MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Củng cố cách viết chữ S thông qua bài viết áp dụng:
1. Viết tên riêng Sầm Sơn bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Viết câu ứng dụng : Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
II. ĐỒ DÙNG: - GV : Chữ viết mẫu, vở mẫu
- HS : bảng con, vở tập viết
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013 Tiết 3 Tập viết Ôn Chữ hoa: s i. mục đích - yêu cầu: - Củng cố cách viết chữ S thông qua bài viết áp dụng: 1. Viết tên riêng Sầm Sơn bằng cỡ chữ nhỏ. 2. Viết câu ứng dụng : Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. II. Đồ dùng: - GV : Chữ viết mẫu, vở mẫu - HS : bảng con, vở tập viết III. Các Hoạt động dạy học: 1. KTBC (3 - 5’) - Nhận xét. - Viết bảng con : R - Phan Rang. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1 - 2’): Trong tiết Tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa S, C, T có trong từ và câu ứng dụng. b. HD viết bảng con (10 - 12’ ) + Đưa chữ mẫu: chữ S - Nhận xét chữ hoa S ? - Đọc - gồm 1 nét và cao 2 dòng li rưỡi - Nêu quy trình viết: Đặt bút giữa dòng li 3 viết nét cong dưới lượn trở lên dòng li 3, chuyển hướng bút lượn sang trái viết tiếp nét móc ngược trái tạo vòng xoắn, cuối nét xoắn lượn vào trong, dừng bút ở giữa dòng li 1. - H theo dõi - Viết mẫu 1 lần - Lưu ý: Khi viết, nét móc ngược trái hơi lượn tạo sự mềm mại cho chữ. + Đưa chữ mẫu: C - Đọc. - Nhận xét chữ hoa C - Nêu quy trình viết chữ hoa C: Đặt bút giữa dòng li 3 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút giữa dòng li 1. Lưu ý: nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về bên trái. - Nhận xét chữ hoa - Nêu quy trình viết chữ hoa : Đặt bút giữa dòng li 3 viết nét cong trái nhỏ nối liền với nét lượn ngang, sau đó lượn trở lại viết nét cong trái to cắt nét lượn ngang và cong trái nhỏ, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong lượn vào trong, dừng bút giữa dòng li 1. => Nhận xét. - gồm 1 nét và cao 2 dòng li rưỡi - gồm 1 nét và cao 2 dòng li rưỡi - Viết bảng con: 1 dòng : ..... 1 dòng : ...... * Từ ứng dụng: Sầm Sơn - Giải nghĩa từ: Sầm Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng ở Thanh Hóa. - Đọc - Nhận xét độ cao các con chữ ? - Khoảng cách giữa 2 chữ ? - S: 2,5 li, còn lại : 1 li - 1 thân chữ O - Nêu quy trình viết: Đặt bút giữa dòng li 3 viết chữ hoa S cao 2 dòng li rưỡi, sau đó nhấc bút đến dưới đường kẻ li thứ 2 viết con chữ â nối liền với con chữ m cao 1 dòng li, dừng bút ở giữa dòng li 1, nhấc bút viết dấu mũ và dấu huyền được chữ Sầm. Cách 1 thân con chữ, đặt bút giữa dòng li 3 viết tiếp chữ hoa S cao 2 dòng li rưỡi, sau đó viết con chữ o nối liền với con chữ n, dừng bút giữa dòng li 1, nhấc viết viết dấu phụ được chữ Sơn và được từ Sầm Sơn. - Nhận xét. - Viết bảng con: ....................... * Câu ứng dụng: “Côn Sơn suối chảy .... bên tai” - Đọc - Giải nghĩa: đây là hai câu thơ trong bài thơ “Côn Sơn ca” của tác giả Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã ca ngợi cảnh đẹp nên thơ, yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn, một di tích lịch sử của tỉnh Hải Dương. - Nhận xét độ cao các con chữ ? - Nhận xét. - Con chữ: C, S, h,T, g, b cao 2 dòng li rưỡi. Con chữ đ cao 2 dòng li. Con chữ t cao 1 dòng li rưỡi. , các con chữ còn lại cao 1 dòng li. - Khoảng cách giữa các chữ ? - Câu thơ được trình bày ở thể thơ nào? - Chữ nào phải viết hoa ? Vì sao? - Nêu cách viết câu ứng dụng: Đặt bút giữa dòng li 3 viết con chữ C sau đó viết con chữ o nối liền với con chữ n, nhấc bút viết dấu mũ trên o được chữ Côn, viết các chữ còn lại. Xuống dòng viết tiếp dòng thứ hai. Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 viết con chữ T, nhấc bút viết con chữ a được chữ Ta, sau đó viết các chữ còn lại ở dòng 2, cuối câu ghi dấu chấm. * Chú ý: viết đúng mẫu, đều đẹp, liền nét, không nhấc bút. Khoảng cách các con chữ là nửa thân con chữ, khoảng cách giữa các chữ là một thân con chữ. Quan sát mẫu để viết đúng dấu thanh. => Nhận xét. - 1 thân chữ O. - Côn Sơn, Ta. - Viết BC: ................... c. Học sinh viết vở (15 - 17’) - HD cách viết từng loại, từng dòng: điểm ĐB, DB, độ cao, bề rộng, số lần viết. - Cho HS xem vở mẫu. - Hướng dẫn tư thế ngồi và cách cầm bút. - Lưu ý 1 số H viết chậm. d. Chấm – chữa bài (3 - 5’) - Chấm 1 số bài. 3. Củng cố – dặn dò (2 - 3’) - Nhận xét bài chấm. - Nêu ND bài viết. - Viết bài trong vở - VN: Viết phần viết thêm. ------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: