Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA S

I.Mục tiêu .

- Viết đẹp các chữ cái viết hoa S.

- Viết đúng đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

II. Đồ dùng dạy – học.

- Mẫu chữ cái, tên riêng, câu ứng dụng.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

 

docx 21 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 04 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
II. Mục tiêu
* Tập đọc 
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các từ ngữ : nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, ....
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ trong bài : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố, ....
	- Hiểu ND câu chuyện.
* Kể chuyện :
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật, 
- Rèn kĩ năng nghe.
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động. Trò chơi Thi đọc diễn cảm
- Đọc bài : Tiếng đàn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV HD HS giọng đọc các đoạn.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Đọc đồng thanh.
3. HD HS tìm hiểu bài văn.
Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật ?
- Cách đánh của ông Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
- Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
- Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
4. Luyện đọc lại
- GV chọn 1, 2 đoạn văn, HD luyện đọc lại
Kể chuyện
- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật - Kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với ND mỗi đoạn. 
HD HS kể theo từng gợi ý.
- GV HD HS kể.
- GV và HS bình chọn bạn kể hay
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức .....
- Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông, bốc lên ...
- Quắm Đen gò lư\ng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên ....
- Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm ....
- 1 vài HS thi đọc lại chuyện
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nghe.
- HS đọc 5 gợi ý.
- Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
- 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo)
I:Mục tiêu:
Giúp HS :- Củng cố biểu tượng về thời gian(thời điểm, khoảng thời gian)
Củng cố kĩ năng xem đồng hồ(chính xác đến từng phút).
Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS.
II.Chuẩn bị:
-Mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã.
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi giải toán nhanh
Kiểm tra các bài tập của tiết trước.
-Nhận xét, chữa bài.
2.Bài mới:
-Giới thiệu và ghi tên bài.
*Hướng dẫn thực hành.
Bài 1:xem tranh trảlờicâuhỏi.
Bài 2:
-Yêu cầu nhận xét về vị trí các kim đồng hồ trong từng tranh.
Bài 3:
- Yêu cầu:
- Chấm một số bài.
- Quay kim đồng hồ.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò.
2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài theo cặp,quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a.Bạn An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b.Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13 phút....
-2- 3 cặp lên hỏi và trả lời.
-Nối tiếp trả lời.
- Tự vẽ kim đồng hồ theo yêu cầu SGK.
- Đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- Nối tiếp đọc giờ trên đồng hồ theo sự quay của GV.
- Nhận xét.
- Về nhà tiếp tục thực hành xem đồng hồ.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu:
 - Quan sát tranh ảnh nêu điểm giống nhau của một số con vật.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Có ý thức bảo vệ động vật.
II.Đồ dùng dạy – học.
- Tranh ảnh về các con vật trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Tung bóng 
- Quả thường có những bộ phận nào?
- Nêu ích lợi của một số quả?
- Nhận xét đánh giá.
2 Bài mới.
- Giới thiệu – ghi đề bài.
*HĐ 1: Quan sát và thảoluận. MT: Nêu được những điểm giống và khác nhau của các con vật.
- Nhận sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Tổ chức thảo luận.
-Nhận xét bài làm của các nhóm
- Động vật sống ở đâu? 
- Động vật di chuyển bằng cách nào?
- Kết luận: Động vật sống ở mọi nơi ...
*HĐ 2: Thử tài học sĩ.
MT: Biết vẽ một con vật mà mình ưa thích.- Tổ chức thảo luận.
-Nhận xét chốt ý: ...
- Tổ chức làm việc cá nhân.
 Nhận xét tuyên dương
- Tổ chức trò chơi:
- Đố bạn con gì ? 
- HD cách chơi:
- Nhận xét tuyên dương
3. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng nêu.
 Hát bài chị ong nâu và em bé.
- Chia nhóm.
- Thảo luận theo nhóm.
- Các HS đưa ra các tranh ảnh về động vật đã sưu tầm được, quan sát để biết đó là con vật gì và có đặc điểm gì?
- Thảo luận ghi các kết quả vào bảng.
- Dán kết quả lên bảng.
- Nối tiếp đọc nhanh và nhận xét.
- Động vật sống trên mặt đất, dưới mặt đất, dưới nước, ...
- Động vật di chuyển bằng chân, cánh bay, vây đạp, quẫy.
- Thảo luận theo cặp nói cho nhau nghe về hình dạng kích thước của các con vật và chỉ tên bộ phận bên ngoài của cơ thể động vật.
- Đại diện một số cặp lên báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Tự vẽ con vật mà mình ưa thích.
- Tô màu và ghi chú tên con vật và các bội phận của cơ thể con vật trong hình vẽ.
- Trưng bày sản phẩm.
- 2 – 3 HS giới thiệu về bức tranh của mình. Lớp nhận xét.
- 5 HS được phát tấm bìa ghi tên các con vật.
- 5 HS còn lại được phát một miếng giấy nhỏ ghi tên các con vật. Có nhiệm vụ bắt chiếc tiếng kêu của con vật đó.
- Thực hiện chơi theo HD..
THỦ CÔNG
 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG
I.MỤC TIÊU
 -Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
 -Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trìng kĩ thuật.
 -Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.
 -Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
 -Giấy thủ công, tờ bìa khổ A 4, hồ dán, bút màu, kéo.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
 -Kiểm tra dụng cụ của học sinh
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 1 )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Tìm nhanh chi tiết
- Nêu tên các vật dụng cần thiết trong tiết học.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.	
- Giới thiệu – ghi đề bài.
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
-Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy để học sinh quan sát và nhận xét.
-Em có nhận xét gì về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa?
*Hướng dẫn mẫu
+Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
-Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
-Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy.
+Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm lọ hoa
-Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa. Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
-Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V
+Bước 3:Làm thành lọ hoa gắn tường.
-Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy boặc tờ bìa dán lọ hoa.
-Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
 Bề rộng của miệng lọ hoa tùy thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì khi vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì vát nhiều hơn.
-Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
-Dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí.
-Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho để chỗ cắm hoa trang trí
3. Củng cố – dặn dò. Gọi học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường, sau đó tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường. 
-Học sinh quan sát và nhận xét.
-Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.
-Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp một.
-Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đếvà đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
-Lọ hoa được trang trí với màu sắc rất đẹp.
-Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu để nắm được cách gấp lọ hoa gắn tường.
-Học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
-Học sinh tập gấp lọ hoa. gắn tường
Thứ ba ngày 05 tháng 3 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
 I. Mục tiêu:
	- HS ôn tập, củng cố về các nội dung đã được học từ đầu học kỳ 2 lại nay.
	- Thực hành các kỷ năng, hành vi đạo đức.
	- Giáo dục cho HS các hành vi đạo đức đúng đắn.
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ1. ÔN các kiến thức đã học
 Nêu các bài đạo đức đã học từ đầu học kỳ 2 lại nay.
? Nêu những việc làm chứng tỏ sự đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam đối với thiếu nhi quốc tế.
? Hãy hát một bài hát nói về tình đoàn kết của thiếu nhi VN đối với thiếu nhi quốc tế.
? Khi gặp đám tang em phải như thế nào.
Gv theo dõi nhận xét, bổ sung 
2. HĐ2. Thực hành nhận xét hành vi
GV đưa ra một số hành vi, HS thảo luận nêu ý kiến
GV tổng kết, tuyên dương những HS có ý kiến hay, đúng.
 3. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS: GV nhận xét 
 chung tiết học .Tuyên dương tinh thần học tập 
 của các em
HS lần lượt trả lời các câu hỏi : 
Nêu các bài đạo đức đã học từ đầu học kỳ 2 lại nay.
? Nêu những việc làm chứng tỏ sự đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam đối với thiếu nhi quốc tế.
? Hãy hát một bài hát nói về tình đoàn kết của thiếu nhi VN đối với thiếu 	nhi quốc tế.
? Khi gặp đám tang em phải như thế nào. 
-HS thảo luận một số hành vi nêu ý kiến
TOÁN
BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I.Mục tiêu.
 - Giúp HS biết cách giải toán có liên quan rút v ...  có đuôi dài. Con ruồi nhỏ, có cánh , có chân, đầu, thân. Con bướm có cánh, có râu, có chân, thân.
+ Có nhóm nêu : Con chuồn chuồn có thân hình dài, bay được, có chân, cái đầu tròn lóng lánh. Con bướm có chân, cánh to và đẹp, có râu, đầu bé. Con ruồi nhỏ bé, cánh ngắn, nhiều chân,.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm so sánh kết quả làm việc
 Đặt câu hỏi thắc mắc cho các nhóm khác :
? Con chuồn chuồn có cánh như thế nào?.
? Con bướm có râu còn những con khác có không ?
? Con ruồi có ích hay có hại ?
? Có phải con bướm là từ con sâu không?
? Theo bạn ba con vật trên được gọi chung là gì?
? Côn trung có cấu tạo chung như thế nào?
..
- HS thảo luận nêu ra các phương án tìm tòi : Xem Tivi, đọc sách báo, hỏi bố mẹ, quan sát tranh, tra cứu internet
-Các nhóm quan sát mẫu vật thật và xem tranh, thảo luận, ghi vào phiếu:
Các Nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- HS có thể tìm được là: Côn trùng là loài vật có 6 chân có nhiều đốt chân, có cánh, chúng vừa có ích vừa có hại.
- Dán kết quả lên bảng
HS so sánh.
- HS lấy ví dụ: 
HS liên hệ thực tế: 
+ Dọn vệ sinh nơi ở xung quanh nơi ở của mình, phun thuốc
+ Nhân giống, bảo vệ các loài côn trùng có ích.
Dán kết quả vào vở.
VĂN HÓA GIAO THÔNG 
LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3
2. Học sinh 
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Trải nghiệm:
- H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết? - H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa?
- H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào?
2. Hoạt động cơ bản: Thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn 
- GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”.
H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2)
+ Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4)
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét.
H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn?
- GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn. 
- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.
3. Hoạt động thực hành
- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.
- GV nhận xét.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có văn hóa giao thông.
GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.
4. Hoạt động ứng dụng: Bày tỏ ý kiến
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?
H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?
-GV nhận xét.
-GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay.
-GV chốt ý: 
5. Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy”
- HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay.
HS: Xe buýt
Thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn. 
- Hs thực hành theo hướng dẫn
Hs trả lời 
Hs đọc yêu cầu bài tập 1
Hs trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:
- HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’
- 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thứ sáu ngày 08 tháng 3 năm 2019
CHÍNH TẢ Nghe – viết
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Đến giờ xuất phát trúng đich trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
Làm đúng bài tập phân biệt tr/ ch, ut/ uc.
II. Chuẩn bị:
- Bài tập 2 a.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Ai tìm từ giỏi 
- Tìm sự vật bắt đầu bằng s.
-Nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới.
- Giới thiệu – ghi đề bài.
*Hướng dẫn viết chính tả.
 Đọc bài viết.
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? 
 Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn chữ nào phải viết hoa vì sao?
- Hãy tìm những từ khó viết.
- Đọc từng từ: nhận xét sửa sai.
- Đọc từng câu
- Treo bài mẫu.
-Nhận xét, chữa bài.
*HD làm bài tập
- Yêu cầu: 
- Theo dõi giúp đỡ.
-Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò. 
-2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc lại bài.
- Khi trống nổi lên thì 10 con voi lao đầu chạy 
-Đoạn có 5 câu.
- Những chữ đầu câu: Đến, Cái, Cả, Bụi, Các.
- Nêu một số từ khó và phân tích.
- Viết bảng.
Đọc lại.
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc nội dung bài.
- Thảo luận cặp đôi.
- Trao đổi cặp.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Về nhà làm bài tập 2b vào vở.
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ LỄ HỘI
I.Mục tiêu. Rèn kĩ năng nói:Quan sát ảnh minh hoạ 2 lễ hội (chơi đu và đua thuyền ) hình dung và kể lại một cách tự nhiện sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích đối chiếu và kĩ năng giao tiếp.
II.Đồ dùng dạy – học.
- Chuẩn bị hai bức ảnh minh hoạ trong SGK.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi kể chuyện
- Nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới.
- Giới thiệu – ghi đề bài.
* HD học sinhlàm bài.
+ Tả quang cảnh bức ảnh chơi đu.
- Yêu cầu và đặt câu hỏi gợi ý.
- ... đây là cảnh gi? Diễn ra ở đâu? 
- Trước cổng đình có treo gi? Có bằng chữ gi? 
- Chỉ và lá cờ ngũ sắc giới thiệu:
+ Tả quang cảnh bức ảnh đua thuyền.
- Gợi ý tương tự trên. ...
- Yêu cầu: 
- Theo dõi giúp đỡ.
-Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò.
- 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn và trả lời “ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? Lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát ảnh và trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân ....
- Trước cổng đình là băng chữ đỏ chúc mừng năm mới và ...
- Quan sát và nghe giới thiệu.
- Trả lời theo yêu cầu GV.
- Quan sát ảnh.
- Thảo luận cặp đôi, quan sát ảnh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
- 5 – 7 HS tả, lớp nhận xét.
- Học bài và chuẩn bị tiết sau.
TOÁN
TIỀN VIỆT NAM
I.Mục tiêu.
Giúp HS:Nhận biết được các tờ giấy bạc 2000 đồng,10.000 đồng.
Bước đầu biết đổi tiền trong phạm vi 10.000.
Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số đơn vị tiền Việt Nam.
II. Chuẩn bị.
-Các tờ giấy bạc: 2000, 5000, 10.000 đồng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. Trò chơi Thi làm bài nhanh
-Gọi HS làm bài tập ở tiết trước.
Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới.
-Dẫn dắt giới thiệu và ghi tên bài.
-Giới thiệu các tờ giấy bạc:2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
-Cho HS quan sát từng tờ giấy bạc .
*Luyện tập thực hành.
Bài1.
-Yêu cầu:
- Chú lợn A có bao nhiêu tiền? Em làm thế nào để biết điều đó? 
- Chấm và chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu:
- Hướng dẫn và hỏi:
- có mấy tờ giấy bạc, đó là những giấy bạc nào?
- Làm thế nào để lấy được 10 000 đồng vì sao? 
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:-Yêu cầu:
- Trong các đồ vật ấy đồ vật nào có giá tiền ít nhất?
3. Củng cố – dặn dò: 
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
-Quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tơ như: 2000đồng, 5000 đồng, 10,000 đồng.(một số cá nhân đọc),cả lớp theo dõi và nhận xét.
-2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền
- ... Có 6200 đồng em tính nhẩm 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 6200 đồng
- Phần a,c HS tự làm.
- Quan sát bài mẫu.
- Nghe hướng dẫn và trả lời câuhỏi.
- có bốn tờ giấy bạc loại 5 000 đồng.
-Lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng thi được 10000 đồng.
Vì 5 000 đồng + 5000 đồng = 10 000 đồng
c, d Làm tương tự.
- Xem tranh và nêu giá của từng đồ vật.
- Đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay giá 1000 đồng.
- Giá tiền nhiều nhất là lọ hoa giá 8700 đồng.
- Về nhà luyện tập thêm.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 25
	- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 26
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần 25.
 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
 - GV nhận xét bổ sung.
 * Nhận xét về học tập:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài...
 * Nhận xét về các hoạt động khác.
 - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp.
 Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 26: 
 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập.
 * Về lao động.
 * Về hoạt động khác.
 - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
 Hoạt động 3: Văn nghệ chào mừng ngày 8.3
Hoạt động 4. Kết thúc sinh hoạt
- GV nhận xét chung về tiết sinh hoạt
- HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyết điểm chính về vấn để GV đưu ra.
- Đại diện trình bày bổ sung.
- HS tự nhận loại.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS biểu quyết nhất trí.
- Ban cán sự lớp điều hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_theo_tuan_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.docx