Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA( TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs về thế nào là tiết kiệm tiền của và vì sao phải tiết kiệm tiền của.
- Biết vận dụng bài học vào sử lí tình huống.
- Có ý thức tiết kiệm tiền của.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1)
- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học.
1.HĐ1: Khởi động
- Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
2. HĐ2: Vận dụng bài học vào xử lí tình huống.
Tuần 8: Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011 Đạo đức Tiết kiệm tiền của( Tiết 2) I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs về thế nào là tiết kiệm tiền của và vì sao phải tiết kiệm tiền của. - Biết vận dụng bài học vào sử lí tình huống. - Có ý thức tiết kiệm tiền của. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1) - Bảng phụ ghi các câu hỏi. III. Các hoạt động dạy - học. 1.HĐ1: Khởi động - Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì? 2. HĐ2: Vận dụng bài học vào xử lí tình huống. * Tiến hành: - Gv giao việc thảo luận N2 - Hs HĐN2. - Hãy giúp Hà giải quyết phù hợp khi Hà đanng có hộp màu tốt nay lại được tặng thêm 1 hộp mới? - Đại diện báo cáo kết quả. - cất hộp mới , dùng hộp cũ trước. * KL: GV nêu. 3. HĐ3: Củng cố về thế nào là tiết kiệm tiền của. * Tiến hành: - HĐ cả lớp. - Những việc làm nào là tiết kiệm tiền của? * KL: GV nêu. - Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập - Giữ gìn quần áo, đồ chơi. - Không xin tiền ăn quà vặt - ăn hết xuất cơm của mình. - Tắt điện khi ra khỏi phòng. 4. HĐ4: Biết vận dụng bài học vào xử lí tình huống * Tiến hành: - Gv chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống. * KL: GV nêu. *Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. HS chuẩn bị đóng vai. HS đóng vai trước lớp. _______________________________________________ Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS cách tính tổng của nhiều số, cách tính thuận tiện nhất, tìm x, giải toán có lời văn. - Rèn kĩ năng giải toán thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1. HĐ1: củng cố khắc sâu cách tính tổng, cách tính thuận tiện nhất. Bài 1: tính tổng - Muốn tính tổng ta làm thế nào? Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện - Muốn tính nhanh ta làm ntn? 2. HĐ2: củng cố cách tìm thành phần chưa biết . Bài 3: Tìm x: 3 . HĐ3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo. Bài 4: Một cửa hàng bán vải ngày thứ nhất bán được 567 m vải. Ngày thứ nhất bán nhiều hơn ngày thứ hai79 m vải. Ngày thứ ba bán được số vải cả hai ngày đầu gộp lại. Tính số m vải cửa hàng đã bán trong ba ngày. 4.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - HS nêu yêu cầu - Lớp làm nháp – 3 em lên bảng. 1 967 78 090 9 650 +2 965 + 9 070 + 2 358 7 968 3 080 650 12 900 90 240 12 658 - HS nêu yêu cầu - 3 em làm bảng nhóm - Lớp làm nháp a. 5 374 + 3 582 + 2626 = ( 5 374 + 2 626) + 3 582 = 8 000 + 3 582 = 11 582. b. 54 623 + 18 439 + 45 377 + 2 561 = ( 54 623 + 45 377) + ( 18 439 +2561 = 100 000 + 20 000 = 120 000 - 1 em nêu yêu cầu - 2 em làm bảng nhóm – Lớp làm nháp a. 7 814 + 250 + x = 75 670 250 + x = 75 670 – 7 814 250 + x = 67 856 x = 67 856 - 250 x = 67 606. b. x – 3 785 = 678 x 5 x – 3 785 = 3 390 x = 3 390 + 3 785 x = 7 175 - 2 em đọc bài - Lớp phân tích đề bài theo N2 Bài giải Ngày thứ hai bán được số m vải là: 567 – 79 = 488 ( m) Ngày thứ ba bán được số m vải là: 567 + 488 = 1 055 ( m ) Cả ba ngày bán được số m vải là: 567 + 488 + 1 055 = 2 110 ( m) Đáp số: 2 110 m ______________________________________________ Tin học GV bộ môn dạy _______________________________________________ Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe - đã đọc I. Mục đích - yêu cầu: - Dựa vào gợi ý, biết chọn và kể lại 1 câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ, hoặc ước mơ viển vông phi lý. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ "lời ước dưới trăng" - Đồ dùng học tập sách, báo, truyện viết về ước mơ, truyện đọc lớp 4 III. Các hoạt động dạy - học: 1. HĐ1 : khởi động - H kể 1 đến 2 đoạn của câu chuyện "Lời ước dưới trăng". - Giới thiệu bài. 2. HĐ2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện Đề bài: Hãy kể 1 câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lý. + GV gọi H đọc đề bài. - Đề bài yêu cầu gì? - Câu chuyện có nội dung ntn? - 2 học sinh đọc - Kể một câu chuyện đã nghe , đã đọc . - Nói về ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông. + Cho HS đọc gợi ý sgk - Có những loại ước mơ nào? - 3 HS đọc tiếp nối - Lớp đọc thầm +, ước mơ đẹp , ước mơ viển vông. - Theo gợi ý có 2 truyện vốn đã học trong sgk. Các em đã học đó là những truyện nào? - ở vuơng quốc Tương Lai - Ba điều ước - Lời ước dưới trăng - Vào nghề + GV nhắc HS khi kể nên kể những câu chuyện không có trong sgk để được cộng thêm điểm - GV cho HS giới thiệu truyện kể - VD: Tôi muốn kể câu chuyện: "Cô bé bán diêm" của An - đéc - xen. Truyện nói về ước mơ cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. - Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi đọc truyện này - Khi kể chuyện em cần lưu ý điều gì? - Kể chuyện có đầu, có cuối gồm 3 phần mở đầu, diễn biến, kết thúc - GV nhắc hs khi kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung về ý nghĩa của câu chuyện. Với những truyện dài có thể chỉ kể 1 đến 2 đoạn 3.HĐ3: Thực hành kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV cho HS kể chuyện - HS kể chuyện theo cặp - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp - HS kể chuyện Lớp cùng trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa - Cho HS bình chọn, HS chọn được truyện hay. HS kể chuyện hấp dẫn, bạn đặt câu hỏi hay. * Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học: - Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe. - GV nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra _______________________________________ Toán Ôn: Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs về loại toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Rèn kĩ năng giải toán thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1. HĐ1: Củng cố khắc sâu dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng là 90 và hiệu là 20. - Bài thuộc dạng toán gì? Bài 2: Một đội công nhân sửa đường 2 ngày đầu đào được 3900m. Ngày sau đào kém ngày đầu 350 m. Tính số m đường mỗi ngày. - Hd HS tìm phương án giải. 2. HĐ2: Củng cố cách tính nhanh. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - 1 Hs nêu yêu cầu - Lớp làm nháp – 3 em làm bảng nhóm Bài giải Số bé là: (90 -20) : 2 = 35 Số lớn là: ( 90 + 20 ) : 2 = 55 Đáp số: số bé: 35; số lớn: 55 - 1 em đọc đề - Lớp TLN2 phân tích đề - Lớp làm vở- 1 em làm bảng nhóm Bài giải Ngày sau đào được số m đường là: ( 3900 – 350): 2= 1 775 ( m ) Ngày đầu đào được số m đường là: 1775 + 350 = 2125 (m ) Đáp số: Ngày sau: 1775m Ngày đầu: 2125 m - HS nêu yêu cầu - HS thi tính nhanh a. 815 + 666 + 185 =( 815 + 185)+666 = 1000 +666 = 1666. b. 1677 + 1969 + 1323 + 1031 = ( 1677 + 1323) + ( 1969 + 1031) = 3000 + 3000 = 6000. ____________________________________ Luyện từ và câu Ôn: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài I. Mục tiêu: - củng cố cho hs cách viết hoa tên người, tên địa lí nước người. - HS viết đúng luật chính tả theo phiên âm tiếng nước ngoài. II. Các hoạt động dạy học HĐ1: củng cố cho hs nhận biết cách viết đúng sai tên người, tên địa lí phiên âm theo tiếng nước ngoài. Bài 1: Những tên người nước ngoài nào viết đúng, những tên nào viết sai, hãy viết lại cho đúng. Bài 2: Những tên địa lí nước ngoài nào viết sai. 2. HĐ2: Thực hành viết vở Bài 4: Viết lại các tên nước ngoài theo đúng quy tắc. Tên viết sai quy tắc lê ô na đơ vanh xi. cri xtốp cô lôm bô. l u i ga ga rin. Vơ la đi mia lích lê nin. Các mác Tôn trung sơn. - Củng cố cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài 3. củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - 1 em nêu yêu cầu - Lớp làm nháp – 3 em làm bảng nhóm. a. Giô - dép (Đ) b. Pa x- can ( Pa- xcan) c. Lu – i –pax – tơ ( Lu – i pa – x tơ. - 1 em nêu yêu cầu - lớp làm nháp – 2 em làm bảng nhóm a. sông đa- nuýp b. núi an pơ. ( núi An – pơ) c. hồ Bai – can. d. sông A- ma – dôn. 1 em nêu yêu cầu - Lớp làm nháp – 1 em lên bảng. a. xanh pê téc bua b. Xanh pê – téc – bua. (Đ) B.(1) Ri - ô đờ gia – nây rô. (2) Ri - ô Đờ gia nây rô. (3) Ri - ô đờ Gia – nây – rô. (4) Ri - ô đờ – gia – nây – rô. ( Đ) - HS nêu yêu cầu - Lớp làm vở- 3 em 3 tổ thi Tên viết đúng quy tắc a.Lê- ô na - đơ-vanh – xi. b. crít – xtốp cô- lôm – bô. c. I- u- ri Ga – ga – rin. d. Vơ - la - đi – mia I- lích Lê – nin e. Các Mác. f. Tôn Trung Sơn. __________________________________ Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2011 Mĩ thuật GV bộ môn dạy __________________________________ Lịch sử Ôn tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5. - Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về: Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; Khởi nghĩa 2 Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng. II. Các hoạt động dạy - học: 1. HĐ1: Khởi động - Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của trận Bạch Đằng? - Tường thuật diễn biến trận Bạch Đằng? - Giới thiệu bài 2.HĐ2: Các giai đoạn lịch sử tiêu biểu * Cách tiến hành: + Cho HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS quan sát trục thời gian. Yêu cầu học sinh ghi lại các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian. + HS đọc y/c 1- SGK - HS thảo luận nhóm 2. - Đại diện nhóm báo cáo. Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Chiến thắng Bạch Đằng ra đời Rơi vào tay Triệu Đà khoảng năm 179 CN năm 938 700 năm * Kết luận: T chốt ý 3. HĐ3: Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu * Cách tiến hành: Thi hùng biện + GV chia lớp thành 3 nhóm a) N1: Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. b, N2: Kể lại khởi nghĩa Hai Bà Trưng * HĐ N8 - Các nhóm thi hùng biện theo nội dung: *N1: Các mặt sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội. c) N3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng - GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp. - GV đánh giá nhận xét. * Củng cố - dặn dò: - Nêu các sự kiện tiêu biểu trong hai giai đoạn lịch sử của dân tộc. - NX giờ học. *N3: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Đại diện nhóm trình bày. Tin học Gv bộ môn dạy ________________________________________ Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2011 Kĩ Thuật Khâu đột thưa I. Mục tiêu: - H biết cách khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - H có thói quen kiên trì và cẩn thận. II. Đồ dùng dạy - học: GV: -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa. - Khâu mũi đột thưa bằng len trên bìa - Vật liệu cần thiết. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học. 1. Khởi động - Nêu các thao tác khâu đột thưa? 2. HĐ 2: Thực hành - Nhắc lại nghi nhớ. - Nêu các thao tác khâu đột thưa. - 2 đ 3 học sinh nêu. - Để thực hiện khâu mũi đột thưa ta phải thực hiện qua mấy bước? - Qua 2 bước: + Vạch dấu đường khâu. + Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - GVkiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, - Cho học sinh thực hành - GV quan sát - hướng dẫn - HS khâu mũi đột thưa trên vải. 3.HĐ3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Cho học sinh trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của các em. *Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.Chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau. - H tự đánh giá theo các tiêu chuẩn T đưa ra. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, góc và hai đường thẳng vuông góc. - Rèn kĩ năng giả toán thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Củng cố cho HS về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài 1: Tổng số học sinh của khối lớp bốn là 160 học sinh, trong đó số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 10 học sinh. Hỏi lớp bốn đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết khối lớp bốn có bao nhiêu họ sinh nam , ? HS nữ ta làm thế nào? - Suy nghĩ giải vở Bài 2: Tổng số tuổi của hai anh em là 30 tuổi. Tính tuổi của mỗi người, biết anh hơn em 6 tuổi. - HD Hd phân tích đề bài – tìm hướng giải. 2. HĐ 2: Củng cố về hai đường thẳng vuông góc. Bài 3: Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc trong các hình sau: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - 1 em đọc bài toán - 1 em nêu tóm tắt - Lớp làm vở – 1 em làm bảng nhóm. Nam: ____________ Nữ : _________________ 160 HS Bài giải Số học sinh nữ có là: ( 160 + 10 ) : 2 = 85 ( học sinh) Số học sinh nam có là: 85 – 10 = 75 ( học sinh) Đáp số:Nữ: 85 học sinh Nam: 75 học sinh - 1 em đọc bài toán - HS TL N 2 phân tích đề - Lớp làm vở – 1 em làm bảng nhóm Bài giải Em có số tuổi là: ( 30 – 6) : 2 = 12 ( tuổi) Anh có số tuổi là: 12 + 6 = 18 ( tuổi) Đáp số: em : 12 tuổi anh : 18 tuổi - 1 em nêu yêu cầu - Lớp làm vở – 1 em lên bảng B A A - Canh AB và AD là một cặp cạnh vuông góc - Cạnh AD và cạnh DC là cặp cạnh vuông góc. - Cạnh DC và cạnh CB là cặp cạnh vuông góc. - Cạnh CB và cạnh BA vuông góc. __________________________ Địa lí Ôn: Hoạt động sản xuất của dân tộc ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs về đặc điểm tiêu biểu về hoạt đọng sản xuất và nuôi trồng của người dân tộc Tây Nguyên. - Hs nêu được đất đai, cây trồng và hoạt động của người dân nơi đây. II. Các hoạt động dạy học 1. HĐ1: Củng cố cho hs về đất đai, cây trồng ở Tây Nguyên, giá trị cây trồng. - Đất đai ở Tây Nguyên có đặc điểm gì? - Đất có đặc điểm như vậy thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? - Như cây công nghiệp này cho ta giá trị ntn? - Nêu một vài giá trị của cà phê? - Vào mùa khô khi nắng, nóng kéo dài người dân đã làm gì để bảo vệ cây trồng? 2. HĐ2: Củng cố về chăn nuôi gia súc - Tây Nguyên cpó gì thuận lợi cho việc chăn nuôi? - Nơi đây người dân chăn nuôi những súc vật nào là chính? - Nuôi voi để làm gì? - Nhìn vào số lượng trâu, bò voi em có nhận xét gì? * Hoàn thành VBT 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. - Phần lớn là đất đỏ ba dan, đất thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu. - Trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, hồ tiêu, cao su... - Phục vụ trong nước và có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. - Thơm ngon nổi tiếng không chỉ trong nước và còn xuất khẩu. - Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây. - Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tươi để phát triển chăn nuôi. - Trâu, bò, voi.. - làm nghề truyền thông như đua voi, chuyên chở hàng hoá. - Nhà nào có nhiều biểu hiện sự giàu có. ______________________________________ Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2011 Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây nguyên I. Mục tiêu: Sau bài học H biết: - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất Badan và chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ. - Dựa vào bảng số liệu biết phân loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên - Quan sát , nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên. - Bản đồ địa lí Việt: III. Các hoạt động dạy - học. 1.HĐ1: Khởi động - Tây Nguyên có đặc điểm gì về dân cư, trang phục, lễ hội. - Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt tập thể được gọi là gì? - Giới thiệu bài 2. Hoạt động 2: Trồng cây công nghiệp trên đất Badan. * Cách tiến hành: + Cho HS quan sát hình 1. - Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên?(ả) -HS quan sát trên lược đồ và chỉ kết hợp trình bày một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: - HĐN4 : đọc sgk - Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,... - Vì sao Tây Nguyên lại trồng chủ yếu loại cây lâu năm này? (*) - Vì những cây công nghiệp này phù hợp với vùng đất đỏ ba dan tơi xốp, phì nhiêu. - Cho HS quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên. + HS quan sát. - Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì? - Cây cà phê - câu công nghiệp. + Cho HS quan sát hình 2 - SGK tr.88 - Y/c HS tìm vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí VN + HS quan sát cà phê ở Buôn Ma Thuột. - 2 đ 3 HS lên chỉ. - Em biết gì về cà phê ở Buôn Ma Thuột? - Nổi tiếng thơm ngon không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước. - Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì? - Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. - Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? * Kết luận:GV chốt ý. - Dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây. 3. HĐ3: Chăn nuôi trên đồng cỏ. * Cách tiến hành * HĐCN + Cho HS quan sát lược đồ hình 1 (SGK) - Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? - Bò, trâu, voi - Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? - ở tây Nguyên có những thuận lợi nào để chăn nuôi trâu, bò? -Bò. - Có nhiều đồng cỏ. + Cho HS quan sát bảng số liệu + HS quan sát bảng số liệu về vật nuôi ở Tây Nguyên. ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? - Chuyên chở người và hàng hóa. - Số lượng trâu, bò, voi thể hiện điều gì ở mỗi gia đình? * Kết luận: GV chốt ý. - Thể hiện sự giàu có, sung túc. - Nêu NDC của bài? *Củng cố, dặn dò - Nêu những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc)? - Nhận xét giờ học. - 3 - 4 học sinh nhắc lại. ___________________________________ Tập làm văn Ôn: Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs biết phát triển câu chuyện theo hướng chuyển văn bản kịch thành lời kể. II. Các hoạt động dạy học - Cho Hs hoàn thiện VBT - Câu chuyện kể theo trình tự nào? * Kể theo trình tự không gian. - Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp? - Cho hs kể trong nhóm - Tổ chức thi kể. - Theo em cách kể 2 bài khác nhau ntn? 2. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hs tự làm - - Trình tự thời gian. * Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh * Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh Tin – tin và Mi – tin đến khu vườn kì diệu Mở đầu đoạn 1: Mi – tin đến khu vườn kì diệu. * Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin – tin đến công xưởng xanh. - Hs nêu. - HS kể nhóm 2 - HS thi kể - Khác về trình tự sắp xếp các sự việc. _______________________________________ Âm nhạc GV bộ môn dạy _______________________________________ Tiết 2 Tiếng anh Gv bộ môn dạy ________________________________ Tiết 3: Khoa học Ôn: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh I. Mục tiêu: - Củng cố nội dung của bài Hs nêu những biểu hiện khi bị bệnh. - Nói ngay với cha mẹ khi thấy người không khoẻ. II. Các hoạt động dạy học 1. HĐ1: Động não. - Khi khoẻ mạnh em cảm thấy thế nào? - Kể tên một số bệnh hay mắc? - Khi bị bệnh chúng ta cần làm gì? - Cho hs đóng vai khi bị bệnh. 2. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Sảng khoái , vui tươi thích hoạt động.... - Đau bụng, ỉa chảy, sốt, ho, cảm... - Cần nói với người lớn để đến bệnh viện nhờ bác sĩ khám bệnh , uống thuốc... - Hs chuẩn bị đóng vai. - Hs trình diễn trước lớp. - Lớp nhận xét _____________________________________________
Tài liệu đính kèm: