Giáo án Lớp 3 (Bản 4 cột) - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 (Bản 4 cột) - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT- SO SÁNH

I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

 - Ôn về các từ chỉ về sự vật.

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. Nêu được hình ảnh so sánh mình thích.

2. Kỹ năng: Xác định được các từ ngữ chỉ vật.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1, tranh minh họa nội dung bài.

 - HS: Sách, vở môn học.

III. Các hoạt động dạy học:

TG Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra :

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

*Bài 1:

* Bài 2:

* Bài 3:

4. Củng cố:

5. Dặn dò:

 -Yêu cầu HS hát

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh

- Nhận xét.

- GV giới thiệu bài

-Yêu cầu học sinh đọc bài.

- Yêu cầu một em lên bảng làm mẫu .

- Hãy tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ?

- Mời 3-4 em lên bảng gạch chân dưới những từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ ?

- Giáo viên nhận xét chốt *Từ chỉ sự vật: tay em, răng, tó, hoa nhài, ánh mai.

- Yêu cầu HS đọc bài tập 2 .

- Mời một em lên bảng làm mẫu bài 2a .

- Mời 3 học sinh lên bảng gạch chân dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ .

- Gọi học sinh nhận xét .

- Chốt lại lời giải đúng .

- Câu 2b : Mặt biển được so sánh với gì ?

- 2c: Cánh diều trong câu thơ được so sánh với gì ?

- 2d : Dấu hỏi được so sánh với vật gì ?

- Theo em màu Ngọc Thạch là màu như thế nào?

- Cho học sinh quan sát tranh và kết hợp giải thích

- Giáo viên chốt ý :

- Các tác giả đã quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta .

-Yêu cầu một học sinh đọc bài

- Khuyến khích học sinh nối tiếp nhau phát biểu tự do .

- Em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2 ? Vì sao ?

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn học sinh về nhà học xem trước bài mới: -Lớp hát

- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình.

- 2 em đọc.

-Thực hành làm bài tập chỉ ra các từ ngữ chỉ sự vật có trong dòng thơ 1

- Cả lớp làm bài vào vở .

- HS lên bảng chữa bài .

- Lớp theo dõi nhận xét và tự sửa bài trong tập

- Lắng nghe giáo viên chốt ý1

- 2 em đọc bài tập 2

- Cả lớp làm bài vào vở .

- Ba học sinh lên bảng lên bảng sửa bài .

- Lớp theo dõi nhận xét

- Mặt biển so sánh với tấm thảm vì đều phẳng êm và đẹp.

- Cánh diều so sánh với dấu ă vì cánh diều cong cong võng xuống như dấu ă

- Dấu hỏi với vành tai nhỏ vì dấu hỏi cong cong chẳng khác gì một vành tai .

- Màu Ngọc Thạch có màu xanh biếc sáng trong .

- Lớp theo dõi quan sát tranh

- Học sinh lắng nghe giáo viên chốt ý 2

- Một em đọc yêu cầu đề bài

- Học sinh tự suy nghĩ và phát biểu về ý của mình ,hình ảnh so sánh mà mình thích .

- Lớp nhận xét ý bạn .

- Lắng nghe.

 

docx 58 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Bản 4 cột) - Tuần 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019
TIẾT : 3 + 4 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
CẬU BÉ THÔNG MINH
 I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
 1. Kiến thức:
 - Rèn đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ...
 - Ngắt,nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ .
 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật.
 2. Kỹ năng: 
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
 - Kể lại được từng đoạn cúa câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể, bảng phụ. 
 - HS: Sách, vở môn học.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
2-3’
1’
3-4’
14-15’
7-8’
6-7’
25-27’
3-4’
2’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: 
a. Phần mở đầu:
b. Phần giới thiệu:
c. Luyện đọc: 
d. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
d. Luyện đọc lại: 
* Kể chuyện: 
4. Củng cố:
5. Dặn dò: 
-Yêu cầu HS hát
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3
- Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non“ (trang 3) 
- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh” 
* Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng. Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? 
* Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
- Chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai. 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2 . Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em “ 
-Lớp hát
- Học sinh trình dụng cụ học tập.
-Lớp quan sát tranh qua hai bức tranh.
- Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật (chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp học sinh tập đọc. 
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
* Học sinh đọc thầm đoạn 2:
- Học sinh đọc đoạn 3:
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim. 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua. 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé, vua)
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
- HS nhận xét lời kể của bạn
- Lắng nghe
-Lắng nghe
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019
TIẾT : 1 TOÁN
ĐỌC-VIẾT- SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về cách đọc,cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, cẩn thận.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ, phấn màu.
 - HS: Sách, vở môn học.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
2-3’
1’
28-30’
3-4’
1’
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
-Yêu cầu HS hát.
-Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số”.
- Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả. 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
- Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập.
- Gọi học sinh khác nhận xét. bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Gọi học sinh đọc đề bài. 
-Yêu cầu học sinh nêu miệng 
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài
-Lớp hát.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-2 học sinh nhắc lại đầu bài
- Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập
- 1em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình. 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở. 
- Hai học sinh lên bảng thực hiện. 
- Hai học sinh nhận xét .
- Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
- Học sinh làm xong giải thích miệng cách làm của mình .
- Học sinh nhận xét.
- Một HS đọc đề bài, 
- Một em nêu miệng kết quả .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
-Về nhà học bài.
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
TIẾT : 2 CHÍNH TẢ
CẬU BÉ THÔNG MINH. PHÂN BIỆT l/n, an/ang. BẢNG CHỮ CÁI
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Viết chính tả, chép lại chính xác 53 chữ trong bài. 
 - Củng cố cách trình bày một đoạn văn .Viết đúng và nhớ cách viết các âm, vần dễ lẫn như: l/n ; an / ang . Ôn bảng chữ cái ,học thuộc lòng tên 10 chữ cái đầu trong bảng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, cẩn thận khi viết chính tả.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ đã chép sẵn bài chính tả , bảng kẻ chữ và tên chữ bài tập. 
 - HS: Sách, vở môn học.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
2-3’
1’
26-28’
3-4’
1’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép:
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2: 
Bài 3: Điền chữ và tên chữ còn thiếu
4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
-Yêu cầu HS hát
- Kiểm tra về sự chuẩn bị các đồ dùng của học sinh 
* Giới thiệu bài ghi bài 
- Hướng dẫn học sinh tập chép 
- Treo bảng phụ có chép đoạn văn lên bảng .
- Giáo viên đọc đoạn văn .
- Đoạn này được chép từ bài nào ?
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- Đoạn chép này có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ cái đầu câu viết như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh nhận biết bằng cách viết vào bảng con một vài tiếng khó.( nhỏ, bảo, cổ, xẻ ) miền Nam.
- Gạch chân những tiếng học sinh viết sai.
*Học sinh chép bài vào vở 
- Yêu cầu học sinh chép vào vở giáo viên theo dõi uốn nắn.
* Chấm chữa bài:
 - Giáo viên chấm từ 5 đến 7 bài của học sinh rồi nhận xét.
-Nêu yêu cầu bài tập 2.
-Yêu cầu học sinh làm theo dãy 
Dãy 1:làm bài tập 2a
Dãy 2: làm bài tập2b
- Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ. 
- Nêu yêu cầu bài tập. Và yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh 
*Hướng dẫn học thuộc thứ tự 10 chữ:
-Xóa hết những chữ đã viết ở cột tên chữ. 
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ . 
- Gọi vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về cách ngồi viết tư thế khi viết.
-Lớp hát
-Ghi tên bài vào vở.
- Lớp lắng nghe.
- Lắng nghe 
- Đoạn này được chép trong bài “Cậu bé thông minh”
-Viết giữa trang vở.
- Đoạn văn có 3câu.
- Cuối câu 1 và 3 có dấu chấm . Cuối câu 2 có dấu hai chấm. Chữ đầu câu phải viết hoa.
+ Thực hành viết các từ khó vào bảng con.
- Cả lớp chép bài vào vở.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Hai em đại diện cho hai dãy lên bảng làm 
- Một học sinh lên bảng làm mẫu a, ă 
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Học sinh thực hành luyện đọc thuộc 10 chữ, tên chữ.
- Lần lượt học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ, tên chữ .
- Lớp viết lại 10 chữ và tên chữ vào vở chính tả .
-Vài em nhắc lại nội dung bài học 
- Lắng nghe.
-Lắng nghe
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
TIẾT : 3 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
 1. Kiến thức:
 - Sau bài học học sinh:Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ
 - Biết được hoạt động thở diển ra liên tục. Nếu ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết. 
2. Kỹ năng: Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh trong sách giáo khoa. 
- HS: Sách, vở môn học.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
2-3’
26-28’
2-3’
1’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Khai thác:
*  ... 
Mô tả được các biển báo đó băng lời nói hoặc bằng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu GT.
3-Thái độ:
Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.
Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
B- Đồ dùng dạy học.
	Phiếu học tập.
	Các biển báo.
C- Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Kiến thức
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
2
1
10
10
10
2
I. Ôn định
II.Bài cũ
III. Bài mới
.Giới thiệu
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
Hoạt động 2. Ôn lại các biển báo đã học
Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiêïu 
IV.Củng cố
V.Dặn dò
- GV giới thiệu bài.
-1HS làm p.viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.
-Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?
-Những biển báo đó được đặt ở đâu?
-Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?
-Họ có thấy các biển báo đó có ích gì không?
-Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.
-Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
GV kết luận.
-Cho HS quan sát các loại biển báo.
-Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.
-Biển báo cấm.
-Biển báo nguy hiểm.
-Biển báo chỉ dẫn.
- GV kết luận
- chuẩn bị bài Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
- Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo
2 HS trả lời.
-Thảo luận nhóm.
-Phát biểu trước lớp.
-Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo
-Nhóm nào xong trước được biểu dương.
-Trình bày trước lớp.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận nhóm 4 .
-Tìm và phân loại biển báo, mô tả....
-Phát biểu trước lớp.
-Lớp góp ý, bổ sung.
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
***************************************************
Thứ bảy ngày 14 tháng 9 năm 2019
TIẾT : 1 TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức:
 - Trình bày được những hiểu biết về tổ chức đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 
 - Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, cẩn thận.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ. 
 - HS: Sách, vở môn học.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1
2-3
1
25-27
2-3
1’
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
Bài 2 : 
4. Củng cố:
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu HS hát.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. 
- GV giới thiệu bài.
 - Gọi 2 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập. 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tổ chức của đội TNTPHCM như sách giáo viên.
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện từng nhóm nói về tổ chức của đội TNTPHCM .
- Theo dõi và bình chọn học sinh am hiểu nhất về tổ chức đội.
- Đội thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu?
- Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
- Đội được mang tên Bác khi nào ?
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập. 
- Hướng dẫn học sinh về đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần như sách giáo viên .
- Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào mẫu đơn đã chuẩn bị trước .
- Gọi 2 học sinh nhắc lại bài viết.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh học sinh về cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi tới các thư viện đọc sách.
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau:
- HS hát.
- Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Học sinh lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về tổ chức đội .
- Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
- Sau đó đại diện nhóm thi nói về tổ chức đội .
- Lớp nghe và bình chọn người có am hiểu nhất về đội .
- Đội thành lập vào ngày 15/ 5 / 1941 tại Pác Pó tỉnh Cao Bằng 
- Một học sinh đọc bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Ba học sinh đọc lại đơn.
- Lớp theo dõi đánh giá bài bạn theo sự gợi ý của giáo viên 
- Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn viết đơn . 
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
TIẾT : 2 TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức: Củng cố kỉ năng về phép cộng , trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, cẩn thận.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 4. 
 - HS: Sách, vở môn học.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1
2-3
1
26-28
3-4
1
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính:
Bài 2:
Bài 3: 
Bài 4:
4. Củng cố:
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu HS hát.
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập số 1 cột 4 và 5 và cột b của bài 3 , bài 5 về nhà.
- Nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- Nêu bài tập trong sách.
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả. 
- Yêu cầu lớp thực hiên vào vở và đổi chéo để tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
- Gọi hai em đại diện hai nhóm lên bảng làm mỗi em làm một cột.
- Gọi 2HS khác nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét. 
- Gọi học sinh đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt để nêu thành lời đề bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách tính nhẩm 
-Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả nhẩm.
- Cả lớp cùng thực hiện nhẩm và đổi chéo vở chấm chữa bài. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học.
-Hai học sinh lên bảng làm bài.
- Hai học sinh nhận xét .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột . 
 367 487 85
+120 + 302 + 72
 487 789 157
- Một học sinh nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện. 
- Đặt tính và tính :
 - 1 em nêu bài toán.
- HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1HS lên bảng giải bài:
Giải 
Số lít dầu cả hai thùng có tất cả là:
125 + 135 = 260 ( lít )
Đáp số: 260 lít.
- Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm .
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
TIẾT 3 : HƯỚNG DẪN HỌC 
HOÀN THÀNH BÀI HỌC TRONG NGÀY
I.MỤC TIÊU Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức: Giúp hs:
- Hoàn thành bài tập trong ngày
- Củng cố kiến thức về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
2. Kĩ năng: Làm tốt các bài tập liên quan.
3. Thái độ: Tích cực làm bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: phấn màu, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tâp
-HS:vở bài tập..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-2’
7-8’
18-20/
2-3’
1’
1.Ổn định tổ chức 
2.Hoàn thành bài tập trong ngày
3/ Củng cố kiến thức :
* Môn toán
*Bài 1
*Bài 2
* Bài 3:
*Bài 4:
4. Củng cố
5. Dặn dò
- Cho hs hát
- GV tổ chức hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài tập
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài các môn học
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập
- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở Cùng em học Toán tiết 1 tuần 1.
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài
-Hướng dẫn học sinh làm bài
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm câu a, 1 học sinh dưới lớp đọc các số ở câu a.
- GỌi hs nhận xét
- Gv nhận xét
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- GV hướng dãn, yêu cầu 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra vở.
-GV nhận xét, kết luận bài làm
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. Hs làm ra vở
-GV nhận xét, kết luận
-Gọi học sinh đọc đề bài
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn thảo luận điền các số trong 2 phút
-Gọi các bàn trình bày bài làm.
-Gv nhận xét, kết luận
-Gv nhận xét, khen nhóm chiến thắng.
- Gọi HS nêu lại nội dung đã học
-Hệ thống lại nội dung đã học
-Nhận xét tiết học
-Dặn Hs về nhà hoàn thành nốt bài tập, ôn lại bài.
- Hs trả lời
- Hs hoàn thiện bài tập
- Hs đọc yêu cầu
- Lắng nghe
- Hs làm bài
+320, 321,322,323, 324,325,326,327,328,329,330
-Lắng nghe
-1HS đọc
-HS làm ra vở
-Hs chữa bài
-Hs đọc đề bài
-Hs lên bảng làm
a, số lớn nhất là:847
b, số bé nhất là: 157
-Hs đọc đề bài
-Thảo luận nhóm
-Các nhóm trình bày:
-Hs nêu lại
-Lắng nghe
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
TIẾT 4: HƯỚNG DẪN HỌC
HOÀN THÀNH BÀI HỌC TRONG NGÀY
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Giúp các em hoàn thiện các bài tập các môn học buổi sáng.
2. Kĩ năng:
- Ôn tập về phân số thập phân. Ôn tập cách viết mở bài cho bài văn tả cảnh. 
3. Thái độ:
- Giáo dục các em biết yêu thích môn hướng dẫn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Phấn màu, SGK.
Học sinh: VBT, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1. Ổn định tổ chức:
- Hát
3’
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra đồ dùng của HS 
- Kiểm tra đồ dùng và báo cáo
3. Dạy bài mới:
7’
A) Hoàn thiện các bài tập buổi sáng
- Buổi sáng các em đã học những môn nào?
- Hs trả lời
- GV hỏi HS buổi sáng còn bài tập nào chưa hoàn thiện không?
- HS trả lời.
(GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài tập nếu có)
B) Củng cố về phân số thập phân
5’
Bài 1: 
(Bài 1Cùng em học toán 3 tập 1)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc
- Bài hỏi gì?
- Tính
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT và 2 HS lên làm bài.
- 2 HS lên làm bài. HS làm bài vào vở và đổi chéo vở để bạn kiểm tra.
- GV nhận xét.
7’
Bài 2: 
(Bài 3Cùng em học toán 3 tập 1)
- Yêu cầu đọc đề bài.
- HS đọc đề
- Bài cho biết gì?
- HS trả lời
- Bài hỏi gì?
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS làm bài
- HS làm bài
- GV nhận xét
7’
Bài 3: 
(Bài 4Cùng em học toán 5 tập 1)
- Yêu cầu đọc đề bài.
- HS đọc
- Bài cho biết gì?
- HS trả lời
- Bài hỏi gì?
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS làm bài
- HS làm bài
- GV nhận xét
7’
C) Tiếng việt
Bài 1:
(Bài 4Cùng em học tiếng việt 5 tập 1)
- GV gọi HS đọc đầu bài
- HS đọc
- GV yêu cầu các nhóm làm bài.
- Các nhóm làm bài
- GV nhận xét.
2’
4. Củng cố, dặn 
dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS về chuẩn bị bài mới
Nội dung bổ sung và điều chỉnh:
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_ban_4_cot_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.docx