Giáo án Lớp 2 Tuần 2 đến 12 - Trường Tiểu học Phúc Lâm

Giáo án Lớp 2 Tuần 2 đến 12 - Trường Tiểu học Phúc Lâm

Toán

Luyện tập

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về:

- Nhận biết độ dài 1 dm, quan hệ giữa dm và cm.

- Nhận biết độ dài dm trên thước thẳng

- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm.

- Vẽ được đoạn thẳngcos độ dài 1 dm

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia từng cm và 10 cm.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

 

doc 198 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 2 đến 12 - Trường Tiểu học Phúc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2 gi¸o ¸n chÞ anh 
Thứ hai ngày 13 tháng10 năm 2010
Chào cờ
	----------------------------	
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố về: 
- Nhận biết độ dài 1 dm, quan hệ giữa dm và cm. 
- Nhận biết độ dài dm trên thước thẳng
- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm.
- Vẽ được đoạn thẳngcos độ dài 1 dm 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia từng cm và 10 cm. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: 
a) Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1 dm. 
b) vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh làm. 
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh làm bảng con.
Bài 4: Yêu cầu học sinh làm miệng.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh làm miệng
a) 10 cm = 1 dm; 1 dm = 10 cm
- Học sinh tự tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1 dm
- Vẽ đoạn thẳng vào bảng con. 
- Học sinh tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2 dm
2 dm = 20 cm
- Học sinh làm vào bảng con
1 dm = 10 cm; 2 dm = 20 cm
30 cm = 3 dm; 60 cm = 6 dm
70 cm = 7 dm
- Học sinh làm miệng.
----------------------------------------------------------------
Tập đọc
(2 tiÕt )
Phần thưởng
I. Mục tiªu: 
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “tự thuật” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Giải nghĩa từ: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ. 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. 
- Cả lớp cùng nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất
*******************************************************************
 Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Toán
Số bị trừ - số trừ - hiệu
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh
- Bước đầu biết số bị trừ, số trừ, hiệu. 
- Củng cố về phép trừ (không nhớ): Các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn. 
II. Đồ dùng học tập: 	
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận xét
- Giáo viên viết phép trừ: 59 – 35 = 24 lên bảng.
- Giáo viên chỉ vào từng số và nêu tên gọi: 
	+ 59 là số bị trừ.
	+ 35 là số trừ.
	+ 24 là hiệu.
 + 59 –35 cũng gọi là hiệu.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh đọc phép trừ: Năm mươi chín trừ ba mươi lăm bằng hai mươi tư. 
- Học sinh nhắc lại đồng thanh + cá nhân. 
+ Năm mươi chín là số bị trừ
+ Ba mươi lăm là số trừ
+ Hai mươi lăm là hiệu
- Học sinh đọc đề trong sách giáo khoa. 
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên
----------------------------------------------------
 Chính tả (Tập chép)
Phần thưởng
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài: “Phần thưởng”.
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm vần dễ lẫn ăn / ăng
- học bảng chữ cái: Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. 
- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép. 
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Phần thưởng, cả lớp, yên lặng, 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết lại chữ khó và học thuộc bảng chữ cái. 
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh học thuộc 10 chữ cái vừa nêu. 
- Học thuộc 29 chữ cái. 
-------------------------------------------------------
Đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. 
- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. 
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai.
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh thẻ màu qui định: Đỏ là tán thành, màu xanh là không tán thành, màu vàng là không biết. 
- Giáo viên đọc từng ý kiến để học sinh bày tỏ ý kiến
- Kết luận: Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi cho sức khoẻ và việc học tập cho bản thân em
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Giáo viên chia 4 nhóm
- Kết luận: Việc học tập sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy học tập sinh hoạt đúng giờ là cần thiết. 
* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm đôi.
- Giáo viên chia đôi nhóm và giao nhiệm vụ.
- Kết luận chung: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ đảm bảo sức khoẻ và học hành mau tiến bộ. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh nhận bìa giáo viên phát
- Học sinh bày tỏ thái độ
- Học sinh nhắc lại
- Các nhóm thảo luận
- Học sinh đọc kết luận
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh trình bày thời gian biểu. 
- Học sinh nhắc lại. 
- Học sinh về nhà học bài. 
-------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Phần thưởng
