Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ,, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài).
II/ Đồ dùng dạy học:GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
- Nhận xét bạn đọc
- Gv nhận xét ghi điểm
B/ Bài mới:
TUẦN 1 Thứ ngày Môn Tiết Tên bài dạy Ba 21/8 Tập đọc 3 Hai bàn tay em TN & XH 1 Nên thở như thế nào? Toán 2 Cộng trừ các số có ba chữ số Tập viết 1 Ôn chữ hoa: A Tư 22/8 Sáng Toán 3 Luyện tập Đạo đức 1 Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1) Chiều TN & XH 2 Hoạt động thở và cơ qua hô hấp Ôn Toán 1 Ôn TV 1 Năm 23/8 Chính tả 1 TC: Cậu bé thông minh Toán 4 Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) LT & C 1 Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh Thủ công 1 Bọc vở Sáu 24/8 Toán 5 Luyện tập Tập làm văn 1 Nói về Đội thiếu niên Tiền Phong Chính tả 2 ( N – V) Chơi chuyền Mĩ thuật 1 TTMT: Xem tranh thiếu nhi Sinh hoạt lớp 1 Tuần 1 Thứ ba, ngày 21 tháng 08 năm 2012 Tập đọc Tiết 3: HAI BÀN TAY EM Sgk/ 7; Tgdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ,, giữa các dòng thơ. - Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài). II/ Đồ dùng dạy học:GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung mỗi đoạn. - Nhận xét bạn đọc - Gv nhận xét ghi điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Luyện đọc câu: + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ và rút ra các từ khó. + Cho hs đọc lại các từ khó: Nụ, xinh, giăng giăng, siêng năng + Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ). - Luyện đọc từng khổ thơ + Học sinh tiếp nối nhau từng khổ thơ trong bài trong bài. + Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc + Hs đọc đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Đọc đồng thanh. 3/ Tìm hiểu bài: + Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi: * Hai bàn tay của em bé được so sánh với gì? ( So sánh với nụ hoa hồng ) * Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? ( Lúc bé ngủ, hai tay ngủ cùng bé, lúc bé đánh răng rửa mặt tay cũng theo cùng, khi bé buồn thì tay thủ thì cùng bé) * Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? - Học sinh trình bày theo ý của mình. 4/ Luyện đọc lại: Học thuộc lòng bài thơ - Giáo viên đọc mẫu bài làn hai và hướng dẫn cách đọc. - Gọi 3 hs đọc lại bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ. - Học sinh thi học thuộc bài thơ. - HS thi đua đọc giữa các nhóm 5/ Củng cố, dặn dò: - Trong câu chuyện này em thích ai ( nhân vật nào )? Vì sao? - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét tiết học. Tự nhiên & xã hội Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP Sgk/ 4 – 5 ; Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: Học sinh có khả năng: - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh - HS: VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: 1/ Hoạt động 1: Học sinh nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. * Cách tiến hành: - Bước 1: Cả lớp thực hiện trò chơi: “ Bịt mũi nín thở”. - Bước 2: + 1 học sinh lên thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK, cả lớp quan sát, Sau đó cả lớp cùng thực hiện động tác trên. + Học sinh nhận xét: sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức; So sánh lồng ngực khi hít thở bình thường và khi thở sâu; Nêu ích lợi của việc thở sâu. * Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào và thở ra. 2/ Hoạt động 2: Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận hô hấp; đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp.Quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 5, hỏi và trả lời theo cặp. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Một số cặp lên hỏi - Đáp trước lớp Giáo viên kết luận: - Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. - Cơ quan hô hấp gồm:Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí; Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. 3/ Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Hệ thống lại bài - Dặn dò: Mang gương soi cho bài sau. Toán Tiết 2: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( không nhớ ). Sgk/ 4; Vbt/ 4; Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, các bảng cộng trừ, phiếu bài tập - HS: Bảng con , VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập - Mhận xét , ghi điểm. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: thực hành: Bài 1: Tính nhẩm. Yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu học sinh tự đặt tính, rồi tính kết quả: + - - + - Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra. Bài 3: Bài toán Yêu cầu học sinh ôn lại cách giải bài toán về “ ít hơn” Bài giải: Số học sinh khối lớp 2 là: 2450- 32 = 213 ( học sinh ) Đáp số: 213 học sinh Bài 4: Bài toán Yêu cầu học sinh ôn lại cách giải bài toán về “ Nhiều hơn” Bài giải: Giá tiền một tem thư là: 200 + 600 = 800 ( đồng ) Đáp số: 800 đồng Bài 5: Yêu cầu học sinh lập được các phép tính: 315 + 40 = 355 355 – 40 = 315 40 + 315 = 355 355 – 315 = 40 C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò: - Ôn lại cách đặt tính cộng, trừ. - Nhận xét tiết học Tập viết Tiết 1: ÔN CHỮ HOA : A Sgk/8; Vtv/ 3; Tgdk/ 35 phút I/Mục đích, yêu cầu: Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em đỡ đần (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. I/ Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ viết hoa A. Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li - HS: Bảng con. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Hoạt động 1: GV nhắc lại một số yêu cầu của giờ học tập viết nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em. Hoạt động 2: Dạy bài mới. a)Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa. - Học sinh tìm các chữ hoa có trong tên riêng: A, V, D. - Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ. - Học sinh tập viết từng chữ ( A, V, D ) trên bảng con. * Học sinh viết từ ứng dụng - Học sinh đọc từ ứng dụng: tên riêng Vừ A Dính. - Giáo viên giới thiệu: Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. - Học sinh tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đở đần - Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: anh em thân thiết, gắn bó với nhau như tay với chân, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau. - Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Anh, Rách. c) Luyện viết vào vở tập viết. Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. d) Chấm, chữa bài: - Chấm từ 5 – 7 bài. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Dặn dò:nhắc nhở hs luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích hs thuộc câu ứng dụng. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 22 tháng 08 năm 2012 Toán Tiết 3: LUYỆN TẬP Sgk/ 4; Vbt/5; Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). - Biết giải bài toán về "Tìm x", giải toán có lời văn (có một phép trừ). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. - HS: Bảng con III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập Bài 2: Đặt tính rồi tính 352 + 416 ; 732 – 511 ; 418 + 201 ; 395 – 44 Bài 3: Số học sinh lớp 2 là: 245 – 32 = 213 ( học sinh) Đáp số 213 học sinh Bài 4: Giá tiền một bao thư là: 200 + 600 = 800 (Đồng ) Đáp số: 800 đồng - Giáo viên kiềm tra vở làm ở nhà của học sinh - Mhận xét , ghi điểm. B/ Bài mới: 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2/ Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính - HS nêu cách đặt tính rồi tính - Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính - Hs làm bài tập 6 hs làm bảng con. - Nhận xét sửa sai. + + + - - - Bài 2: Tìm x - Yêu cầu học sinh nêu được cách tìm số bị trừ và cách tìm số hạng trong một tổng. - Hs nên lại và làm bài tập vào vở. 2 hs làm bảng con. - Nhận xét sửa sai a/ x – 125 = 344 b/ x + 125 = 226 x = 344 + 125 x = 226 – 125 x = 469 x = 141 Bài 3: Bài toán, giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn: - Gv gọi hs đọc đề toán và hỏi bài toán cho biết gì? Cả hai khối có: 468 hs Khối 1: 260 Hs Khối 2: ? Hs - Hs làm vở bài tập, một hs làm bảng phụ. - Nhận xét sửa sai. Bài giải: Số học sinh khối lớp hai là: 468 – 260 = 208 ( học sinh ) Đáp số: 208 học sinh Bài 4: Xếp ghép hình Học sinh xếp, ghép được hình con cá như sau: 2/ Hoạt động2: Củng cố, nhận xét, dặn dò: Học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ; tìm số hạng. Nhận xét tiết học Đạo đức Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiết 1 ). Vbt/2,3 ; Tgdk/ 35 phút I/ Mục tiêu: - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các bài thơ, bài hát , tranh ảnh, ... về Bác Hồ - HS: Các bài thơ, bài hát , tranh ảnh, ... về Bác HồTình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. III/Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Khởi động: Học sinh hát bài: “ Ai yêu Bác Hồ”. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Quan sát tranh ở VBT Mtiêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. - GV chia lớp thành 4 nhóm QS các ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện ... 8; Vbt/3 ; Tgdk/ 35 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1). - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2). - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1, bài tập 2. - HS: VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: 1/ Hoạt động 1: Giáo viên nói về tác dụng của tiết LT&c mà học sinh đã quen từ lớp 2. 2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - Một học sinh lên bảng làm mẫu, tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1. - Cả lớp làm vào vở. Lời giải: Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. - Sửa bài tập. Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu. - Một học sinh làm mẫu. Cả lớp làm bài. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng: + Câu b/ Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ. + Câu c/ Cánh diều được so sánh với dấu “ á”. + Câu d/ Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ. - Thu, chấm bài. Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh trong lớp nối tiếp phát biểu nêu ý kiến của mình về hình ảnh so sánh ở bài tập 2 mà các em thích. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Hệ thống lại bài - Dặn dò: về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì. - Nhận xét tiết học. Thủ công Tiết 1: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 1 ) Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: - Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: + Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát. + Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói. - HS: + Giấy nháp, giấy thủ công + Bút màu, kéo thủ công. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Hoạt động 1: Gới thiệu bài Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Giáo viên giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ mẫu. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. + Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại cách làm và gọi học sinh lên bảng làm. Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. + Giáo viên làm mẫu theo quy trình. + Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói. Trong quá trình thao tác, giáo viên và học sinh quan sát, giáo viên sữa chữa, uốn nắn những thao tác học sinh thực hiện chưa đúng. + Học sinh tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy. C/ Nhận xét, củng cố, dặn dò - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: giấy, kéo. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày 24 tháng 08 năm 2012 Toán Tiết 5: LUYỆN TẬP Sgk/6; Vbt/ 7; Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ , phiếu bài tập - HS: Bảng con , VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : - Gọi 3 HS lên bảng làm BT trang 6 SGK - Nhận xét , GV ghi điểm. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Tính - Học sinh tự tính kết quả các phép tính. - 4 HS làm bảng con 645 726 58 85 + + + - 302 140 91 36 947 866 149 49 - Cho cả lớp đổi chéo vở để chữa bài. - Nhận xét đánh giá Bài 2: Đặt tính rồi tính - GV cho HS nêu lại cách đặt tính và tính - Học sinh tự tính kết quả các phép tính.3 HS làm bảng, nhận xét sửa sai 637 372 85 + + + 215 184 96 852 556 181 Bài 3: Giải toán - GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán Giải: - HS làm VBT , 1 HS làm bảng phụ Số lít xăng 2 buổi bán được là: - Nhận xét , GV chấm điểm bài làm HS 315 + 458 = 773 ( l ) ĐS: 773 lít Bài 4: Tính nhẩm - Tính nhẩm là tính như thế nào - HS làm VBT , !HS đọc bài làm Nhận xét, sửa sai - Giáo viên cho học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập. C/ Hoạt động: Củng cố, nhận xét, dặn dò - Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép cộng có nhớ. Nhận xét tiết học. Tập làm văn Tiết 1: NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN Sgk/ ; Vbt/ ; Tgdk/ 35 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1). - Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - HS : VBT, mẫu đơn. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên nhắc lại một số yêu cầu của giờ học tập làm văn nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 – 9 tuổi sinh hoạt trong các Sao Nhi Đồng ) lẫn thiếu niên ( 9 – 14 tuổi sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong ). - Học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu , diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bài tập 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên giúp học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ gởi đơn. + Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa. + Tên và chữ kí của người làm đơn. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Hai hoặc ba học sinh đọc lại bài viết. Cả lớp và giáo viên nhận xét. C/ Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Dặn dò: Yêu cầu học sinh nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới thư viện. - Nhận xét tiết học. Chính tả (N-V) Tiết 2: CHƠI CHUYỀN Sgk/ 10; Vbt/6; Tgdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu: * Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ. - Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b, hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết bài tập 2a. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra HS thi tìm nhanh, viết đúng theo yêu cầu bài tập 2b. B/ Dạy bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Dạy bài mới 1* Hướng dẫn học sinh viết chính tả - Giáo viên đọc bài bàn tay cô giáo. - Hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung: +Mỗi dòng thơ có mấy chữ? +Chữ đầu dòng viết như thế nào?( Viết hoa ) + Các chữ đầu dòng thơ đều cách lề vở như thế nào? ( 2 hoặc 3 ô ) - Hs đọc lại bài thơ, tự viết những chữ dễ mắc lỗi - Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các từ khó: Chơi chuyền, trên, lớn lên * Hướng dẫn học sinh viết bài - Cho học sinh ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - Học sinh đọc lại 1 lần bài thơ trong sách giáo khoa để ghi nhớ. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài voà vở, đọc cho học sinh soát lại lỗi. * Chấm, chữa bài. + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. + Giáo viên chấm 10 - 12 bài + Nhận xét bài viết. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Cho học sinh trao đổi theo nhóm đôi. - học sinh trình bày vào vở. Gọi 4 học sinh làm bảng phụ. - Nhận xét sửa sai. Tuyên dương Xào: xào xạc, xào rau, xào đất. ; Sào: Sào phơi quần áo, Xinh: Xinh xinh, xinh xắn, xinh đẹp..; Sinh: học sinh sinh viên, sinh đẻ.. Chấm, chữa bài. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.Nhận xét tiết học. Mĩ thuật Tiết 1: XEM THANH THIẾU NHI : Vtv/ 3; Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: - Học sinh tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ. - Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II/ Đồ dùng dạy học: - GV và HS: Sưu tầm một số tranh, ảnh thiếu nhi bảo vệ môi trường. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tranh về đề tài môi trường để học sinh quan sát. - Giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống. Hoạt động 2: Xem tranh - Học sinh quan sát tranh. Trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ hoạt động gì? + Những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. + Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào? Ở đâu? + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh? - Giáo viên chỉ ra: + Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. + Xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi, động viên HS có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh. C/ Cũng cố dặn dò. - Dặn dò: Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm Sinh hoạt lớp 1/ Tổng kết tuần 1: *Hạnh kiểm - Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua. - Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt động của tuần qua. - Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn. - Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. - Vẫn còn một số em chưa ngoan: Hưng, Hào. 2/ Học lực: - Các em có ý thức trong học tập - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài - Một số em biết giúp bạn trong học tập - Tuy nhiên vẫn còn một số em còn trầm trong giờ học: Nhật, Thư - Một số em học còn yếu: Hưng, Lê. 3/ Công tác khác: - Vệ sinh lớp học và việc xếp hàng ra vào lớp cần phải thực hiện nghiêm túc. 4/ Phương hướng : - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong tuần trước - Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp. - Nhắc các em đi lại phải đảm bảo an toàn giao thông. - Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Giúp đỡ bạn trong học tập.
Tài liệu đính kèm: