Giáo án Lớp 3 - Thứ 2 Tuần 11

Giáo án Lớp 3 - Thứ 2 Tuần 11

 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- GV cho HS đọc nối tiếp câu

- Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.

- Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn.

- Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.

- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.

- Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy

- GV kết hợp giải nghĩa từ khó : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục

- Giáo viên giải nghĩa thêm :

· Khách du lịch : người đi chơi, xem cảnh phong cảnh ở phương xa.

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Thứ 2 Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11	Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Chào cờ
Tuần : 11	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,...
Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khách, viên quan )
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa của các từ mới : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục, 
Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê – ti – ô – pi – a
Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. .
B. Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu 
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
Rèn kĩ năng nghe : 
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
	¯ GDBVMT : Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “ thiêng liêng, cao quý”, gắn bó máu thịt với người Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời được... (Khai thác gián tiếp)
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Thư gửi bà
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng kể thong thả, nhẹ nhàng 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV cho HS đọc nối tiếp câu
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục
Giáo viên giải nghĩa thêm :
Khách du lịch : người đi chơi, xem cảnh phong cảnh ở phương xa.
Sản vật : vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên.
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê – ti – ô – pi – a.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Hai người khách được vua Ê – ti – ô – pi – a đón tiếp như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? 
+ Vì sao người Ê – ti – ô – pi – a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : 
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê – ti – ô – pi – a với quê hương như thế nào ? 
GV chốt ý kết hợp GDBVMT ( Như ở mục tiêu) : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Học sinh đọc thầm.
Hai người khách được vua Ê – ti – ô – pi – a mời vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng và mến khách.
Khi khách sắp xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu về nước.
Người Ê – ti – ô – pi – a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ vì người Ê – ti – ô – pi – a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 
Học sinh đọc thầm.
Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình : 
Người Ê – ti – ô – pi – a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương
Người Ê – ti – ô – pi – a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất
Kể chuyện
Hoạt động 1 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khách, viên quan )
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 2: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 4 tranh minh họa, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên hướng dẫn : Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của đoạn nào, sau khi xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện. Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu .
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. Giáo viên treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong 
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Giáo viên hỏi :
+ Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện ?
Giáo viên : Câu chuyện về phong tục độc đáo của người đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu 
Học sinh quan sát và kể tiếp nối 
Lớp nhận xét. 
Cá nhân 
Học sinh trả lời theo suy nghĩ.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tuần : 11	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập, các tranh vẽ tương tự như trong sách 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính ( 15’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. 
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải
Bài toán 1 :
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ
+ Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ tóm tắt :
Thứ bảy :
Chủ nhật :
6 xe
 ? xe
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết được những gì ?
+ Số xe đạp ngày thứ bảy biết chưa ?
+ Số xe đạp ngày chủ nhật biết chưa ?
Giáo viên : vậy để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày trước tiên ta tìm số xe đạp ngày chủ nhật
+ Hãy tính số xe đạp ngày chủ nhật
+ Hãy tính số xe đạp bán được trong cả hai ngày 
Yêu cầu HS làm bài trình bày bài giải.
Gọi học sinh đọc lại bài giải
Giáo viên giới thiệu : đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về bài toán giải bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Buổi sáng bán được bao nhiêu kilôgam đường ?
+ Buổi chiều bán được như thế nào so với buổi sáng?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ta phải biết được những gì ?
+ Số kilôgam đường buổi sáng biết chưa ?
+ Số kilôgam đường buổi chiều biết chưa ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm số kilôgam đường buổi chiều trước, sau đó mới tính kilôgam đường của cả hai buổi.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài bao nhiêu km ?
+ Quãng đường từ chợ huyện đến nhà như thế nào so với quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ta phải biết được những gì ?
+ Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện biết chưa ?
+ Quãng đường từ chợ huyện đến nhà biết chưa ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm quãng đường từ chợ huyện đến nhà trước, sau đó mới tính quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não 
HS đọc 
Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 chiếc xe đạp 
Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật gấp đôi ngày thứ bảy 
Bài toán hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu xe đạp ?
Để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết được số xe của ngày thứ bảy và ngày chủ nhật
Số xe đạp ngày thứ bảy biết rồi là 6 xe đạp
Số xe đạp ngày chủ nhật chưa biết
Số xe đạp ngày chủ nhật là: 
6 x 2 = 12 ( xe đạp )
Số xe đạp bán được trong cả hai ngày là :
6 + 12 = 18 ( xe đạp )
HS làm bài
Cá nhân
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Học sinh đọc
Buổi sáng bán được 26 kilôgam đường.
Buổi chiều bán được gấp đôi so với buổi sáng.
Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ?
Để tính được cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ta phải biết được số kilôgam đường của mỗi buổi.
Số kilôgam đường buổi sáng biết rồi là 26 kg 
Số kilôgam đường buổi chiều chưa biết
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài 18 km
Quãng đường từ chợ huyện đến nhà bằng so với quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện.
Hỏi quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ?
Để tính được quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ta phải biết được quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện và quãng đường từ chợ huyện đến nhà dài bao nhiêu km.
Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện biết rồi là 18 km
Quãng đường từ chợ huyện đến nhà chưa biết
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 2 tuan 11.doc