Giáo án Lớp 1 Tuần 1 (kèm kỹ năng sống)

Giáo án Lớp 1 Tuần 1 (kèm kỹ năng sống)

Tiếng Việt

Ổn định tổ chức

I. MỤC TIÊU

- HS làm quen với sách Tiếng Việt, vở BTTV, bảng cài, bảng con.

- Xác định tư thế ngồi học, cách đưa tay phát biểu, cách đưa bảng, lau bảng.

- Có chú ý làm đúng theo hướng dẫn cầm sách, đọc sách, cầm bảng và đọc bảng con.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Sách giáo khoa, bảng con.

- HS : Sách giáo khoa, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khởi động : Hát

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở và ĐDHT của HS.

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài :

b. Các hoạt động :

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 1 (kèm kỹ năng sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
SHDC
Học vần
Học vần
Mỹthuật
Đạo đức
ổn định tổ chức
ổn định tổ chức
Em là học sinh lớp một ( tiết 1)
Ba
Học vần
Học vần
Âm nhạc
Tốn
Các nét cơ bản
Các nét cơ bản
Tiết học đầu tiên
Tư
Học vần
Học vần
Thể dục
Tốn
TNXH
Bài: e
Bài: e
Nhiều hơn ít hơn
Cơ thể chúng ta
Năm
Học vần
Học vần
Tốn
T. cơng
Bài: b
Bài: b
Hình vuơng, hình trịn.
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ cơng
Sáu 
Học vần
Học vần
Tốn
SHL
Dấu sắc
Dấu sắc
Hình tam giác
¯ ™ 
Tiếng Việt
Ổn định tổ chức
I. MỤC TIÊU
HS làm quen với sách Tiếng Việt, vở BTTV, bảng cài, bảng con.
Xác định tư thế ngồi học, cách đưa tay phát biểu, cách đưa bảng, lau bảng.
Có chú ý làm đúng theo hướng dẫn cầm sách, đọc sách, cầm bảng và đọc bảng con.
II. CHUẨN BỊ
GV : Sách giáo khoa, bảng con.
HS : Sách giáo khoa, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở và ĐDHT của HS.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Các hoạt động :
TIẾT 1
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5/
10/
8/
* Hoạt động 1 : Giới thiệu đồ dùng học Tiếng Việt.
- Mục tiêu : HS làm quen 1 số ĐDHT Tiếng Việt.
- GV g. thiệu sách Tiếng Việt, vở BT Tiếng Việt, bảng chữ mẫu cho HS
* Hoạt động 2 : Xây dựng tư thế học.
- Mục tiêu : HS biết được tư thế ngồi học và cách đưa tay phát biểu.
- GV h. dẫn tư thế ngồi học : lưng thẳng, tay để trên bàn, mắt nhìn bảng.
- Cách đưa tay phát biểu.
Giải lao
* Hoạt động 3 : Xây dựng tư thế sử dụng ĐDHT.
- Mục tiêu : HS biết được cách cầm bảng, lau bảng và cầm sách đọc.
 - GV hướng dẫn HS cách :
* Cầm bảng, đưa bảng và lau bảng : tay trái cầm phía trên của bảng, tay phải lau bảng đưa ra ngoài chỗ ngồi.
* Cầm sách, đọc sách : cầm sách hai tay, khoảng cách vừa tầm mắt cách vở 25cm, không gấp sách. 
- Qu/ sát, nhận biết.
- Thực hành.
- Tay trái.
- Hát
- Quan sát, nhận biết.
TIẾT 2
25/
* Hoạt động 1 : Thực hành
- Mục tiêu : HS biết thực hiện đúng theo hướng dẫn.
- GV cho HS thực hành từng bước.
- Hướng dẫn HS chỉnh sửa.
- HS làm theo thao mẫu của GV.
Củng cố : 5 /
Hỏi lại tư thế ngồi.
Tại sao phải ngồi đúng tư thế ? ( tránh vẹo cột sống )
Thi đua : cách ngồi và cách cầm bảng.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà thực hành lại những gì đã học.
Chuẩn bị : Các nét cơ bản
Rút kinh nghiệm : 
Môn : Tiếng Việt
Tên bài học : Các nét cơ bản
I. MỤC TIÊU Giúp HS nhận biết 
Nhận biết được các nét cơ bản trong Tiếng Việt.
Viết được đúng các nét cơ bản.
Rèn tính cẩn thận lúc ban đầu học đọc và viết.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Chữ viết mẫu.
HS : Bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra ĐDHT, tư thế ngồi học, cách đưa tay. 
Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
 b. Các hoạt động :
TIẾT 1
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15/
8/
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các nét cơ bản
- Mục tiêu : HS bước đầu làm quen với các nét cơ bản.
- Gi/thiệu chữ mẫu, nét cơ bản trong TV
 * Nét ngang 
 * Nét sổ thẳng 
 * Nét xiên phải 
 * Nét xiên trái 
 * Nét móc xuôi 
 * Nét móc ngược 
 * Nét móc hai đầu 
 * Nét cong hở phải 
 * Nét cong hở trái 
 * Nét cong kín 
 * Nét khuyết trên 
 * Nét khuyết dưới 
 * Nét xoắn đầu 
 * Nét xoắn giữa 
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 2 : Viết các nét cơ bản
- Mục tiêu : HS viết đúng các nét cơ bản.
- GV hd quy trình viết và viết mẫu.
- Quan sát, đọc tên các nét.
- Hát
- HS quan sát, viết bảng con.
TIẾT 2
25/
* Hoạt động 3 : Viết vở tập viết
- Mục tiêu : HS viết được sạch đẹp các nét cơ bản vào vở.
- Cách tiến hành :
+ GV hd HS viết vào vở tập viết 1.
+ Q/ sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút và độ cao các nét.
+ Chấm, sửa 1 số vở.
- Viết vở tập viết 1.
4. Củng cố : 5 /
Nhắc lại tên các nét cơ bản.
Thi dua viết các nét.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Về rèn đọc, viết ở bảng con.
Chuẩn bị : Âm e
Rút kinh nghiệm : 
Tên bài học : Âm e
Môn : Học âm
I. MỤC TIÊU 
Làm quen, nhận biết được âm e.
Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “ Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình”.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Tranh minh hoạ.
HS : Bộ ghép chữ TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Cho HS viết các nét cơ bản vào bảng con.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động :
 	 TIẾT 1
TL
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
13/
10/
* Hoạt động 1 : Dạy chữ e.
- Mục tiêu : HS nhận biết được âm e.
- Cách tiến hành :
- GV hd HS nhận diện chữ e qua tranh SGK.
- Giới thiệu chữ mẫu.
- Tìm và ghép chữ e.
- GVKL: Âm e là một nét thắt.
- Phát âm chữ e – Đọc mẫu.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 2 : Viết chữ e
- Mục tiêu : HS viết đúng qu/ trình chữ e.
- Cách tiến hành :
+ GV hd quy trình viết mẫu.
- Q/sát và nhận diện.
- HS quan sát.
- Lớp ghép âm e.
- HS nhắc lại KL
- HS đọc cá nhân–đồng thanh
- Hát
- Q/sát, viết bảng con.
TIẾT 2
10/
8/
5/
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Mục tiêu : HS đọc đúng chữ e và tiếng chứa âm e.
+ Cho HS đọc lại âm, tiếng qua tranh SGK.
* Hoạt động 2 : Luyện viết
- Mục tiêu : HS viết đúng chữ e vào vở Tập viết 1.
- GV h/d HS viết vở tập viết chữ e.
- Lưu ý tư thế ngồi viết của HS, cách cầm bút.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 3 : Luyện nói
- Mục tiêu : HS phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình”.
- Cách tiến hành :
+ GV h/d HS q/sát tranh SGK, nêu câu hỏi gợi ý cho HS luyện nói.
ë Các con vật đang làm gì ?
- KL : Người và vật đều có lớp học như nhau.
- Q/sát tranh, đọc cá nhân, lớp. 
- HS viết vở.
- Hát. 
- Q/sát tranh, đôi bạn hỏi đáp. HS khá giỏi luyện nói 4 – 5 câu 
Củng cố : 5 /
Cho HS đọc lại bài, thi đua tìm chữ vừa học.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Chuẩn bị : Âm b
Rút kinh nghiệm : 
Môn : Tiếng Việt
Tên bài học : Âm
I. MỤC TIÊU 
HS làm quen, nhận biết được chữ và âm b. Đọc được be
Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động học tập của trẻ em và của các con vật.
II. CHUẨN BỊ 
GV: tranh minh hoa.ï 
HS: bộ ghép chữ TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : HS đọc, viết âm e. Nhận xét.
Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động :
TIẾT 1
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15/
8/
* Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm b.
- Mục tiêu : HS nhận biết chữ b, tiếng be.
- GV h/d HS nhận dạng chữ b qua tiếng trong tranh: bé, bà, bóng, bê.
- H/d, phân tích, phát âm b, tiếng be. 
-H/d HS, ghép âm, tiếng, ph/ tích, đọc.
- Hd HS đánh vần tiếng be.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 2 : Viết.
- Mục tiêu : HS viết được chữ b, tiếng be.
- Cách tiến hành :
+ GV h/d HS qui trình và viết mẫu.
- Q/sát và nhận diện.
- Cá nhân, tổ, lớp.
- HS cài âm , tiếng. Phân tích, đọc.
- Cá nhân, tổ, lớp.
- Hát.
- HS q/s , viết bảng con b, be.
TIẾT 2
8/
7/
8/
* Hoạt động 1 : Luyện đọc.
- Mục tiêu : HS đọc đúng chữ b, tiếng be.
- Cách tiến hành :
+ GV h/d HS đọc bảng lớp, đọc SGK.
* Hoạt động 2 : Luyện viết.
- Mục tiêu : HS tô đúng, đẹp chữ b, tiếng be vào vở TV.
- Cách tiến hành:
+ GV h/d qui trình tô chữ b, tiếng be.
+ Chấm một số vở.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 3 : Luyện nói.
- Mục tiêu : Trả lời 2 – 3 câu hỏi về các bức tranh trong SGK.
- Cách tiến hành:
+ GV hỏi gợi ý qua tranh SGK, tìm điểm giống nhau của người và vật.
- KL: Tất cả người và vật đều học tập.
- Cá nhân, tổ, lớp.
- HS viết vở TV .
- Hát
- HS q/s , đôi bạn hỏi đáp.
- Nhắc lại KL.
Củng cố : 5 /
Trò chơi: Thi đua viết tiếng be.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà học thuộc bài.
Chuẩn bị: Dấu sắc
Rút kinh nghiệm : 
Tiếng Việt
	Tên bài học : Dấu Sắc
I. MỤC TIÊU :
Nhận biết được dấu sắc ( / ), và thanh sắc. Đọc được tiếng bé.
Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Các hoạt động khác nhau của trẻ em”.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh minh hoạ.
HS : Bộ ghép chữ TV1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : HS đọc, viết chữ b, tiếng be. Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động :
TIẾT 1
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
13/
10/
* Hoạt động 1 : Dạy dấu sắc và 
- Mục tiêu : HS nhận biết được dấu / và thanh sắc (/).
- Cách tiến hành:
- Treo tranh, nêu điểm giống nhau, g/thiệu dấu /. 
- H/d HS nhận diện dấu / là 1 nét sổ nghiêng.
- H/d HS ghép chữ, phát âm tiếng be – bé
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 2 : Viết
- Mục tiêu : HS viết đúng dấu /. Biết bỏ dấu thanh đúng vị trí trong tiếng.
- H/d HS quy trình viết và viết mẫu.
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Q/sát tranh, nêu.
- Q/sát, nhắc lại.
- Cài tiếng bé, p/tích, đọc.
 - Hát
- Q/sát, viết bảng con. 
TIẾT 2
7/
8/
8/
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Mục tiêu : HS đọc đúng dấu /, tiếng bé. Biết dấu / ở tiếng chỉ các đồ vật và sự vật.
- Cách tiến hành:
- H/d HS đọc bảng lớp, đọc SGK.
* Hoạt động 2 : Luyện viết
- Mục tiêu : HS tô đúng, đẹp tiếng bé vào vở TV1.
- Cách tiến hành:
+ H/d quy trình tô chữ, t ... của 2 nhóm đồ vật.
Biết sử dụng từ “nhiều hơn”, “ít hơn” khi so sánh số lượng.
Nhận biết nhanh, chính xác số lượng của từng nhóm đồ vật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra ĐDHT của HS.
Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : : Giới thiệu số lượng
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 1.
	 Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
 TL
Hoạt động dạy
Mong đợi học sinh
13/
- Cách tiến hành :
+ GV cho HS so sánh số lượng cốc, thìa
+ KL : cốc > thìa
 thìa < cốc
Nghỉ giữa tiết
- Quan sát, trả lời.
- Lặp lại.
- Hát
* Hoạt động 2 : Thực hành so sánh
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 2,3.
	Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
10/
- Cách tiến hành :
+ Cho HS quan sát tranh SGK, thực hiện nối từng nhóm đối tượng tìm số lượng “nhiều hơn”, “ít hơn” .
+ KL : Nắp nhiều hơn chai, chai ít hơn nắp
+ Hai nhóm còn lại làm tương tự.
Củng cố : 5/
 - Trò chơi : “nhiều hơn”, “ít hơn”
 HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Chuẩn bị : Hình vuông, hình tròn.
- Q/ sát tranh, t/ hành theo hd.
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh minh hoạ và đồ vật cụ thể.
HS : SGK, bộ ĐDHT.
Rút kinh nghiệm : 
Toán
Tên bài học : Hình vuông, hình tròn
I. MỤC TIÊU :
HS nhận ra và nêu đúng tên hình vuông và hình tròn.
Bước đầu nhận ra hình vuông và hình tròn từ các vật thực.
Tìm tòi, hứng thú trong học Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Nhiều hơn, ít hơn
- Cho HS so sánh các nhóm có số lượng khác nhau. Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu hình vuông
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 1.
	 Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
TL
Hoạt động dạy
Mong đợi học sinh
5/
- Cách tiến hành:
+Hd HS q/sát từng bìa mẫu h. vuông, nêu tên 
+Y/c HS lấy hình vuông, đọc tên hình.
+ Hd HS q/sát tranh SGK, nêu tên các vật có dạng hình vuông, liên hệ thực tế.
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- HS thực hiện.
- Q/sát, trả lời.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu hình tròn.
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 2.
	 Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
5/
- Cách tiến hành:
+ T/ hiện các thao tác giống hình vuông.
Nghỉ giữa tiết
- Nhận dạng, chỉ ra hình tròn. 
- Hát.
* Hoạt động 3 : Thực hành
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 3.
	Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
13/
- Cách tiến hành:
+ GV cho HS th/hành VBT Toán.
+ GV chấm 1 số bài.
Củng cố : 5 /
Trò chơi : Tìm hình vuông, hình tròn.
 HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Về tìm các vật trong nhà có dạng hình vuông, hình tròn.
Chuẩn bị : Hình tam giác.
- HS làm bài 1, 2, 3.
III. CHUẨN BỊ :
GV : Hình mẫu minh hoạ hình vuông, hình tròn.
HS : Bộ học Toán 1
Rút kinh nghiệm : 
Toán
Hình tam giác
I. MỤC TIÊU : 
Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.
Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các hình thật.
Tạo hứng thú trong học Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Nêu tên 1 số đồ vật có hình vuông, hình tròn
Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Các hoạt động :
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 1.
	 Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
TL
Hoạt động dạy
Mong đợi học sinh
10/
 HS nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
- GV lần lượt đưa các hình tam giác có kích thước, màu sắc khác nhau.
Nghỉ giữa tiết
Th/hiện trên ĐD học Toán.
- Hát.
* Hoạt động 2 : Thảo luận
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 2.
	 Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
 Hình thức tở chức: cá nhân
13/
- H/d HS phát hiện ra hình tam giác.
- H/d HS q/sát và nhận biết hình tam giác ở SGK.
- H/d HS xếp hình ( theo SGK )
4.Củng cố : 5 /
Trò chơi : Thi đua tìm ra các vật có dạng hình tam giác.
 HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Chuẩn bị : Luyện tập.
- Th/luận nhóm đôi, tìm hình.
- Th/hành trên bộ ĐD học Toán 1.
III. CHUẨN BỊ :
GV : Hình mẫu.
HS : Bộ ĐD học Toán 1.
Rút kinh nghiệm : 
 Đạo đức	
Em là học sinh lớp 1
I. MỤC TIÊU : 
Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học
Biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo và bạn bè trong lớp.
Bước đầu biết g/thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kn tự giới thiệu về bản thân.
 -KN thể hiện sự tự tin trước đông người,.
- KN lắng nghe tích cực.
 -KN trình bày suy nghĩ và ý tưởng ngày đầu đi học, về trường, lớp,thầy, cô giáo, bạn bè. 
III. Phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực cĩ thể sử dụng:
 - Tổ chức trò chơi.
Thảo luận nhĩm.
Động não.
Trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu và phương tiện
 GV : Tranh vẽ, SGK.
 HS : VBT, SGK.
V.tiến trình dạy học:
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra Vở BT đạo đức 1.
Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Các hoạt động : 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7/
9/
7/
A. KHÁM PHÁ: Tranh vẽ, SGK.
B. KẾT NỐI:
* Hoạt động 1 : Vòng tròn giới thiệu .
- Mục tiêu : HS bước đầu biết trẻ 6 tuổi được đi học và biết bổn phận học tập của mình.
- Cách tiến hành:
+ Hd HS đứng vòng tròn, g/thiệu tuổi, cấp lớp học và nêu bổn phận.
- KL : Được đi học là niềm vui và quyền lợi của trẻ em. Khi 6 tuổi là trẻ đều được đi học và phải học tập tốt.
C.THỰC HÀNH:
* Hoạt động 2 : Giới thiệu trường, lớp, tên thầy cô và bạn bè .
- Mục tiêu : Biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo và bạn bè trong lớp.
- Cách tiến hành:
- Hd HS g/thiệu tên trường, tên thầy cô.
- KL : Vào lớp Một, các em biết được tên trường, tên lớp, các em có thêm nhiều bạn bè, thầy cô mới, học nhiều điều mới lạ.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 3 : Giới thiệu tên, sở thích. - Mục tiêu : Bước đầu biết g/thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Cách tiến hành:
+ HS trong tổ tự giới thiệu tên và sở thích của mình.
+ KL : Trẻ em có quyền có họ, tên. Ai cũng có sở thích riêng, cần tôn trọng sở thích của người khác
D. VẬN DỤNG:
Trẻ em đến mấy tuổi được vào lớp 1 ?
Vào lớp 1 em có thêm những gì ?
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Về nhà tập nhớ lại tên các bạn.
Chuẩn bị : Em là học sinh lớp 1 
- Thực hiện trò chơi (tổ)
- Nhắc lại KL.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Hát.
- Đôi bạn hỏi đáp. 
Rút kinh nghiệm : 
Thủ công
Giới thiệu giấy bìa & dụng cụ Thủ công
	 I. MỤC TIÊU :
HS biết 1 số loại giấy bìa và dụng cụ Thủ công.
Biết phân biệt sự khác nhau giữa giấy thường và bìa.
Giữ gìn cẩn thận các dụng cụ học Thủ công.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Bài mẫu xé, dán hình các loại bằng giấy bìa.
HS : Dụng cụ học Thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra ĐDHT của HS.
Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Giới thiệu giấy bìa & dụng cụ Thủ công
b. Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12/
13/
* Hoạt động 1 : Giới thiệu giấy bìa.
- Mục tiêu : HS biết 1 số loại giấy bìa và dụng cụ Thủ công.
- G/thiệu 1 số loại giấy bìa và giấy thủ công, nêu chất liệu từng loại giấy.
- KL : Giấy bìa làm từ bột cây tre, nứa, dùng làm bìa các quyển vở. Giấy màu để học TC.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 2 : Giới thiệu dụng cụ học Thủ công.
- Mục tiêu : HS nhận biết 1 số dụng cụ cần thiết để học Thủ công.
- G/thiệu lần lượt thước kẻ, bút chì, keo dán, kéo,  Nêu công dụng và cách sử dụng.
- Q/sát .
- G/thiệu 1 số loại giấy bìa và giấy thủ công, nêu chất liệu từng loại giấy.
- Hát
- Q/sát, nhận biết các công dụng.
Củng cố : 5 /
Nêu công dụng các dụng cụ học Thủ công. 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Nhắc nhở cách giữ gìn dụng cụ học Thủ công.
Chuẩn bị : Xé, dán hình chữ nhật và hình tam giác.
Rút kinh nghiệm : 
Tự nhiên & Xã hội
Cơ thể chúng ta
I. MỤC TIÊU : 
Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: dầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, 
Biết một số cử động của đầu, mình, tay, chân.
Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh minh hoạ.
HS : SGK – Vở BT TNXH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách của HS.
Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8/
8/
7/
* Hoạt động 1 : Quan sát tranh
- Mục tiêu : Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: dầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, 
- Cách tiến hành:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 1 : Xem tranh
- Mục tiêu : Nhận biết cơ thể người qua các hoạt động
-Cách tiến hành:
+ Cho HS nhận xét tranh.
+ Gọi HS cử động theo tranh.
+ KL: Cơ thể người gồm 3 phần. Phải tích cực vận động giúp chúng ta khoẻ mạnh.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 1 : Tập thể dục, ph.biệt bên trái, bên phải.
- Mục tiêu : Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
- H/d HS tập thể dục: 
 “Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi ”
- Q/sát, trả lời theo nhóm.
- Q/sát tranh.
- Th/hiện.
- Hát.
- Nghe, th/hiện theo GV.
Củng cố : 5 /
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Chuẩn bị : Chúng ta đang lớn.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 1 KNS.doc