Giáo án Lớp 2 Tuần 19 - Trường TH Sông Cầu

Giáo án Lớp 2 Tuần 19 - Trường TH Sông Cầu

Tiết 2: Toán

TỔNG CỦA NHIỀU SỐ (T91)

I. Mục tiêu:

 - Nhận biết được tổng của nhiều số.

 - Biết cách tính tổng của nhiều số.

 - Thực hành làm các bài tập: BT1 (cột 2); BT2 (cột 1,2,3); BT3.a)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 19 - Trường TH Sông Cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Tuần 19
Ngaøy soaïn: 26/12/2010
Ngaøy giaûng: Thöù hai ngaøy 27/12/2010.
Tieát 1: Chaøo côø
- Taäp trung toaøn tröôøng nghe ñaùnh giaù, nhaän xeùt trong tuaàn tröôùc.
- Nghe trieån khai coâng vieäc trong tuaàn 19.
*
*	*
Tiết 2: Toán
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ (T91)
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được tổng của nhiều số.
 - Biết cách tính tổng của nhiều số.
 - Thực hành làm các bài tập: BT1 (cột 2); BT2 (cột 1,2,3); BT3.a)
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Gọi 2 hs lên bảng .
-2 em làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
12+14=26; 9 +16 = 25
Nhận xét, chấm điểm.
Nhận xét bài làm của bạn, đối chiếu kết quả của mình.
2.Bài mới : (28’)
2.1 Giới thiệu bài(1’) 
Cả lớp chúng ta vừa thực hiện một dãy tính có 2 phép tính cộng, đó chính là nội dung của bài học hôm nay: Tổng của nhiều số.
- Theo dõi
2.2. Hướng dẫn thực hiện 2+3+4=9
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
- Một em lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
2.3. Hướng dẫn thực hiện phép tính 
12+34+40 = 86
- GV viết: Tính: 12+34+40 lên bảng.
Ta đặt tính sao cho thẳng hàng theo cột dọc, đặt dấu phép tính vào giữa các số hạng, lần lượt cộng từ hàng đơn vị.
 12 * 2 cộng 4 bằng 6, 6 
+ 34 cộng 0 bằng 6, viết 6
 40 * 1 cộng 3 bằng 4, 4 
 86 cộng 4 bằng 8,viết 8
2.4. Hướng dẫn thực hiện phép tính 15+46+29+8=98
-Tiến hành tương tự như với trường hợp 12+34+40=86.
2.5 Luyện tập.
Bài 1.
Bài 1. Tính
- Cả lớp làm bài vào nháp. 4 em lên bảng.
Nhận xét chốt bài làm đúng.
 3
+ 6
 5
 14
 7
+ 3
 8
 18
 8
+ 7
 6
 21
 6
 6
+ 6
 6
 24
Nhận xét, cả lớp đọc cách thực hiên phép tính.
Bài 2- Làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2-3 em nêu lại cách thực hiện phép tính.
- Thu bài chấm và chữa bài.
 14
+ 33
 21
 68
 36
+ 20
 9
 65
 15
 15
+ 15
 15
 60
Bài 3:
Chia lớp thành các nhóm đôi.
- Các nhóm đôi thảo luận và làm bài tập 3.a)
Các nhóm trình bày kết quả:
Nhận xét, chốt bài làm đúng.
12 kg + 12 kg + 12 kg = 36 kg.
3. Củng cố-dặn dò: (1’) 
Về nhà làm bài tập trong VBT
Tiết 3 +4: Tập đọc
CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu.
1.Rèn kĩ năng đọc :
Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm, phân biệt được lời các nhân vật.
2 .Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông , mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống .
3. Thái độ: Qua đó biết vẻ đẹp mỗi mùa và mặc hợp theo từng mùa.
II/ Đồ dùng .
-Tranh minh hoạ trong SGK.
- Từ và câu văn cần HD đọc đúng.
III/ Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định (1’)
2. Bài mới.
2.1-Giới thiệu chương trình và chủ điểm (2’).
2.2-Luyện đọc
(30’)
a)luyện đọc.
-HD chia đoạn: 2 đoạn
-Đọc nhóm.
Đọc cả bài
Tiết 2:
b)-HD tìm hiểu bài.(15’)
c.- Luyện đọc lại.(15’)
3.Củng cố 
(1’)
Học kì II chúng ta sẽ học trong 17 tuần với 7 chủ điểm đó là: Chủ điểm Bốn mùa; Chim chóc; Muông thú; Sống biển; Cây cối; Bác Hồ và chủ điểm Nhân dân . Mở đầu chủ điểm Bốn mùa là câu chuyện nói về điều gì?. 
-Cho HS QS tranh bài tập đọc
? Bức tranh vẽ gì?
-Giới thiệu bằng lời vào bài: Ghi đầu bài: Chuyện bốn mùa..
-Đọc mẫu cả bài.
- HD giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
-HD đọc từng câu.
-Phát hiện từ khó đọc (sung sướng, trái ngọt, học trò, trăng rằm, rước đèn, trời xanh cao.)
Đọc nối đoạn.
-HD đọc đoạn,chú ý ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu.
- Thế mà thiếu nhi/ lại thích em Thu nhất. // Không có Thu, /làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn,/ phá cỗ//
-Tổ chức HS đọc nhóm đôi.
-Tổ chức cho HS đọc cả bài.
GV nhận xét, đánh giá điểm.
-Yêu cầu HS đọc bài - Trả lời câu hỏi
? Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
? Mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
? Vì sao khi xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi, nẩy lộc?
? Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất?
? Mùa hạ, thu, đông có gì hay? Chia lớp thành 3 nhóm.
=> Mỗi năm có bốn xuân, hạ, thu, đông.
Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng, đáng yêu và mang lại lợi ích riêng cho cuộc sống.
Tổ chức cho HS đọc phân vai
Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học - Dặn dò.
-Cả lớp theo dõi tranh và nhận xét.
- Vẽ các nàng tiên đang trò chuyện
- HS theo dõi.
-HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài.(Phát hiện từ khó đọc)
-HS đọc từ khó CN-CL
2 HS đọc nối đoạn L1.kết hợp giải nghĩa từ SGK.
2HS đọc câu khó.
2HS đọc nối đoạn L2.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm
-Đại diện một vài nhóm thi đọc trước lớp- nhận xét.
-1-2 HS đọc 
HS khác nhận xét.
1-2HS đọc,HS khác trả lời.
--Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu , Đông.
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi, nẩy lộc.
- Vì vào mùa xuân tiết trời ấm áp, có mưa ẩm rất thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Xuân về cho cây lá tươi tốt. 
- Hoạt động nhóm.Nhóm 1 nêu những nét đẹp của mùa hạ, nhóm 2 mùa thu, nhóm 3 mùa đông. Các nhóm trình bày.
Mùa Hạ
Mùa hạ có nắng cho trái ngọt , thơm. Có những ngày nghỉ hè của các cô cậu học trò.
MùaThu
Có vườn bưởi chín vàng. Có đêm rằm rước đèn, phá cỗ. Có trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựutrường
Mùa đông
Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, ngủ ấm trong chăn. Ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi, nẩy lộc
-Thực hành luyện đọc theo phân vai đọc trước lớp.
Chiều ngày 27/12/2010.
Tiết 2: Luyện đọc
CHUYỆN BỐN MÙA
	I/ Mục tiêu.
-HS đọc trơn được cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. Thể hiện giọng đọc các nhân vật trong chuyện.
	- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông , mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống .
II/ Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định(1’)
2.Luyện đọc(30’)
3. Luyện đọc hay.
4.Củng cố(1’)
- Gọi 1-2HS đọc cả bài.
- Gọi lần lượt HS đọc theo từng đoạn và trả lời câu hỏi.
? Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
? Mùa hạ có gì đẹp?
? Mùa thu có gì vui?
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
Nhận xét tiết học. Dặn dò.
2 HS đọc cả bài
-HS đọc nối đoạn.
- Trả lời câu hỏi ứng với từng đoạn
- Đại diện HS thi đọc.
4-5 nhóm HS đọc phân vai các nhân vật trong chuỵện.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
Tiết 3: Luyện viết.
	LÁ THƯ NHẦM ĐỊA CHỈ
I/ Mục tiêu:
-HS nghe vieát ñuùng ñoaïn 1 trong caâu chuyeän: Lá thưe nhầm địa chỉ.
- Toác ñoä vieát ñaït 40 tieáng/ 15’
- Reøn yù thöùc giöõ gìn vôû saïch chöõ ñeïp.
II/ Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc.
Noäi dung
Caùc hoaït ñoäng cuûa thaày
Caùc hoaït ñoäng cuûa troø
1.OÅn ñònh(1’)
2.Luyeän vieát(30’)
3.Cuûngcoá(2’)
- Giôùi thieäu baøi vieát
- Ñoïc baøi vieát. 
- HD HS vieát nhöõng chöõ khoù vieát vaø hay laãn: Tết, phong thư, Tường..
 - HD HS caùch trình baøy baøi vieát.
- GV ñoïc cho HS vieát vaøo vôû oâ li.
- HD HS caùch soaùt baøi vaø soaùt baøi cheùo vôùi baïn
- GV chaám moät soá baøi vaø chöõa baøi sai loãi.
- Nhaän xeùt baøi vieát, tuyeân döông baøi vieát ñeïp.
1-2HS ñoïc baøi.
- HS vieát b/c
- HS vieát baøi
- HS taäp soaùt loãi trong baøi vieát.
*
*	*
Ngày soạn: 28/12/2010
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 29/12/2010
Tiết 1: Toán
PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết đọc và viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
II. Đồ dùng:
5 miếng bìa, mỗi miếng có gắn hai hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
-Gọi 2 HS lên bảng
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25
3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15
Nhận xét, chấm điểm.
Nhận xét bài làm của bạn.
2. Bài mới : (28’)
2.1Giới thiệubài:
(1’) 
Các em vừa làm một tổng nhiều số mà các số hạng đều bằng nhau. Để tính tổng các số hạng bằng nhau một cách dễ dàng, hôm nay cô hướng dẫn các em thực hiện phép nhân.
2.2.Giới thiệu phép nhân
Lấy những tấm bìa có 2 chấm tròn.
?Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
Lấy 5 tấm bìa như thế. Nêu bài toán: Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn?
- Nhắc lại bài toán.
? Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn ta làm thế nào?
- Ta tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn)
?Trong tổng 2 + 2 + 2 + 2+ 2 có mấy số hạng? Các số hạng đó như thế nào?
- Có 5 số hạng, các số hạng đều bằng nhau và đều bằng 2.
-2 + 2 + 2 + 2+ 2 là tổng của 5số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 x 5 = 10 (đọc là: hai nhân năm bằng mười)
- Viết vào bảng con:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
 2 x 5 = 10
Lưu ý HS: Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau thì mới chuyển được thành phép nhân 
Vậy ta có thể viết: 
2 + 2 + 2 + 2 +2 = 2 x 5 = 10
hay: 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
-Kết quả của phép nhân chính là kết quả của tổng các số hạng bằng nhau.
2.3. Luyện tập.
Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau bằng phép nhân ( theo mẫu).
- 1 em đọc đề bài
? Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Đề bài yêu cầu chúng ta chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
-Yêu cầu hs đọc bài mẫu.
-Đọc: 4+4=8. 4x2=8.
2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở. 5+5+5=15 3+3+3+3=12
 5 x 3 =15 3 x 4=12
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Viết phép nhân theo mâu.
?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Viết phép nhân tương ứng với tổng cho trước.
-Viết bảng:4+4+4+4+4=20 và yêu cầu hs đọc lại.
-Đọc: 4 cộng 4 cộng 4 cộng 4 cộng 4 bằng 20.
? Hãy nêu phép nhân tương ứng?
- Phép nhân đó là: 4 x 5=20.
- Chia lớp thành các nhóm đôi.
Các nhóm đôi thảo luận và làm bài vào nháp.
Nhận xét, chốt bài làm đúng.
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận:
9 + 9 + 9 = 27 = 9 x 3 = 27
10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 
10 x 5 = 50
3. Củng cố, dặn dò: (1’) 
- Những tổng như thế nào thì có thể chuyển thành phép nhân?
-Nhận xét tiết học
- Những tổng có số hạng bằng nhau thì có thể chuyển thành phép nhân.
