Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Nguyễn Thị Phương Dung

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Nguyễn Thị Phương Dung

Tập đọc - Kể chuyện:

CẬU BÉ THÔNG MINH

 I. Yêu cầu cần đạt:

 TĐ:Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu nội dung bài: ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

*KNS : Tư duy sáng tạo,ra quyết định,giải quyết vấn đề . GV giúp HS rèn luyện óc tư duy, suy nghĩ khi gặp khó khăn.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh SGK, bảng viết sẵn câu văn hướng dẫn đọc.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Nguyễn Thị Phương Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện:
CẬU BÉ THÔNG MINH
 I. Yêu cầu cần đạt:
 TĐ:Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung bài: ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
*KNS : Tư duy sáng tạo,ra quyết định,giải quyết vấn đề . GV giúp HS rèn luyện óc tư duy, suy nghĩ khi gặp khó khăn.
Đồ dùng dạy học: 
Tranh SGK, bảng viết sẵn câu văn hướng dẫn đọc.
Hoạt động dạy – học: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK TV 3 
( tập 1)
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi HS : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV ghi tên bài lên bảng. 
2. Hoạt động 1 : Luyện đọc 
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: 
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
-GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng 
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời :
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
 -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,trả lời : Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời : Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? 
-Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, tìm hiểu nội dung bài. (ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé )
-Muốn trở thành người thông minh như cậu bé trong bài, thì các em cần phải làm gì?
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-Chia nhóm mỗi nhóm 3 em, tổ chức các em thi đọc truyện theo vai.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát trả lời.
- HS theo dõi GV đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc.
- HS nắm nghĩa của từ.
-HS thành lập nhóm ba đọc bài.
- HS đọc đoạn 1và TL
- HS đọc đoạn 2 và TL
- HS đọc đoạn 3 và TL
- HS thảo luận theo nhóm 4,rồi nêu nội dung bài
- HS liên hệ trả lời.
- Mỗi nhóm 3 HS tự phân vai đọc.
- Các nhóm thi đọc.
- Cả lớp theo dõi n/xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
 Kể chuyện
5. Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ 
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện : Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện 
Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng.
6. Hoạt động 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
a)Yêu cầu HS quan sát kĩ 3 bức tranh minh họa ba đoạn của câu chuyện
b)Mời 3 HS nối tiếp nhau kể ba đoạn theo nội dung của từng bức tranh.
-Tổ chức HS thi kể
-Theo dõi và tuyên dương HS kể chuyện tốt, có sáng tạo 
- HS lần lượt quan sát các tranh được giới thiệu trên bảng lớp (hoặc tranh trong SGK).
- HS quan sát tranh và tập kể theo nhóm ( 3 em).
- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện, mỗi em kể một đoạn.
- HS thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn cá nhân kể hay nhất 
 Củng cố , dặn dò 
- Hỏi:Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất?
-Hỏi : Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
-Về nhà các em tập kể lại câu chuyện
-GV nhận xét tiết học
-HS trả lời
Toán:
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu: 
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
* HS khá giỏi làm bài 5
II.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng sách vở môn toán.
2.Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thực hành
Bài 1: 
Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
Bài 2: 
Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ trống.
Bài 3: 
Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài; rồi đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.
Bài 4: 
Yêu cầu HS đọc đề và dãy số.
Yêu cầu HS nêu kết quả và giải thích.
 Trò chơi (nếu còn thời gian)
Thi xếp số theo thứ tự 
Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
HS làm bài vào vở, đổi chéo kiểm tra, chữa bài.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài.
 so sánh các số.
3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét chữa bài.
1 HS đọc đề.
Cả lớp làm bài vào vở.
HS lần lượt nêu kết quả và giải thích.
Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Chia 2 đội chơi trò chơi.
Tự nhiên – xã hội:
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I.Yêu cầu cần đạt:
Nêu được tên cách bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- GDHS biết chăm sóc sức khỏe.
II.Đồ dùng dạy học:
Hình SGK/4;5 phóng to.
Tranh 
III.Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1. Thực hành cách thở sâu.
Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Cách tiến hành:
- Bước 1.Trò chơi
+ GV cho cả lớp thực hiện.
GV: Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
- Bước 2.
+ Gọi 1 HS lên trước lớp.
+ GV yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thở ra.
- So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
+ GV kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên.
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Chỉ trên sơ đồ và nói đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+Yêu cầu học sinh mở SGK.
+ Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Bạn A: chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Bạn B: chỉ đường đi của không khí trên hình 2.
- Bước 2.
+ GV gọi một vài cặp lên hỏi đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
+ GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ GV kết luận: SGK/5
- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đồi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
SGK/4
+ Học sinh quan sát.
+ Thực hành theo yêu cầu.
+Cả lớp thực hiện động tác: “bịt mũi, nín thở”.
+ Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
+ Thực hiện động tác thở sâu (H.1) để cả lớp quan sát.
+ Khi ta thở, lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn.
+ Học sinh thực hành trên bảng.
+ Làm việc theo cặp.
+ Quan sát hình 2/ 5/ SGK.
+ Hai bạn sẽ lần lược người hỏi/ người trả lời.
+ Học sinh quan sát hình 2; 3/ 5/ SGK.
+HS 1: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì?
+ HS 2: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì?
HS1: Phổi có chức năng gì?
HS 2: Chỉ trên hình vẽ 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
+ Làm việc với cả lớp.
+ Học sinh phát biểu:
- Thực hiện việc trao đổi khí.
- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
+ Vài học sinh đọc ghi nhớ (bóng đèn tỏa sáng).
3. Củng cố & dặn dò:
* Người bình thường có thể nhịn ăn vài ngày, có khi lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết.
+ Giáo viên liên hệ với thực tế cuộc sống hằng ngày thông qua nội dung bài học.
+ CBB: Nên thở như thế nào?
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Đạo đức:
KÍNH YÊU BÁC HỒ
I.Yêu cầu cần đạt: 
Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
II.Đồ dùng dạy học: 
Các bài thờ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với Thiếu nhi.
III.Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Khám phá:
Khởi động: Cho HS hát bài “Ai yêu Nhi đồng”.
GV giới thiệu bài mới
b. Kết nối:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm quan
 sát các bức ảnh (VBT) tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng (tranh) ảnh.
GV kết luận
Cả lớp hát
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm lên giới thiệu
Các nhóm khác bổ sung
Hoạt động 2: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
GV kể chuyện
2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về nội d dung câu chuyện và rút ra bài học.
GV rút ra kết luận: Các cháu thiếu nhi 
rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các em thiếu nhi.
Cả lớp theo dõi lắng nghe
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm nêu câu hỏi,
 mời nhóm bạn trả lời.
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Hoat động 3:Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
Chia lớp thành 4 nhóm
Yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện c cụ thể của một trong năm điều Bác Hồ dạy T TNNĐ 
Củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
1-2 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày cả
 lớp a trao đổi bố sung.
Hướng dẫn thực hành:
Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi
Sưu tầm các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
*GV nhận xét tiết học.
Toán:
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(Không nhớ)
I.Yêu cầu cần đạt: 
Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về “nhiều hơn, ít hơn”.
* HS khá giỏi làm bài 5
II.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-Yêu cầu HS điền dấu (>, <, =)
-GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
- Ôn tập về phép cộng và phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
Bài 1: (cột a,c)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp.
- HS khá giỏi làm cả bài
Bài 2:
-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính kết quả.
Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS nêu cách giải.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS nêu cách giải.
Yêu cầu HS tự làm bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng chữa bài 3.
 307  302 219  220
 413  403 740  741
HS nhận xét
-HS làm bài vào vở.
- 6 HS nối tiếp nhau nêu nhẩm từng phép tính.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
- 4 HS lần lượt lên bảng làm, mỗi em 1 phép ... ung không viết rời
- HS chú ý lắng nghe để học
2. Bài mới: GV nêu mục tiêu
- HS lắng nghe
- Luyện viết chữ hoa
- HS tìm chữ hoa , tập viết b/c
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại
- HS theo dõi viết từ, câu
- GV giới thiệu anh Vừ A Dính
- GV giới thiệu câu ứng dụng và giải nghĩa
- HS lắng nghe.
- Hs viết bảng con
- Hs theo dõi
- GV hướng dẫn HS viết vào vở TV
Chữ A: 1 dòng
Chữ V, D: 1 dòng
Vừ A dính cỡ nhỏ: 2 dòng
Câu tục ngữ: 2 lần
- HS viết bài vào vở
- GV chấm chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
- HS viết chưa xong về nhà viết tiếp.
Toán:
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(Có nhớ một lần)
I.Yêu cầu cần đạt: 
Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). Tính được độ dài đường gấp khúc.
II.Hoạt động dạy- hoc: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu phép cộng 
 435 + 127 = ?
 GV nêu phép tính: 435 + 127 = ?
Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
Gọi 1 số HS nêu cách tính.
 * Phép cộng này khác các phép cộng đã học là có nhớ sang hàng chục.
Giới thiệu phép cộng: 
 256 + 162 = ?
Thực hiện tương tự như trên.
 * Đây là phép cộng có nhớ một lần từ hàng chục sang hàng năm.
3.Thực hành:
Bài 1:
- Cho HS thực hiện lần lượt từng phép tính ở cột 1, 2, 3.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự làm.
(Cột 1, 2, 3). Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
Có thể đặt tính hợp lý hơn: 
60 + 360 đặt là: 
Yêu cầu HS tự làm
Bài 4: 
Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Hướng dẫn HS tính theo cột dọc rồi ghi kết quả.
- Chữa bài, cho điểm.
4.Củng cố, dặn dò: N/xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài.
 x - 345 = 134 132 + x = 657
HS nhận xét.
- HS làm vào bảng con.
- Nêu cách tính.
- 1 HS lên bảng đặt tính.
- Cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, nêu cách tính.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
- HS nêu cách tính.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, rồi nhận xét chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 số HS nên cách tính.
1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
Chính tả: (Nghe viết)
CHƠI CHUYỀN
I. Yêu cầu cần đạt: 
Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bày thơ.
Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2).
Làm BT3b.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- GV đọc các từ: chim sẻ, xẻ thịt, kim khâu, sứ giả
- GV nhận xét chữa bài.
- 2 em lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con, nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài
GV đọc bài viết.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại
- Khổ 1 bài thơ nói điều gì?
- Tả các bạn đang chơi chuyền
- Khổ 2 nói lên điều gì?
- Chơi chuyền giúp bạn tinh mắt...mai này làm tốt công việc dây chuền trong nhà máy
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- 3 chữ
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn?
- Viết hoa
- Những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
- Các câu chuyền là các câu nói của các bạn khi chơi chuyền nên để trong ngoặc kép
- Hướng dẫn HS viết từ khó: sáng ngời, hòn cuội, mềm mại, dẻo dai
- Hướng dẫn HS cách trình bày
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Cách lề 3 ô
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài
Chấm, chữa bài.
GV thu vở chấm bài 5 – 7 em.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2: 
- Chia lớp thành 2 đội thi làm bài nhanh, đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- Các đội thi làm bài
- Cả lớp nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
- HS làm bài vào vở
Bài tập 3b:
- GV nhận xét, kết luận kết quả đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bảng con. 
4. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt: 
Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
II.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới.
- Hướng dẫn thực hành.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm.
Yêu cầu từng HS nêu cách tính.
Bài 2:
Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 3:
Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt nêu bài toán rồi giải.
Bài 4:
Yêu cầu HS nhẩm và nêu miệng kết quả.
3.Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
 132 + 259 423 + 258
 218 + 547 152 +463
Cả lớp nhận xét, chữa bài.
4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
Một số HS nêu cách tính.
Nhận xét chữa bài.
Đặt tính rồi tính.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra.
1-2 HS nêu đề toán.
1 HS lên bảng ghi đề toán rồi giải, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài.
3 HS lần lượt nêu; mỗi HS nêu 1 cột, cả lớp nhận xét, sữa sai.
Tập làm văn:
VIẾT ĐƠN. NÓI VỀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH.
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Yêu cầu cần đạt: 
Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1).
Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II.Đồ dùng dạy học: 
Mẫu đơn cấp thẻ đọc sách.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Mở đầu: GV nêu yêu cầu cách học tiết TLV để củng cố nề nếp học tập của HS.
- HS lắng nghe
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài Đơn xin vào Đội. Tập điền nội dung đơn
- HS tập trung lắng nghe
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận thi nói về Đội TNTP Hồ Chí Minh
- HS trao đổi nhóm để trả lời
- GV nhận xét bổ sung, chọn bạn diễn đạt tốt, tuyên dương.
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh
b) Bài tập 2:
- GV hướng dẫn cách trình bày mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách
- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV nhận xét cho điểm
- HS làm bài vào vở.
- 2- 3 HS đọc lại bài của mình.
- Cả lớp nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Tự nhiên xã hội:
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I.Yêu cầu cần đạt:
Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
* KNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi. Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
II.Đồ dùng dạy học:
HS: Gương soi đủ dùng cho các nhóm.
Tranh, thiết bị TH.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Cơ quan hô hấp có chức năng gì? (thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài).
 HS2: Chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp? (mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí, 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí)
 Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
Cách tiến hành:
+ Các em thấy gì trong mũi?
+Khi bị sổ mũi, các em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Giảng: Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
- Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
+ GV kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe.
Cách tiến hành:
Bước 1. Làm theo cặp.
+ GV yêu cầu.
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, không trong lành có nhiều khói bụi.
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
- Nêu cảm giác của bạn khi thở không khí có nhiều khói bụi.
- Bước 2.
+ Giáo viên yêu cầu làm việc cả lớp.
- Thở không khí trong lành có ích lợi gì?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có tác hại gì?
+ GV kết luận:
- Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí oxi, ít khí cacbonic và khói bụi.Khí oxi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí cacbonic là không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
+ Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục: học sinh cần tránh chơi nơi không khí bị ô nhiễm.
+ Học sinh thực hành.
+ Nêu nhận xét.
+ Quan sát phía trong mũi của mình.
- Lông mũi, các mạch máu, các chất nhầy.
- TL
-Thở mũi, không khí được lọc sạch. Mũi có lông cản bụi.
+ Vài học sinh nhắc lại ( bóng đèn tỏa sáng).
+ Chia 2 nhóm.
+ 2 HS cùng quan sát các hình 3; 4; 5/ 7/ SGK và thảo luận theo gợi ý.
-Trong lành (tranh 3).
-Không trong lành (tranh4; 5).
-Dễ chịu, khỏe khoắn.
- Mệt mỏi, khó thở, ngột ngạt.
+ Một số học sinh lên trình bày kết quả.
- Có lợi cho sức khỏe, khỏe mạnh.
- Học sinh trao đổi, phát biểu.
+ Vài học sinh nêu lại (bóng đèn tỏa sáng).
3. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên chốt nội dung bài SGK/7.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Vệ sinh hô hấp.
SINH HOẠT LỚP:
I.Mục tiêu:
+Giúp HS thấy được ưu , khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu và khắc phục
 + Giáo dục HS ý thức chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn
II.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Các tổ trưởng và lớp trưởng báo cáo tình hình của tổ, của lớp
- Giáo viên nhận xét chung các mặt hoạt động
* Ưu điểm:
+ Đa số các em thực hiện tương đối tốt các nội quy của trường, của liên Đội và của lớp.
+ Các thực hiện đảm bảo giờ giấc đến trường, vào lớp.
+ Thưc hiện tốt tác phong nhà trường quy định.
+ Học tập : Nhìn chung các em có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ
*Nhược điểm:
+ Trong giờ học một số bạn còn nói chuyện riêng, không tập trung chú ý nghe giảng bài.
*.Tuyên dương: 
- Tổ 1,3
- Học sinh: Thảo Ly, Phương Nghi, Thảo Thi.
* Kế hoạch tuần sau:
 - Tham gia tập huấn chào mừng khai giảng năm học mới.
 - Duy trì tốt mọi nề nếp. 
 *Sinh hoạt văn nghệ :
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ.
- Lớp trưởng báo cáo hoạt động của lớp.
HS theo dõi
- Lớp biểu quyết và phát biểu ý kiến 
Các tổ tham gia văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L3 TUAN 1.doc