Giáo án Lớp 2 tuần 2 - Giáo viên: Lê Quang Kiên

Giáo án Lớp 2 tuần 2 - Giáo viên: Lê Quang Kiên

Tập đọc:

PHẦN THƯỞNG

I.Yêu cầu :

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ khó: nửa, điểm, lặng lẽ, sôi nổi.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,các cụm từ dài.

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ mới:bí mật, sáng kiến, lặng lẽ,tốt bụng,tấm lòng.

- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 2 - Giáo viên: Lê Quang Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
THỨ HAI: 	 Ngày soạn: 21/8/ 2010 
 	 Ngày dạy: 23/8/2010
Tập đọc: 
PHẦN THƯỞNG
I.Yêu cầu : 
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ khó: nửa, điểm, lặng lẽ, sôi nổi...
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,các cụm từ dài.
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa của các từ mới:bí mật, sáng kiến, lặng lẽ,tốt bụng,tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt. 
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ hướng dẫn câu văn, đoạn văn cần đọc đúng.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Ngày hôm qua đâu rồi? và trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ. 
B.Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, đặt vấn đề vào bài.
2. Luyện đọc:
2.1.GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật,giọng nhẹ nhàng,cảm động.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
 -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó:nửa, điểm, lặng lẽ, sôi nổi...
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
 -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ khi đọc các câu dài , thể hiện được tình cảm khi đọc .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong các đoạn:bí mật ,sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, HS khác nghe, góp ý.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d. Thi đọc giữa các nhóm:
- Các nhóm thi đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
e. Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện này nói về ai?
+ Bạn ấy có đức tính gì đáng quý?
+ Hãy kể những việc làm tốt của Na? 
- GV giúp HS rút ra nhận xét: Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn.
+Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?
+ Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao? 
+ Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào? 
* Câu chuyện này khuyên em điều gì? (Phải tốt bụng, biết giúp đỡ mọi người)
4. Luyện đọc lại:
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại bài .
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm , cá nhân đọc hay nhất.
5. Củng cố- dặn dò: 
- GV hỏi: Em học được điều gì ở bạn Na?
+ Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì?( Biểu dương người tốt, khuyến khích HS làm việc tốt)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS đọc tốt,hiểu bài.
- Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ lại truyện,chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết được độ dài 1dm; quan hệ giữa dm và cm.
- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.
II. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị thước thẳng có chia vạch cm. 
III.Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 1 HS lên bảng: 1dm = ....cm ; 10 cm = ....dm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập:
Bài 1: Số? - HS tự nêu cách làm bài rồi làm từng phần.
a. HS cần đọc thuộc: 1dm = 10cm; 10 cm = 1dm.
b. HS cần tìm được vạch chỉ 1 dm.
c. Vẽ được đoạn thẳng dài 2 dm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu, rồi tự làm từng phần như bài 1.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài: Điền số vào chỗ chấm:
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS làm vào vở. 3 HS lên bảng chữa bài.
Bài 4: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp
- HS trả lời miệng. GV hướng dẫn các em cách ước lượng độ dài. 
3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS làm bài tập về nhà.
Đạo đức:
	HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2)
 I.Mục tiêu:
 - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn, biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II. Chuẩn bị: - Phiếu 3 màu dùng cho hoạt động 1.
- Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. KTBC: 2HS lên trình bày thời gian biểu của mình.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV đặt vấn đề vào bài: học tập sinh hoạt đúng giờ ( tiết 2).
2. Hoạt động 1: Thảo luận lớp:
* Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS được bày tỏ ý, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành:- GV phát bìa màu cho HS và nói quy định chọn màu: 
+ Đỏ( tán thành) + Xanh ( không tán thành) + Trắng( không biết)
- GV lần lượt đọc từng ý kiến – HS chọn thẻ - Đưa thẻ 
* GV kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập cho bản thân em.
3. Hoạt động 2: Hành động cần làm
* Mục tiêu: HS tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện việc học tập và sinh hoạt đúng giờ. 
* Cách tiến hành:
- GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ; mỗi nhóm một tờ giấy có nội dung:
+ Nhóm 1: Ghi lợi ích của việc học tập đúng giờ.
+ Nhóm 2: Ghi lợi ích của việc sinh hoạt đúng giờ.
+ Nhóm 3: Ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ.
+Nhóm 4: Ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ
- Từng nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét.
* GV kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập , sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu.
* Cách tiến hành: Nhóm 2 em trao đổi về thời gian biểu của mình.
- Các nhóm HS làm việc.
- Một số em trình bày thời gian biểu của mình trước lớp.
* GV kết luận: Thời gian biểu nên ghi phù hợp với điều kiện từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ.
5.Củng cố- dặn dò: - GV chốt nội dung bài.
- Dặn HS thực hành theo bài học.
- GV nhận xét giờ học.
THỨ BA 	 	 	 Ngày soạn : 22/8/ 2010
 	 	 	 Ngày dạy : 24/8/ 2010
Toán: 
SỐ BỊ TRỪ- SỐ TRỪ- HIỆU
 I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Củng cố về phép trừ không nhớ các số có hai chữ số, và giải bài toán có lời văn.
 II. Chuẩn bị:
 - Kẻ, viết sẵn bảng (Bài 1).
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. KTBC: 2 HS lên bảng so sánh: 4 dm...35 cm ; 30 cm...3 dm
 B. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
 2.Thực hành:
Bài 1:- GV hướng dẫn HS cách làm bài. 
- 1 HS lên làm vào bảng kẻ sẵn.
- Cả lớp làm vào vở. 
- HS nhận xét kết quả, sữa sai. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu:
- GV hướng dẫn mẫu bài a. Cả lớp làm vào vở.
- 4 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, đối chiếu bài làm của bạn.
Bài 3: 1 HS đọc đề - cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tóm tắt.
- HS giải vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Đoạn dây còn lại dài: 
 8- 3 = (5 dm)
 Đáp số: 5 dm
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài . GV nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà: 1,2,3,4 (VBT)
Kể chuyện: 
PHẦN THƯỞNG
I.Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện .
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện 
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện như SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. KTBC: 1HS lên kể lại câu chuyện: “ Có công mài sắt có ngày nên kim” 
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV đọc yêu cầu bài.
- Kể chuyện trong nhóm: HS quan sát từng tranh trong SGK, đọc thầm gợi ý dưới mỗi tranh. HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện trước nhóm.
- Kể chuyện trước lớp: Từng HS lần lượt kể, GV và HS nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, và cách thể hiện.
b) Kể toàn bộ câu chuyện:
- GV chỉ định từng HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- Cả lớp, bình chọn những HS kể chuyện hấp dẫn nhất.
3.củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe; nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện.
Mĩ thuật:
XEM TRANH THIẾU NHI
 I.Mục tiêu: 
 - HS làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.
- Nhận biết được vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu tình cảm của bạn bè được thể hiện qua tranh.
II. Chuẩn bị:
- GV: sưu tầm một số tranh thiếu nhi.
- HS: Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. 
2.Bài mới:
a. Hoạt động 1: GV giới thiệu tranh: “ Đôi bạn”.
- GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh.
- GV chốt nội dung tranh: Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây cỏ, bướm, hoa, hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động.Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách. Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt.Đây là bức tranh đẹp vẽ về đề tài học tập.
b.Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Khen ngợi những HS có ý kiến phát biểu.
4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh và tập nhận xét về cách vẽ tranh, nội dung tranh.
- Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
Chính tả:
TẬP CHÉP
Bài viết: Phần thưởng
 I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt trong bài: “ Phần thưởng”
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm: s/ x. 
2. Học bảng chữ cái:
 - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
- Thuộc lòng tên các chữ cái trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép.
III. Các hoạt động dạy học:
 A.KTBC: 2 HS lên bảng ghi: nhẫn nại, sàn nhà,làng xóm.
 B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
- 02 HS nhìn bảng đọc lại.
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- HS viết bảng con những từ khó.
b. HS chép bài vào vở: - GV  ... u bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai lớp có bao nhiêu HS đang tập hát ta làm thế nào?(18+21)
- Cả lớp làm vào phiếu- 1HS lên bảng giải.
- GV cùng HS nhận xét- chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, khen những HS học tốt.
- Dặn HS làm bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 ( VBT)
Tự nhiên xã hội:
BỘ XƯƠNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- Hiểu được rằng: cần đi, đúng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cọt sống không bị cong vẹo. 
II. ĐDDH: - Tranh vẽ bộ xương. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A.KTBC: 1 HS lên bảng kể tên các cơ quan vận động của cơ thể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV tổ chức cho HS kể tên một số xương mà em biết. GV dựa vào đó để đặt vấn đề vào bài.
2. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương. 
* Mục tiêu: HS nhận biết và nói tên một số xương của cơ thể. 
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc theo cặp
+ GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương trong SGK, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ GV treo tranh vẽ bộ xương phong to lên bảng.
+ 2 HS lên bảng chỉ và nói tên xương, khớp xương.
+ Cả lớp thảo luận câu hỏi:
? Hình dạng, kích thước các xương có giống nhau không.
? Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương.
* GV kết luận: Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước khác nhau làm thành một khung để nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi,....Nhờ thế mà chúng ta cử động được.
3.Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
* Mục tiêu: - Biết được rằng: cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế, không mang, xách vật nặng để cơ thể không bị cong vẹo cột sống.
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: + Hoạt động theo cặp.
+ GV cho HS quan sát hình 2, 3 ( SGK) đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình.
 Bước 2: + Hoạt động cả lớp:
- GV cùng HS thảo luận các câu hỏi:
? Tại sao hằng ngày chung ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế. 
? Chúng ta cần phải làm gì để xương phát triển tốt.
- GV kết luận, liên hệ, giáo dục HS.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, khen những HS học tốt.
- Dặn HS làm theo bài học.
Chính tả:
NGHE VIẾT
Bài viết: Làm việc thật là vui
I.Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng viết chính tả: 
 - Nghe viết đoạn cuối trong bài: “ Làm việc thật là vui”.
- Củng cố quy tắc viết g/gh.
2. Ôn bảng chữ cái:
- Tiếp tục học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái. 
II. ĐDDH: - Bảng phụ ghi sẵn quy tắc g/gh. 
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 
- 2 HS lên bảng viết: ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
- HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn nghe- viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV bài một lần. 3HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: + Bài này trích từ bài tập đọc nào?
+ Bé làm những việc gì? Bé thấy làm việc như thế nào?
+ Bài chính tả có mấy câu? Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
- HS viết bảng con những chữ khó:quét nhà, nhặt rau, đỡ, bận rộn.
b.GV đọc – HS viết:
- GV đọc mỗi dòng 3 lần- HS viết vào vở.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
c. Chấm, chữa bài: 
- HS tự chữa lỗi. GV thu bài, chấm 6 em, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:	
 Bài 1: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g/gh:
- HS tìm, nêu tên chữ.
- GV cùng HS nhận xét, tổng kết: 
+ gh: đi với e, ê, i.
+ g : đi với những âm còn lại.
 Bài 2: Sắp tên 5 HS theo thứ tự bảng chữ cái.
- HS làm vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS nhận xét, chốt kết quả đúng: An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết, nắm vững quy tắc chính tả.
Thể dục: 
DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG. TRÒ CHƠI:“ NHANH LÊN BẠN ƠI!”
 I.Mục tiêu: 
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh, trật tự, đẹp hơn giờ trước.
- Ôn trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường đã vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
- Một cái còi. Kẻ sẵn sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: (7 phút).
- GV tập trung học sinh, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Ôn cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp.
- Khởi động, đứng tại chổ vỗ tay và hát.
2. Phần cơ bản: (18phút).
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số: 3 lần.
- Dàn hàng ngang, dồn hàng: 2 lần
- Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi!”
+ GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn lại cách chơi.
+ 3 HS lên chơi thử.
+GV thổi còi bắt đầu cuộc chơi.
+ HS hô: “ Nhanh lên bạn ơi!”
+ HS chơi dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
3. Phần kết thúc: (5 phút).
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài đội hình đội ngũ
 THỨ SÁU	 	 Ngày soạn :25/8/ 2010
 	 	 Ngày dạy : 27/8 2010
Tập làm văn:
CHÀO HỎI.TỰ GIỚI THIỆU
I.Mục tiêu 
1.Rèn kĩ năng nghe- nói :
- Biết cách chào hỏi, tự giới thiệu.
- Có khả năng tập trung nghe bạn giới thiệu, phát biểu, nhận xét ý kiến của bạn.
2. Rèn kĩ năng viết: 
 - Bước đầu biết viết một văn bản tự thuật ngắn.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập 2 (SGK).
 III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu: 
 A. KTBC:2 HS đọc lại bài tự thuật.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1(miệng): 
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS lần lượt thực hiện từng phần yêu cầu. cả lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận: Chào như thế nào mới là người lịch sự, có văn hoá?
- HS đáng dấu x vào ô trống trước lời chào không đúng.
- Cả lớp và Gv nhận xét.
Bài 2(miệng): GV nêu yêu cầu bài- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Các bạn chào nhau và tự giới thiệu như thế nào?
- HS nhận xét cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 bạn.
Bài 3( viết):- 2 HS đọc yêu cầu: Viết bản tự thuật theo mẫu.
- HS viết tự thuật vào vở bài tập.
- Nhiều HS đọc bản tự thuật.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS cách chào hỏi có văn hoá, lịch sự.
Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Phân số có hai chữ số,thành tổng của số chục và số đơn vị. 
- Thực hiện phép cộng, trừ không nhớ, nắm được tên gọi thành phần.
- Giải bài toán có lời văn.
- Quan hệ giữa dm và cm.
II.Chuẩn bị: - Kẻ sẵn bảng bài tập 2.
- Phiếu bài tập (Bài 4). 
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 2 HS lên bảng tính hiệu và nêu tên gọi thành phần của:
 H1: 95 - 43 H2: 56 - 15
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV dựa vào mục tiêu để đặt vấn đề vào bài: Luyện tập chung
2.Thực hành:
Bài 1: Viết số theo mẫu: 25= 20+5
- GV hướng dẫn mẫu cách phân tích số thành chục, đơn vị. 
- HS làm vào vở - 5 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
- GV nêu yêu cầu, HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Đặt tính rồi tính: 
- HS làm bài vào vở.
- 5 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp nhận xét- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: GV phát phiếu học tập cho HS - 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết chị hái được bao nhiêu quả cam ta làm như thế nào?( Lấy tổng số cam trừ đi số cam của mẹ). 
- Cả lớp làm vào phiếu- 1HS lên bảng giải.
- GV cùng HS nhận xét- chữa bài: Số cam chị hái được là:
 85- 44=41(quả)
 Đáp số: 41 quả
3. Củng cố- dặn dò: 
 - GV thu bài chấm một số em.
- GV nhận xét giờ học, khen những HS làm bài tốt.
- Dặn HS làm bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 ( VBT)
Hát nhạc: 
THẬT LÀ HAY
I. Mục tiêu:
-Hát đúng giai điệu và lời ca
-Hát đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng.
-Biết bài hát thật là hay là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân
II. GV chuẩn bị:
-Hát thuộc,đúng nhạc đúng lời bài hát.
-Máy nghe, băng nhạc, nhạc cụ quen dùng, tranh vẽ những con chim đậu trên cành cây.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1:Dạy bài hát thật là hay
-Hát mẫu
-Đọc lời ca, cho HS đọc theo
-Dạy hát từng câu
Hoạt động2: 
-Hát kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu lời ca
-Hát kết hợp với vỗ tay theo phách
 Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với chim oanh
 x x x x x x x
 Dặn dò: Dặn HS về nhà tập lại bài cho thuộc
Tập viết:
CHỮ HOA: Ă, Â
 I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ:
 - Biết viết chữ cái viết hoa Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ : “ Ăn chậm nhai kĩ” theo cỡ nhỏ và nối chữ đúng quy định.
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét.
II. ĐDDH: 
 - Mẫu chữ Ă, Â hoa đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
A.KTBC: GV kiểm tra vở luyện viết ở nhà của HS.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa :
a. GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét chữ Ă, Â hoa về độ cao, số nét.
- HS so sánh hai con chữ.
- GV hướng dẫn HS cách viết.
- GV viết mẫu.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con: - HS viết 2 lượt chữ Ă, Â. -GV uốn nắn ,sửa sai.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: “ Ăn chậm nhai kĩ”
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa.
a. Hướng dẫn HS quan sát- nhận xét: Độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
- GV viết mẫu: “ Ăn” lên dòng kẻ.
- GV nhắc HS viết liền nét.
b. HS viết bảng con: “ Ăn”
- GV theo dõi, giúp đỡ.
4. HS viết vào vở tập viết: - GV hướng dẫn HS viết theo mẫu.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
5. Chấm, chữa bài: - GV thu bài chấm .
- GV nhận xét bài viết của HS
6. Củng cố- dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài viết.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà luyện viết.
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu: 
- HS thấy được nhũng ưu khuyết điểm trong tuần để có hướng phấn đấu và sửa chữa. Nêu cao tinh thần phê và tự phê.
- Nắm được kế hoạch tuần tới.
II. Hoạt động trên lớp:
1. Đánh giá tình hình tuần qua:
*Ưu điểm:
- Nhìn chung có nhiều cố gắng.
- Đồ dùng học tập khá đầy đủ.Sách vở bao bọc khá cẩn thận.
- Hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Có ý thức học tốt
- Đi học chuyên cần,ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
* Tồn tại: 
- Nói chuyện riêng nhiều: 
- Sách vở, ĐDHT còn thiếu: Hùng Nguyệt.
- Chữ viết cẩu thả: 
- Tính toán chậm: 
2. Kế hoạch tới: 
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót.
- Ổn định nề nếp lớp học.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop2(2).doc