Giáo án Lớp 3 - Thứ 4 Tuần 11

Giáo án Lớp 3 - Thứ 4 Tuần 11

 Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi :

+ Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ ?

- Giáo viên : trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những như vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương.

- Giáo viên gọi học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất :

Câu a) Vì quê hương rất đẹp.

Câu b) Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.

Câu c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương.

 

doc 8 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Thứ 4 Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11	 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 11	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : vẽ quê hương, xanh đỏ, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, quay đầu đỏ, ..., 
Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung chính của từng khổ thơ : cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương
Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ.
Học thuộc lòng bài thơ.
¯ GDBVMT : HS cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta .
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Đất quý, đất yêu ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Đất quý, đất yêu”.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc ( xanh tươi, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ chót )
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV cho HS đọc nối tiếp câu 
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng khổ 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
GV HD HS ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : 
+ Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ ? 
Giáo viên : trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những như vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương. 
Giáo viên gọi học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất :
Vì quê hương rất đẹp.
Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.
Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
Giáo viên : chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế. (GDBVMT)
Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng cả bài thơ
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Bút – Em – Em – Chị 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ ( Bút – Em – Em – Chị ) 
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể 
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. 
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài
Cá nhân
4 học sinh đọc 
Mỗi tổ đọc tiếp nối 
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm
Tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ là tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
Học sinh tìm và nêu : tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, mái ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót. 
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm và tự do phát biểu ý kiến : bức tranh quê hương rất đẹp vì bạn nhỏ yêu quê hương. Cả 3 ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c. Chọn câu c.
 Cá nhân 
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 
2 - 3 học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Chõ bánh khúc của dì tôi.
Tuần : 11	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Thành lập và ghi nhớ bảng nhân 8.
Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : bảng nhân 8 ( 1’ )
Hoạt động 1 : lập bảng nhân 8 ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh thành lập bảng nhân 8 ( 8 nhân với 1, 2, 3, , 10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này
Phương pháp : trực quan, giảng giải 
GV yêu cầu học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
Cho học sinh kiểm tra xem mình lấy có đúng hay chưa bằng cách đếm số chấm tròn trên tấm bìa.
+ Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có mấy chấm tròn ?
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ 8 được lấy mấy lần ?
GV ghi bảng : 8 được lấy 1 lần
+ 8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân nào ? 
Giáo viên ghi bảng : 8 x 1 
+ 8 x 1 bằng mấy ?
Gọi học sinh đọc lại phép nhân.
Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra 
Giáo viên gắn tiếp 2 tấm bìa trên bảng và hỏi :
+ Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy 8 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ Hãy lập phép nhân tương ứng.
Giáo viên ghi bảng : 8 x 2 
+ 8 x 2 bằng mấy ?
+ Vì sao con biết 8 x 2 = 16 ?
Giáo viên ghi bảng : 8 x 2 = 8 + 8 =16
Gọi học sinh nhắc lại
Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra 
Giáo viên gắn tiếp 3 tấm bìa trên bảng và hỏi :
+ Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy 8 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ Hãy lập phép nhân tương ứng.
Giáo viên ghi bảng : 8 x 3 
+ 8 x 3 bằng mấy ?
+ Vì sao con biết 8 x 3 = 24 ?
Giáo viên ghi bảng : 8 x 3 = 8 + 8 + 8 =24 
Gọi học sinh nhắc lại
+ Bạn nào còn có cách khác tìm ra tích của 8 x 3 không ?
Giáo viên : dựa trên cơ sở đó, các em hãy lập các phép tính còn lại của bảng nhân 8.
Gọi học sinh nêu các phép tính của bảng nhân 8
 Giáo viên kết hợp ghi bảng :
8 x 4 = 32
8 x 5 = 40
8 x 6 = 48
8 x 7 = 56
8 x 8 = 64
8 x 9 = 73
8 x 10 = 80
Giáo viên chỉ vào bảng nhân 8 và nói : đây là bảng nhân 8. Giáo viên hỏi : 
+ Các phép nhân đều có thừa số là mấy ?
+ Các thừa số còn lại là số mấy ?
+ Quan sát và cho cô biết 2 tích liên tiếp liền trong bảng nhân 8 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
+ Muốn tìm tích liền sau ta làm như thế nào ?
+ Tìm tích của 8 x 4 bằng cách nào ?
+ Bạn nào còn có cách nào khác ?
+ Trong 2 cách bạn vừa nêu thì cách nào nhanh hơn ?
Giáo viên cho học sinh đọc bảng nhân 8
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bảng nhân 8
Gọi học sinh đọc xuôi và đọc ngược bảng nhân 8 
Giáo viên che số trong bảng nhân 8 và gọi học sinh đọc lại
Giáo viên che cột tích trong bảng nhân 8 và cho dãy 1 đọc, mỗi học sinh đọc nối tiếp.
Gọi 2 học sinh đọc bảng nhân, mỗi học sinh đọc 5 phép tính
Cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 8.
Hoạt động 2 : thực hành ( 20’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng bảng nhân 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. Thực hành đếm thêm 8.
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1 hộp : 8 cái bánh 
7 hộp:  cái bánh ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1 tổ : 8 bạn 
3 tổ :  bạn ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : Tính nhẩm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
Học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
Học sinh kiểm tra 
Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có 8 chấm tròn
8 chấm tròn được lấy 1 lần 
8 được lấy 1 lần
8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 8 x 1
8 x 1 = 8
Cá nhân
Học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, và kiểm tra
8 chấm tròn được lấy 2 lần 
8 x 2
8 x 2 = 16
Vì 8 x 2 = 8 + 8 =16 
Cá nhân
Học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, và kiểm tra
8 chấm tròn được lấy 3 lần 
8 x 3
8 x 3 = 24
Vì 8 x 3 = 8 + 8 + 8 =24 
Cá nhân
Lấy tích của 8 x 2 = 16 cộng cho 8 bằng 24
Học sinh nêu ( có thể không theo thứ tự )
Các phép nhân đều có thừa số là số 8
Các thừa số còn lại là số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
2 tích liên tiếp liền trong bảng nhân 8 hơn kém nhau 8 đơn vị 
Muốn tìm tích liền sau ta lấy tích liền trước cộng thêm 8
Tìm tích của 8 x 4 bằng cách ta lấy 8 + 8 + 8 + 8 = 32
Lấy tích 8 x 3 = 24 cộng 8 = 32
Trong 2 cách bạn vừa nêu thì cách 2 nhanh hơn 
Cá nhân, Đồng thanh 
Cá nhân
3 học sinh
Cá nhân
Cá nhân
2 học sinh đọc 
Cá nhân
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Mỗi hộp có 8 cái bánh.
Hỏi 7 hộp có bao nhiêu cái bánh ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Lớp 3A có 3 tổ, mỗi tổ có 8 bạn.
Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập . 
Tuần : 11	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Mở rộng vốn từ về Quê hương 
Tiếp tục ôn kiểu câu Ai làm gì ?
Kĩ năng : tìm được các từ chỉ sự vật, tình cảm đối với Quê hương nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
* GDBVMT : Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương ( Khai thác trực tiếp ND bài )
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) So sánh. Dấu chấm 
Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 2, 3
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ 
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Quê hương ( 17’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh mở rộng vốn từ về Quê hương 
Phương pháp : thi đua, động não 
 Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Giáo viên gọi học sinh đọc các từ ngữ trong bài 
Giáo viên hỏi : 
+ Cây đa là từ chỉ gì ? 
+ Vậy ta xếp từ cây đa vào cột nào ? 
+ Gắn bó có nghĩa là gì ? 
+ Vậy ta xếp từ gắn bó vào cột nào ? 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Chỉ sự vật ở quê hương
Chỉ tình cảm đối với quê hương
cây đa, dòng sông 
gắn bó, nhớ thương, yêu 
con đò, mái đình, ngọn
quý, thương yêu, bùi ngùi, 
núi, phố phường
tự hào
Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc.
Kết hợp GDBVMT cho HS 
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hương
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Gọi học sinh đọc bài làm : Các từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hương là quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn 
Bài tập 3: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Gọi học sinh đọc mẫu câu viết sẵn trong bảng
Giáo viên hỏi :
+ Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai” ? 
+ Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua tiếp sức, 
Bài tập 4: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên nhắc học sinh : với mỗi từ ngữ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu.
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài 
Gọi học sinh đọc bài làm trên bảng
Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang dắt trâu ra đồng
Em trai tôi đang chơi bóng đá ngoài sân
Những chú gà con chạy lon ton bên gà mái mẹ
Đàn cá bơi lội tung tăng dưới ao.
Hát
Học sinh sửa bài
Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng : 
Cá nhân 
Cây đa là từ chỉ sự vật. 
Xếp từ cây đa vào cột Chỉ sự vật ở quê hương 
Gắn bó có nghĩa là có quan hệ tình cảm khó tách rời nhau. 
Xếp từ cộng tác vào cột Chỉ tình cảm đối với quê hương. 
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hương ở đoạn văn sau : 
3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
Gạch dưới những câu được viết theo mẫu “Ai làm gì ?” trong đoạn dưới đây :
HS đọc: Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai” là Chúng tôi.
Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” là rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Học sinh làm bài 
Học sinh thi đua tiếp sức.
Bạn nhận xét
Dùng mỗi từ ngữ trong ngoặc đơn để đặt một câu theo mẫu “Ai làm gì ?”: 
3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Học sinh thi đua 
Bạn nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV Nhắc lại GDBVMT
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 4 tuan 11.doc