:
+ Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương.
+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á:
+ 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.
+ Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ.
II. CHUẨN BỊ:
- Quả địa cầu (hoặc bản đồ thế giới).
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Các hình minh hoạ của SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
Giới thiệu bài
 Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện tượng địa lí các châu lục, khu vực Đông Nam Á, một số nước đại diện cho các châu lục. Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu Á.
Hoạt động 1
Các châu lục và các đại dương trên thế giới
châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới
- Hỏi H cả lớp:
? Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết?
- Khi H trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
- Nêu: Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của từng châu lục và đại dương trên quả địa cầu.
- Yêu cầu H quan sát hình 1 Lược đồ các châu lục và đại dương để tìm vị trí các châu lục và các đại dương trên thế giới.
- Gọi H lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, các đại dương trên quả địa cầu, hoặc bản đồ thế giới.
- Kết luận: Trái Đất chúng ta có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu á là một trong 6 châu lục của Trái Đất.
- H nối tiếp nhau trả lời, mỗi em chỉ cần nêu tên một châu lục hoặc một đại dương mà mình biết.
+ Các châu lục trên thế giới:
	1. Châu Mĩ.
	2. Châu âu
	3. Châu Phi
	4. Châu á
	5. Châu đại dương
	6. Châu Nam cực
+ Các đại dương trên thế giới:
	1. Thái Bình Dương
	2. Đại Tây Dương
	3. ấn Độ Dương
	4. Bắc Băng Dương
- 2 H ngồi cạnh nhau vừa nêu tên châu lục, đại dương vừa chỉ vị trí tương ứng với châu lục, đại dương đó trên lược đồ.
- 3 H lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu. Lưu ý: chỉ theo đường bao quanh của châu lục, của đại dương, không được chỉ vào một điểm.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 2
Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á
- Treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu Á (hoặc viết vào phiếu giao cho H).
- Tổ chức H làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
? Chỉ vị trí của châu á trên lược đồ cho biết châu á gồm những phần nào?
? Các phía của châu á tiếp giáp các châu lục đại dương nào?
? Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng trên Trái Đất?
? Châu Á chịu ảnh hưởng các các đới khí hậu nào?
- Mời 1 H khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Nhận xét kết quả làm việc của H, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
Kết quả thảo luận tốt là:
Chỉ theo đường bao quanh châu Á
Nêu: Châu Á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh.
Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với châu Phi.
+ Phía Tây,Tây Bắc giáp với châu Âu.
Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
Châu Á chịu ảnh hưởng của các ba đới khí hậu:
Hàn đới ở phía Bắc Á. Ôn đới ở giữa lục địa châu Á. Nhiệt đới ở Nam Á.
- 1 H lên điều khiển thảo luận:
+ Nêu câu hỏi 1.
+ Mời đại diện một cặp trình bày.
+ Mời các bạn khác bổ sung ý kiến.
+ Kết luận câu trả lời đúng.
+ Tiến hành tương tự với các câu tiếp theo.
Hoạt động 3
Diện tích và dân số châu Á
- Treo bảng số liệu về diện tích và dấn số các chấu lục, yêu cầu H nêu tên và công dụng của bảng số liệu.
- Nêu yêu cầu H đọc bảng số liệu và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- Giảng: Liên Bang Nga có lãnh thổ nằm trên hai châu lục, một phần ở châu Âu còn phần kia lại thuộc châu Á. Dân số của Liên Bang Nga một phần thuộc dân số châu Âu, một phần thuộc dân số châu Á. Trong bảng sô liệu, dân số của Liên Bang Nga không được tính vào dân số của châu á mà được tính cả vào dân số châu Âu.
- Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của châu Á với diện tích các châu lục khác trên thế giới.
- Kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất.
- 1 H: Bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích, dân số của các châu lục với nhau.
- H nêu theo ý hiểu của mình.
- H so sánh, nêu ý kiến trước lớp: Diện tích châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích châu đại dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
Hoạt động 4
Các khu vực của châu Á và
nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực
- Treo lược đồ các khu vực châu Á, và hỏi H: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- Yêu cầu H làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập.
- H đọc lược đồ, đọc phần chú giải và nêu: Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa dình châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
- H chia nhóm 6, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu bài tập.
- Mỗi nhóm vào giấy khổ A0
- Mời 1 nhóm H dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi.
- Kết luận về phiếu làm đúng sau đó kết luận: Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a, cao nhất thế giới.
- Một nhóm H trình bày trước lớp. H cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 5
Thi mô tả các cảnh đẹp của châu á
- Yêu cầu H dựa vào các hình minh hoạ a, b, c, d, e và hình 2 trang 103 SGK, mô tả vẻ đẹp một số cảnh thiên nhiên của châu á.
- Chọn 5 H tham gia cuộc thi, mỗi H mô tả một hình.
- H tự chọn một hình và xung phong tham gia thi mô tả trước lớp.
- 5 H lần lượt mô tả, các H khác theo dõi nhận xét và bình chọn bạn mô tả hay nhất.
- GV tổng kết cuộc thi và nêu: Thiên nhiên châu á rất đa dạng và phong phú. Châu á có 3 phía giáp các biển và đại dương nên có nhiều cảnh biển đẹp. Đến khu vực Trung Á lại có hoang mạc và bán hoang mạc. Châu Á cũng có nhiều đồng bằng cây cối xanh tốt, khu vực Bắc Á lại nổi tiếng với rừng tai-ga, là rừng cây lá kim. Hi-ma-lay-a là nơi cao nhất của thế giới với những dãy núi cao đồ sộ, đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ. Chính lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ cực Bắc đến qua Xích đạo tất cả các đới khí hậu đã làm cho thiên nhiên châu Á phong phú và đa dạng.
Củng cố, dặn dò
- Gọi H nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của khu vực châu Á. Khi H trả lời ghi nhanh lên bảng thành sơ đồ.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò H về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á.
- Một số H nêu các đặc điểm của châu Á.
Châu Á
Đặc điểm tự nhiên: 3/4 là núi và cao nguyên, có nhiều núi cao đồ sộ, có đủ các đới khí hậu. Thiên nhiên phong phú đa dạng
Giới hạn: Phía Bắc, Đông, Nam giáp biển; phía Tây giáp châu Phi, châu Âu
Ví trí: Nằm ở phía bán cầu Bắc
KHOA 4
*********************************
Ngày soạn: 12/12/2014 
Ngày giảng: Thứ năm (16/ 1/ 2014) Lớp: 5A
 Thứ sáu (17/1/2014) Lớp: 5E, 5D, 5C, 5B
LỊCH SỬ LỚP 5
CHIEÁN THAÉNG LÒCH SÖÛ ÑIEÄN BIEÂN PHUÛ
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học HS nêu được:
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ hành chính VN.
- Các hình minh hoạ của SGK.
 - Phiếu học tập của HS.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY –HỌC:
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi H lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm H.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
*HĐ1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp. 
- Yêu cầu H đọc SGK và tìm hiểu 2 khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- Treo bản đồ hành chính VN yêu cầu H lên bảng chỉ vị trí của Điện Biên Phủ
- Nêu một số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
? Theo em vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
- Nêu:với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
* HĐ2: Chiến dịch Điện Biên Phủ
 - Chia H thành 4 nhóm, giáo cho mỗi nhóm thảo luận về một trong các vấn đề sau(tham khảo sách thiết kế 103)
- Tổ chức cho H từng nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của H, bổ sung những ý mà H chưa phát hiện được.
- Gọi 1-2 HS tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên sơ đồ.
- Nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
-Dặn Hvề nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-3-4 H lần lượt lên bảng trả lời theo nội dung câu hỏi của GV.
- Nhận xét.
- H nghe, nhắc lại tên bài học.
- H đọc chú thích của SGK và nêu.
-2-3 H lần lượt lên bảng chỉ.
- Nghe.
-H nêu ý kién.
-Nghe.
-H chia thành nhóm cùng thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm.
-Đại diện 4 nhóm H lên trình bày vấn đề của nhóm mình.
-Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
-H trình bày trên sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
Nghe.
***********************
Ngày soạn: 12/1/2014 
Ngày giảng: Thứ năm (16/ 1/ 2014) Lớp: 4B, 4A
 Thứ sáu (17/1/2014) Lớp: 4C, 4D, 4E
LỊCH SỬ LỚP 4
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU:
- Năm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của Trần, Hồ Quý Ly - một đại của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo án, phiếu thảo luận, sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phiếu thảo luận.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
* Giới thiệu, ghi đầu bài.
* HĐ1: Tình hình nước ta cuối thời trần
-Tổ chức cho H thảo luận nhóm chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu học tập.Y/C thảo luận 
- Chốt lại nội dung bài. 
* HĐ2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần
? Em biết gì về Hồ Quý Ly?
? Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
? Theo em việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay là sai? Vì sao?
?Vì sao nhà Hồ lại không chống được quân xâm lược nhà Minh?
Chốt rút ra bài học
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
Hát
- Nghe.
- H đọc từ đầuàđủ điều
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giữa thế kỉ 14 nhà Trần bước vào thời kì suy yếu, các vua quan ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn khốc, nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta.
- Nghe.
-1H đọc:trước tình hìnhàhết
-Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.
-Hồ Quý Ly thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.Quy định lại số ruộng đất nô tì của quan lại quý tộc nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm nạn đói, nhà giàu phải bán thóc và phải tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- Việc Hồ Quý Lytruất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng thụ, không quan tâm đến phát triển đất nước, ND đói khổ giặc ngoại xâm lăm le xâm lược.Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn.
-Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội,chưa đủ thời gian thu phục lòng dân,dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp XH
-H đọc bài học
Lắng nghe.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an su dia 45 tuan 19.docx