Giáo án Lớp 1 + 3 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Phong Minh

Giáo án Lớp 1 + 3 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Phong Minh

Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :

- Hiểu bài toán có một phép trừ; bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

+ HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK / 148

* HS Khuyết tật biết thực hiện các bài tập theo yêu cầu.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC.

III. Các hoạt động dạy học :

I. Kiểm tra bài cũ :

- Điền dấu >, <,>

35 . 37 48 . 40 + 8

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 + 3 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Phong Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
CHÀO CỜ 
Tập trung toàn trường
LỚP 1
LỚP 3
TOÁN
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :
- Hiểu bài toán có một phép trừ; bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
+ HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK / 148
* HS Khuyết tật biết thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, BC.
III. Các hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Điền dấu >, <, =
35 ... 37 48 ... 40 + 8
84 ... 79 90 ... 70 + 0
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu cách giải và cách trình bày bài giải :
a. Hướng dẫn tìm hiểu bài toán :
Bài toán : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV ghi tóm tắt lên bảng và gọi HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.
b. Hướng dẫn HS giải toán :
- Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm phép tính gì ?
- Ai có thể nêu được phép tính ?
- Bài giải gồm những phần nào ?
- HS trình bày bài giải.
* GIẢI LAO
2. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/148) Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có 2 con bay đi. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu con chim trên cành ta làm phép tính gì ?
- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.
- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 (SGK/149)An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả bóng ?
- GV hướng dẫn như bài 1.
- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.
- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 (SGK/149) Đàn vịt có 8 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con vịt ?
- GV hướng dẫn như bài 1.
- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.
- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò :
- Bài toán giải gồm những phần nào ?
- Nhận xét tiết học. 
ĐẠO ĐỨC
CHÀO HỞI VÀ TẠM BIỆT
I.Mục tiêu: 
1. Học sinh hiểu:
-Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay.
-Cách chào hỏi, tạm biệt.
-Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
-Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ:
-Tôn trọng, lễ độ với người lớn.
-Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
3. Học sinh có kĩ năng hành vi:
 -Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
-Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
-Đồ dùng để hố trang đơn giản khi sắm vai.
-Bài ca “Con chim vành khuyên”.
III. Các hoạt động dạy học :
1.KTBC: 
Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?
Gọi 2 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” bài tập 4:
Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
Giáo viên nêu ra các tình huống dưới dạng các câu hỏi để học sinh xử lý tình huống:
Khi gặp nhau (bạn với bạn, học trò với thầy cô giáo, với người lớn tuổi)  .
Khi chia tay nhau  .
Hoạt động 2: Thảo luận lớp:
Nội dung thảo luận:
1.Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
2.Em cảm thấy như thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được đáp lại?
Em chào bạn nhưng bạn cố tình không đáp lại?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận: 
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau.
Thực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng lúc.
TẬP ĐỌC
NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.
-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
Ôn các vần yêu, iêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần yêu và iêu
Hiểu từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
-Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
-HTL khổ thơ em thích.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
1.KTBC : Nhận xét bài KTĐK giữa học kỳ 2, rút kinh nghiệm cho học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Hàng xoan: (hàng ¹ hàn), xao xuyến: (x ¹ s), lảnh lót: (l¹ n)
Thơm phức: (phức ¹ phứt).
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là thơm phức ?
Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào ?
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần yêu, iêu.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngồi bài có vần iêu 
Bài tập 3:
Nói câu có chứa tiếng mang vần iêu ?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ 
+ Nhìn thấy gì?
Nghe thấy gì?
Ngửi thấy gì?
Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm tồn bài văn.
Luyện HTL một khổ thơ.
Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích.
Luyện nói:
Nói về ngôi nhà em mơ ước.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Dọn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I / Mục tiêu:
1. Kiến thức kỹ năng : 
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con.
- Hiểu ND: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo (Trả lời được các CH trong SGK) 
 KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
HS khá giỏi biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của ngựa con 
2.GDKNS :
-Tự nhận thức
-Xác định giá trị bản thân
-Lắng nghe tích cực 
-Tư duy phê phán 
-Kiểm sốt cảm xúc
II / Đồ dùng dạy - học: 
1.Phương pháp : 
Trình bày ý kiến cá nhân 
-Thảo luận nhóm
 -Hỏi đáp trước lớp
2.Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng kể lại chuyện "Quả táo" (tiết 1 tuần ôn tập).
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm tồn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Nghe cha nói ngựa con có phản ứng như thế nào ? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4.
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì ? 
 d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3 nhóm thi đọc phân vai .
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vu:ï 
- Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện kể lại tồn chuyện bằng lời của Ngựa Con.
2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Nhắc HS: Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng "tôi" hoặc "mình" - Yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh, nói nhanh ND từng tranh. 
- Mời 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
- Mời một em kể lại tồn bộ câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn HS kể hay nhất.
đ) Củng cố- dặn dò: 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới. 
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
A/ Mục tiêu : 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
Bài 1, Bài 2 , Bài 3, Bài 4 ( a ) 
B/ Đồ dùng dạy học : 
 Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học: 
1.KTBC : 
- Gọi HS lên bảng làm BT: Tìm số liền trước và số liền sau của các số:
 23 789 ; 40 107 ; 75 669 ; 99 999.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
* Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Giáo viên ghi bảng: 
 999  1012
- Yêu cầu quan sát nêu nhận xét và tự điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích.
- Gọi 1HS lên bảng điền dấu và giải thích, GV kết luận.
- Tương tự yêu cầu so sánh hai số 
 9790 và 9786.
- Tương tự yêu cầu so sánh tiếp các cặp số : 3772 ... 3605 8513 ... 8502
 4579 ... 5974 655 ... 1032
- Mời 2HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
* So sánh các số trong phạm vi 100 000 
- Yêu cầu so sánh hai số:
 100 000 và 99999 
- Mời một em lên bảng điền và giải thích.
- Yêu cầu HS tự so sánh 76200 và 76199.
- Mời một em lên so sánh điền dấu trên bảng.
- Nhận xét đánh giá bài làm của HS.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào  ...  hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể:
Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.
Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.
Lời cụ già: ôn tồn.
Lời cô bé: ngoan ngỗn lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đến các cánh hoa: “ Trời ! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa! ”.
Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
	Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đốn diễn biến của câu chuyện.
MỸ THUẬT
GV chuyên soạn giảng
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức kỹ năng : 
 - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... dựa theo gợi ý (BT1) 
- Viết lại được 1 tin thể thao (BT2) 
GV yêu cầu HS 
đọc bài Tin thể thao (SGK Tr 86 – 87) trước khi học bài TLV
*Điều chỉnh : GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS. (bài tập 1).
- Không yêu cầu làm bài tập 2 
2.GDKNS :
Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét.
-Quản lí thời gian 
-Giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực.
 B/Đồ dùng dạy học : 
1.Phương pháp :
Đặt câu hỏi 
-Thảo luận cặp đôi-chia sẻ 
-Trình bày ý kiến cá nhân
2.Đồ dùng dạy học : 
Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý về một trận thi đấu thể thao, tranh ảnh một số trận thi đấu thể thao, một số tờ báo có tin thể thao. 
C/Hoạt động dạy - học:	
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài TLV của HS trong tiết KTĐK
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. (Theo địa phương) 
- Nhắc nhở HS: có thể kể về buổi thi đấu thể thao mà em được trực tiếp thấy trên sân vận động, sân trường hoặc qua ti vi 
+ Không nhất thiết phải kê đúng như gợi ý mà có thể thay đổi trình tự để câu chuyện hấp dẫn hơn. 
- Mời một em kể mẫu và giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu HS tập kẻ theo cặp.
- Mời một số em lên thi kể trước lớp.
- Nhận xét khen những em kể hấp dẫn. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà tiếp tục hồn chỉnh lời kể để có một bài viết hay trong tiết TLV tuần sau.
TOÁN
ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH - XĂNG-TI-MÉT VUÔNG	
A/ Mục tiêu : 
- Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-met vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm 
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông 
Bài 1, bài 2, bài 3
B/ Đồ dung dạy học: 
Mỗi em một hình vuông cạnh 1cm. 
C/ Các hoạt động dạy học: 
1.KTBC : 
- Đưa ra 1 hình vuông A gồm 4 ô vuông, 1 hình chữ nhật B gồm 5 ô vuông. Yêu cầu HS so sánh diện tích của 2 hình A và B
- Nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
* Giới thiệu xăng-ti-mét vuông : 
- Giới thiệu: Để đo diện tích các hình ta dùng đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. 
 xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm ra đo.
- KL: Đó là 1 xăng-ti-mét vuông.
- Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2
- Ghi bảng: 3cm2 ; 9cm2 ; 279cm2, gọi HS đọc.
- GV đọc, gọi 2HS lên bảng ghi: mười lăm xăng-ti-mét vuông. Hai mươi ba xăng-ti-mét vuông.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 3 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu.
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu:
 Hình A gồm 6 ô vuông 1cm2 .
 Diện tích hình A bằng 6cm2 
- Yêu cầu HS tự làm câu còn lại. 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: - Gọi một em nêu yêu cầu bài. 
- Mời 3 em đại diện cho 3 dãy lên bảng tính.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4 :( Nếu còn thời gian)
- Gọi HS đọc bài tốn.
- Hướng dẫn HS phân tích bài tốn.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
d) Củng cố - dặn dò:
- Đưa ra 1 số hình bằng bìa có kẻ ô vuông 1cm, yêu cầu HS nêu diện tích của mỗi hình đó.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRỜI
A/ Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
- Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời 
B/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh trong sách trang 110, 111. 
 C/ Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Thú tiết 2".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: 
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? 
+ Khi ra ngồi trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt 
* Hoạt động 2: Quan sát ngồi trời 
Bước 1:
- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý :
+ Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? 
Bước 2:
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Mời một số em trả lời trước lớp.
- Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
- Giáo viên kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời.
 d) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
MỸ THUẬT
GV chuyên soạn giảng
SINH HỌAT TẬP THỂ- Tuần 28
I,- Mục tiêu:
 Gv đánh giá hoạt động tuần qua và đề ra phương hướng , nhiệm vụ hoạt động tuần tới.
II,-Biện pháp xử lí và khắc phục những ưu điểm và khuyết điểm :
1,Đối với những hs có những ưu điểm :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
2,-Đối với những H/s mắc khuyết điểm :.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III,-Kế hoạch tuần tới (Căn cứ vào những ưu- khuyết tuần qua và kế hoạch hoạt động của nhà trường):
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doclop ghep 1 3.doc