. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phôtô phát từng HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TUẦN: 1 Ngày thángnăm 200 Tiết: 1 NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phôtô phát từng HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHƯƠNG PHÁP A.MỞ ĐẦU: GV nêu yêu cầu và cách học tiết Tập làm văn để củng cố nền nếp học tập cho HS. B.DẠY BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: Tiếp theo bài tập đọc hôm trước -bài Đơn xin vào Đội, trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn – Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2.Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5 đến 9 tuổi – sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng) lẫn thiếu niên (9 đến 14 tuổi – sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong). - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - GV nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. + Đội được thành lập ngày 15 – 5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc. + Lúc đầu, Đội chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền [bí danh Kim Đồng]. Bốn đội viên khác la: Nông Văn Thàn [bí danh Cao Sơn], Lý Văn Tịnh [bí danh Thanh Minh], Lý Thị Mì [bí danh Thuỷ Tiên], Lý Thị Xậu [bí danh Thanh Thuỷ]. + Những lần đổi tên của Đội: Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc [15-5-1941], Đội Thiếu nhi Tháng Tám [15-5-1951],Đội Thiếu niên Tiền phong [2-1956], Đội Thiêu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [30-1-1970]. + Huy hiệu Đội vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ Tổ quốc. + Bài hàt của Đội là Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác. + Khăn quàng màu đỏ. + Các phong trào là: Công tác Trần Quốc toản (phát động năm 1947), Kế hoạch nhỏ (phát động năm 1960), Thiếu nhi làm nghìn việc tốt (phát động năm 1981). 3. Hoạt động 2: Bài tập 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ (Cộng hoà Độc lập) + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn + Tên đơn + Địa chỉ gửi đơn + Họ, tên, ngày sinh, địa hỉ, lớp, trường của người viết đơn + Nguyện vọng và lời hứa + Tên và chữ kí của người làm đơn. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu 2, 3 HS đọc lại bài viết của mình. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét về tiết học và nhấn mạnh điều mới biết: Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. - GV yêu cầu HS nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi nhóm, đại diện nhóm lên trình bày. - HS nhận xét - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - HS phát biểu. - HS làm bài. - 2,3 HS đọc. - HS nhận xét. Thuyết trình Nhóm Đàm thoại Trực quan Luyện tập TUẦN: 2 Ngày thángnăm 200 Tiết: 2 VIẾT ĐƠN I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHƯƠNG PHÁP A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV kiểm tra vở của 4 đến 5 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. - GV kiểm tra 1 hoặc 2 HS làm lại BT1 (Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Trong các tiết Tập đọc và Tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào Đội, nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiết TLV hôm nay, dựa theo mẫu Đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết Tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu. - GV hỏi: Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào trong đơn không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu ? Vì sao ? - GV chốt ý: + Lá đơn phải trình bày theo mẫu: . Mở đầu đơn phải viết tên Đội (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). . Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. . Tên của đơn: Đơn xin . Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. . Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn; người viết là học sinh của lớp nào . Trình bày lí do viết đơn. . Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. . Chữ kí và họ, tên của người viết đơn. 3. Hoạt động 2: Thực hành - GV lưu ý HS: Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng. HS được tự nhiên, thoải mái viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện được đủ những ý cần thiết. - GV yêu cầu HS viết đơn vào vở. - GV yêu cầu một số HS đọc đơn. - GV hướng dẫn HS nhận xét: + Đơn viết có đúng mẫu không ? (trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa). + Cách diễn đạt trong lá đơn (dùng từ, đặt câu). + Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn dược vào đội hay không ? - GV nhận xét khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nêu nhận xét về tiết học và nhấn mạnh điều mới biết: Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. - GV yêu cầu HS ghi nhớ một mẫu đơn; nhắc những HS viết đơn chưa đạt về nhà sửa lại. - 1, 2 HS làm bài. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - HS phát biểu. - VD: Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai khăn quàng đỏ đội viên. Thời gian qua, em đã đọc rất kĩ bản Điều lệ của Đội và càng hiểu Đội là tổ chức rất tốt giúp em rèn luyện trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy em viết đơn này đề nghị Ban chỉ huy Liên đội xét cho em được vào Đội, được thực hiện ước mơ từ lâu của mình. Được đứng trong hàng ngũ của Đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt Điều lệ Đội, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là đội viên gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi. - HS làm bài. - Một số HS đọc đơn. - HS nhận xét. Kiểm Tra - Đánh giá Thuyết trình Đàm thoại Trực quan Luyện tập Khối trưởng ký Ban giám hiệu ký Ngô Thị Ngọc Lan TUẦN: 3 Ngày thángnăm 200 Tiết:3 KỂ VỀ GIA ĐÌNH ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * Mẫu đơn xin nghỉ học phôtô . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHƯƠNG PHÁP A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV kiểm tra 2, 3 HS: đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, các em sẽ kể một cách đơn giản về gia đình của mình với một người bạn mới quen. Sau đó các em sẽ viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. 2. Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT. GV hỏi: + BT yêu cầu chúng ta kể về điều gì? + Kể cho ai nghe ? GV: Người bạn mới có thể là người bạn mới đến lớp, mới quen . - Tuỳ theo trình độ của các em mà GV đặt câu hỏi giúp HS tìm ý: + Các em sẽ kể gì ? ( Gia đình em có những ai ? làm công việc gì ? tính tình của một vài người thế nào ? Sở thích ? Năng khiếu ? Tình cảm của những người trong gia đình ?) - GV yêu cầu HS ghi những ý chính của mình vào giấy. Các em chỉ cần nói từ 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của mình. - GV yêu cầu HS họp nhóm kể về gia đình của mình cho bạn nghe. Sau đó, đại diện nhóm lên thi kể. - GV nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. VD: Nhà tớ chỉ có bốn người: bố mẹ tớ, tớ và em Thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm. Bố tớ làm ruộng. Bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng. Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá quần áo. Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ. 3. Hoạt động 2: Bài tập 2 - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV mời 1 HS đọc mẫu đơn. - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu lên trình tự của lá đơn. - GV yêu cầu 2, 3 HS làm miệng BT. GV lưu ý HS mục Lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật và mục Ý kiến và chữ kí của gia đình HS phải được gia đình xác nhận. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV kiểm tra và chấm bài một vài em, nêu nhận xét. 4. Củng cố, dặn ... ộc họp trao đổi về việc : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?. Sau đó, các em sẽ viết đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về việc cần làm gì để bảo vệ môi trường. 2. Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV mời HS đọc yêu cầu bài. - GV nhắc HS chú ý: + Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (đã học ở học kì I). GV mở bảng phụ, mời 1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp. (GV có thể hỏi) + Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - GV gợi ý: Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông). Sau đó, các em nêu những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. VD: không vứt rác bừa bãi; không xả nước bẩn xuống ao, hồ; chăm quét nhà, ngõ xóm, trường lớp; không bẻ cây, ngắt hoa ở nơi công cộng, không bắn chim; tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người xung quanh - GV tổ chức cho HS họp nhóm. Nhóm cử nhóm trưởng và một bạn ghi nhanh ý kiến của các bạn. GV theo dõi giúp đỡ. - GV tổ chức cho HS thi tổ chức cuộc họp. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 2 : Bài tập 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Bây giờ, các em hãy nhớ và thuật lại ý kiến của các bạn trong cuộc họp ấy. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém. - GV mời HS đọc bài viết. - GV nhận xét và khen ngợi những HS làm bài tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - HS đọc. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS lắng nghe. - HS họp nhóm. - HS thi. - HS nhận xét. - HS đọc . - HS làm bài. - HS đọc. - HS nhận xét. Kiểm Tra - Đánh giá Trực quan Giảng giải Đàm thoại Nhóm Luyện tập TUẦN : 32 Ngày thángnăm 200 Tiết: 32 NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Rèn kĩ năng nói : Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên. Rèn kĩ năng viết : Viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí. Diễn đạt rõ ràng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một vài bức tranh hoặc ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHƯƠNG PHÁP A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV mời HS đọc lại các ý kiến của nhóm về việc bảo vệ môi trường. - GV nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ nói và viết về một việc làm để bảo vệ bảo vệ môi trường. 2. Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV mời HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài. - GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường (nếu có). - GV mời HS giới thiệu về tên đề tài các em chọn kể, Các em có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường (ngoài gợi ý trong SGK). - GV tổ chức cho HS kể theo nhóm:việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. - GV tổ chức cho HS kể. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 2 : Bài tập 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém. - GV mời HS đọc bài viết. - GV nhận xét và khen ngợi những HS làm bài tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - GV yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe. - GV yêu cầu HS viết bài chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết. - HS đọc. - HS đọc. - HS quan sát. - HS phát biểu. - HS thi kể. - HS nhận xét. - HS đọc . - HS làm bài. - HS đọc. - HS nhận xét. Kiểm Tra - Đánh giá Trực quan Đàm thoại Nhóm Luyện tập Khối trưởng ký Ban giám hiệu ký Ngô Thị Ngọc Lan TUẦN: 33 Ngày thángnăm 200 Tiết: 33 GHI CHÉP SỔ TAY I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc bài báo Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (về sách đỏ; các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng). Rèn kĩ năng viết: Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài. Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon để HS biết nhân vật Đô-rê-mon. 1, 2 tờ báo Nhi đồng có mục: Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! (nếu có). Mỗi HS có một cuốn sổ tay nhỏ (có thể tự đóng lấy) Một vài tờ giấy khổ A4. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHƯƠNG PHÁP A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV gọi HS đọc bài viết về việc làm tốt để góp phần bảo vệ môi trường. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nhân vật Đô-rê-mon trong truyện tranh Nhật Bản và mục Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! trên báo Nhi đồng. Qua bài báo các em phải hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. Các em ghi ngắn gọn những ý chính, trình bày sáng, rõ vào sổ tay. 2. Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc cả bài Alô, Đô-rê-mon. - GV mời 2 HS đọc theo cách phân vai từng bài tập a , b . - GV giới thiệu tranh, ảnh về các loại động, thực vật quý hiếm được nêu tên trong bài báo (nếu có). 3. Hoạt động 2 : Bài tập 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS họp nhóm ghi ý chính các câu trả lời trên giấy rồi dán lên bảng. ( GV khuyến khích HS các em tóm tắt theo nhiều cách, có thể bằng biểu bảng) - GV mời đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và khen ngợi. - GV yêu cầu HS ghi ý chính vào sổ tay. - GV kiểm tra, chấm một số bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc HS ghi nhớ cách ghi chép sổ tay và yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bài. -GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu hoạt động của các nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin; Am- xtơ-rông, Phạm Tuân. - HS đọc. - HS đọc. - HS đọc. - HS quan sát. - HS đọc . - HS họp nhóm. - HS trình bày. - HS nhận xét. - HS làm bài. Kiểm Tra - Đánh giá Trực quan Phân vai Nhóm Thuyết trình TUẦN: 34 Ngày thángnăm 200 Tiết: 34 NGHE – KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO GHI CHÉP SỔ TAY I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Rèn kĩ năng nghe – kể : Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại (kể) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. 2. Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * Aûnh minh hoạ từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. Thêm ảnh minh hoạ gắn với hoạt động chinh phục vũ trụ của các nhân vật được nêu tên trong SGK (nếu có). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHƯƠNG PHÁP A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV mời HS đọc những ý chính các câu trả lời của Đô-rê-mon ở trong sổ tay. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ lắng nghe cô đọc bài Vươn tới các vì sao để nói lại đầy đủ nội dung của bài, sau đó tập viết lại ý chính của từng mục.. 2. Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV mời HS đọc yêu cầu và phần gợi ý của bài. - GV yêu cầu HS quan sát và lắng nghe từng ảnh minh hoạ về Tàu vũ trụ Phương Đông 1; Am-xtơ-rông; Phạm Tuân. - GV yêu cầu HS chuẩn bị giấy, bút và chăm chú lắng nghe để ghi lại chính xác những con số, tên riêng và sự kiện. - GV đọc bài (SGV trang 264). - GV hỏi: + Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ? + Ai là người bay trên con tàu đó ? + Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất ? + Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào ? + Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào ? - GV đọc lần 2, 3 (tuỳ lớp). Trước khi đọc, GV nhắc HS chăm chú nghe, biết kết hợp ghi chép để điều chỉnh hoặc ghi bổ sung những điều chưa nghe rõ ở lần trước. - GV yêu cầu HS họp nhóm để nói hoặc kể lại các thông tin. GV theo dõi giúp đỡ. - GV mời đại diện các nhóm thi nói. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 2 : Bài tập 2 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS chọn ghi vào sổ tay những ý chính (hoặc gây ấn tượng) của từng tin. Không ghi dài, mất thời gian, khó nhớ. - GV yêu cầu HS thực hành viết vào sổ tay. GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém. - GV mời HS đọc bài. - GV nhận xét và khen ngợi những HS làm bài tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài đã hoc(. - HS đọc. - HS đọc. - HS quan sát và lắng nghe. - HS chuẩn bị. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS họp nhóm. - HS thi nói. - HS nhận xét. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS ghi. - HS đọc. - HS nhận xét. Kiểm Tra - Đánh giá Trực quan Đàm thoại Nhóm Luyện tập TUẦN: 35 Ngày tháng năm 200 Tiết : 35 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (xem giáo án Luyện từ và câu ) Khối trưởng ký Ban giám hiệu ký Ngô Thị Ngọc Lan \
Tài liệu đính kèm: