Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 32: ĐẶT, TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?

DẤU CHẤM THAN, DẤU HAI CHẤM

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức : Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn ở Bài tập 1.

 2. Kĩ năng: Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong Bài tập 2. Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hòi Bằng gì? ở Bài tập 3.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Bài mới:

* Bài 1: Yêu cầu một em đọc bài tập 1.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm .

- Mời một em lên bảng làm mẫu .

- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm tìm các dấu hai chấm còn lại và cho biết các dấu hai chấm đó có tác dụng gì .

- Theo dõi nhận xét từng nhóm .

- Giáo viên chốt lời giải đúng .

* Bài 2: Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo .

- Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp .

- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp .

- Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng .

- NX đánh giá bình chọn em thắng cuộc .

- Chốt lại lời giải đúng .

* Bài 3: Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo .

- Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp .

- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân .

- Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng .

- Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc

C. Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới

- Một em đọc yêu cầu bài tập1

- Cả lớp đọc thầm bài tập

- Một em lên khoanh dấu 2 chấm và giải thích ( dấu 2 chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bồ Chao )

- Lớp trao đổi theo nhóm tìm và giải thích về tác dụng của các dấu 2 chấm còn lại

- Nhóm khác quan sát nhận xét ý kiến của nhóm bạn

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo .

- Lớp làm việc cá nhân thực hiện vào nháp

- 3 em lên thi điền KQ vào các tờ giấy khổ lớn có sẵn. Đại diện đọc lại kết quả .

- Câu 1 dấu chấm, 2câu còn lại dấu 2 chấm

- Lớp bình chọn bạn thắng cuộc .

- Một học sinh đọc bài tập 3 .

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo .

- Lớp làm việc cá nhân .

- Ba em lên thi làm bài trên bảng .

a/ Nhà vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan

b/ Các nghệ bằng đôi tay khéo léo của mình .

c/ Trải qua hàng nghìn năm lịch sử , người bằng trí tuệ , mồ hôi và cả máu của mình

- Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học

 

doc 32 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 32 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tập .
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 32 Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 94 + 95: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ý nghĩa: giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. 
 2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5 trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa theo tranh minh họa trong sách giáo khoa.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK). 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý cho trước.
 - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . 
 - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . 
 * Riêng học sinh HTT biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
 * Kĩ năng sống: Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thông. Tư duy phê phán. Ra quyết định.
 * MT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên (trực tiếp).
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc thuộc bài: Bài hát trồng cây
? Nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài 
- HS đọc nối tiếp câu
- Yêu cầu nối tiếp đọc nối tiếp đoạn 
- Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp.
- GV giải thích một số từ
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu một số em đọc cả bài . 
3. Tìm hiểu nội dung:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
 ? Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
- Một em đọc đoạn 2. lớp đọc thầm 
? Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?
- Y/C lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài. ? Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
- Y/C học sinh đọc thầm đoạn còn lại .
? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?
? Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 
 4. Luyện đọc lại : TIẾT 2
- Đọc mẫu lại đoạn 2 của bài văn .
- Mời một số em thi đọc diễn cảm cả câu chuyện -Mời một em thi đọc cả bài 
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất 
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ :
- Y/C học sinh quan sát 4 bức tranh .
- Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh .
- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện .
- Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
C. Củng cố dặn dò: 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
* MT: Giáo viên nêu cho học sinh biết ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa trong môi trường thiên nhiên.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
- 2 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu 
- Nối tiếp đọc câu.
- Lần lượt nối tiếp đọc nối tiếp đoạn 
- Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Một số em đọc cả bài .
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
+ Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số .
- Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm 
+ Nó căm ghét người đi ắn độc ác .Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..
- Lớp đọc thầm đoạn 3 .
+ Nó vơ vội nắm bùi nhùi , lót đầu cho con , hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra , hét lên một tiếng rồi ngã ra chết .
- Đọc thầm đoạn 4 của bài .
+ Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về . Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu đoạn 2 .
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 câu chuyện - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- QS các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện 
- Hai em nêu vắn tắt ND mỗi bức tranh .
- Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện theo lời kể của bácthợ săn . 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
- Học sinh lắng nghe
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
- Học bài và xem trước bài mới .
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
TIẾT 156: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
 2. Kĩ năng: Biết giải bài toán có phép nhân (chia). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. 
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
* Bài 1: Gọi HS nêu bài tập trong sách .
- Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
- Mời hai em lên bảng đặt tính và tính .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
* Bài 2: Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu lớp tính vào vở 
- Mời một học sinh lên bảng giải bài 
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
* Bài 3: Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một học sinh lên bảng giải 
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
C. Củng cố - Dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học.
- Về nhà học và làm bài tập còn lại.
- Bảng con: 
+ Đặt tính và tính 10303 4; 
 14729 : 2
* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
- Hai em lên bảng đặt tính và tính kết quả .
a.10715 6 = 64290 ; b. 21542 3 = 64626
 30755 : 5 = 6151 ; 48729 : 6 = 8121(dư 3 )
- Học sinh nhận xét bài bạn
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Một em lên bảng giải bài 
Giải
Số bánh nhà trường đã mua là :
4 105 = 420 (cái )
Số bạn được nhận bánh là :
420 : 2 = 210 (bạn)
Đ/S: 210 bạn
- Một học sinh đọc đề bài 
- Cả lớp thực hiện vào vở 
- Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải
Chiều rộng hình chữ nhật là
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là
12 4 = 48 (cm2)
Đ/S: 48 cm2
Tiết 2 THỦ CÔNG
 TIẾT 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách làm quạt giấy tròn. 
 2. Kĩ năng: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
 * Riêng với học sinh khéo tay, làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
 * Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Quạt tạo gió. Sử dụng quạt sẽ tiết kiệm năng lượng điện ( củng cố bài)
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B . Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
- Nhắc lại tên bài học.
2. Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình 
- Yêu cầu vài em nhắc lại quy trình gấp quạt giấy tròn.
- Chốt lại quy trình.
3. Hoạt động 2: Thực hành 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán cần bôi hồ mỏng, đều.
- Giáo viên quan sát, giáp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm 
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau thực hành tiếp.
- Vài học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Gấp, dán quạt.
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt 
- Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn.
Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TIẾT 32: HOẠT ĐỘNG CLB CHỦ ĐỀ “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”: 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết một số bài hát, bài thơ về chủ điểm Hòa bình và hữu nghị.
 - Mỗi CLB có ít nhất một tiết mục văn nghệ, 1 câu chuyện, các bài phát biểu thể hiện trước lớp để mừng ngày 30/4.
 2. Kĩ năng: Tự hào quê hương đất nước.
 3. Thái độ: - Qua tiết học giúp cho học sinh biết yêu quý và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng.hoạt..
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Các bài hát, bài thơ về chủ điểm Hòa bình và hữu nghị.
 2. HS: Một số bài hát về Quê hương đất nước tình hữu nghị.
III. Tiến trình lên lớp:
1. HĐ 1: Khởi động: Cho HS hát.
2. HĐ 2: Tìm hiểu về ngày 30/4
- Lớp trưởng tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu .
a. Gv cho các nhóm CLB nêu những hiểu biết của nhóm mình về ngày 30/4 .
- Gv nêu ý nghĩa của từng ngày để hs hiểu - Hs nhắc lại ý nghĩa và cảm nghĩ của mình về những ngày 30/4 .
3. HĐ 3: Vui văn nghệ : 
- Lớp trưởng tổ chức cho các bạn trong CLB lên hái hoa và thể hiện
- Cho các CLB Hs hát, múa... các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, 
- Cuối tiết học thu dọn lớp, lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng.
- Lời phát biểu của GV.
 4. HĐ 4: Đánh giá:
- Nhận xét giờ học.
- Hát bài: Nối vòng tay lớn.
- Vài HS
- Nhắc lại ND phát động phong trào thi đua 
- Vui văn nghệ 
- Sau mỗi lần các CLB thực hiện cả lớp cùng vỗ tay cỗ vũ, động viên.
- Lớp trưởng bế mạc.
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1 TOÁN
TIẾT 157: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ ( Tiếp )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
	 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. ... cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Tự nhận xét các hoạt động trong tuần 32 vừa qua của bản thân. 
- Giáo viên: Tổng hợp kết quả đạt được trong tuần 32 của lớp.
III. Phần lên lớp:
1. Hoạt động 1. Khởi động:
 + Nhảy dân vũ: Động tác rửa tay – Do lớp trưởng tổ chức
 - NX
2. Hoạt động 2. Trao đổi thông tin:
- Cho Hs nêu những điều em đã nhận được, làm được sau một tuần học:
- Trao đổi với Hs các sự kiện tiêu biểu của đất nước, của địa phương trong tuần học qua.
? Tuần học vừa qua em có biết địa phương mình có những sự kiện nào nổi bật trong tuần không?
? Tỉnh Yên Bái có sự kiện gì tiêu biểu?
? Trong nước có sự kiện gì?
+ GV nx, kết luận
3. Hoạt động 3: Giải quyết những vấn đề của lớp:
+ Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua.
*GV yêu cầu HS báo cáo:
Đi học chuyên cần:
Nề nếp:
Học tập:
Vệ sinh . 
4. Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
+ Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
5. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau:
- Các em tiếp tục học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất; đến trường không ăn quà vặt, thực hiện ăn chín, uống sôi trong mùa khô.
- Luôn quan tâm giúp đở bạn cùng lớp nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cho bạn mượn dụng cụ học học tập, trong tổ phân công HS HTT hướng dẫn bạn cùng học nhóm để cùng tiến bộ .
- Lễ phép chào hỏi, dạ vâng, với người lớn tuổi, Ông bà, cha mẹ, thầy cô và anh chị, những người xung quanh hàng ngày khi giao tiếp .
*Học tập:
- Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm đầy đủ trước khi đến lớp, bài mang đầy đủ sách vở theo thời khoá biểu hàng ngày . 
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau.
- Hăng phái tham gia phát biểu, xây dựng bài học một cách nhiệt tình, tích cực, giúp đỡ bạn chậm tiến cùng vươn lên trong học tập .
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- HS nêu 
VD: Tuần vừa qua em được học Toán, TV, ...
+ Toán: Phép nhân, chia các số trong phạm vy 100 000.
+ Môn Đạo đức em biết môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe và biết những việc làm để bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm
+ Môn Tự nhiên và xã hội: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.
+ Ví dụ: 
* Đi học chuyên cần: - Các bạn trong lớp đi dọc đầy đủ, đúng giờ. Không có tình trạng các bạn đi học muộn, nghỉ học không xin phép.
* Nề nếp: - Không vi phạm về nề nếp như không đeo khăn quàng, đi học trễ, nói chuyện nhưng vẫn còn có bạn chửi tục.
* Học tập: Vẫn còn tình trạng không học bài và phát biểu xây dựng bài.
* Vệ sinh: Tương đối sạch sẽ nhưng vẫn còn có một vài bạn hay còn đi chân đất khi chơi giữa giờ, một số bạn còn vứt rác chưa đúng nơi quy định.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng tuần 31:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như không đeo khăn quàng, bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 33 Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 97 + 98: CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới. 
 2. Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa trong sách giáo khoa.
 - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . 
 - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . 
 * Riêng học sinh HTT biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật.
 * Kĩ năng sống: Các kĩ năng: Đảm nhận trách nhiệm; hợp tác
 Các phương pháp : Thảo luận; trình bày ý kiến cá nhân
 * MT: Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh về nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó. ( Tìm hiểu bài, củng cố bài)
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Cuốn sổ tay ” 
? Nêu nội dung bài vừa đọc ?
- Nhận xét đánh giá bài 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh một đoạn trong câu chuyện . 
3. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
- Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi lên đánh trống ?
- Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
- Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào ?
- Theo em Cóc có điểm gì đáng khen ?
* MT: ? Theo em vì sao lại có nạn hạn hán hay lũ lụt ? 
- GV nhận xét bổ sung, giải thích cho học sinh hiểu thêm về nguyên nhân thường gây ra nạn hạn hán hay lũ lụt. 
4. Luyện đọc lại : TIẾT 2
- Yêu cầu lớp chia thành các nhóm, phân vai để đọc câu chuyện .
- Mời một vài nhóm thi đọc phân theo vai cả bài . 
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
 Kể chuyện
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh .
- Mời hai em kể lại một đoạn bằng lời của một nhân vật trong truyện .
- Lưu ý học sinh kể bằng lời của nhân vật nào cũng xưng bằng “ tôi “
- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 . chuyện .
- Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
 3. Củng cố dặn dò 
? Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
*MT: Nếu con người không biết bảo vệ môi trường thiên nhiên thì phải gánh chịu những hậu quả gì?.
- Nhận xét tiết học.
- Ba em lên bảng đọc lại bài “ Cuốn sổ tay ” 
- Nêu nội dung câu chuyện .
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn: Sắp đặt xong, bị cọp vồ.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
- Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn , muôn loài đều khổ sở .
- Ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua trong chum nước, Ong sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp sau cửa .
- Cóc bước đến đánh ba hồi trống, Trời nổi giận sai Gà ra trị tội, Cóc ra hiệu Cáo nhảy ra cắn cổ Gà tha đi, Trời sai Chó ra Gấu tiến tới quật chết tươi 
- Trời và Cóc vào thương lượng, Trời còn dặn lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân 
- HS lắng nghe.
- Lớp chia ra các nhóm rồi tự phân vai
 ( người dẫn chuyện, vai Cóc, vai Trời )
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm câu chuyện 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất 
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
- Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .
- Hai em nhìn tranh gợi ý nhập vai để kể lại một đoạn câu chuyện . 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của 
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân 
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
TIẾT 161: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: . Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn
 2. Kĩ năng: thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp) chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau. Biết giải toán có đến hai phép tính.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. 
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
2. Luyện tập:
- Hát đầu tiết
- HS làm bảng con: 48729: 6 
- Nhắc lại tên bài học.
*Bài 1. Số liền sau của 75 829 là:
 A. 75 839 B. 75 819 C. 75 830 	D. 75 828
- Gv viết bảng phụ
*Bài 2. Các số 62 705; 62 507; 57 620; 57 206 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
A. 62 705; 62 507; 57 620; 57 206
B. 57 620; 57 206; 62 507; 62 705
C. 57 206; 57 620; 62 705; 62 507
D. 57 206; 57 620; 62 507; 62 705
- Gv viết bảng phụ
*Bài 3 : đạt tính rồi tính:
a) 31 825 x 3 b) 27 450: 6
*Bài 4 : Tìm x
a) 54 016 : x = 2	b) x 9 = 25884
*Bài 5 : Bài toán:
 Một cửa hàng ngày đầu bán được 135 m vải, ngày thứ hai bán được 360m vải. Ngày thứ ba bán được bằng ngày đầu. Hỏi ba ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải?
- GV nhận xét + chữa bài.
D. Củng cố - dặn dò:
 - GV hệ thống lại bài – Nhận xét giờ học
 - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Phát biểu miệng
- Đọc yêu cầu của bài.
- Phát biểu miệng
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết
- 2 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- phân tích bài toán - HS làm vở.
 - Đại diện sửa bài
Bài giải
Ngày thứ ba bán được số vải là:
135 : 3 = 45(m)
Ba ngày cửa hàng đó bán được số vải là :
135 + 360 + 45 = 540(m)
Đáp số: 540 m vải
- HS khác nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_sang_chieu_tuan_32_nam_hoc_2018_2019.doc