Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

TOÁN

 TIẾT 98: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.

 2. Kĩ năng: Biết so sánh các đại lượng cùng loại. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1a; Bài 2.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Ổn định:

B. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.

- GV kiểm tra VBT 1 số em

GV vẽ hình chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4 dm. YC HS lên xác định trung điểm của từng cạnh

- Nhận xét.

C. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.

2. GV HD HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000.

*So sánh hai số có số chữ số khác nhau:

- GV viết lên bảng: 999 .1000 em hãy điền dấu (<, >, =) thích hợp vào chỗ chấm.

- Vì sao em chọn dấu (<)?

- Dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất?

- GV ghi: 10 000 9999 và YC học sinh điền dấu so sánh

- Vậy em có nhận xét gì khi so sánh hai số có số chữ số khác nhau?

So sánh hai số có số chữ số bằng nhau:

- GV viết lên bảng số 9000 với số 8999, yêu cầu HS tự nêu cách so sánh.

- Tiếp tục số 6579 với số 6580 yêu cầu HS tự nêu cách so sánh.

- Qua 2 VD trên , em rút ra nhận xét gì?

 VD: 7080 7080

- Cho HS nêu lại các nhận xét như trong SGK

3. Luyện tập:

*Bài 1:

 ?

- NX - Chữa bài

*Bài 2:

 ?

- Nhận xét- YC HS giải thích cách làm

*Bài 3: BT yêu cầu gì?

(HS HTT)

- NX + chữa bài

D. Củng cố – Dặn dò:

+ Viết các số 2763, 2673; 2736 theo thứ tự từ bé đến lớn

- Nhận xét- Tuyên dương

- YC HS về nhà luyện tập thêm về cách so sánh các số có nhiều chữ số.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.

- Dưới lớp KT chéo nhau

- 2 HS lên bảng thực hiện các bước:

+ Đo độ dài cạnh

+ Chia đôi độ dài đó

+ Đánh dấu trung điểm

- Nghe giới thiệu.

- HS điền: 999 < 1000

- HS giải thích nhiều cách.

- Vì 999 thêm 1 thì được 1000/ vì 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng 1000 trên tia số/ vì 999 có ít chữ số hơn 1000,.

- Dấu hiệu thứ 3: chỉ cần đếm số chữsố của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó; số 999 có 3 chữ số, số 1000 có 4 chữ số 3 CS ít hơn 4 CS. Vậy 999<1000

- HS đếm số chữ số ở mỗi số & so sánh:

 10 000 > 9999

- Khi so sánh hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

- HS: số 9000 > 8999, vì ta so sánh chữ số hàng nghìn của hai số ta thấy 9 > 8 nên 9000 > 8999.

Cặp số hàng nghìn & cặp số hàng trăm giống nhau. Ta SS cặp số hàng chục: 7<8 nên 6579< 6580

* Nếu 2 số có cùng số CS thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải

+ 7080=7080 vì hai số có cùng số CS & từng cặp CS ở cùng 1 hàng đều giống nhau thì 2 số đó bằng nhau

- 3 HS nêu các nhận xét như SGK.

- HS làm PBT+ bảng lớp.

a. 1942 > 998 1999 < 2000

 6742 > 6722 900 + 9 < 9009

b. 9650 < 9651 9156 > 6951

 1965 > 1956 6591 = 6591

- HS làm bảng lớp- bảng con:

a. 1km > 985m b. 60 phút = 1giờ

600cm = 6m 50 phút < 1giờ

797mm < 1m 70 phút > 1giờ

+Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.

- HS làm vở

- Câu a: Khoanh vào số lớn nhất.

 4375 ; 4735 ; 4537; .

- Câu b: Khoanh vào số bé nhất

 6091 ; 6190 ; 6910; .

- 2 HS lên thi đua: 2673; 2736 ; 2763

 

doc 33 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 20 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 20 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 58+59: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhõ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. 
 2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy với các chiến sĩ nhỏ tuổi). Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm một đoạn trong bài; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS yêu thích kể chuyện. 
 * KNS: - Rèn các kĩ năng: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét; lắng nghe tích cực.
 - Phương pháp: Thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi. Trình bày 1 phút.
 * Giáo dục QP&AN: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến. (phần giới thiệu bài)
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc bài: báo cáo kết quả thi đua noi gương chú bộ đội và trả lời câu hỏi ( 2 hs ). 
- Hs + gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. GBT. Ghi đầu bài.
	- GV giảng từ chiến khu.
2. Luyện đọc.- GV đọc mẫu toàn bài
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- HS mới tiếp đọc từng câu + đọc đúng
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn đọc 1 số câu văn dài
- HS nối tiếp đọc đoạn
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo N4
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài
3. Tìm hiểu bài TIẾT 2
- HS đọc thầm Đ1.
- Trung đoàn trường đến gặp các chiến sỹ nhỏ tuổi để làm gì
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: Cho các chiến sỹ nhỏ trở về sống với gia đình
- 1 HS đọc Đ2 + lớp đọc thầm
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy vì sao các chiến sỹ nhỏ " ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại "?
- HS nêu
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
- Lượm , mừng và các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà
- Các bạn sẵn sằng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng sống chết với chiến khu
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho em ăn ít đi miễn là đừng bắt em trở về nhà 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt....
- Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
-> Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
4. Luyện đọc lại: 
- GV đọc lại đoạn 2: HD HS đọc đúng đoạn văn.
- HS nghe.
- Một vài HS thi đọc.
- 2 HS thi đọc cả bài.
-> HS nhận xét.
- GV nhận xét 
 KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ
- HS nghe.
2. HD HS kể kể câu chuyện theo gợi ý.
- HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV nhắc HS: Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ ND chính của câu chuyện, kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi, cần nhớ các chi tiết trong chuyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
- GV gọi HS kể chuyện.
- 1 HS kể mẫu đoạn2.
- 4 HS đại diện 4 nhóm thi kể.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-> Cả lớp bình chọn.
C. Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em hiểu thế nào về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
-> Các chiến sĩ nhỏ tuổi rất yêu nước/
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học,
	Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 96: ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng. 
 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Làm bài tập 1 + 2
- Hs + vg nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu điểm ở giữa.
* HS nắm được vị trí của điểm ở giữa.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát.
 A 0 B
+ 3 điểm A, O, B là ba điểm như thế nào?
- Là ba điểm thẳng hàng theo thứ tự 
A -> O -> B (từ trái sang phải).
+ Điêm O làm ở đâu trên đường thẳng.
- O là điểm giữa A và B
- HS xác định điểm O
+ A là điểm bên trái điểm O
+ B là điểm bên phải điểm O
- Nhưng với điều kịên là ba điểm là thẳng hàng.
- HS tự lấy VD
2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát.
- Điểm M nằm ở đâu.
- M là điểm nằm giữa A và B.
+ Độ dài đoạn thẳng AM như thế nào với đoạn thẳng BM?
- AM = BM cùng bằng 3 cm
-> Vậy M chính là trung điểm của đoạn thẳng AB.
-> Nhiều HS nhắc lại
- HS tự lấyVD về trung điểm của đoạn thẳng.
3. Thực hành:
* Bài 1: (Miệng)
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm nháp + nêu kết quả.
+ Nêu 3 điểm thẳng hàng?
-> A, M, B; M, O, N; C, N, D.
+ M là điểm giữa A và B.
+ O là điểm giữa M và N.
+ N là điểm giữa C và D.
-> GV nhận xét
* Bài 2: (Viết)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS làm vở + giải thích.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì A, O, B thẳng hàng và OA = OB = 2cm
+ M không là trung điểm của đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì C, M, D không thẳng hàng.
+ H không là trung điểm của đoạn thẳng FG và EG vì EH = 2cm;
 HG = 3cm
Vậy a, e là đúng; b, c, d là sai.
* Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
 C. Củng cố – Dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- BTVN: 1,3 VBT. chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vở + giải thích.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì:
B, I, C thẳng hàng, IB = IC
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
+ K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC
- 1HS nhắc lại 
Tiết 2 THỦ CÔNG
 TIẾT 20: ÔN CHỦ ĐỀ CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. 
 2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp. Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng môn học
C. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
- Hát đầu tiết.
- Nhắc lại tên bài học.
*Hoạt động 1: Cắt dán chữ V, U, E.
HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát lại các mẫu chữ cái của các bài đã học.
- GV gọi vài HS lên bảng thao tác cách cắt chữ I, T, H, U, V, E cho cả lớp quan sát
- GV nhận xét, uốn nắn các thao tác kẻ, cắt dán các chữ cái đã học. Nhắc lại các thao tác kĩ thuật để cắt các chữ cái đúng qui trình kĩ thuật
*Hoạt động 2: thực hành 
- GV nêu yêu cầu cụ thể: Học sinh sẽ thực hiện cắt, dán chữ V, U, E.
- Cho HS nêu lại qui trình kẻ, cắt dán chữ V, U, E.
- Sau khi học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu GV tổ chức cho HS thực hành.
- Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. uốn nắn,giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng, để các em hoàn thành bài thực hành của mình.
- GV quan sát, gợi ý cho những em còn yếu.
*Hoạt động 3: Đánh giá 
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm xủa học sinh và lựa chọ sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật lưu, giữ tại lớp.
+ Khen ngợi để khuyến khích.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
- 3 HS nêu lại qui trình cắt, dán chữ V, U, E.
 - HS thực hành trên giấy thủ công.
- HS lắng nghe.
- HS trưng bày sản phẩm.
Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TIẾT 20: HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp các em phân biệt và yêu thích những phong cảnh, hoạt động về ngày tết
 2. Kỹ năng: HS biết vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng của mình đúng với chủ đề.
 3. Thái độ - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, môi truờng học tập thân thiện
II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động: 
- Quy mô: Tổ chức theo quy mô lớp
- Địa điểm: Lớp 3A
- Thời lượng: 30 – 35 phút
- Thời điểm: tiết 3
III. Tài liệu và phương tiện
 - Vở bài tập rèn luyện kĩ năng sống lớp 3
IV. Tiến hành hoạt động: 
* Chuẩn bị
a. Đối với GV:
 Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình,thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các hoạt động.
b. Đối với HS:
 - Vở bài tập rèn luyện kĩ năng sống lớp 3
* Tiến hành hoạt động 
1. Khởi động
2. Diễn biến hoạt động
*Hoạt động 1: Hướng dẫn
- GV hướng dẫn hs ngồi theo nhóm, vẽ tranh theo ý thích và trí tưởng tượng của mình xong phải đúng với chủ đề.( phong cảnh các hoạt động)
- Sau khi vẽ xong, hs dùng màu vẽ,trang trí vào bức tranh sao cho sinh động.
*Hoạt động 2: Vẽ tranh về chủ đề ngày tết
Các nhóm thực hành
Gv quan sát giúp đỡ để bức tranh của các nhóm đúng chủ đề, sinh động
*Hoạt động 3: Nhận xét –đánh giá.
- Đặt tất cả sản phẩm lên bàn.
- Từng nhóm giới thiệu tên bức tranh cho cả lớp quan sát.
- HS bình chọn các sản phẩm đẹp 
- GV khen ngợi thành quả lao động của cả lớp đã tạo ra những sản phẩm đẹp ,đáng yêu.
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát bài Sắp đến tết rồi
- Cả lớp.
- HS làm theo nhóm. ...  đổi, thống nhất về kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng.
- Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo. 
(Mỗi tổ 1 HS lên thi báo cáo về hoạt động của tổ mình trước lớp).
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhận.
Tiết 4 SINH HOẠT
TIẾT 20: SƠ KẾT TUẦN 20
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả.
- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học
- Nắm được lí lịch phân công lao động của trường và buổi sinh hoạt của lớp
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá.
 3. Thái độ
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài.
II. Phần lên lớp:
1. Ổn định lớp: Hát tập thể 1 bài
2. Các hoạt động.
a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua.
b. Hoạt động 2: Giáo viên chủ nhiệm
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
 + Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
c. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.
- Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập.
- Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần.
- Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần.
- Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần .
- Cờ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 21 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 61+62: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
 2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS yêu thích kể chuyện. 
 * Lưu ý: Riêng học sinh HTT biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
 * Kĩ năng sống: Các kĩ năng cơ bản: Thể hiện sự tự tin; Tư duy sáng tạo;
 Các phương pháp: Trình bày ý kiến; Thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 em đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài: “ Trên đường mòn Hồ Chí Minh “và trả lời câu hỏi
- Hình ảnh nào cho thấy bộ đội đang vượt 1 cái dốc rất cao ?
- Giáo viên nhận xét.
C. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
 - Giáo viên cho học sinh xem 1 sản phẩm thêu và giới thiệu: Đây là 1 nghề rất tinh xảo đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và có óc thẩm mĩ.
2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Đọc diễn cảm, giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của Vua Trung Quốc.
a. Luyện đọc câu: 
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc lên bảng theo mục II.
- Giáo viên đọc mẫu các từ luyện đọc, gọi học sinh đọc cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc câu lần 2 – Tuyên dương học sinh đọc tốt.
b. Luyện đọc đoạn trước lớp
- Bài này có mấy đoạn ?
- Gọi 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu dài, hướng dẫn học sinh luyện đọc.
“ Tối đến,/ nhà không có đèn,/ cậu bắt đom đóm/ bỏ vào vỏ trứng,/ lấy ánh sáng đọc sách ? ” 
“ Thấy những con dơi xoè cánh / chao đi chao lại / như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lộng nhảy xuống đất / bình an vô sự. “
- Hướng dẫn nhấn giọng các từ khi đọc bài: rất ham học, đỗ tiến sĩ, lẩm nhẩm, ung dung, bình an vô sự,.
c. Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho học sinh sinh hoạt nhóm 5, mỗi em đọc 1 đoạn, giáo viên nhắc nhở các nhóm.
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc
Chuyển : Để biết về sự ham học, tài trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam chúng ta sẽ đi vào phần tìm hiểu bài.
3. Tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Ghi bảng từ: “ ham học ” 
- Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Ghi từ: “ Tiến sĩ “ và giải thích: Tiến sĩ là học vị của người đỗ khoa thi đình và hiện nay là học vị cao nhất ở bậc trên đại học.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài thần sứ Việt Nam ?
- Đọc thầm đoạn 3,4
- Trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
- GV giải thích “ Phật trong lòng”: Tư tưởng Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái có thể ăn bức tượng.
- Ghi từ “ ung dung “ và giải thích
- Trần Quốc Khái đã làm gì để bỏ phí thời gian ?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để nhảy xuống đất bình an vô sự ?
- GV nói thêm từ: “ bình an vô sự “ trong SGK
- 1 em đọc to 5 đoạn hỏi:
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
- GV ghi từ: “ nghề thêu “ và giải thích
- Nghề thêu là nghề lao động bằng tay và óc sáng tạo, dùng kim, chỉ để tạo nên những hình mẫu đường nét tinh xảo trong nghệ thuật trang trí.
+ Câu chuyện có nội dung gì ?
* Giáo viên chốt lại: Câu chuyện ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền dạy cho dân ta.
* GV: trong cuộc sống có những lúc chúng ta gặp khó khăn, những thử thách nhưng có sự quyết tâm thì mọi khó khăn sẽ vựơt qua. Ở mọi nơi, mọi lúc chúng ta phải cố gắng học hỏi để tiến bộ.
* Hát - Chuyển tiết
Tiết 2
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại toàn bài một lần
- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn luyện đọc đoạn 3: Giọng chậm rai, khoan thai, nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái thử thách của Vua Trung Quốc.
- Bình chọn bạn đọc hay
- 1 nhóm 5 em đọc lại 5 đoạn của bài.
- Giáo viên nhận xét
 Chuyển ý: Để các em ghi nhớ hơn nội dung câu chuyện. Bây giờ chúng ta sang phần kể chuyện.
5. Kể chuyện.
- Gọi HS đọc phần yêu cầu của phần kể chuyện.
 Hỏi: Yêu cầu thứ nhất của phần kể chuyện là gì ?
* Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện?
Đ1: Cậu bé ham học, cậu bé chăm học;
Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái ;
Đ2: Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam; Thử sức thần nước Việt; Đứng trước thử thách.
Đ3: Tài trí thông minh của Trần Quốc Khái 
Học được nghề mới; Không bỏ phí thời gian;
Đ4: Xuống đất an toàn. Hạ cánh an toàn. Vượt qua thử thách. Sứ thần được nể trọng. Vua Trung Quốc rất trọng vọng sứ thần Việt Nam.
Đ5: Truyền nghề cho dân. Dạy nghề cho dân. Người Việt có thêm một nghề mới.
- Yêu cầu thứ 2 của phần kể chuyện là gì ?
- Cho học sinh sinh hoạt nhóm 5, tự phân nhau mỗi em 1 đoạn.
- Gọi 1 số nhóm lên kể. ( Có thể thay đổi học sinh khác nếu bạn không kể được )
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em biết kể bắng lời của mình.
D. Củng cố - dặn dò: ? Qua câu chuỵên này em hiểu điều gì?
- Về nhà đọc lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe.
* Bài sau: Bàn tay cô giáo
- 2 em đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nghe giới thiệu
- Học sinh quan sát sản phẩm thêu
- Học sinh nghe giáo viên đọc và dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng: lẩm nhẩm, bẻ, nếm thử, ung dung, mày mò, quan sát, nhập tâm, nhảy xuống, ôm lọng.
- HS nối tiếp nhau đọc câu 2 lần
- Học sinh luyện đọc từ cá nhân, đồng thanh.
- Bài có 5 đoạn
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn
- Học sinh luyện đọc câu dài:
- 1 em đọc phần chú giải
- Học sinh sinh hoạt nhóm 5, mỗi em đọc 1 đoạn
- 1 em đọc lại cả bài
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm, tối đến nhà nghèo không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Học sinh đặt câu có từ “ ham học “
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Bụng đói không có gì để ăn, ông đọc 3 chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng “ hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày 2 bữa ông ung dung bẻ tượng mà ăn.
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức tường thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- Học sinh phát biểu từng ý kiến của mình
- Nghe
- 2 – 3 HS đọc, chú ý nhấn giọng các từ gạch chân
- Luyện đọc nhóm 2
- Đại diện 3 tổ thi đọc đoạn 
- Bình chọn bạn đọc hay.
- 5 em đọc 5 đoạn
- HS đọc phần y/c của phần kể chuyện.
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- Lớp bổ sung
- Kể lại 1 đoạn của câu chuyện
- HS hoạt động nhóm 5, tự phân nhau mỗi em 1 đoạn. 
- Học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh tự nêu nhận xét của mình và bình chọn bạn kể hay.
+ Nếu ham học sẽ trở thành người biết nhiều, có ích.
+ Trần Quốc Khái thông minh, có óc sáng tạo nên đã học được nghề thêu, truyền dạy cho dân.
+ Nhân dân ta biết ơn ông tổ nghề thêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_sang_chieu_tuan_20_nam_hoc_2018_2019.doc