Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần thứ 20

Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần thứ 20

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết điểm ở giữa và trung điểm của một đoạn thẳng.

- Thái độ: HS tính toán cẩn thận và yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.

- Học sinh: SGK, ĐDHT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra nội dung bài học tiết trước. Nhận xét - ghi điểm

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 20
TIẾT : 96
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết điểm ở giữa và trung điểm của một đoạn thẳng.
- Thái độ: HS tính toán cẩn thận và yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
- Học sinh: SGK, ĐDHT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra nội dung bài học tiết trước. Nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.Giới thiệu điểm ở giữa:
-GV vẽ hình trong SGK hỏi: A, B, C là ba điểm như thế nào? 
-GV: Theo tứ tự, từ điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
-Vậy làm thế nào để nhận biết điểm ở giữa?
GV nhận xét chốt: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB hoặc A là điểm ở bên trái điểm O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng.
-GV nêu thêm vài ví dụ khác để HS hiểu thêm khái niệm trên.
c. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
-GV đưa hình đã vẽ theo SGK và nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
 A 2cm M 2cm B
Hỏi: Điểm M có phải là điểm ở giữa hai điểm AB không?
-Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B như thế nào? 
-Như vậy ta nói rằng điểm M là trung điểm của đoạn AB.
-Vậy để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải có mấy điều kiện?
-Gọi 5 học sinh nhắc lại.
 d. Luyện tập:
Bài 1:
-Xác định YC của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
 -Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-HS làm miệng có giải thích cho cả lớp hiểu.
-Gọi đại diện các tổ nêu trước lớp, tổ khác nhận xét.
-Chữa bài và cho điểm HS.
*Từ đó khẳng định câu đúng là: a, e; câu sai b, c, d.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó giải thích.
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
-Nghe giới thiệu.
- A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
-HS suy nghĩ trả lời: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB.
-HS có thể trả lời khác theo sự suy nghĩ của mình.
 A O B
VD:
 C O D
-Quan sát hình xẽ.
-Điểm M là điểm ở giữa hai điểm A và B vì điểm M nằm ở trên, ở trong đoạn AB.
-Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B bằng nhau và bằng 2cm.
-Có 2 điều kiện: 
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+AM = MB. (Độ dài đt AM bằng độ dài đoạn thẳng MB).
-1 HS nêu YC bài tập. Sau đó tự làm bài.
a.Ba điểm thẳng hàng: A,M,B; M,O,N; C,N, D.
b. M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
O là điểm ở giữa hai điểm M và N.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: A,O,B thẳng hàng. OA = OB = 2cm.
+M không là trung điểm đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D và C,M,D không thẳng hàng mặc dù CM = MD = 2cm.
+Giải thích tượng tự. (chú ý: Độ dài EH < HG).
-VD: I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì: 
+B, I, C thẳng hàng; BI = IC.
-HS khá, giỏi
4. Củng cố: Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
5. Dặn dò: YC HS về nhà luyện tập thêm về cách tìm điểm ở giữa và xác định trung điểm của đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 20
TIẾT : 97
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- Thái độ: 
 + HS tính toán cẩn thận và yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết trước. Nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b. Luyện tập:
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Cho HS xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước, GV hướng dẫn các bước xác định: VD câu :
+Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (đo được 4cm)
+Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau (được một phần bằng 2cm).
+Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác định điểm m trên đoạn thẳng AB sao cho AM =AB (AM = 2cm) ).
-Kết luận: M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
-Áp dụng phần a, HS tự làm phần b.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc YC.
-Cho mỗi HS chuẩn bị trước một tờ giấy HCN rồi làm như phần thực hành SGK (có thể gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dâu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC).
-Chữa bài và cho điểm.
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn.
-HS nhắc lại các bước, sau đó thực hành xác định câu b.
-Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
 C D
-Đại diện các tổ HS nêu cách xác định trước lớp, lớp nghe và nhận xét.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
-HS thực hành theo HD của GV. 
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
5. Dặn dò: 
 - YC HS về nhà luyện tập thêm cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. 
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 20
TIẾT : 98
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
+ Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Thái độ: 
 + HS tính toán cẩn thận và yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết trước. Nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.GV HD HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000.
So sánh hai số có số chữ số khác nhau:
-GV viết lên bảng: 999 ....1000 em hãy điền dấu (, =) thích hợp vào chỗ chấm.
-Vì sao em chọn dấu (<)?
-GV cho HS chọn 1 trong các dấu hiệu. Dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất. Cuối cùng HD chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi SS các chữ số đó: 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số, vậy 999 < 1000.
-Vậy em có nhận xét gì khi so sánh hai số có số chữ số khác nhau?
So sánh hai số có số chữ số bắng nhau:
-GV viết lên bảng số 9000 với số 8999, yêu cầu HS tự nêu cách so sánh.
-Tiếp tục số 6579 với số 6580 yêu cầu HS tự nêu cách so sánh.
-Gọi HS nêu lại các nhận xét chung như SGK.
d. Luyện tập:
Bài 1:
-Nêu YC của bài toán và YC HS tự làm bài.
-Gọi đại diện 1 vài bạn nêu trước lớp. Yêu cầu nêu cách so sánh từng cặp số.
-Yêu cầu HS làm các câu còn lại.
-Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: 
-HD HS làm bài tương tự như BT 1.
-Yêu cầu khi chữa bài HS phải giải thích cách làm.
-Tương tự HS giải thích các câu khác.
 -Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Chữa bài và cho điểm HS.
-Nghe giới thiệu.
-HS điền: 999 < 1000
-HS giải thích nhiều cách.
-Vì 999 thêm 1 thì được 1000, hoặc 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng 1000 trên tia số, hoặc vì 999 có ít chữ số hơn 1000,...
-HS so sánh: 10 000 > 9999
-Khi so sánh hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
-HS: số 9000 > 8999, vì ta so sánh chữ số hàng nghìn của hai số ta thấy 9 > 8 nên 9000 > 8999.
-HS tự nêu theo sự quan sát và suy nghĩ. Lớp nhận xét.
-Lắng nghe.
-3 HS nêu các nhận xét như SGK.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập. Sau đó tự làm bài.
-HS làm bài, sau đó 2 HS lên bảng.
-HS nhận xét bài bạn.
-1 HS nêu yêu cầu.
4753
-Câu a: Khoanh vào số lớn nhất.
 4375; 4735; 4537 
6019
-Câu b: Khoanh vào số bé nhất.
6091; 6190; 6910
-Bài 1 (a)
-HS khá, giỏi
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
5. Dặn dò: 
- YC HS về nhà luyện tập thêm về cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 20 
TIẾT : 99
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
+ Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng so sánh, viết các số trong phạm vi 10 000 và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Thái độ: 
 + HS tính toán cẩn thận và yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ vẽ tia số.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm bài: So sánh (, =):
 7698 * 7688; 4032 * 4023; 9999 * 10 000.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học lên bảng. Giáo viên ghi tựa bài.
b. Luyện tập:
Bài 1: Nêu YC của bài toán và YC HS làm bài. Chia lớp làm 4 nhóm thi giải nhanh bài toán. Cho HS giải thích cách làm.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 2: Nêu YC của bài toán và YC HS làm bài. Chia lớp làm 2 dãy thi giải nhanh bài toán
-GV có thể hướng dẫn cách sắp xếp cho nhanh.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát 4 phiếu bài tập yêu cầu thi làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn: các em phải xác định trung điểm của đoạn thẳng rồi nêu số thích hợp ứng với trung điểm đó.
-Yêu cầu 1 đến 2 HS nêu trước lớp, các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Nghe giới thiệu. 
-1 HS nêu yêu cầu bài toán.
-HS chia 4 nhóm, làm bài sau đó nêu trước lớp.
-HS nhận xét bài nhóm bạn.
-Chia thành 2 dãy, thi làm bài, sau đó đại diện mỗi dãy 4 em lên thi làm bài tiếp sức.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK. Chia nhóm.
-Nhận xét bài nhóm bạn.
-1 HS đọc đề SGK.
-Làm bài theo sự hướng dẫn của GV.
-Bài 4 (a)
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại các bài toán về so sánh các số đã học, cách sắp xếp các số lớn dần và ngược lại. 
- Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 20 
TIẾT : 100
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM 10000
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
+ Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng cộng các số trong phạm vi 10 000.
- Thái độ: 
 + HS tính toán cẩn thận và yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Có thể sử dụng bảng phụ khi dạy học bài mới.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết trước:
 - Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
 - Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759
-GV nêu phép cộng 3526 + 2759 =? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng (đặt tính rồi tính), sau đó gọi 1 HS tự đặt tính và tính trên bảng, các HS khác theo dõi góp ý cần thiết.
-Gọi 1 vài HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
-GV có thể gợi ý để HS tập nêu qui tắc cộng các số có đến bốn chữ số.
-Muốn cộng hai số có đến 4 chữ số ta làm thế nào?
-GV chốt, sau đó gọi 5 -7 HS nhắc lại qui tắc trên.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS nêu YC của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
-Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-YC HS đặt tính, sau đó tính tương tự như BT1.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gỉ?
-Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm tính gì?
-Yêu cầu HS giải bài toán.
-Chữa bài ghi điểm cho HS.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm nếu còn thời gian.
-GV gợi ý: Trung điểm của cạnh AB là M, trung điểm của cạnh DC là P; ....
-Chữa bài và cho điểm HS.
-Nghe giới thiệu.
-Lắng nghe và quan sát, sau đó nêu theo yêu cầu của GV.
-1 HS nêu YC bài. Làm bài vào bảng con.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
-Làm bài tượng tự bài tập 1, chú ý đặt tính rồi mới tính.
-1 HS đọc đề bài SGK và làm bài.
-1 HS đọc đề SGK. Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD.
 A M B
 D P C
-Bài 2 (b)
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
5. Dặn dò: 
- YC HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số trong phạm vi 10 000.
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 3 tuan 20 chuan.doc