1. Ổn định: 1H hát
2. Bài cũ: Tiếng võng kêu (4)
- Gọi 2, 3 HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài: “Tiếng võng kêu”, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu bài: 1
- Tuần trước, qua truyện ngụ ngôn: “Câu chuyện bó đũa”, các em đã nhận được lời khuyên anh em phải sống đoàn kết, thuận hòa; đã thấy tình cảm yêu thương, trìu mến của một người anh với em gái qua bài: Tiếng võng kêu. Hôm nay chúng ta sẽ đọc truyện “Hai anh em” – một truyện cảm động của nước ngoài.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Tập đọc TUẦN 15 BÀI : HAI ANH EM Ngày dạy: I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghĩ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lờ diễn tả ý nghĩa của nhân vật trong bài. - Hiểu ND : Sự quan tâm lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai an hem ( trả lời được các CH trong SGK) II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động 35’: TIẾT 1 1. Ổn định: 1’H hát 2. Bài cũ: Tiếng võng kêu (4’) Gọi 2, 3 HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài: “Tiếng võng kêu”, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài. Nhận xét ghi điểm. 3. Giới thiệu bài: 1’ Tuần trước, qua truyện ngụ ngôn: “Câu chuyện bó đũa”, các em đã nhận được lời khuyên anh em phải sống đoàn kết, thuận hòa; đã thấy tình cảm yêu thương, trìu mến của một người anh với em gái qua bài: Tiếng võng kêu. Hôm nay chúng ta sẽ đọc truyện “Hai anh em” – một truyện cảm động của nước ngoài. 4. Phát triển các hoạt động 28’: a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài - GV đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau. - HS lắng nghe. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc + kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn - GV gọi HS nêu các từ khó đọc. - HS nêu từ: rất đổi, kì lạ, vất vả, ngạc nhiên, nghĩ. - GV hướng dẫn HS đọc từ khó. - HS đọc theo trên. b) Đọc từng đoạn trước lớp - HS Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - GV hướng dẫn đọc các câu văn dài: · Nghĩ vậy/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.// · Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.// - Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - GV giúp HS giải nghĩa các từ mới và các từ mà HS chưa hiểu - HS giải thích từ ở SGK. c) Đọc từng đoạn trong nhóm d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài) TIẾT 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi HS đọc từng đoạn của bài văn và trả lời các câu hỏi tương đương ứng với đoạn Câu 1: Lúc đầu hai qnh em chia lúa như thế nào? - Họ chia lúa thành hai đống, để ở ngoài đồng. - Người em đã nghĩ gì và đã làm gì? - Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần mình cũng bằng phần anh thì không công bằng. Nghĩ vậy người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của nh. Câu 2: Người anh nghĩ gì và đã làm gì? - Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần lúa của chú ấy thì thật không công bằng. Anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ vào phần em. Câu 3: Mồi người cho thế nào là công bằng? - Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh phải nuôi vợ con. Giảng: Vì thương yêu, vợ con, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác. Câu 4: Hãy nói 1 câu về tình cảm của hai anh em. - Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau/ Hai anh em đều lo lắng cho nhau/ Tình cảm của hai anh em thật là cảm động. * Thi đọc bài: GV hướng dẫn HS thi đọc lại truyện. 5. Củng cố – dặn dò: 3’ GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh biết nhường nhịn, thương yêu anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chuẩn bị: Kể chuyện: Hai anh em. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán TUẦN 15 BÀI : 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ Ngày dạy: I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng : 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số - Biết tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ ghi bài 4 (cột 2), bài 3. HS: bảng con, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - Học chủ yếu: 1. Ổn định: (1’) Hát 2. Bài cũ: (4’) Luyện tập GV gọi 2 HS sửa bài 3a, b/70. + Và 1 HS sửa bài 4/70. GV chấm một số vở. GV nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: (1’) 100 trừ đi một số. 4. Phát triển các hoạt động: (27’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 100 – 36 và 100 – 5 - Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, thực hanh2. a. Dạng 100 – 36: - GV viết: 100 – 36 = ? - HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách làm. - Một số HS trình bày cách đặt tính và tính. -> GV nhận xét và hướng dẫn HS tính lại: -> Nhận xét. - 0 không trừ được 6. Mượn 1 chục là 10. Lấy 10 – 6 bằng 4. Viết 4 thẳng cột chục. - 10 trừ 3 bằng 7, 7 trừ 1 bằng 6. Viết 6 thẳng cột chục. b. Dạng 100 – 5: - GV hướng dẫn HS làm dạng 100 – 36. - HS đặt tính và tính vào bảng con. Một HS làm bảng lớp. -> GV nhận xét. -> Nhận xét. Þ GV chốt cách làm và lưu ý HS: - Đặt tính phải đúng (thẳng cột). - Đây là dạng tính trừ có nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập dạng 100 – 36; 100 – 5 - Phương pháp: Thi đua thực hành. Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu - HS: Đặt tính rồi tính. - GV cho HS tự làm bài. + HS làm vở bài tập. + 2 dãy (mỗi dãy 2 HS) thi sửa bài tiếp sức. -> GV nhận xét, kiểm tra cá lớp, tính thi đua. -> Nhận xét. -> Khi đặt tính và tính cần lưu ý điều gì? + HS: Đặt tính phải đúng (thẳng cột). Dạng tính trừ có nhớ. Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS: Tính nhẩm. GV hướng dẫn HS làm bài mẫu: 100 – 20 = ? - HS theo dõi: + HS tự làm các bài còn lại. + 2 dãy HS thi đua nêu cách tính nhẩm, và nêu kết quả. -> Nhận xét, tính thi đua. -> Nhận xét. Bài 3: GV cho HS đọc đề - HS đọc đề. - GV hướng dẫn HS tóm tắt. - HS theo dõi và trả lời. Tóm tắt: Buổi sáng: 100l dầu Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng: 32l dầu. Buổi chiều: lít dầu? - Một HS đọc lại tóm tắt. - Muốn biết buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu, ta làm thế nào? - Lấy số lít dầu bán được buổi sáng trừ đi 32 lít dầu. - Đặt lời giải dựa vào đâu? - Dựa vào câu hỏi. - GV cho HS làm bài. - HS làm bài vào Vở bài tập. + Một HS làm bảng phụ. -> Nhận xét, kiểm tra cả lớp. -> Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: (3’) GV cho HS 2 dãy (mỗi dãy 4 HS) thi tiếp sức làm bài 4. GV chấm một số vở. Tổng kết thi đua. Dặn dò: + Về xem lại bài. + Làm bài 1 (3 phép tính đầu) và bài 3/ 71. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Tìm số trừ. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Kể chuyện TUẦN 15 BÀI : HAI ANH EM Ngày dạy: I. Mục đích yêu cầu: - Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý (BT1); nói lại được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng (BT2). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết các gợi ý a, b, c, d (diễn biến câu chuyện). 2. Học sinh: Nắm chắc về nội dung câu chuyện. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: hát 2. Bài cũ: (4’): 2 HS tiếp nối nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện “Câu chuyện bó đũa” và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. ® HS nhận xét. ® GV nhận xét + đánh giá. 3. Giới thiệu (1’): Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được tập kể câu chuyện “Hai anh em”. 4. Phát triển các hoạt động (27’): a. Hoạt động 1: Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý. - PP: Trực quan, kể chuyện. - GV đưa bẳng phụ viết sẵn các gợi ý a, b, c, d. - HS theo dõi. - GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý a, b, c, d. - HS đọc. ® GV lưu ý học sinh: Mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện. - GV tổ chức cho học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt (kể trong nhóm). - Mỗi em phải kể được các ý -> toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu các nhóm thi đua kể chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp. ® GV nhận xét + tuyên dương. ® HS nhận xét. b. Hoạt động 2: Nói ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên cánh đồng. PP: Đàm thoại, giảng giải. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2. - HS đọc. - Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 4 của truyện. - HS đọc. ® GV giải thích: Truyện chỉ nói hai anh em bắt gặp nhau trên đồng hiểu ra mọi chuyện, xúc động ôm chầm lấy nhau, không nói họ nghĩ gì lúc ấy. Nhiệm vụ của các em là đoán nói ý nghĩ của hai anh em khi đó. - HS tự do phát biểu: · Ý nghĩ của anh: Em mình tốt quá! · Ý nghĩ của em: Anh thật tốt với em! * GV nhận xét ý đúng, hay. -> HS nhận xét. c. Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện - PP: Kể chuyện. - GV gọi 4 HS tiếp nối nhau kể theo 4 gợi ý. - 4 HS kể. - Tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm. - Các nhóm tự chọn + phân vai để thi đua. - GV nhận xét + tuyên dương. - HS nhận xét. Củng cố – dặn dò: (3’) _ Nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán TUẦN 15 BÀI : TÌM SỐ TRỪ Ngày dạy: I. Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng : a – x = b ( với a; b là các số không quá hai chữ số ) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu). - Nhận biết số trừ, số bị trừ, hiệu. - Biết giải toán dạng số trừ chưa biết. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập cần thiết. Học sinh: Vở bài tập, bảng Đ, S. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: (1’) Hát 2. Bài cũ: (4’) 100 trừ đi một số. 3 HS: sửa bài 1/71 (3 phép tính đầu). 1 HS: sửa bài 3/71. GV: chấm một số vở -> Kiểm tra bài cả lớp. GV: nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: (1’) Tìm số trừ. 4. Phát triển các hoạt động: (27’) a. Hoạt động 1: Tìm số trừ - Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, giảng giải. ... i rất nặng. c. + Những quyển vở này rất đẹp. + Những quyển vở đó rất nhiều màu. + Những quyển vở đó rất mới. d. + Những câu cau này rất cao. + Những câu cau này rất mới. + Những câu cau này thật xanh tốt. + Những câu cau này thật nhiều quả. HS các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và chất ý: những từ các em dùng để trả lời câu hỏi cho các tranh chính là các từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu (tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật). - Phát phiếu cho 3 nhóm HS. - HS hoạt động theo nhóm. Sau 5’ cả 3 nhóm dán giấy của mình lên bảng. Nhóm nào viết được nhiều từ và đúng nhất sẽ thắng. a. Đặc điểm về tính tình của một người: tốt, xấu, ngoan, hiền, dữ, buồn, vui, chăm chỉ, lười nhác, b. Đặc điểm về màu sắc của một vật: trắng, đen, xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, cam, hồng, c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao, thấp, to, nhỏ, tròn, vuông, gầy, béo, ngắn, dài, - GV nhận xét và bổ sung thêm (nếu có). - HS các nhóm khác góp ý. c. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 3 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu (Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy). - Phát phiếu luyện tập cho HS. - Gọi 1 HS đọc câu mẫu. - HS đọc. + Cái gì bạc trắng? + Mái tóc ông em – Trả lời câu hỏi Ai? + Mái tóc ông em thế nào? + Bạc trắng – Trả lời câu hỏi thế nào? - GV yêu cầu HS làm phiếu luyện tập. - HS làm bài. b. Tính tình của bố (mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm. c. Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh. d. Nụ cười của anh (chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - HS đọc nối tiếp nhau. - GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS nếu HS không nói đúng mẫu “Ai thế nào?” - HS nhận xét. 5. Củng cố – Dặn dò: - Gọi vài HS đặt câu tả về người bạn thân nhất của em. - Vài HS nêu: Bạn Hoa rất xinh. Bạn Mai rất chăm chỉ. - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - Về nhà: xem lại bài. - Chuẩn bị bài: Xem trước bài tuần 16. - GV nhận xét tiết học. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Tập làm văn Chia vui. Kể về anh chị em TUẦN 15 Ngày dạy: I. Mục tiêu: - Biết nĩi lời chia vui ( chúc mừng ) hợp tình huống giao tiếp ( BT1 , BT2) - Viết được đoạn văn ngắn kể về , anh , chị , em (BT3 ) II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa cho bài tập 1 trong SGK. Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ (4’): GV gọi 3 học sinh kiểm tra. + HS1: làm lại bài tập 1 của tiết T14/118. + HS2 và HS3: đọc lời nhắn tin đã viết. ® Học sinh nhận xét. ® Giáo viên nhận xét + chấm điểm. 3. Giới thiệu (1’): “Chia vui. Kể về anh chị em”. 4. Các hoạt động (27’): a. Hoạt động 1: Làm miệng - PP: Thực hành, giảng giải, đàm thoại. ·) Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng theo dõi. - GV lưu ý: Khi nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị. - HS lắng nghe - HS tiếp nối nhau nói lại lời của Nam: “Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất”. -> GV nhận xét + khen những học sinh nhắc lại lời chia vui của Nam đúng nhất. ·) Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu. -> GV giải thích thêm: em suy nghĩ và nói bằng chính lời của em để chúc mừng chị Liên (không nhắc lại lời bạn Nam). - HS tiếp nối phát biểu ý kiến của mình: · Em xin chúc mừng chị. · Chúc mừng chị đoạt giải nhất -> GV nhận xét + khen ngợi những lời chúc hay. b. Hoạt động 2: Làm viết - PP: Thực hành, giảng giải. ·) Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng theo dõi. - GV gợi ý để học sinh nắm và làm đúng yêu cầu bài tập bằng cách giải thích thêm: · Cần chọn viết về một người đúng là anh, chị, em của em (ruột hay họ). - HS lắng nghe. - Giới thiệu tên, đặc điểm hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em với người ấy - GV theo dõi, hướng dẫn. - HS làm bài vào Vở bài tập. - HS tiếp nối nhau dọc bài viết của mình. -> GV nhận xét + chọn ra HS viết bài hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Yêu cầu HS nói lời chia vui khi cần thiết (3 HS nói). Về nhà viết lại cho hoàn chỉnh đoạn văn kể về anh chị, em của em. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Tiết 16. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Chính tả TUẦN 15 BÀI : BÉ HOA Ngày dạy: I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đọan văn xuôi. Làm được BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Bảng lớp viết nội dung bài tập 3a (3b). Học sinh: Bảng con, vở. III. Các hoạt động dạy học: Khởi động (1’): Bài cũ (4’): GV đọc cho 2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con một số tiếng chứa vần ai/ay, âm đầu s/x (hoặc vần ât/âc). 3. Giới thiệu (1’): Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe và viết đoạn đầu trong bài “Bé Hoa” và làm một số bài chính tả. 4. Phát triển các hoạt động (30’): a. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết - GV đọc toàn bài viết một lần. - HS theo dõi. - 2 HS đọc lại bài. - GV hỏi: Đoạn văn kể về ai? - HS: Kể về bé Nụ. - Em Nụ đáng yêu như thế nào? - Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy. - Bé Hoa yêu em như thế nào? - Cứ nhìn em mãi, rất thích đưa võng ru em ngủ. - Hãy nêu những chữ viết hoa trong bài? - HS nêu: Bây, Hòa/ Mẹ, Nụ, Em, Có là những tiếng đầu câu và tên riêng. - Em hãy nêu từ khó viết có trong bài? - HS nêu: mãi, lớn lên, ngủ, võng, - GV hướng dẫn học sinh viết bảng con. - HS ghi bảng. - GV hướng dẫn học sinh ghi bài vào vở. - GV đọc bài. - HS ghi vở. - GV chấm, chữa bài. Nhận xét. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Bài tập 2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Tìm những từ có tiếng chứa vần ai/ay. - HS: Bay, chảy, sai. - Học sinh nhận xét. - GV nhận xét. Bài tập 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Điền vào chỗ trống. - Treo bảng phụ. - GV yêu cầu học sinh tự làm. - 2 HS lên bảng làm. Học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập. - Sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao. - Giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên. - GV nhận xét. - 3 dòng từ ứng dụng cỡ nhỏ. 5. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. Học sinh về làm tiếp bài tập chính tả. Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán TUẦN 15 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG Ngày dạy: I.Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ đã học về tính nhẩm. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính - Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: Vở bài tập toán. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ: (4’) Luyện tập GV viết sẵn đề toán lên bảng + gọi 4 em lên bảng làm bài: 66 - 8 56 - 18 2/74. 3/74. Tìm x: a/ 32 – x = 18 b/ 20 – x = 2 -> HS nhận xét. -> GV nhận xét + chấm điểm một số vở + chấm điểm bài làm trên bảng. 3. Giới thiệu bài: (1’) Luyện tập chung 4. Phát triển các hoạt động 27’: a. Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng tính nhẩm - Phương pháp: Thực hành ·)Bài 1: - Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài toán. - HS đọc: “Tính nhẩm”. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - HS thực hiện. - GV cho HS sửa bằng hình thức: Đứng đọc nối tiếp kết quả các phép tính của bài 1. - Các em khác theo dõi + sửa bài. b. Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ (Tính viết) - Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. ·)Bài 2: - GV viết lên bảng: 32-25, yêu cầu 1 em đứng nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Các em theo dõi + nhận xét. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. - HS thực hiện. 30 - 6 44 - 8 94 - 57 61 - 19 53 - 29 - GV gọi 5 em, mỗi em sửa 1 phép tính bài 2 trên bảng lớp. -> GV nhận xét. -> HS nhận xét + sửa bài. c. Hoạt động 3: Củng cố cách thực hiện cộng, trừ liên tiếp - Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. ·)Bài 3: - HS đọc yêu cầu: “Tính” - GV viết bài 42 – 12 – 8 = rồi hỏi HS: Đối với biểu thức có phép cộng, phép trừ liên tiếp em làm thế nào? - Thực hiện từng phép tính từ trái sang phải. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. - HS thực hiện. - GV viết sẵn đề bài trên bảng phụ. - 4 HS sửa bài trên bảng 42 – 12 – 8 = 22 58 – 24 – 6 = 28 36 + 14 - 28 = 22 72 - 36 + 24 = 60 -> GV nhận xét. -> HS nhận xét+ chữa bài. d. Hoạt động 4: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - Củng cố về giải toán bằng phép trừ với quan hệ “ngắn hơn”. - Phương pháp: Luyện tập, đàm thoại. ·)Bài 4: - 1 HS đọc yêu cầu bài “Tìm x”. - GV viết đề bài lên bảng phụ chỉ và hỏi HS: Nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng, phép trừ. - HS nêu. - Muốn tìm số bị trừ ta làm sao? - Muốnt tìm số trừ ta thực hiện ra sao? - HS làm bài. - Gọi 3 HS sửa bài. - HS sửa bài -> Nhận xét. -> Nhận xét. ·)Bài 5: - HS đọc đề bài. - GV tóm tắt bài toán trên bảng. - HS làm bài vào vở. - GV gọi 1 em lên bảng sửa bài. - HS thực hiện: Độ dài của băng giấy màu xanh là: 65 – 17 = 48 (cm) Đáp số: 48 cm. - GV nhận xét. - HS nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Ngày, giờ. Bài tập về nhà: 3, 4/75.
Tài liệu đính kèm: