Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - GV: Phạm Thị Xinh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - GV: Phạm Thị Xinh

Mục tiêu

 Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II.Đồ dùng dạy học

 - G : Bảng phụ H : Bảng con

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 424 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - GV: Phạm Thị Xinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Toán: Thứ 2 ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tiết 1 : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I.Mục tiêu
 Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II.Đồ dùng dạy học
 	- G : Bảng phụ	H : Bảng con
III.Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
5’
27’
 3’
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra 
- (B) Viết các số sau : 243, 546, 123, 472
 2. Hoạt động 2 : Ôn tập 
 * Bài 1/3 ( sgk) 
 Chốt : Cách đọc , viết các số có 3 chữ số.
 * Bài 2/3 ( sgk)
 Chốt : Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém 
 nhau 1 đơn vị.
 * Bài 3/3 ( sgk)
 Chốt : Cách so sánh các số có 3 chữ số.
 * Bài 4/3 (Bảng con)
+ Để tìm được số lớn nhất, bé nhất em làm ntn? 
 Chốt : Chú ý so sánh các số đúng để tìm số đúng theo y/c bài . 
 * Bài 5/3 (Vở)	
- Hs tự làm, chữa bài, nhận xét.	 
 Chốt: So sánh để viết các số theo đúng thứ tự. 
 3. Củng cố - dặn dò 
 - Bảng con : Viết số Bốn trăm ba mươi lăm, hai trăm linh tám, chín trăm.
- HS thực hiện.
- Viết theo mẫu.
- H thực hiện yêu cầu vào bảng 
- Nêu miệng theo dãy.
- H tiến hành các bước như bài tập1.
- Điền dấu > < =
- Thực hiện yêu cầu.
- Đổi chéo kiểm tra.
- Hs trả lời.
- HS thực hiện yêu cầu.
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU 
-Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào.
-Quan sát hình minh hoạ, chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp.
-Biết và chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
-Hiểu được vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.
-Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Các hình minh hoạ trang 4 & 5 sách TN&XH, lớp 3.
-Phiếu học tập cho hoạt động 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
35’
1’
9’
10’
3. Bài mới 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu bài
b. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Cử động hô hấp
-GV phát PHT cho HS .
- 2 HS được nhận 1 phiếu.
-GV yêu cầu HS đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước :
- HS thực hành thở sâu, thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực.
+Tự đặt tay lên ngực mình, sau đó thực hành 2 động tác thở sâu và thở bình thường.
+Đặt tay lên ngực bạn bên cạnh, nhận biết sự thay đổi lồng ngực của bạn khi thực hiện các động tác trên.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành PHT.
- HS thảo luận theo cặp.
-GV yêu cầu các nhóm đổi chéo PHT.
-HS đổi chéo PHT theo yêu cầu của GV .
-GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-HS đọc bài trong PHT, sau đó HS khác Nhận xét .
Kết luận :Khi hít vào lồng ngực phồng lên để nhận không khí. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí ra ngoài.
+ Sự phồng lên và xẹp xuống được diễn ra liên tục.
+ Hoạt động hít vào và thở ra liên tục và đều đặn chính là hoạt động hô hấp.
Hoạt động 2 : Cơ quan hô hấp
+Theo em những hoạt động nào của cơ thể giúp chúng ta thực hiện hoạt động thở ?
5’
8’
2’
-GV treo hình minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp (Hình 2) và yêu cầu HS quan sát hình.
- HS quan sát hình minh hoạ.
+Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp được minh hoạ trong hình ?
HS thực hành chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- GV kết luận : 
Hoạt động 3 : Đường đi của không khí .
-GV treo tranh minh hoạ đường đi của không khí trong hoạt động thở (Hình 3) và yêu cầu HS quan sát.
- HS quan sát hình minh hoạ.
+ Hình nào minh hoạ đường đi của không khí khi ta hít vào ?
+ Hình nào minh hoạ đường đi của không khí khi ta thở ra ? Vì sao em biết ?
Hình bên phaỉ mô tả đường đi của không khí khi ta thở ra 
-Kết luận : đường đi của không khí trong hoạt động thở.
Hoạt động 4 : vai trò của cơ quan hô hấp.
- GV yêu cầu HS thực hiện bịt mũi, nín thở trong giây lát.
-HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu của 
+ Em có cảm giác thế nào khi ta bịt mũi , nín thở ?
Khó chịu.
+ Em đã bao giờ bị dị vật mắc vào mũi chưa ? Khi đó em cảm thấy thế nào ?
- GV nêu và kết luận về việc ngừng thở.
- HS chú ý lắng nghe.
4 .Củng cố, dặn dò 
- GV yêu cầu HS đọc 
- 2 đến 3 HS đọc phần “bạn cần biết trang 5 SGK”.
- GV tổ chức trò chơi : “Ai đúng đường ?”
- Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. HS biết :
-Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
-Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ.
-Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. HS hiểu được, ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-VBT Đạo đức 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
35’
1’
12’
10,
2’
1.Bài mới 
a. Giới thiệu 
-GV bắt giọng cho HS hát bài hát : “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”.
- HS hát.
*/Chúng ta vừa hát một bài hát về bác Hồ. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao ta lại kính yêu Bác Hồ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
- GV ghi tựa bài học.
- HS nhắc.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
-GV chia các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các bức ảnh.
- HS thảo luận.
-GV yêu cầu lên giới thiệu về một ảnh – Lớp trao đổi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-GV yêu cầu lớp thảo luận theo các nội dung sau :
- Lớp thực hiện thảo luận.
+ Bác Hồ sinh ngày , tháng nào ?
+ Quê Bác ở đâu ?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ?
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta ?
- GV kết luận : 
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”.
- GV kể chuyện 
- HS chú ý lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận.
- HS thực hiện thảo luận theo các câu hỏi.
-Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
-Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- GV kết luận : 
Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy
 thiếu niên, nhi đồng.
-GV yêu cầu HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
-GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận để tìm một số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy.
-GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV củng cố lại 5 điều Bác Hồ dạy.
3 .Củng cố - Dặn dò 
+ Các em vừa học bài gì ? 
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta , dân tộc ta ?
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc, mỗi HS đọc 1 điều.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV .
- Đại điện các nhóm trình bày báo cáo - Lớp Nhận xét và bổ sung.
- Về nhà ôn lại bài học và chuẩn bị nội dung bài học sau .
***********************************************
 Thứ 3 ngày 21 tháng 8 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH (2 tiết)
I.Mục đích, yêu cầu:
A.Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ,
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.
- Từ ngữ: bối rối, thì thào.
- Nội dung: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B.Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
1. Rèn kĩ năng nghe:
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK). Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC: (2-3'). KT SGK Tiếng Việt 3.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1-2'). 	
- “Cậubé thông minh” là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ.
2.Luyện đọc đúng (33-35'):
a.GV đọc mẫu cả bài:
 ? Bài này chia làm mấy đoạn?
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm “Măng non”, tranh minh hoạ truyện “Cậu bé thông minh”.
- HS theo dõi, đọc thầm SGK.
- Bài chia làm 5 đoạn.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc và giảng từ:
*Đoạn 1:
 - Luyện đọc: câu 1, 2, 3+4.
 - Đọc đúng: hạ lệnh, làng, lo sợ.
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 1: Chú ý cách đọc giọng cậu bé bình tĩnh, tự tin. 
- HS luyện đọc theo dãy
 - Giảng từ: kinh đô
 - Đọc mẫu.
*Đoạn 2:
 - Luyện đọc: 2 câu đối thoại
 - Đọc đúng: giọng nhân vật cậu bé, vua.
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 2: giọng cậu bé bình tĩnh, tự tin. Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức.
 - Giảng từ: om sòm.
 - Đọc mẫu.
*Đoạn 3:
 - Luyện đọc: câu 2+3: câu hội thoại.
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 3: Đọc chậm rãi, nhẹ nhàng.
 - Giảng từ: trọng thưởng.
 - Đọc mẫu.
- HS nêu phần giải nghĩa từ (SGK)
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc theo dãy
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc theo dãy
- HS nêu nghĩa của từ (SGK)
- HS luyện đọc.
*Đọc nối đoạn:
*Đọc cả bài:
 - GV hướng dẫn đọc cả bài.
- 3 HS luyện đọc
- HS luyện đọc
Tiết 2
3.Tìm hiểu bài (10-12'):
*Đọc thầm đoạn 1- câu hỏi 1, 2:
 ? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
 ? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 + Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
 + Vì gà trống không đẻ trứng được.
*Đọc thầm đoạn 2 - câu hỏi 3:
 ? Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
 + Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé), từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí. 
*Đọc thầm đoạn 3 - câu hỏi 4:
 ? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
 ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
 + Cậu yêu cầu sữ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
 + Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
*Đọc thầm cả bài - QS tranh - TLCH :
 ? Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- Ca ngợi tài trí của cậu bé.
4.Luyện đọc lại (5-7'):
 - GV cho hai nhóm đọc phân vai (3 HS).
 - GV nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm.
Kể chuyện (17 - 19')
*Xác định yêu cầu:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
 - GV: Trong phần kể chuyện hô ... I. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài ( 1- 2’) 
 - Nêu mục đích yêu cầu tiết học
 2.Kiểm tra tập đọc ( 15 - 17')
 - Kiểm tra khoảng 1/4 số H trong lớp
 - Từng H lên bắt thăm chọn bài tập đọc
 - H về chỗ chuẩn bị bài trong 2 phút.
 - H đọc một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu phiếu.
 - Đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
 -> G nhận xét, cho điểm theo đúng qui định.
	* Đọc thêm bài : Luôn nghĩ đến Miền Nam
 3.Bài tập 2 ( 18 - 20’) - SGK
 - H đọc thầm yêu cầu bài - 1 H đọc to mẫu giấy mời.
 	+ Giấy mời viết mời ai? 
	+ Nội dung mời?
 - G lưu ý H : Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày, giờ, địa điểm. 
 - H làm SGK.
 - G tổ chức cho H chữa bài trước lớp.
 - Lớp và G nhận xét ,chốt đáp án đúng.	 
 4. Củng cố - dặn dò ( 1- 2’) 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại các truyện 
----------------------------------------------*&*----------------------------------------------
Tập viết 
ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I- Tiết 4
Đọc thêm : vàm cỏ đông
một trường tiểu học ở vùng cao
I.Mục đích yêu cầu
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc( yêu cầu như tiết 1 )
- Đọc thêm bài : Nhà bố ở.
2. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. 
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc
- Bảng phụ .	
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài ( 1- 2’) 
 - Nêu mục đích yêu cầu tiết học
 2.Kiểm tra tập đọc ( 15 - 17')
 - Kiểm tra số H còn lại trong lớp
 - Từng H lên bắt thăm chọn bài tập đọc
 - H về chỗ chuẩn bị bài trong 2 phút.
 - H đọc một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu phiếu.
 - G đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
 -> G nhận xét, cho điểm theo đúng qui định.
 * Đọc thêm bài: Vàm cỏ đông; Một trường tiểu học ở vùng cao.
 3.Bài tập 2 ( 20 - 21’) - Vở
 - H đọc thầm yêu cầu bài - 1 H đọc to.
 - Học sinh đọc thầm đoạn văn - Đọc chú giải.
 - Điền dấu phẩy và chép đoạn văn vào vở.
 - G chữa bài trên bảng phụ.
 -> Chốt : Dấu chấm, dấu phẩy đứng ở vị trí nào trong câu ? Có vai trò gì? 
 4. Củng cố - dặn dò ( 1- 2’) 
 -Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------*&*--------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng 12 năm 2009 
Toán
Tiết 89: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 - Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học nhiều bài về phép tính nhân, chia trong bảng, nhân, chia số có hai chữ số , ba chữ số với ( cho ) số có một chữ số, tính giá trị biểu thức......
	- Củng cố cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, giải toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số,....
 II.Đồ dùng dạy học
	 - G: Bảng phụ - H : Bảng con
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(5')
 - B: Tính giá trị biểu thức 5 x 6 - 12	 ; 56 - 12 : 2
	+ Nêu cách làm?
2.Hoạt động 2:Luyện tập ( 28 – 30’)
 	* Bài 1/ 90 ( Bảng)
+ Nhận xét các phép tính bài 1?
+ Dựa vào đâu em làm được các phép tính này?
 G chốt: Học thuộc lòng các bảng nhân, chia để làm cho đúng, nhanh.
 *Bài 2/ 90(Bảng)
- Kiến thức : Rèn kỹ năng nhân , chia số có hai, ba chữ số với ( cho ) số có một chữ số. 
+ Nhận xét các phép tính bài 2?
+ Muốn nhân số có hai , ba chữ số với số có một chữ số ta làm ntn?
+ Muốn chia số có hai , ba chữ số cho số có một chữ số ta làm ntn?
 *Bài 3/ 90 ( Bảng)
 - Kiến thức : Rèn kỹ năng giải toán về tính chu vi hình chữ nhật.
	+ Bài toán thuộc dạng nào ?
	+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm ntn?
 *Bài 4/ 90 (Vở)
 - Kiến thức : Giải đúng bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+ Bài toán thuộc dạng nào ?
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm ntn? 
 *Bài 5/ 90 (Vở’)
- Kiến thức:Rèn kỹ năng tính giá trị b thức.
	+ Nhận xét các biểu thức bài 5?
	+ Nêu laị qui tắc tính?
 4. Củng cố - dặn dò ( 3-5’)
- Miệng: Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
+ Đọc thuộc lòng một bảng nhân, chia?
- bảng con
- Đọc yêu cầu, tự làm 
- Bảng nhân, chia
- Đọc yêu cầu, tự làm 
- Trả lời.
- Đọc yêu cầu, tự làm
- hs nêu
- Đọc yêu cầu, tự làm
- hs nêu
- Thực hiện yêu cầu
- Trả lời
[
	Dự kiến sai lầm
 - H nhân, chia còn sai.
 - H thực hiện sai thứ tự các phép tính.	
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------*&*----------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Bài 34,35: Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu
- Sau bài học HS biết kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể con người.
- HS nêu chức năng của một trong các cơ quan đã học.
- Nêu một số việc làm để vệ sinh các cơ quan trên. 
- Nêu tên một số hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
- Vẽ được sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh do HS sưu tầm
	- Hình vẽ các cơ quan, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của nó.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ ( 5’)
	- Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?	
	- Em đã đi xe đạp đúng luật giao thông chưa, vì sao?
2. Các hoạt động 
2.1 Hoạt động 1: Chơi trò chơi :” Ai nhanh, ai đúng?” (25’)
 * Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
 * Cách tiến hành: 
- Bước 1: Hoạt độngnhóm.
	GV chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn và thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Bước 2: H trong nhóm quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh.
	 H chơi theo nhóm trước sau đó lập thành đội chơi.
 *Kết luận: GV chốt lại các nội dung gắn đúng
H trong nhóm quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh
Tiết 2
 2.2 Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm (15’)
 * Mục tiêu: HS kể tên được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc
 * Cách tiến hành: 
- Bước 1: Quan sát hình theo nhóm: Cho biết các hoạt động công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong H1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.
	 HS quan sát hình theo nhóm, thảo luận và có thể liên hệ thực tế địa phương nơi đang sống.
- Bước 2: Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được.
 HS quan sát hình theo nhóm, thảo luận và có thể liên hệ thực tế địa phương nơi đang sống.
 2.3 Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (15’)
	- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình.
	- Khi HS giới thiệu, GV theo dõi, NX 
xem HS vẽ và giới thiệu có đúng không để GV căn cứ vào đó đánh giá HS a GV theo dõi NX về kết quả học tập của HS về những nội dung đã học ở kì I.
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình
----------------------------------------------------------*&*---------------------------------------------------------
Chính tả 
ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I- Tiết 5
Đọc thêm: Ba điều ước- nhà bố ở
I.Mục đích yêu cầu
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL 17 bài tđọc có yêu cầu HTL ( từ đầu năm học) 
- Đọc thêm bài: Ba điều ước. Nhà bố ở
2.Luyện tập viết đơn ( gửi thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách)
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc
- Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài ( 1- 2’) 
 - Nêu mục đích yêu cầu tiết học
 2.Kiểm tra HTL ( 19 - 20’)
 - Kiểm tra khoảng1/2 số H trong lớp
 - Từng H lên bắt thăm chọn bài HTL
 - H về chỗ chuẩn bị bài trong 2 phút.
 - H đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài thơ theo yêu cầu phiếu.
 -> G nhận xét, cho điểm theo đúng qui định.
 * Đọc thêm bài : Ba điều ước.Nhà bố ở
 3.Bài tập 2 ( 15 - 17)
 - H đọc thầm yêu cầu bài - 1 H đọc to.
 - Đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách - nêu cách viết đơn
 - G lưu ý H: So với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất. 
 - H làm miệng.- Lớp nhận xét, sửa chữa.
 - H viết đơn vào giấy.
 - Một số H đọc đơn . G nhận xét, chấm điểm một số đơn.
4. Củng cố - dặn dò ( 1- 2’) 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại các bài tập đọc có yêu cầu HTL
----------------------------------------------------------*&*---------------------------------------------------------
Tiếng việt ( luyện tập)( Học bù toán )
Tiết 90: Kiểm tra định kỳ ( cuối HK i)
I.Mục tiêu
 Kiểm tra kết qủa học tập môn Toán cuối học kỳ 1 của H, tập trung vào các kỹ năng chủ yếu như sau: Nhân chia số có ba chữ số với ( cho ) số có một chữ số, tính giá trị biểu thức,tính chu vi hình chữ nhật, giải toán bằng hai phép tính, nhận dạng hình....
II. Đề bài
Bài 1.Đặt tính rồi tính
	171 x 5	205 x 4 	842 : 4	396 : 3
Bài 2. Tính giá trị biểu thức.
	180 + 30 : 6	125 - 85 + 64
	147 : 7 x 6	81 : ( 3 x 3)
Bài 3. Khoanh tròn vào trớc câu trả lời đúng
	a) Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm,chiều rộng là 10 cm.
	A. 25 cm	B. 35 cm	C. 40 cm	D. 50 cm
	b) 3 km 6 dam =.....dam
	A. 36 dam	B. 306 dam	C. 360 dam
Bài 4. Mẹ hái được 60 quả cam, chị hái được 50 quả cam. Số cam của cả mẹ và chị 
	được	xếp đều vào 5 hộp.Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả cam?
Bài 5. Cho hình vẽ sau:
	 A M B
 D N E C
	a) Hình trên có bao nhiêu góc vuông?	
	A. 6 góc vuông	C. 9 góc vuông
	B. 8 góc vuông	D. 7 góc vuông
	b) Hình trên có bao nhiêu hình chữ nhật? Viết tên các hình đó?
III. Đáp án và biểu điểm
Bài 1: 2 điểm ( mỗi phần đúng 0,5 điểm)
171 	205	842 4	 396 3
 x 5	x 4 	04 210	09	132
855	820	 02	 06
	 2	 0
Bài 2. 2 điểm ( mỗi phần đúng 1 điểm)
 	180 + 30 : 6	= 180 + 5	125 - 85 + 64 = 40 + 64
	= 185	 = 104
	147 : 7 x 6	= 21 x 6	81 : ( 3 x 3) = 81 : 9
	= 126	 = 9
Bài 3. 2 điểm ( Mỗi phần đúng 1 điểm)
	a) D.	b) B
Bài 4. 2 điểm
	Bài giải
	Mẹ và chị hái được số cam là:
	60 + 50 = 110 ( quả)
 	Mỗi hộp có số cam là:
	110 : 5 = 22 ( quả )
	Đáp số : 22 quả cam.
Bài 5 : 2 điểm ( Mỗi phần đúng 1 điểm)
	a) C. 9 góc vuông
	b) Có 3 hình chữ nhật: AMND, ABED, MBEN
* Viết xấu, trình bày bài bẩn trừ 1 điểm.
----------------------------------------------------------*&*--------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2009 
Chấm bài thi
 ----------------------------------------------------*&*----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(39).doc