Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

TIẾT 123: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.

 2. Kĩ năng: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 2; Bài 3; Bài 4.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Bài học hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Ghi tựa

2. Luyện tập:

* Bài 1: ( Học sinh HTT thực hiện)

- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Tóm tắt:

 4 lô: 2032 cây

1 lô: cây?

- GV chữa bài cho HS.

* Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta phải biết được gì trước đó?

- Muốn tính 1 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta làm thế nào?

- Bước này gọi là gì?

-Yêu cầu HS tự làm bài.

Tóm tắt:

7 thùng: 2135 quyển

5 thùng: quyển?

- GV chữa bài choHS.

* Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV hỏi: 4 xe có tất cả bao nhiêu viên gạch.

- Bài toán yêu cầu tính gì?

- Bạn nào có thể dựa vào tóm tắt để đọc thành đề bài toán.

- Yêu cầu HS trình bày lời giải.

- GV hỏi: Bài toán trên thuộc dạng bài toán gì?

- Bước nào là bước rút về đơn vị trong bài toán?

- Nhận xét cho HS.

* Bài 4:

- Gọi HS nêu yêu cầu BT.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

Tóm tắt:

 Chiều dài: 25m

Chiếu rộng: kém chiều dài 8m.

 Chu vi: m?

- GV chữa bài choHS.

C. Củng cố – Dặn dò:

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.

- YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.

-3 HS lên bảng làm BT.

- Nghe giới thiệu.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

Bài giải:

Số cây có trong một lô đất là:

2032 : 4 = 508 (cây)

 Đáp số: 508 cây

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- Bài toán hỏi 5 thùng có bao nhiêu quyển vở.

- Chúng ta phải biết được 1 thùng có bao nhiêu quyển vở.

- Lấy số vở 7 thùng chia cho 7.

-Gọi là bước rút về đơn vị.

-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.

Bài giải:

Số quyển vở có trong một thùng là:

2135 : 7 = 305 (quyển)

Số quyển vở có trong năm thùng là:

305 x 5 = 1525 (quyển)

 Đáp số: 1525 quyển

-1 HS nêu yêu cầu BT. Lập đề toán theo tóm tắt rồi giải:

 4 xe: 8520 viên gạch

 3 xe: . viên gạch?

- 4 xe có 8520 viên gạch.

-Tính số viên gạch của 3 xe.

-2 HS nêu trước lớp, lớp lắng nghe và bổ sung.

VD: Có 4 xe ô tô như nhau chở được 8520 viên gạch. Hỏi 3 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu viên gạch?

- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Trình bày bài:

Bài gải

 Số viên gạch 1 xe ô tô chở được là:

8520 : 4 = 2130 (viên gạch)

Số viên gạch 3 xe chở được là:

2130 3 = 6390 (viên gạch)

 Đáp số: 6390 viên gạch

- 1 HS nêu yêu cầu BT SGK.

- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài của nhau.

Bài giải:

Chiều rộng của mảnh đất là:

25 – 8 = 17(m)

 Chu vi của mảnh đất là:

(25 + 17) 2 = 84 (m)

 Đáp số: 84 m

 

doc 33 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 73+74: HỘI VẬT
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. 
 2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS yêu thích kể chuyện. 
 * Riêng học HTT kể được cả câu chuyện.
 * Giới và quyền: Quyền được tham gia vào ngày hội thể thao.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài 
“ Tiếng đàn”
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.
- Nhận xét . 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu,giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc khó.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới – SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
Yêu cầu đọc thầm 3. 
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 và đoạn 5. 
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ? 
4. Luyện đọc lại: TIẾT 2
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện:
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 5 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
C. Củng cố - dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện. 
* Giới và quyền: GV nêu cho học sinh hiểu các em đều có quyền được tham gia vào ngày hội thể dục thể thao.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài sau: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1. 
+ Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem ...
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
+ Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ. 
- Đọc thầm đoạn 3. 
+ Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc.
Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và 5. 
+ Quắm đen gò l­ng không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta nhấc nổi lên như nhấc con ếch. 
+ Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. 
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện. 
- Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. 
- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiếp theo)
 I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). 
 2. Kĩ năng: Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của học sinh. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
 - Đồng hồ nhựa, đồng hồ điện tử
III. Các hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy bài mới:
 Hướng dẫn HS luyện tập
 * Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời học sinh nêu kết quả. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- Về nhà tập xem đồng hồ. 
- 2 em quan sát và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Một em đọc đề bài 1. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: 
+ An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút
+ Đến trường lúc 7 giờ 12 phút 
+ Học bài lúc 10 giờ 24 phút
+ Ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút 
+ Đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút 
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: 
+ Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là: 
H – B; I – A; K – C ; L – G ; M – D; N – E.
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung:
 a) Hà đánh răng và rử mặt hết : 10 phút,
 b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. 
 c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. 
- 2HS nêu số giờ.
Tiết 2 THỦ CÔNG
 TIẾT 25: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách làm được lọ hoa gắn tường. 
 2. Kĩ năng: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng môn học
C . Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy.
- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
- Giáo viên mở dần lọ hoa gắn tường để thấy được.
2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
- Bước 1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
 + Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô lên bàn. Gấp một cạnh của chiều dài 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
 + Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ở trên, gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt (lớp 1) cho đến hết tờ giấy.
- Bước 2. Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
 + Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp.
 + Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V (h.6).
- Bước 3. Làm thành lọ hoa gắn tường.
 + Dùng bút chì, kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
 + Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa (h.6).
 + Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy bìa.
 + Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa (h.8a).
 + Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí (h.8b). HS dùng bút chì vẽ các bông hoa để trang trí lọ hoa.
- Học sinh tập thực hành từng bước gấp lọ hoa
D. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh trình bày:
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.
+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp các đều nhau giống như gấp quạt ở lớp 1.
+ Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2. Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Bước 3. Làm thành lọ hoa gắn tường.
Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TIẾT 25: TUYÊN TRUYỀN TÌM HIỂU Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 26/3
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức - HS biết được ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 Ngày thành lập Đoàn 26/3. Thực hiện phong trào thi đua trong học tập 
 2. Kỹ năng: - Cố gắng học tập tốt để thực hiện theo chỉ tiêu của phong trào.	
 3. Thái độ: - Có ý thức phấn đấu trong học tập, tạo không khí sôi nổi trong học tập.
II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động: 
- Quy mô: Tổ chức theo quy mô lớp
- Địa điểm: Lớp 3A.
- Thời lượng: 30 – 35 phút. - Thời điểm: tiết 3
III. Đồ dùng dạy – học:
 * Gv: Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình,thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các hoạt động.
 * Hs: - Chuẩn bị các bài hát, thơ nói về cô giáo, bạn gái, nói về Đoàn thanh niên
IV. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động
2. Diễn biến hoạt động
- Lớp trưởng hát và bắt nhịp lớp hát theo.
- Học sinh nhắc lại tựa bài
* Hoạt động 1:
- GV phổ biến nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả lớp.
- Cho HS tập các bài hát tập thể 
- Học sinh lắng nghe GV phổ biến nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả lớp. 
- Cả lớp hát tập thể “ Bông hoa mừng cô”
* Hoạt dộng 2:
- GV tuyên truyền ý nghĩa về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Đ ... ền? Em làm thế nào để biết điều đó?
- GV hỏi tương tự với phần b, c.
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu:
- GV HD: Bài tập yêu cầu chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Trong bài mẫu chúng ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000 đồng để được 2000 đồng.
- Yêu cầu HS làm bài tiếp.
*GV hỏi: Có mấy tờ giấy bạc, đó là những loại giấy bạc nào?
- Làm thế nào để lấy được 10 000 đồng? Vì sao?
- GV hỏi tương tự với các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài cho HS.
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS xem tranh và nêu giá của từng đồ vật.
- Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào có giá tiền ít nhất? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất?
- Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
- Em làm thế nào để tìm được 2500 đồng?
- Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là bao nhiêu?
- GV có thể yêu cầu HS so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau.
C. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS học tốt, tích cực học tập, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý
- Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài cho tuần sau.
- 2 HS Lên Bảng Làm Bài. HD Lớp Theo Dõi Và Nhận Xét.
- Nghe Giới Thiệu.
- Quan Sát 3 Tờ Giấy Bạc Và Đọc Giá Trị Của Từng Tờ.
- HS Làm Bài Theo Cặp.
- Chú Lợn A Có 6200 Đồng. Em Tính Nhẩm 5000 Đồng + 1000 Đồng + 200 Đồng = 6200 Đồng.
B. Chú Lợn B Có 8400 Đồng Vì 1000 Đồng + 1000 Đồng + 1000 Đồng + 5000 Đồng + 200 Đồng +200 Đồng = 8400 Đồng.
C. Chú Lợn C Có 4000 Đồng, Vì 1000 Đồng + 1000 Đồng + 1000 Đồng + 200 Đồng + 200 Đồng + 200 Đồng + 200 Đồng + 200 Đồng = 4000 Đồng.
- HS Quan Sát.
- Lắng Nghe GV HD.
- HS Tự Làm.
- Có 4 Tờ Giấy Bạc Loại 5000 Đồng.
- Lấy 2 Tờ Giấy Loại 5000 Đồng Thì Được 10 000 Đồng. Vì 5000 Đồng + 5000 Đồng = 10 000 Đồng.
C. Lấy 5 Tờ Giấy Bạc Loại 2000 Đồng Thì Được10 000 Đồng. Vì 
D
- HS Nêu: Lọ Hoá Giá 8700 Đồng, Lược 4000 Đồng, Bút Chì 1500 Đồng, Truyện 5800 Đồng, Bóng Bay 1000 Đồng.
- Đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay, Giá 1000 Đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa giá 8700 đồng.
- Mua một quả bóng và một chiếc bút thì hết 2500 đồng.
- Em lấy giá tiền của quả bóng cộng với giá tiền của bút chì thì được 1000 đồng + 1500 đồng = 2500 đồng.
- Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là: 8700 đồng - 4000 đồng = 4700 đồng.
- HS Trả Lời Câu Hỏi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
TIẾT 25: KỂ VỀ LỄ HỘI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Nắm được kiến thức về kể chuyện thông qua tranh ảnh.
 2. Kĩ năng : Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức tranh.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
 * KNS: Lắng nghe tích cực , thể hiện sự tự tin, quản lí thời gian.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: - Bảng phụ. Hai bức ảnh lễ hội trong SGK
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ quan sát hai bức ảnh trong SGK, sau đó các em kể lại một cách tương ứng, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức tranh.
2. Kết nối 
* Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT.
Đặt câu hỏi 
- GV viết lên bảng hai câu hỏi sau:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
Thực hành – Thảo luận nhóm:
- Cho HS chuận bị theo nhóm đôi.
- Trình bày 
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại.
- GV nhận xét.
* Giáo dục: Chúng ta phải tìm hiểu một số lễ hội của đất nước và góp phần vào việc giữ gìn nét văn hoá riêng của đất nước ta.
C. Củng cố dặn dò:
? Các em có thích hội (lễ hội) không ? Vì sao? Em đã tham gia vào những lễ hội nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại những điều mình vừa kể. Chuẩn bị cho tiết TLV tuần tới (kể về một ngày hội mà em biết)
- Nhận xét giờ học 
- HS kể lại trước lớp.
- Lắng nghe.
- HS đọc YC SGK.
- HD trao đổi nhóm đôi về quang cảnh và hoạt động của con người trong từng ảnh.
- HS nối tiếp nhau trình bày. Lớp nhận xét.
Ảnh 1: Đậy là cảnh lễ hội vào năm mới ở một làm quê. Người người tấp nập đến sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở trung tâm. Khẩu hiệu Chúc mừng năm mới treo trước cổng đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Mọi người chăm chú ngước nhìn hai thanh niên với vẻ tán thưởng.
Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bong bóng bay nhiều màu sắc được neo bên bờ càng làm tăng cẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là những thanh niên khoẻ mạnh. Ai nây cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút.
Tiết 4 SINH HOẠT
TIẾT 25: SƠ KẾT TUẦN 25
I. Mục tiêu: 
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 25
 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
 - Giáo dục HS có thái độ học tập đúng đắng, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần 25
* Nề nếp:
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Duy trì SS lớp tốt.
 - Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: Đã thực nghiêm túc chương trình tuần 
 * Văn thể mĩ:
 - Thực hiện sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
 - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
 - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
 - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống: tốt.
* Hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp của trường
III. Kế hoạch tuần 26:
* Nề nếp:
 - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
 - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
 - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 26
 - Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị cho thi giữa học kì II
 - Tổ trực tuần duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
 - Tuyên dương những học sinh đạt kết quả cao trong học tập 
* Vệ sinh:
 - Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
 - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
TUẦN 26 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 76+77: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc.
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ‎ nghĩa bài: Chử Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. 
 2. Kĩ năng : Biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS yêu thích kể chuyện. 
 * Riêng học HTT kể được cả câu chuyện.
 * KNS: - Rèn các kĩ năng: Thể hiện sự cảm thông. Xác định giá trị. 
 * Lưu ý: Riêng học sinh HTT đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ .
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ bài: Ngày hội rừng xanh ? (3HS) - HS + GV nhận xét.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : ( GV ghi đầu bài )
2. Hướng dẫn Luyện đọc
 * GV đọc diễn cảm toàn bài 
- HS nghe
- GV hướng dẫn cách đọc.
* Luyện đọc giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng.
- HS luyện đọc
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo N4
- Đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài 
3. Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
 - Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha còn mình đành ở không.
- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình, Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng chỗ đó
- Vì sao Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử
 - Công chúa cảm động khi biết tình cảm của Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làng những việc gì?
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải
- Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi.
4. Luyện đọc lại : TIẾT 2
- GV đọc diễn cảm Đ1 +2 
- Hướng dẫn cách đọc
- HS nghe 
- 1vài HS thi đọc câu, đoạn văn
- 1HS đọc cả truyện
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ 
- HS nghe
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn.
- GV nêu yêu cầu 
- HS quan sát từng tranh minh hoạ 1 nhớ ND từng đoạn truyện -> đặt tên cho từng đoạn.
- GV gọi HS đọc bài 
- HS nêu KQ -> nhận xét
VD: Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó.
 Tranh 2: Duyên trời
 Tranh 3: Giúp dân
- GV nhận xét 
 Tranh 4: Tưởng nhớ.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện:
- HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
D. Củng cố - Dặn dò : 
 - Nêu lại nội dung bài.
- GV chốt lại nội dung bài học. Khen ngợi HS nào có cố gắng học tập tích cực.
- GV đánh giá, nhận xét giờ học. * Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 126: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tiền Việt Nam. 
 2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3; Bài 4 (có thể thay đổi giá tiền cho phù hợp).
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_sang_chieu_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.doc