Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức)

Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức)

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ lẫn: Làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ

+ Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài.

+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện để nắm được nội dung và ý nghĩa của chuyện.

2. Kĩ năng:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( cậu bé, nhà vua ).

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Phối hợp được lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

3. Thái độ:

 

doc 100 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ .........ngày.......tháng......năm........
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Cậu bé thông minh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ lẫn: Làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ 
+ Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện để nắm được nội dung và ý nghĩa của chuyện.
2. Kĩ năng:
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( cậu bé, nhà vua ).
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Phối hợp được lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
3. Thái độ:
- HS học tập sự thông minh, nhanh trí của cậu bé, giáo dục tính kiên trì trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn: “ Ngày xưa,phải chịu tội “ để luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1: Tập đọc
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra sách vở của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Cậu bé thông minh” là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ.
b. Luyện đọc
HĐ1: Gv đọc toàn bài: Cần thể hiện rõ: 
- Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin.
- Giọng nhà vua oai nghiêm.
HĐ2: Gv HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
b1: Đọc từng câu:
- Gv sửa lỗi phát âm cho HS ( sau mỗi lần đọc ).
b2: Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS đọc cá nhân từng câu nối tiếp ( có thể đọc liền 2 câu lời nhân vật ).
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài ( 2 lượt ).
Đoạn 1: - Gv treo bảng phụ ghi câu văn của đoạn, HS nêu cách ngắt hơi, Gv sửa.
Đoạn 2:
Đoạn 3:
- HS giải nghĩa từ: Kinh đô.
- Giải nghĩa từ: om sòm.
- Giải nghĩa từ: Trọng thưởng
b3: Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Gv theo dõi, HD đọc đúng.
- 2HS một nhóm.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, nghe, góp ý.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm 3 đoạn trao đổi theo câu hỏi SGK.
+ Đ1: Gv nêu câu hỏi 1, 2( SGK – 5). 
+ Đ2: Gv nêu câu hỏi 3 ( SGK – 5 ).
+ Đ3: Gv nêu câu hỏi 4 ( SGK – 5 ).
- HS cần nêu được: Cậu nói một câu chuyện khiến nhà vua cho là vô lí: bố đẻ em bé. 
- HS đọc thầm cả bài và trả lời: Câu chuyện nói lên điều gì? ( Ca ngợi tài trí của cậu bé )
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
HĐ 4: Luyện đọc lại:
- Gv đọc mẫu đoạn 2: Lưu ý HS đọc thể hiện giọng cậu bé, giọng nhà vua.
- HS chia nhóm 3 để đọc phân vai ( Người dẫn chuyện, cậu bé, vua ). 
- 2 nhóm thi đọc theo vai, lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất: đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
- Gv nhận xét, ghi nhận kết quả đọc của Hs
HĐ5: Hướng dẫn kể chuyện: 
b1: Gv nêu nhiệm vụ: 
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện ( SGK ) và tập kể từng đoạn của câu chuyện.
b2: - Hướng dẫn Hs kể chuyện theo tranh 
 - Hướng dẫn Hs quan sát tranh, nêu nhanh sự việc được kể đoạn ứng với tranh.
- HS quan sát tranh kể lại đoạn 3 của chuyện ( 3 HS - Mỗi HS kể 1 đoạn ).
- HS nhận xét sau mỗi lần kể theo 1 số yêu cầu:
+ ND: Kể đủ ý, đúng trình tự không?
+ DĐ: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không?
- 3 HS kể lại chuyện theo lối phân vai. 
3. Củng cố dặn dò:
- 2 em nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
- Gv nêu câu hỏi: Trong câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
- Gv nhận xét cách kể chuyện của HS, khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
TOÁN
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
2. Kĩ năng: Rèn kí năng đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức học tập chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra sách vở của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung ôn tập.
b. Luyện tập:
* Bài 1 : Gv kẻ bảng như SGK.
Củng cố cho HS cách viết, đọc số có 3 chữ số.
- HS làm nháp + bảng lớp.
* Bài 2 :
- Gv lần lượt kẻ từng câu như SGK.
- HS chơi trò chơi: Điền đúng, điền nhanh số vào ô trống.
Phần a, Các số tăng liên tiếp từ 310-319
 b, Các số giảm liên tiếp từ 400-391
* Bài 4 : Gv ghi bài lên bảng.
- HS làm nháp + bảng lớp: HS giải thích miệng: Vì sao khoanh tròn số lớn nhất, bé nhất?
 * Bài 5 :
- Gv hướng dẫn HS cách làm.
Cần xếp: Theo thứ tự từ bé - lớn: 162; 241; 425; 519; 537; 830.
Theo thứ tự lớn – bé: 830; 537; 519; 425; 241; 162.
- HS làm bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv HD làm BT4 ( 3 ).
* Nhận xét tiết học.
- HS nêu miệng cách đọc, viết số có 3 chữ số, nhắc lại cách tìm số liền trước, liền sau của một số.
Thứ .........ngày.......tháng......năm........
TẬP ĐỌC
Hai bàn tay em
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng: Nằm ngủ, cạnh lòng.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ: Siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
- Hiểu ND của từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy cả bài, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn, tập luyện để có đôi bàn tay khoẻ, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv bảng phụ ghi khổ thơ 3 để hướng dẫn HS luyện đọc. Cả bài luyện thuộc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS kể lại chuyện “ Cậu bé thông minh “
- 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn và nêu nội dung mỗi đoạn.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. 
b. Luyện đọc
- HĐ1: Gv đọc toàn bài thơ: Giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
- HS lớp theo dõi.
- HĐ2: Gv HD Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
b1: Đọc từng dòng thơ:
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- Gv theo dõi, chú ý sửa cho HS cách phát âm 1 số từ ngữ đọc sai.
b2: Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Đọc nối tiếp, mỗi em đọc 2 dòng thơ ( 2 lượt ).
- HD các em cách đọc
 - Treo bảng phụ HD HS ngắt nghỉ hơi k3.
- Đọc nối tiếp, mối em 1 khổ thơ ( 2 lượt ) kết hợp giải nghĩa từ: Siêng năng, giăng giăng ( K4 ). đặt câu hỏi với từ “ thủ thỉ “
b3: Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
- Theo dõi, HD HS đọc đúng.
- Từng cặp HS đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh ( cả bài ) với giọng vừa phải.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Câu 1 ( SGK – 7 ) nói để HS hiểu: hình ảnh so sánh rất đúng và đẹp.
- Câu 2 ( SGK – 7 )
- Câu 3 ( SGK – 7 ): Khen - động viên HS.
- Đọc thầm trả lời các câu hỏi Gv đưa ra:
- 2 – 3 em trả lời. 
- HS đọc thầm 4 khổ thơ còn lại để trả lời ( 3 – 4 em trả lời ).
- Để HS tự phát biểu những suy nghĩ của mình.
d. Học thuộc lòng bài thơ:
- Treo bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ, xoá dần các từ, cụm từ ( các khổ thơ còn lại làm tương tự ). 
- Đọc đồng thanh.
- Thi đọc tiếp sức (đọc thuộc ): 2 dãy bàn: Tổ nào đọc nối tiếp nhau nhanh, đúng là thắng.
- Đọc cá nhân theo khổ, cả bài thuộc tại lớp.
3. Củng cố dặn dò:
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì? Và hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
- Nhấn mạnh sự cần thiết về hai bàn tay trong cuộc sống với mỗi người, luyện tập như thế nào để có đôi bàn tay đẹp, khoẻ.
* Nhận xét tiết học, dặnHS đọc thuộc cả bài thơ.
- 2 HS trả lời miệng.
---------------------------------------
TOÁN
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số; củng cố cách giải toán ( có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tính nhẩm, cộng trừ ( không nhớ ) và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Giáo dục Hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra bài 4 ( Trang 3 ).
- 2 em làm bảng lớp, giải thích cách tìm số lớn nhất, bé nhất.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Luyện tập:
* Bài 1 : 
- Gv ghi các phép tính bảng lớp.
- Làm nháp + bảng lớp. HS nắm chắc cách cộng trừ nhẩm số tròn trăm, tròn chục.
* Bài 2 :
- Ghi 4 phép tính bảng lớp.
* Bài 3 : HD HS đọc, phân tích và tóm tắt bài toán
* Bài 4 : HD tương tự bài 3.
* Bài 5 : HD cách làm.
- Cả lớp làm bảng con 4 phép tính, củng cố cách cộng trừ ( không nhớ ) 2 số có 3 chữ số.
- 2 HS đọc đề toán.
- Phân tích đề làm miệng.
- Tóm tắt và giải bài toán nháp + bảng lớp. HS nắm vững loại toán về “ít hơn “
- Giải vở, củng cố cho HS về loại toán “ nhiều hơn “
- Chơi trò chơi: Lập phép tính đúng – nhanh: 2 đội.
3. Củng cố dặn dò:
- Lưu ý HS tính cộng, trừ (đặt tính ) không nhớ.
* Nhận xét tiết học.
------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- HS biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. Kĩ năng:
- HS ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. Thái độ:
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv + HS: Chuẩn bị bài hát: Hoa thơm dâng Bác. Nhạc và lời: Hà Hải.
- Gv: Bài thơ: Ảnh Bác ( Trần Đăng Khoa ); Tập ảnh TN với Bác Hồ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động:
- Lớp hát bài “ Hoa thơm dâng Bác”
- Gv nói nd bài hát, giới thiệu bài hát mới.
2. Các hoạt động:
a. Giới thiệu bài: 
- Gv nêu nội dung T2.
b. HĐ1: Thảo luận nhóm:
 * Mục tiêu: HS biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa TN với Bác Hồ.
* Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm tìm hiểu nd và đặt tên cho từng tranh ( BT1-VBT )
- Nêu tiếp các câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu?
+ Tình cảm giữa Bác và các cháu TN ntn?
+ Bác có công lao lớn đối với nước ta ra sao? Gv kết luận với nd các câu hỏi trên, đưa ảnh Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập cho HS quan sát.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện 4 nhóm lên gt về 1 ảnh.
 lớp nhận xét, bổ sung.
- Lớp làm việc cá nhân.
- HS theo dõi.
HĐ2: Kể chuyện: “ Các cháu vào đây với Bác “
* Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa TN với Bác Hồ và những việc các con cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
* Cách tiến hành:
- Gv kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác.
- Thảo luận:
- Gv kết luận: Các cháu TN ... bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv + HS : Hình vẽ SGK. Gv: Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn? ¨Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
- 2 em chỉ bảng lớp ( sơ đồ 2 vòng tuần hoàn ).
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. HĐ1: Chơi trò chơi vận động:
* Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. 
* Cách tiến hành:
b1: Hướng dẫn chơi trò chơi vận động trong lớp:” Em Thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
 - HS nhận xét: nhịp tim của mình ntn so với lúc ngồi yên.
b2: Khi ta chạy nhanh nhịp tim ntn so với lúc vận động nhẹ?
* KL: Khi vận động mạnh hoặc lđ chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn ÒVì vậy, lđ và vui chơi rất có ích cho hđ tim mạch, nhưng nếu lđ hoặc hđ quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
HĐ2: Thảo luận nhóm:
- HS thực hành chơi, nếu ai sai lò cò quanh lớp.
- 3 HS trả lời.
- Theo dõi.
* Mục tiêu: Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan (hô hấp) tuần hoàn. Có ý thức tập TD, vui chơi, ld vừa sức.
* Cách tiến hành:
b1: Thảo luận nhóm:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi:
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên hđ và vui chơi, lđ quá sức?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày, dép quá chật?
b2: Làm việc cả lớp:
- Nhận xét, KL về những việc nên và không nên làm để giữ gìn và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- 4 HS 1 nhóm qsát hình SGK và kết hợp với hiểu biết và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày phần trả lời, các nhóm nx, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS thường xuyên tập TD.
Thứ sáu, ngà29 .thán9năm 2006
TẬP LÀM VĂN 
NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- HS kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi. Điền vào mẫu đơn điện báo.
2. Kĩ năng: 
- Kể lại nội dung câu chuyện hồn nhiên. Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu thương giữa những người thân trong gi đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
- 1 em kể về gia đình mình.
- 2 em đọc đơn xin nghỉ học.
Giới thiệu bài: Nêu nội dung của tiết học. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 ( 36 ):
- Gv ghi bảng 3 câu hỏi gợi ý SGK.
- Gv kể chuyện lần 1 và hỏi 3 câu hỏi SGK.
- Kể lại lần 2:
Hỏi truyện này buồn cười ở chỗ nào?
Bài tập 2 ( 36 ):
- HD HS nắm tình huống và yêu cầu đề:
+ Tình huống cần viết điện báo là gì?
+ Yêu cầu của bài là gì?
- HD HS điền đúng nd điện báo.
- 1 em đọc yêu cầu của đề và câu hỏi gợi ý. 
- 3 HS trả lời.
- HS kể lại chuyện: 5 – 7 HS thi kể
ÒLớp bình chọn người kể hay.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề và mẫu điện báo.
- 3 HS trả lời.
- HS làm miệng nhìn vào mẫu SGK.
- Cả lớp làm vở.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét tiết học, nhắc HS kể lại câu chuyện và ghi nhớ cách điền nd điện báo.
- 1 HS kể lại chuyện: Dại gì mà đổi. 2 em đọc điện báo.
-----------------------------------------
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Không nhớ )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- HS biết nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( không nhớ ). Củng cố ý nghĩa phép nhân.
2. Kĩ năng: 
- Đặt tính và nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( không nhớ ) và giải toán.
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân:
- Viết: 12 x 3 = ?
12 + 12+ 12 = 36
Vậy 12 x 3 = 36
- HD HS đặt tính và tính:
 12 ­ 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
 x 3 ­ 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 3 6
- Lưu ý HS: bước đặt tính và cách thực hiện.
c. Thực hành:
- 2 em đọc bảng nhân 6.
- HS nêu cách tìm tích.
- HS cùng thực hiện phép nhân với Gv.
* Bài 1 ( 21 ): 
- Nhận xét, sửa cho HS thực hiện nhân.
* Bài 2 ( 21 ):
- Nhận xét, sửa sai cho HS ( nếu có ) ÒCủng cố về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
* Bài 3 ( 21 ): HD HS hiểu rõ ý nghĩa phép nhân ( 12 x 4 = 48 ).
- Nhắc lại cách thực hiện nhân ( từ phải sang trái ).
- Làm bảng con + bảng lớp.
- 1 HS nêu lại cách đặt tính và tính nhân 1 phép tính đầu.
- Làm nháp + bảng lớp.
- Viết bài giải vào vở.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- Nêu các bước thực hiện phép nhân.
----------------------------------------------
CHÍNH TẢ ( Nghe viết ) 
 ÔNG NGOẠI
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- HS nghe - viết đoạn:” Trong cái vắng lặng củađời đi học của tôi sau này” trong bài Ông ngoại. Tìm được các tiếng có vần oay, phân biệt chính tả r/d/gi.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng: Vắng lặng, nhấc bổng, loang lổ, trong trẻo.
- Viết và làm đúng tiếng có vần oay, r/d/gi.
- Viết đúng chính tả.
3. Thái độ:
- Giáo dục ás ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết: Thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc ¨Nhận xét, cho điểm.
- 3 HS viết bảng lớp, HS nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gt bài, đoạn viết.
b.( Giảng bài ) Hướng dẫn HS nghe - viết :
b1: Hướng dẫn chuẩn bị:
- HD nhận xét chính tả: Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Viết chữ khó: đọc cho HS từ mục I.2.
b2: Viết chính tả:
- Gv đọc đoạn viết trong bài: Ông ngoại nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. 
b3. Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 3 - 5 ghi lỗi HS viết sai lên bảng ÒNhận xét, bổ sung.
c. Hướng dẫn làm BT chính tả:
* Bài tập 2 ( 35 ):
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức viết tiếng có vần oay ( viết trong 1 phút ).
* Bài tập 3a ( 35 ):
- Chốt lại lời giải đúng:
a, Giúp - giữ - ra.
- 2 em đọc đoạn viết.
- các chữ đầu câu, đầu đoạn.
- Viết vở nháp + bảng lớp.
- HS viết vở, soát lại bài.
- HS sửa sai.
- 1 em đọc yêu cầu của đề.
- Làm vở BT, chơi trò chơi tiếp sức ( 3 nhóm - mỗi nhóm 3 HS ).
- Lớp đọc, nắm yêu cầu của đề.
- Làm vở, nêu miệng.
ÒNhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS đọc lại BT 2,3 ghi nhớ chính tả.
MĨ THUẬT 
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRƯỜNG CỦA EM 
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: - HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp.
2. Kĩ năng: - Vẽ được tranh về đề tài trường em.
3. Thái độ:- Giáo dục HS thêm yêu mến trường lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tranh vẽ của HS về đề tài nhà trường, đề tài khác.
- HS: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Dùng 2, 3 tranh của HS vẽ về đề tài trường học và đề tài khác.
ÒGiới thiệu trực tiếp.
- Quan sát, nhận xét.
b. HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài:
- Tiếp tục sử dụng tranh và hỏi:
+ Đề tài nhà trường có thể vẽ những gì?
+ Các hình ảnh nào thể hiện được nd chính trong tranh?
+ Cách sắp xếp hình, vẽ ntn để rõ được nd?
 HĐ2: Cách vẽ tranh:
- Hướng dẫn HS chọn nội dung, chọn hình ảnh chính phụ để làm rõ nd tranh.
Hỏi HS: hình ảnh chính phụ sắp xếp ntn?
- Vẽ màu theo ý thích ( nên vẽ ít màu, máu sức tươi sáng, phù hợp với nd ).
+ Vẽ chi tiết cho giống.
- Gợi ý Hs cách vẽ màu.
HĐ3: Thực hành:
- Quan sát HD HS sắp xếp h/ả chính phụ, chọn và tìm màu sao cho phù hợp với HS.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chấm 3 – 5 bài, HD HS nhận xét, xếp loại 1 số bài vẽ.
- Nhận xét khen HS đã hoàn thành và có bài vẽ đẹp.
- Quan sát và trả lời.
+ Giờ học trên lớp, các hđ ở sân trường trong giờ ra chơi,..
+ Nhà, cây, người, vườn hoa,...
- Vui chơi sân trường, học trên lớp, học nhóm, cảnh sân trường trong ngày lễ,..
- Vẽ tranh vào vở.
- Nhận xét theo hướng dẫn của Gv.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thø t­ ngµy 27 th¸ng 9 n¨m 2006
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA C
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ hoa c thông qua bài tập ứng dụng: Viết tên riêng và câu ca dao bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
3. Thái độ:- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Mẫu chữ viết hoa: c, bảng phụ viết từ, câu ứng dụng.
- HS: Bảng con, phấn, vở BT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS viết bảng lớp: Bố Hạ, Bầu.
 - Nhận xét, đánh giá. 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
b1: Luyện viết chữ hoa:
- Tìm những chữ hoa có trong bài?
- Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
b2: Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ):
- Gv đưa bảng phụ có viết: cửu long gt: cửu long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
b3. Luyện viết câu ứng dụng:
- Đưa câu ứng dụng, gt: Câu ca dao nói lên công ơn của cha mẹ rất lớn lao.
c. Hướng dẫn Hs viết vào vở:
- Nêu yêu cầu viết các dòng trong vở, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS.
d. Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 3 - 5 bài, đưa những lỗi HS viết sai.
- c, l, t, s, n.
- Viết bảng con: c, s, n.
- 2 em đọc.
- Tập viết bảng con.
- 2 em đọc.
- Viết bảng con: Công, Thái Sơn, Nghĩa.
- Viết bài trong vở.
- HS sửa bảng lớp.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, HD HS viết phần ở nhà. 
SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TUẦN 4
I. Hát tập thể:
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động trong tổ ( 3 tổ trưởng ):
2. Lớp trưởng nhận xét, các hoạt động của lớp:
3. Gv nhận xét:
a, Ưu điểm: Nhìn chung các em đều có ý thức học tập, chuẩn bị bài chu đáo, trên lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài, điển hình:
- Có ý thức học tập tốt:
- Có ý thức xếp hàng ra vào lớp, TD giữa giờ tương đối đều.
- Vệ sinh lớp học tương đối sạch, ăn mặc gọn gàng.
b, Hạn chế:
- Còn có HS chưa chuẩn bị bài ở nhà:
- Chưa thật sự có ý thức giữ vệ sinh chung.
c, Phương hướng tuần 5:
- Phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế nêu trên.
- Thực hiện tốt tháng ATGT.
- Thực hiện tốt chủ điểm tháng học, phát huy đôi bạn cùng tiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an quyen 1.doc