Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 14

Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 14

I/ Mục đích – yêu cầu :

1. Kiến thức và kĩ năng :

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Hiểu ND : Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời được các CH trong SGK).

2. Thái độ : Giáo dục HS noi gương anh Kim Đồng.

*Giáo dục TTHCM : Bác Hồ luôn chăm lo bồ dưỡng thế hệ trẻ.

II/ Chuẩn bị : Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ Các hoạt động :

1/Khởi động: Hát.

2/Bài cũ: + Hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

+ Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có gì đẹp?

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện Tiết 40-41
Người liên lạc nhỏ
I/ Mục đích – yêu cầu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
- Hiểu ND : Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời được các CH trong SGK). 
2. Thái độ : Giáo dục HS noi gương anh Kim Đồng.
*Giáo dục TTHCM : Bác Hồ luôn chăm lo bồ dưỡng thế hệ trẻ.
II/ Chuẩn bị : Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: + Hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
+ Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có gì đẹp?
3/Giới thiệu và nêu vấn đề:
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
- Gv mời Hs đọc từng câu, kết hợp sửa sai.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn, kết hợp sửa sai.
+ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.
+ Một Hs đọc đoạn 3. kết hợp sửa sai.
+ Cả lớp đọc đồnh thanh đoạn 4.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Cho Hs đọc thầm, thảo luận và TLCH/SGK
- HDHS rút nội dung.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 4.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv mời1 Hs nhìn tranh 1 kể lại đoạn 1 .
- Gv mời 1 Hs nhìn bức tranh 2 kể đoạn 2.
- Gv mời 1 Hs nhìn bức tranh 3 kể đoạn 3.
- Gv mời 1 Hs nhìn bức tranh 4 kể đoạn 4.
- Gv cho 3 Hs thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
- Học sinh đọc thầm theo Gv.
- Hs lắng nghe.
- Hs xem tranh minh họa.
- Hs đọc từng câu.
- Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Hs đọc.
- Đọc đồng thanh đoạn 4.
- Hs đọc chú giải.
- Hs đọc thầm, thảo luận và TLCH.
- Hs nhắc lại.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện 
- Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- Hs kể đoạn 1.
- Hs kể đoạn 2.
- Hs kể đoạn 3.
- Hs kể đoạn 4.
- Ba Hs thi kể chuyện trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
5/Tổng kềt – dặn dò. 
- Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc.
- Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Toán Tiết 66
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết so sánh các khối lượng. 
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. 
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
2. Thái độ : Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị : Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ. VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Gam. Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4. Gv nhận xét, cho điểm.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1.Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv viết lên bảng 744g  474g và yêu cầu Hs so sánh.
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 2, 3.
Bài 2:- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
 + Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
+ Số gam kẹo biết chưa?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
 Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
+ Cô Lan có bao nhiêu đường?
+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+ Cô làm gì về số đường con lại?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 4. 
(NDĐC Tổ chức dưới dạng trò chơi).
- Gv chia HS cả lớp thành 6 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 Hs.
- Gv phát cho các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào VBT.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs so sánh: 744g > 474g
- Vì 744 > 474.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.
- Ta lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
- Chưa biết phải đi tìm.
- Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên sửa bài.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Cô Lan có 1kg đường.
- Cô dùng hết 400gam đường.
- Chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ.
- Tính số gam đường trong mỗi túi nhỏ.
- HS nêu yêu cầu.
- Các nhóm thi đua làm bài.
5/Tổng kết – dặn dò. 
- Chuẩn bị bài: Bảng chia 9.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Chính tả Tiết 27
(Nghe – viết) Người liên lạc nhỏ
I/ Mục đích – yêu cầu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT điền tiếng có vần ay ây (BT2)
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phuơng ngữ do GV soạn. 
2. Thái độ : Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ viết BT2 Bảng lớp viết BT3. VBT, bút.
II/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ: huýt sao, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Trong đoạn vừa học những tên riêng nào viết hoa?
+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó đựơc viết thế nào? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: lững thững, mỉm cười, , nhanh nhẹn.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Chấm chữa bài.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 3:- Yêu mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân.
- Gv dán 4 băng giấy lên bảng. Mời mỗi nhóm 5 Hs thi tiếp sức.
- Gv nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Gv chốt lại lời giải đúng
- Hs lắng nghe.
- 1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Tên người: Đức Thanh, Kim Đồng, tên dân tộc: Nùng ; tên huyện: Hà Quảng.
Câu: Nào, Bác cháu ta lên đường ! Là lời của ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh nêu tư thế ngồi.
- Học sinh viết vào vở.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs làm việc cá nhân .
- Hs thi tiếp sức.
- Hs cả lớp nhận xét.
- Hs nhìn bảng đọc lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài vào VBT
5/Tổng kết – dặn dò. 
- Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc. 
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Tự nhiên xã hội Tiết 27
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Kể được tên một số cơ quan hành chính , văn hóa , giáo dục , y tế ...ở địa phương 
2. Thái độ : Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
*Giáo dục KNS : Tìm hiểu và xử lí thông tin, giao tiếp.
II/ Chuẩn bị : Hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55. 
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát. 
2/Bài cũ: + Hãy kể tên những trò chơi mà em thường chơi?
 + Trong những trò chơi đó trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm?
3/Giới thiệu và nêu vấn đề: 
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu Hs quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh trong các hình?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
* Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sinh sống.
*(KNS) Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, giao tiếp.
 Bước 1 : Hướng dẫn cả lớp.
- Gv phát cho mỗi nhóm các phiếu học tập.
- Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận hoàn thành phiếu.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi vài cặp Hs trình bày kết quả của mình.
* Hoạt động 3 : Vẽ tranh.
Bước 1:
- Gv gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hóa, khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- Gv yêu cầu Hs tiến hành vẽ tranh.
Bước 2:
- Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi 1 số Hs miêu tả tranh vẽ.
- Gv nhận xét, tuyên dương các em vẽ tranh đẹp.
- Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
- Hs trao đổi với nhau theo cặp.
- Đại diện các cặp lên trình bày kết quả của mình.
- Hs khác nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs cả lớp tiến hành vẽ tranh.
- Hs dán tranh lên tường và mô tả bức tranh vẽ của mình.
5. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm: 
Toán Tiết 67
Bảng chia 9 
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9). 
2. Thái độ : Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Luyện tập Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3. Một Hs đọc bảng nhân 9. Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 9.
- Gv gắn một tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 9 lấy một lần được mấy?
- Hãy nêu phép tính để tím số tấm bìa.
- Gv viết lên bảng 9 : 9 = 1 và yêu cầu Hs đọc phép lại phép chia .
- Vậy 18 : 9 = mấy?
- Gv viết lên bảng phép tính : 18 : 9 = 2.
- Tương tự Hs tìm các phép chia còn lại
- Gv yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 9. Hs tự học thuộc bảng chia 9
- Tổ chức cho Hs thi học thuộc lòng bảng chia 9.
* Hoạt động 2 : Làm bài 1, 2
Bài 1:- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài. Bốn bạn lên bảng giải.
- Gv nhận xét, chốt lại. 
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
Bài 3:- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và giải bài toán.
- Một em lên bảng giải.
Bài 4:- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu Hs tự làm bài. Một em lên bảng giải.
- Gv chốt lại
- Hs quan sát hoạt động của Gv và trả lời: 9 lấy một lần được 9.
- Phép tính: 9 x 1 = 9.
- Phép tính: 9 : 9= 1.
- Phép tính : 18 : 9 = 2
- Bằng 2.
- Hs đọc lại.
- Hs đọc bảng chia 9 và học thuộc lòng.
Hs thi đua học thuộc lòng.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh tự giải.
- 12 Hs nối tiếp nha ... Một Hs lên bảng đặt.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- 4 Hs lên bảng làm.
- Hs nhận xét.
- Hs trả lời.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs nêu.
- Cả lớp làm bài vào vở. Một em lên bảng làm.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Đại diện Hs lên bảng làm.
5/Tổng kết – dặn dò. 
- Chuẩn bị bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Đạo đức Tiết 14
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
2. Thái độ : Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
*Giáo dục KNS : Lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
II/Chuẩn bị : Nội dung tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận nhóm.
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ Gọi 2 Hs lên làm bài tập 5 VBT.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề: 
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm”.
- Gv yêu cầu các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm (nội dung đã chuẩn bị trước).
- Gv hỏi:
+ Em đồng ý với cách xử lí của bạn nào? Vì sao?
+ Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học gì?
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
- Gv phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu Hs thảo luận.
Phiếu thảo luận.
Điền Đ goặc S vào ô trống.
 Giúp đỡ hàng xóm là việc làm cần thiết.
 Không nên giúp đỡ hàng xóm lúc khó khăn vì như thế sẽ càng làm cho công việc của họ thêm rắc rối.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ.
*(KNS) Lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm..
- Gv chia Hs thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng.
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
 Người xưa đã nói chớ quên.
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
 Giữ gìn tình nghĩa tương giao.”
- Các nhóm được giao nhiệm vụ lên đóng tiểu phẩm.
- Hs dưới lớp xem tiểu phẩm.
- Hs nhận xét, trả lời câu hỏi.
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả có kèm theo giải thích.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm tiến hành thảo luận các câu ca dao, tục ngữ trên.
- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
5/Tổng kết – dặn dò. 
- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 2). 
- Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Chính tả Tiết 28
(Nghe – viết) Nhớ Việt Bắc
I/ Mục đích – yêu cầu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. Làm đúng BT điền tiếng có vần au / âu (BT2). Làm đúng BT(3) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn .
2. Thái độ : Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị : Bảng lớpï viết BT2. Bảng phụ viết BT3. VBT, bút.
II/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: “ Người liên lạc nhỏ”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học. Gv và cả lớp nhận xét.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
+ Bài chính tả có mấy câu thơ?
+ Đây là thơ gì?
+ Cách trình bày các câu thơ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: 
Gv đọc cho viết bài vào vở.
Gv chấm chữa bài.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Bài tập 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức.
- Có 5 câu – 10 dòng thơ..
- Thơ 6 – 8 còn gọi là thơ lục bát..
- Câu 6 viết cách lề vở 2 ô, câu 8 viết cách lề vở 1 ô.
- Các chữ đầu dòng, danh từ riêng Việt Bắc.
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- Hs tự chữa bài.
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Hai Hs lên bảng làm.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào VBT.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
- Ba nhóm Hs chơi trò chơi.
- Hs nhận xét.
- 5 Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
- Hs sửa bài vào VBT.
5/Tổng kết – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm: 
Tập làm văn Tiết 14
Nghe kể : Tôi chũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I/ Mục đích – yêu cầu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như bác (BT1) Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác
 (BT2) 
2. Thái độ : Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị : Tranh minh họa truyện vui Tôi cũng như bác.
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Viết thư. Gv gọi 3 Hs đọc lá thư của mình viết ở tiết trước.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs viết thư.
+ Bài tập 1. NDĐC
+ Bài tập 2:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý:
+ Khi nói các em phải dựa vào các ý, a, b, a trong SGK.
+ Nói năng lịch sự, lễ phép, có lời kết.
+ Giới thiệu một cách mạnh dạng tự tin.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu
- Gv cho các em trong tổ tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Gv nhận xét cách giới thiệu từng tổ.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs lắng nghe.
- Một Hs đứng lên làm mẫu.
- Hs làm việc theo tổ.
- Hs làm mẫu.
- Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- Hs cả lớp nhận xét.
5/Tổng kết – dặn dò. 
- Chuẩn bị bài: Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. 
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Toán Tiết 70
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). 
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.
2. Thái độ : Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động :
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiết 1). Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1. Một Hs sửa bài 3. Nhận xét ghi điểm.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 78 : 4.
+ 7 chia 4 bằng mấy?
+ Viết 1 vào đâu?
+ 1 nhân 4 bằng mấy?
+ Ta viết 4 thẳng hàng với 7, 7 trừ 4 bằng mấy?
+ Ta viết 3 thẳng 7 và 4, (3 chục) là số dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để chia.
+ Hạ 8, dược 38, 38 chia 4 bằng mấy?
+ Viết 9 ở đâu?
+ Số dư trong lần chia thứ 2?
+ Vậy 78 chia 4 bằng mấy?
* Hoạt động 2 : Làm bài 1.
Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. 
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- GV hướng dẫn.
- Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
- 7 chia 4 bằng 1.
- Viết 1 vào vị trí của thương.
- 1 nhân 4 bằng 4.
- 7 trừ 4 bằng 3.
- 38 chia 4 được 9.
- Viết 9 vào thương, ở sau số 1.
9 nhân 4 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2.
Bằng 19 dư 2.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs nhận xét.
5/Tổng kết – dặn dò. 
-Chuẩn bị bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Mĩ thuật Tiết 14
Vẽ theo mẫu : Vẽ con vật quen thuộc
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng của một số con vật quen thuộc. 
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được hình con vật theo trí nhớ.
2. Thái độ : HS thêm yêu quý biết chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II/ Đồ dùng dạy- học :
- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.Tranh vẽ của họa sĩ về con vật. Hình gợi ý cách vẽ. Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, màu, tẩy.
III/ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ, đồ dùng.
2/ Bài mới:
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- GV : Treo tranh, ảnh một số con vật mà cô đã sưu tầm yêu cầu HS quan sát thảo luận theo nội dung :
+ Em hãy kể tên các con vật trong tranh.
+ Hình dáng của chúng ?
+ Các bộ phận chính ?
+ Đặc điểm, màu sắc của chúng ?
+ Giữa các con vật đó có đăc điểm gì giống và khác nhau ?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận.
- GV: Đặt câu hỏi.
+ Vật nuôi có ích lợi gì với con người ?. 
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- GV: Yêu cầu HS trao đổi nhanh theo cặp để nhớ lại cách vẽ.
- GV: Yêu cầu đại diện hai cặp trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV: Kết luận và vẽ nhanh các bước lên bảng.
+ Vẽ các bộ phận chính trước. 
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ thêm các phần phụ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
 Hoạt động3: Thực hành.
- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước.
- GV: Yêu cầu HS thực hành.
- GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
-GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
+ Bố cục (Cân đối)
+ Hình vẽ (Sinh động)
+ Đặc điểm.
+ Màu sắc.
+ Theo em bài vẽ nào đẹp nhất.
- GV: Nhận xét chung.
+ Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
+ Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý lắng nghe.
- Quan sát.
+ Lợn, chó, mèo, gà
+ Mỗi con có một dáng vẻ riêng.
+ Màu sắc rất đa dạng.
+ HS trả lời. 
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trao nhận xét.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS tham khảo bài.
- HS thực hành.
- HS hoàn thành bài.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
- HS lắng nghe cô nhận xét.
- HS lắng nghe cô dặn dò.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 T14 Tich hop KNS NDDC.doc