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giábạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- Giáo viên nhận xét + ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Kể từng đoạn theo tranh. 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
Giáo viên nhận xét chung. 
- Kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. 
- Đóng vai: 
+ Gọi 3 học sinh lên kể mỗi người kể 1 đoạn. 
+ Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. 
- Học sinh quan sát tranh. 
- Nối nhau kể trong nhóm. 
- Cử đại diện kể trước lớp. 
- Một học sinh kể lại. 
- Các nhóm thi kể chuyện. 
- Nhận xét. 
- Các nhóm cử đại diện lên đóng vai. 
- Cả lớp cùng nhận xét để chọn ra nhóm đóng vai đạt nhất. 
*******************************************************************
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có 2 chữ số
- Biết thực hiện phép trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100
- Tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ, giải bài toán có lời văn. 
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng: “Trắc nghiệm”.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bảng con
- Giáo viên cùng nhận xét. 
Bài 2: Tính nhẩm.
- Yêu cầu học sinh làm miệng.
Bài 3: Cho học sinh làm bài vào vở.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán
Giáo viên thu vở chấm, chữa bài. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh làm bảng con
- Nêu tên gọi các thành phần của mỗi phép tính. 
- Học sinh đọc yêu cầu rồi làm bài, nhẩm từ trái sang phải rồi nêu kết quả. 
60 – 10 – 30 = 20
60 – 40 = 20
90 – 10 – 20 = 60
90 – 30 = 60
- Học sinh tự làm bà ... ng thường thông thường của gia đình mình. 
- Nhận biết đồ dùng trong gia đình, môi trường xung quanh nhà ở.
- Biết cách giữ gìn và xắp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng ngăn nắp. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. Phiếu bài tập. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng kể về các thành viên trong gia đình của mình. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh. 
- Kết luận: Giáo viên nêu một số đồ dùng thông thường trong gia đình. 
* Hoạt động 3: Bảo quản, giữ gìn
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4, 5, 6 trong sách giáo khoa. 
- Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt dùng xong phải xếp gọn gàng ngăn nắp. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. 
- Thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
H1: Bàn học
H2: Bếp ga, xoong nồi, bát đũa, dao, thớt, 
H3: Nồi cơm điện, bình hoa, ti vi, đồng hồ, quạt, điện thọai, kìm, 
- Cả lớp nhận xét. 
- Quan sát tranh. 
- Học sinh trao đổi trong nhóm. 
- Nối nhau phát biểu. 
H4: Bạn trai đang lau bàn. 
H5: Rửa cốc, ly. 
H6: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. 
- Nhắc lại kết luận. 
**********************************************
Thể dục (T22)
 ĐIỂM SỐ 1 – 2; 1 – 2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN.
TRÒ CHƠI: BỎ KHĂN.
I. Mục tiêu: 
- Điểm số theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số đúng rõ ràng. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập chính xác, đều đẹp. 
- Ôn trò chơi bỏ khăn. Yêu cầu biết chơi và tham gia chơi một cách chủ động. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Sân trường, còi, khăn. 
- Học sinh: Quần áo gọn gàng. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 
- Học cách điểm số. 
- Giáo viên cho học sinh chuyển đội hình thành vòng tròn sau đó Hướng dẫn học sinh điểm số. 
- Giáo viên và 1 số học sinh làm mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh điểm số. 
- Trò chơi: Bỏ khăn. 
- Giáo viên giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
- Cho học sinh chơi theo tổ. 
* Hoạt động 3: Phần kết thúc. 
- Cho học sinh tập một vài động tác thả lỏng. 
- Hệ thống bài. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh ra xếp hàng. 
- Tập một vài động tác khởi động. 
- Học sinh ôn bài thể dục 2, 3 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp, dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 
- Học sinh chuyển đội hình để học cách điểm số. 
- Tập theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Học sinh chơi trò chơi theo tổ. 
- Các tổ học sinh lên thi xem tổ nào thắng. 
- Học sinh tập 1 vài động tác thả lỏng. 
- Về ôn lại bài thể dục. 
**********************************************************************
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009.
Toán (T60)
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5; 53 - 15 
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ;
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bảng công thức 13 trừ đi một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Cho học sinh làm miệng
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3: Cho học sinh nêu lại cách tính
Bài 4: Học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở
Bài 5: Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi đếm số hình tam giác và khoanh vào đáp án đúng. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nhẩm rồi nêu kết quả. 
- Học sinh làm bảng con. 
 63
 - 35
 28
 73
 - 29
 44
 33
 - 8
 21
 93
 - 46
 47
- Nêu lại cách tính. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
33- 4 = 18
33- 13 = 20
63- 7- 6 = 50
63- 13 = 50
42- 8- 2 = 30
42- 12 = 30
- Học sinh tự làm vào vở. 
Bài giải
Cô giáo còn số quyển vở là
63- 48 = 15 (Quyển)
Đáp số: 15 quyển
- Học sinh quan sát hình vẽ rồi khoanh vào đáp án đúng là ý c) 17
*****************************************
Tập làm văn (T12)
GỌI ĐIỆN.
I. Mục tiêu: 
Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được một số thao tác khi gọi điện thọai. 
- Trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thọai, cách giao tiếp qua điện thọai. 
- Viết 3, 4 câu trao đổi qua điện thọai theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi học sinh. Biết dùng từ, đặt câu. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Điện thọai bàn, điện thọai di động. 
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một vài học sinh lên đọc bài viết ở nhà của mình về bưu thiếp thăm hỏi. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên nhắc học sinh sắp xếp lại thứ tự các sự việc phải làm khi gọi điện thọai. 
- Em hiểu các tín hiệu sau nói lên điều gì ?
- Nếu bố (mẹ) bạn nghe máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh đọc thầm bài trong gọi điện. 
- Học sinh sắp xếp lại: 
 + Tìm số máy của bạn. 
 + Nhấc ống nghe lên. 
 + Nhấn số. 
- Tút ngắn liên tục là máy đang bận. 
- Tút dài ngắt quãng là máy chưa có ai nhấc máy. 
- Em chào bố (mẹ) của bạn và giới thiệu tên, quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện. 
- Xin phép bố (mẹ) của bạn cho nói chuyện với bạn. Cảm ơn bố hoặc mẹ của bạn. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- Một số học sinh đọc bài của mình. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
****************************************
Thủ công (T12)
ÔN TẬP CHƯƠNG MỘT.
KĨ THUẬT GẤP HÌNH (TIẾT 2)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Học sinh ôn lại các kiến thức kĩ năng của học sinh qua sản phẩm đã học. 
- Đánh giá kiến thức của học sinh qua việc Thực hành. gấp các sản phẩm đã học. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Các sản phẩm đã học bằng giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập. 
- Cho học sinh quan sát mẫu các sản phẩm đã học. 
- Yêu cầu học sinh nêu từng sản phẩm đã học. 
- Cho học sinh các bước thực hiện. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
- Cho học sinh làm
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
- Giáo viên chấm điểm các sản phẩm của học sinh. 
- Nhận xét chung. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh theo dõi. 
- Nêu tên các bài đã học: Gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực, gấp máy bay đuôi rời, gấp thuyền phẳng đáy không mui, gấp thuyền phẳng đáy có mui. 
- Học sinh nhắc lại các bước gấp thuyền, gấp máy bay, gấp tên lửa) 
- Học sinh thực hành. 
- Học sinh tự trang trí sản phẩm của mình theo ý thích. 
- Học sinh trưng bày sản phẩm. 
- Tự nhận xét sản phẩm của bạn. 
************************************
AN TOÀN GIAO THÔNG.
Bài 5: AN TOÀN GIAO THÔNG.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh phân biết xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của xe ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh vẽ như sách giáo khoa phóng to.
- Học sinh: Tìm một số tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Hàng ngày, các em đến trường bằng loại xe gì ? (các loại xe chúng ta thường thấy là: xe máy, ô tô, xe đạp,... Đó được gọi là các phương tiện giao thông đường bộ).
* Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông
Giáo viên: quan sát các loại xe đi trên đường, chúng ta thấy Có loại đi nhanh. Có loại đi chậm, có xe gây tiếng ồn lớn, có loại xe không gây tiếng ồn.
- Giáo viên treo hình 1, hình 2 lên bảng.
- Kết luận: 
+ Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa..
+ Xe cơ giới là các loại xe: ô lô. Xe máy,...
+ Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm. Xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm.
+ Khi đi trên dường. Chúng la cần phải chú ý tới âm thanh của các loại xe (tiếng động cơ, tiếng còi) để phòng tránh nguy hiểm.
* Hoạt động 3: Trò chơi
Chia lớp thành 4 nhóm.
* Hoạt động 4: Quan sát tranh.
- Treo tranh vẽ 3, 4 trong sách học sinh.
- Khi qua đường các em cần chú ý đến các loại phương tiện nào ? Vì sao ?
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
Kể tên các loại phương tiện giao thông mà em biết: 
+ Loại nào là xe thô sơ.
+ Loại nào là xe cơ giới.
- Nhận diện so sánh và phân biệt hai loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Thảo luận nhóm, ghi tên các phương tiện giao thông theo 2 cột xe thô sơ và cột xe cơ giới.
 - Trao đổi nhóm trong vòng 3 phút. Các nhóm ghi tên các loại phương tiện giao thông đường bộ theo 2 nhóm đã học vào phiếu học tập nhóm.
- Đại điện nhóm lên dán phiếu học tập lên bảng và trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Học sinh quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi (chú ý ô tô, xe máy).
- Khi qua đường phải quan sái các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để bảo đảm an toàn.
 **********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1giao an lop 2.doc