Tiết 3: Chính tả: tập chép.
CHUYỆN BỐN MÙA
I/ Mục tiêu:
-Chép chính xác bài chính tả đoạn từ: Xuân làm cho đâm chồi nảy lộc trong bài Chuyện bốn mùa, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
-Làm đúng các bài tập : BT2a; BT3a.
II. Đồ dùng:
-Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập  ... c¸c nhãm ®äc kÕt qu¶ vµ nãi râ lý do v× sao t¸n thµnh ý kiÕn ®ã.
- C¸c ý kiÕn a, c lµ ®óng. C¸c ý kiÕn b,d,® lµ sai.
- H¸t bµi : Bµ cßng ®i chî.
- HS th¶o luËn nhãm ®«i .
- §¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy
Tiết 4: Tập viết
CHỮ HOA P
I. Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa P theo cỡ chữ chữ vừa và nhỏ.
Biết viết cụm từ ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn theo cỡ chữ, viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng qui định.
II. Đồ dùng:
 Mẫu chữ P hoa đặt trong khung chữ, có đủ các đường kẻ và đánh số các dòng kẻ.
 Viết mẫu cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn.
Vở Tập viết 2, tập hai.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Gọi 3 HS lên bảng.
- 3 em viết bài trên bảng, cả lớp viết vào nháp.
Ong bay bướm lượn
 - Nhận xét, chấm điểm. 
- Nhận xét bài làm của bạn. 
2. Bài mới : (28’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em viết chữ P và cụm từ ứng dụng: 
2.2.HD viết chữ hoa.
a)Quan sát số nét, qui trình viết chữ P.
? Chữ hoa P cỡ vừa cao mấy li, rộng mấy li ?
- Chữ P hoa cỡ vừa cao 5 li, rộng 4 li.
?Chữ hoa P mấy nét? Là những nét nào ?
- Chữ P gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau
?Chúng ta đã học chữ cái hoa nào cũng có nét móc ngược trái?
- Chữ hoa B.
-Hãy nêu qui trình viết nét móc ngược trái.
- Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, sau đó viết nét móc ngược trái đi qua giữa đường dọc 3-4, đuôi nét lượn cong vào trong. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và ở giữa đường kẻ dọc 2 và 3.
- Nhắc lại quy trình viết nét 1 sau đó hướng dẫn HS viết nét 2.
Từ điểm giao giữa đường dọc 3, đường ngang 5 viết nét cong trái nối với đường cong trên và lượn cuộn bên phải nét móc, cuộn bé hơn cuộn bên trái.
- Viết bảng
- Viết lên không trung và viết vào nháp sau đó viết bảng con chữ P cỡ nhỡ.
b) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- Treo bảng phụ cụm từ ứng dụng.
- Đọc cụm từ : Phong cảnh hấp dẫn.
- Quan sát và nhận xét
? Cụm từ ứng dụng gồm có mấy tiếng?
+ Gồm 4 tiếng.
? Có những chữ nào cao 2 li rưỡi?
+ Các chữ P hoa, h, g cao 2 li rưỡi; chữ d, q cao 2 li ; chữ 0, n, a cao 1 li.
-Viết bảng.
Viết chữ Phong cỡ nhỏ vào bảng con.
c) Hướng dẫn viết vào Vở tập viết.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Viết vào nháp sau đó viết vào vở.
- Thu và chấm 7 đến 9 bài. Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò: (1’) 
- Dặn dò Hs về nhà hoàn thành bài viết trong Vở tập viết 2, tập hai.
*
*	*
Ngày soạn: 30/12/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31/12/2010
Tiết 1: Tập làm văn.
ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I.Mục tiêu:
Biết nghe và đáp lại lời chào, lời giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đối thoại.
II. Đồ dùng.
Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK.
Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Gọi 2-3 em đọc bài văn viết về gia đình mình trong tuần trước đã làm ở nhà.
- 2-3 em đọc bài.
- Nhận xét, chấm điểm. 
- Nhận xét bài làm của bạn. 
2. Bài mới : (29’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
Khi có một người khác chào các em thì các em sẽ đáp lại thế nào? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
2.2 Huớng dẫn làm bài tập
Bài 1: -Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- 2-3 em đọc yêu cầu và đọc lời chị chào của chị phụ trách trong tranh 1, lời tự giới thiệu của chị tổng phụ trách trong tranh 2 .
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh.
- Quan sát tranh.
? Bức tranh 1 minh họa điều gì ?
- Chị phụ trách đang chào các bạn trong sao nhi đồng.
? Còn bức tranh thứ hai ?
- Chị phụ trách tự giới thiệu với các bạn trong sao nhi đồng.
- Chia lớp thành các nhóm đôi.
- Các nhóm đôi thảo luận và lần lượt các nhóm thực hành đối đáp trước lớp.
+ Chào các em!
+ Chúng em chào chị ạ! Chúng em rất vui được sinh hoạt với chị. 
Tranh 2: 
+ Chị tên là Hương
+ Ôi, thích quá! Chúng em rất hân hạnh được làm quen với chị. Kính mời chị cùng chơi với chúng em.
 Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-2 em đọc yêu cầu bài tập.
- Chia lớp thành các nhóm đôi.
- Các nhóm đôi thảo luận và thực hành đối đáp theo tình huống.
- Nhận xét, bổ sung cho phù hợp.
- Nhận xét nhóm bạn.
a) Nếu bố, mẹ có nhà.
- Cháu chào chú. Bố cháu có nhà đang ở trên gác, để cháu gọi bố chàu nhé. Bố ơi, bố có khách.
b) Nếu bố mẹ đi vắng. 
- Cháu chào chú. Bố cháu đi làm chưa về, chú có gì nhắn lại không ạ?
Kết luận: Trong tình huống b): 
+ Nếu là người quen biết thì có thể mời chú vào nhà.
+Đề phòng kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của trẻ để đánh lừa. Nếu chú ấy có đề nghị mượn đồ gì đó thì cần bảo với người lớn giúp đỡ.
Cho từng nhóm đôi thực hành đóng vai để xử lí các tình huống xảy ra.
c) Bài tập 3.
Giáo viên nêu yêu cầu và cho học sinh làm bài vào vở 
 + Chào cháu.
 + Cháu chào cô ạ! Cô cần tìm ai ạ? 
+ Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam hay không?
+ Dạ, đúng ạ! Cháu là Nam đây ạ!
+ Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.
+ Sơn bị sao ạ?
+ Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cco đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
+ Vâng. Được ạ.
3. Củng cố, dặn dò: (1’) 
Nhắc HS về nhà làm bài tập trong VBT và vận dụng cách đáp lại lời chàp, lời tự giới thiệu sao cho văn minh, lịch sự.
Tiết 2: Toán.
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân trong bảng nhân 2.
- Củng cố tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân: Thừa số và Tích.
II. Đồ dùng:
Viết sẵn bài tập 4,5 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Gọi 2-3 em đọc thuộc lòng bảng nhân 2. Chỉ bất kì phép tính trên bảng nhân 2.
- Đọc kết quả từng phép tính theo thầy giáo chỉ.
- Nhận xét, chấm điểm.
- Nhận xét bạn.
2. Bài mới : (29’)
2.1.Giới thiệubài:(1’) 
Các em đã được học phép nhân và đã lập được bảng nhân 2. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập lại các kiến thức đã học đó.
2.2 Luyện tập.
Bài 1:HS nêu yêu cầu.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
Cả lớp làm bài vào vở. 4 em lên bảng làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
2 x 8 = 16; 2 x 5 = 10; 
2 x 2 + 5 = 9; 
2 x 4 – 6 = 2
Bài 2.HS nêu yêu cầu.
Cả lớp làm bài vào bảng con.
2 cm x3 = 6cm
2 cm x5=10 cm
2dmx 8=16 dm
2kg x4 = 8kg
2kgx 6=12 kg
2kg x9=18 kg
Bài 3. Đọc đề bài.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
?Bài toán cho biết gì?
 - Mối xe đạp có: 2 bánh.
?Bài toán hỏi gì?
- 8 xe đạp có : bánh?
? Muốn biết 8 xe đạp có bao nhiêu bánh ta làm thế nào?
- Ta làm phép tính nhân. 
Lấy 2 x 8 = 16 
Cả lớp làm bài vào vở.
- Thu bài chấm và chữa bài, nhận xét bài làm của cả lớp.
Bài giải:
Số bánh của 8 chiếc xe đạp là:
2 x 8 = 16 (bánh)
Đáp số: 16 bánh xe.
Bài 5
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Bài tập yêu cầu chúng ta viết số thích hợp vào ô trống.
? Bài toán đã cho ta biết gì?
- Bài toán đã cho ta biết các thừa số.
 Cả lớp làm bài vào nháp.
- 3-4 em lên bảng điền số.
Nhận xét, chốt bài làm đúng.
T. số
2
2
2
2
2
2
T. số
4
5
7
9
10
2
Tích
8
10
14
18
20
4
3. Củng cố, dặn dò: (1’) 
Nhắc HS học thật thuộc bảng nhân 2.
Tiết 3: Chính tả.
THƯ TRUNG THU
I. Mục tiêu:
	- Nghe và viết chính xác bài chính tả (12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu.)
	- Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ
II. Đồ dùng.
Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
-Gọi 3 học sinh lên bảng. 
- 3 em lên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ: mở sách, thịt mỡ, lỡ hẹn, nhảy cẫng.
Nhận xét, chấm điểm.
Nhận xét bài viết trên bảng.
2.Bài mới: (28’)
2.1Giới thiệu bài: (1’) 
Các em đã được học bài tập đọc Thư Trung thu. Hôm nay chúng ta sẽ nghe viết 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu. 
2.2Hướng dẫn viết chính tả:
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
 -Đọc đoạn thơ Thư Trung Thu.
- 1 - 2 em đọc lại bài.
? Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
- Bài thơ cho ta biết: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, nhi đồng. Bác khuyên nhi đồng, thiếu nhi ...
b) Hướng dẫn cách trình bày
? Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
-Viết hoa.
? Ngoài các chữ đầu câu, trong bài này chúng ta còn phải viết hoa các chữ nào? Vì sao?
-Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính Bác, viết hoa chữ Hồ Chí Minh vì đây là tên riêng.
? Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào?
-Bác, các cháu
c) Hướng dẫn viết từ khó
HS viết b/c: Hồ Chí Minh, ngoan ngoãn
d) Viết chính tả
-GV đọc cho học sinh viết theo đúng yêu cầu.
-Nghe giáo viên đọc và viết lại bài thơ.
e) Soát lỗi 
-Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi.
2.3Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2. a), b)
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Thảo luận nhóm đôi để viết tên các vật có trong tranh ở SGK.
- Thảo luận nhóm.
Lần lượt từng nhóm nêu tên các vật, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và chốt bài làm đúng.
1- lá cây; 2 - quả na; 3- cuộn len; 4- chiếc nón; 5- cái tủ; 6- khúc gỗ, 7- cửa sổ, 8- con muỗi.
Bài 3. Đọc yêu cầu của bài.
- 2 em đọc yêu cầu.
? Bài tập cho biết gì?
- Cho các chữ trong ngoặc đơn.
? Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Điền các chữ trong ngoặc vào chỗ chấm.
- Thu bài chấm và chữa bài, nhận xét bài viết chính tả.
a) lặng lẽ; nặng nề; lo lắng; đói no.
b) thi đỗ; đổ rác; giả vờ; giã gạo
3.Củng cố, dặn dò: (1’) 
Nhắc HS học thuộc bài thơ và làm các bài tập trong VBT
Tiết 4: Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I. Mục tiêu:
Nhận xét, đánh giá tình hình học tập rèn luyện của HS cả lớp trong tuần vừa qua, một số yêu cầu trong tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nghe lớp trưởng và ban cán sự lớp nhận xét tình hình của lớp.
HS thảo luận – Có ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá.
*Ưu điểm: 
- Lớp trưởng, lớp phó báo cáo.
Cả lớp thảo luận , có ý kiến.
2. Thông báo kết quả thi cuối học kì I
3. Yêu cầu trong tuần sau:
- Học thật thuộc bảng cộng, trừ, bảng nhân 2.
- Nhắc nhở các trường hợp trong lớp chưa chú ý nghe giảng như: Hùng, Đào Đạt
Chuẩn bị báo cáo trực tuần, tuần 18.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 lop 2.doc