TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 40+41: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS yêu thích kể chuyện.
* Học sinh HTT kể được toàn bộ câu chuyện.
* HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
- Nội dung: + Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng (liên hệ).
* HCM+QPAN:+ Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
trò chơi - Chơi trò chơi. TUẦN 14 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 40+41: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - HS yêu thích kể chuyện. * Học sinh HTT kể được toàn bộ câu chuyện. * HCM: - Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. - Nội dung: + Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng (liên hệ). * HCM+QPAN:+ Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng. - Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Y/c đọc nối tiếp câu - Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - HD luyện đọc câu dài. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.// - Luyện đọc đoạn. - Yêu cầu HS nêu phần chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - GV cùng HS nhận xét tuyên dương. 3. HD tìm hiểu bài: (Tiết 2) - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? * HCM: Bác luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho ta thấysự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng - Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ. - Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? - Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ? - Gọi HS đọc to đoạn 2, 3 - Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ? - Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ ? - Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? - Gọi 1 HS đọc to đoạn 4 - Thái độ của giặc khi hai bác cháu đi ngang qua như thế nào? - Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim Đồng ? *HCM+QPAN: ? Em hãy kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà em biết. 4. Luyện đọc lại bài: - GV đọc mẫu toàn bài: - Gọi 1 HS khá đọc đoạn 3. - Cho HS luyện đọc thể hiện theo nhóm đoạn 3. - GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay nhất. *Kể chuyện * Xác định yêu cầu và kể mẫu - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Tranh 1 minh hoạ điều gì ? - Hai bác cháu đi đường như thế nào? - Hãy kể lại nội dung của tranh 2. - Yêu cầu HS quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra sao ? - Kết thúc của câu chuyện như thế nào ? - Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Yêu cầu HS kể trước lớp. - Tuyên dương HS kể tốt. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc bài.( Linh , Lan) - Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS luyện đọc nối tiếp câu - Nêu và đọc từ khó: lững thững, thong manh, huýt sáo, Nùng, tráo trưng - HS luyện đọc câu dài - HS luyện đọc đoạn - HS nêu chú giải. - HS luyện đọc Nhóm 1 - Các nhóm thi đọc tiếp nối. - HS nhận xét. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới. - Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa - Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ. - Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường. - 1 HS đọc lại đoạn 2, 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần. - Chúng kêu ầm lên. - Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa. - 1 HS đọc to - Mắt tráo trưng mà hóa thông manh - Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước. + Học sinh lần lượt kể. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc - HS luyện đoc thể hiện. - Các nhóm cử đại diện đọc thể hiện đoạn 3. - Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ. - Tranh 1 minh hoạ cảnh đi đường của hai bác cháu. - Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: - Tây đồn hỏi kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn. - Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an toàn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ. - Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau. - Các nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. Buổi chiều Tiết 1 TOÁN TIẾT 66: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. * Bài tập 4 tổ chức dưới dạng trò chơi - theo chương trình giảm tải của Bộ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét B. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: *Bài 1: > < = ? - Mời HS đọc yêu cầu của đề bài. *Bài 2: Toán giải - Mời HS đọc đề bài. - Đặt câu hỏi hướng dẫn : + Bài toán cho biết gì, hỏi gì? + Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào? + Số gam kẹo biết chưa? + Bài toán thuộc dạng nào? - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại: *Bài 3: Toán giải - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Đặt hệ thống câu hỏi để HD HS làm bài + Cô Lan có bao nhiêu đường? + Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường? + Cô làm gì về số đường con lại? + Bài toán yêu cầu tính gì? + Để giải bài toán ta cần làm mấy bước? Là những bước nào ? - Yêu cầu HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo - Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh. - Nhận xét, chốt lại. *Bài 4: Thực hiện trò chơi - Cho HS thực hiện trò chơi theo nhóm. - Phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi "Cân tiếp sức". - Nhận xét, biều dương nhóm thắng cuộc. C. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. + Bảng con: 57 g - 18 g = 16 g + 29 g = + Nhận xét - HS đọc yêu cầu đề bài. - Làm bảng lớp + nháp 744g > 474g 305g < 350g 400 g + 8g.< 480 g 450g < 500g - 40g 1kg > 900g + 5g Nhận xét - HS đọc đề bài. - Làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm Bài giải : 4 gói kẹo cân nặng là : 4 x 130 = 520 ( g ) Số gam kẹo và bánh mẹ Hà mua được là : 175 + 520 = 695 (g ) ĐS : 695 g - HS đọc yêu cầu đề bài. - Trả lời câu hỏi của GV - 2 HS lên bảng thi làm nhanh. Bài giải : 1kg = 1000 g Số g đường còn lại , sau khi cô Lan đã làm bánh : 1000 - 400 = 600 (g ) Số g đường trong mỗi túi là : : 3 = 200 (g ) ĐS : 200g đường . - HS thực hiện trò chơi - Các nhóm thực hiện trò chơi Tiết 2 THỦ CÔNG TIẾT 13: CẮT, DÁN CHỮ H, U ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U. 2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. * Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. 3. Thái độ: Yêu thích cắt, dán hình. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. 2. Học sinh: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ... III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra - Kiểm tra đồ dùng môn học. B . Bài mới *Hoạt động1. Quan sát chữ mẫu + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. + giáo viên giới thiệu mẫu các chữ H, U hướng dẫn học sinh quan sát và rút ra nhận xét. + Giáo viên dùng mẫu chữ để rời gấp đôi theo chiều dọc. (h.1) *Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu - Bước 1. Kẻ chữ H, U. + Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công. + Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào hai hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu (h.2a; h.2b). Riêng đối với chữ U cần vẽ các đường lượng giác như hình 2c? SGV/ 218. - Bước 2. Cắt chữ H, U. + Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài). + Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U bỏ phần gạch chéo (h.3a; h.3b). Mở ra được chữ H, U như chữ mẫu (h.1). - Bước 3. Dán chữ H, U. + Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. + Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định *Hoạt động 3. + Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U. + Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho học sinh nào còn lúng túng. C. Củng cố dặn dò: + Nhận xét tiết học. + Dặn dò học sinh tập cắt thành thạo. + Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ tiết sau thực hành sản phẩm trên giấy thủ công. + Học sinh quan sát và nêu nhận xét. + Hình 1. + Nét chữ rộng 1 ô. + Chữ H, U có nửa bên t ... S đọc yêu cầu đề bài. - Làm vào bảng con - Làm bài vào vở - 4 HS lên bảng sửa bài - HS nhận xét. - HS đọc đề bài. - Phát biểu - Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. Bài giải Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1) Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh nên cần thêm 1 bàn nữa. Vậy số bàn cần có ít nhất là: 16 + 1 = 17 (bàn) Đáp số: 17 cái bàn. - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu của bài. - Hai nhóm thi làm bài. - 1 HS xếp hình trên bảng Tiết 2 TẬP LÀM VĂN TIẾT 14: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về giới thiệu các bạn trong tổ của mình với người khác. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Không làm bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước. III. Các hoạt động dạy - học: A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. 2. Giới thiệu hoạt động: *Bài tập 2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vưà qua với 1 đoàn khách đến thăm lớp - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2. - Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì? - Em giới thiệu những điều này với ai? - Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường, vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên. - Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài. - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp) - Nhận xét và cho điểm HS. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. + 2 HS đọc lại bức thư của tuần 13 + Nhận xét - HS đọc yêu cầu, HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài. - Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. - Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp. - 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba. Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu/ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em - 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần. - Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình. Tiết 4 SINH HOẠT TIẾT 14: SƠ KẾT TUẦN 14 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả. - Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học - Nắm được lí lịch phân công lao động của trường và buổi sinh hoạt của lớp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập. - Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá. 3. Thái độ - Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài. II. Phần lên lớp: 1. Ổn định lớp (2 phút) hát tập thể 1 bài 2. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua (tuần 3 ) b. Hoạt động 2: Giáo viên chủ nhiệm - Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt - Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém) - Phê bình những em vi phạm: + Tìm hiểu lí do khắc phục + Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh. c. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho tuần sau - Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau. d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ - Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể - Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi - Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần. - Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập. - Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần. - Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần. - Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần . - Cờ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập. - Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau * Phương hướng, kế hoạch hoạt động: + Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện + Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài. + Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra. + Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ. - Lớp hát tập thể - Chơi trò chơi. TUẦN 15 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 43+44: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải; trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Sắp xếp lại các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực. - Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi; Thảo luận nhóm B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - HS yêu thích kể chuyện. * Học sinh HTT kể được toàn bộ câu chuyện. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Nhớ Việt Bắc. ? Nêu nội dung chính ? C. Bài mới: Tập đọc 1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Luyện đọc a.GV đọc mẫu, diễn cảm. b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ngữ. * Đọc từng câu: ? Qua những câu văn các bạn vừa đọc những từ ngữ nào bạn phát âm chưa chính xác - Cho HS phát hiện từ khó và hướng dẫn học sinh đọc đúng từ khó. * Đọc từng đoạn trước lớp. - Cho HS chia đoạn và luyện đọc từng đoạn trước lớp (5 đoạn như trong SGK) - Cho HS giải thích từ mới: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho năm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. - Cho 1 HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu 1 em đọc đoạn1, cả lớp đọc thầm theo và trả lời nội dung bài: + Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ? + Ông muốn con trai mình trở thành người như thế nào ? - Yêu cầu 1 em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi + Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? - Mời một học sinh đọc đoạn 3. + Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ? - Yêu cầu 1 em đọc đoạn 4 và 5, + Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con trai đã làm gì ? +Vì sao người con trai phản ứng như vậy ? + Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con đã thay đổi như vậy ? + Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này. * Liên hệ thực tế: 4. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm đoạn 4 và 5, nhắc nhở HS cách đọc. - Mời 3 em thi đọc diễn cảm đoạn văn. - mời 1 em đọc cả truyện. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Kể chuyện 1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ: 2. H/dẫn HS kể chuyện: *Bài tập 1: - Hãy sắp xếp 5 bức tranh theo thứ tự 5 đoạn của câu chuyện “Hũ bạc người cha“. - Mời HS trình bày kết quả sắp xếp tranh. - Nhận xét chốt lại ý đúng. * Bài tập 2 : - Dựa vào 5 tranh minh họa đã sắp xếp đúng để kể lại từng đoạn truyện. - Gọi một em khá kể mẫu một đoạn. - Mời 5 em tiếp nối thi kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp . - Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện - Nhận xét tuyên dương. D. Củng cố - dặn dò: - Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao? - Dặn về nhà tập kể lại truyện. - Hát - Lắng nghe. - Đọc tiếp nối từng câu. - Tìm từ khó và đọc theo HD của GV - Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - 2 HS giải thích các từ mới trong bài. - Đọc nhóm đôi. - 5 nhóm đọc ĐT 5 đoạn. - 1 HS đọc cả bài + Ông rất buồn vì con trai mình lười biếng . + Ông muốn con mình siêng năng, chăm chỉ, biết tự mình kiếm lấy bát cơm. - Một em đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi và trả lời : + Ông muốn thử xem những đồng tiền đó có phải do tự tay anh con trai làm ra không. Nếu đúng thì anh ta sẽ tiếc và ngược lại anh sẽ không tiếc gì cả . - 1 em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm. + Anh phải xay thóc thuê để kiếm ngày 2 bát cơm, chỉ dám ăn 1 bát để dành một bát - Một học sinh đọc đoạn 4 và 5. lớp đọc thầm: + Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền mà không sợ bị bỏng + Vì anh phải vất vả cả 3 tháng trời mới tiết kiệm được nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra. + Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng và cảm động trước sự thây đổi của con trai . + "Có làm lụng vất vả mới quý đồng tiền. Hũ bạc ... bàn tay con". - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. - 1HS đọc lại cả truyện. - Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học . - Lớp quan sát lần lượt 5 bức tranh đánh số, tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của truyện. - 2 em nêu kết quả sắp xếp. - 1 HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện. - 5 em nối tiếp thi kể 5 đoạn. - Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp . - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Tự nêu ý kiến của mình.
Tài liệu đính kèm: