BUỔI CHIỀU LỚP 3A
Tiết 1: ÔN TOÁN
Tiết 28: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập:
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác )
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng HS và thước mét, có vạch cm
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức:
Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
TUẦN: 10 Soạn ngày 9/10/2010 Thứ hai , ngày 11 tháng 10 năm 2010 BUỔI CHIỀU LỚP 3A Tiết 1: ÔN TOÁN Tiết 28: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập: - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác ) II. Chuẩn bị: - Thước thẳng HS và thước mét, có vạch cm III. Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh 3, Bài mới: * Hoạt động 1: HD làm Bài tập +. Bài 1: HS dùng bút và thước vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm về cách vẽ - GV gọi HS nêu cách vẽ - Vài HS nêu cách vẽ - GV nhận xét chung - HS nhận xét - GV yêu cầu HS vẽ vào vở - HS làm vào vở - 3HS lên bảng làm - GV nhận xét - ghi điểm - GV cùng nhận xét bài bạn + Bài 2: HS biết cách đo và đọc được kết quả đo - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - HS đo và ghi vào vở bài tập - GV gọi HS nêu cách làm - Vài HS nêu cách đo - GV yêu cầu HS đo – Đưa nhận xét - HS cả lớp cùng đo,vài HS đọc kết quả B A a, Độ dài đoạn thẳng AB là 2cm hay 20mm G E D C b, Độ dài đoạn thẳng CD là 3cm hay 30mm c, Độ dài đoạn thẳng EG là 4cm hay 40mm * Hoạt động 2: Ứng dụng vào thực tế 3. Bài 3: Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác - GV gọi HS .nêu yêu cầu bài tập - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS dùng thước mét thẳng dựng thẳng đứng áp sát vào chiều dài mép bàn, chân bàn học của mình - HS quan sát, ước lượng độ dài của bút chì, mép bàn, chân bàn - GV dùng thước kiểm tra lại - HS dùng mắt ước lượng - GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có kết ước lượng đúng - HS nêu kết quả ước lượng của mình 4. Củng cố dặn dò - Nêu lại nội dung bài (1HS) - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học Tiết 2: ANH VĂN Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Bài 10 : VỆ SINH TRƯỜNG LỚP I. Mục tiêu: - Học sinh tiếp tục làm một số việc để giữ vệ sinh trường lớp như: vệ sinh lớp học, làm cỏ và chăm sóc bồn hoa. - Học sinh hiểu được cần phải giữ vệ sinh trường lớp thường xuyên. - Học sinh có ý thức giữ vệ sinh trườnglớp. II. Chuẩn bị: - Dụng cụ vệ sinh trường lớp học II. Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh 3, Bài mới: a. Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh vệ sinh lớp học và làm cỏ chăm sóc bồn hoa. Học sinh nắm được mục đích của việc chăm sóc bồn hoa cây xanh của trường lớp mình học - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. - Ở từng nhóm, học sinh cử 1 bạn làm nhóm trưởng. - Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. - Bạn nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm lao động. Nhóm 1: Vệ sinh lớp học. Nhóm 2: Làm cỏ bồn hoa. Nhóm 3: Tưới nước cho bồn hoa. - Học sinh lao động theo nhóm. - Giáo viên đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ học sinh. b. Hoạt động 2: Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả lao động của từng nhóm - Khi học sinh làm xong, giáo viên đến từng nhóm nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. - Giáo viên tuyên dương những nhóm làm tốt. - GV tập trung cả lớp - Giáo viên hỏi học sinh: Vì sao cần phải giữ vệ sinh trường lớp? - Học sinh trả lời câu hỏi + Giáo viên nhận xét, bổ sung. + Gọi 1 số học sinh trả lời. - Giáo viên hỏi: Hàng ngày em có thể làm gì để giữ vệ sinh trường lớp ? - Học sinh trả lời câu hỏi + Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên tuyên dương, nêu gương những học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh. 4. Củng cố dặn dò : - Thực hành tại gia đình - Về nhà vệ sinh, chăm sóc nhà cửa cây xanh theo sức của mình * Đánh giá tiết học Soạn ngày 10/10/2010 Thứ ba , ngày 12 tháng 10 năm 2010 BUỔI SÁNG LỚP 3A Tiết 1: TOÁN Tiết 47 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp HS - Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. - Biết so sánh các độ dài. II. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng có vạch số đo cm, mm III. Các hoạt động dạy và học . 1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – HS hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: Làm lại BT1 (tiết 46) (1HS) - HS + GV nhận xét 3. Bài mới. * Hoạt động 1: Bài tập + Bài 1: Củng cố cho HS cách đọc các kết quả đo - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS nêu yêu cầu BT - GV gọi HS đọc bảng theo mẫu - Vài HS đọc - HS khác nhận xét - Nam cao một mét mười năm xăng ti mét - Hằng cao một mét hai mươi xăng ti mét - Minh cao một mét hai mươi lăm xăng ti mét - GV nhận xét, sửa sai cho HS - Tú cao một mét hai mươi xăng ti mét - GV hỏi : Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam? - Nam cao: 1m 15 cm - Minh cao 1m 25 cm - Trong 5 bạn bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - Hương cao nhất - Nam thấp nhất - GV nhận xét + Bài 2: Củng cố về đo độ dài - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hành đo - HS thực hành đo theo tổ rồi viết kết quả vào bảng - GV gọi HS đọc kết quả đo - Vài nhóm đọc kết quả đo và nêu xem ở tổ bạn nào cao nhất , bạn nào thấp nhất. - GV nhận xét chung - HS khác nhận xét 4. Củng cố dặn dò - Nêu lại ND bài (1HS) - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học Tiết 2: THỂ DỤC Tiết 3: CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT) Tiết 19: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay (BT2) - Làm được BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to hoặc bảng để làm bài tập - Bảng lớp viết sẵn ND bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – HS hát đầu giờ 2, Kiểm tra bài cũ: - Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d,gi (1 HS) - HS + GV nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b. Hướng dẫn HS viết chính tả * Hướng dẫn HS chuẩn bị - HS chú ý nghe - GV đọc toàn bài 1 lượt - 2HS đọc lại bài chốt - GV hướng dẫn HS nắm ND bài: + Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình - Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên - GV hướng dẫn nhận xét về chính tả - Chỉ ra những chữ viết hoa các chữ ấy? - GV hướng dẫn viết tiếng khó - GV đọc: nơi trái sai, da dẻ. - HS luyện viết bảng con - GV sửa sai cho HS + GV đọc bài - HS viết vào vở +. Chấm chữa bài - GV đọc lại bài - HS đổi vở soát lỗi - GV thu bài chấm điểm - GV nhận xét bài viết c, HD làm bài tập * Bài tập 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu - 2HS đọc yêu cầu BT - GV yêu cầu HS thi làm bài theo tổ - HS làm bài theo tổ ghi vào giấy nháp - GV nhận xét - chốt lời giải đúng - Đại diện các nhóm đọc kết quả VD: Oai: khoai, ngoài,ngoại.. - HS nhóm khác nhận xét Oay: xoay, loay hoay. * Bài tập 3 (a) - 2HS nêu yêu cầu BT - GV gọi HS nêu yêu cầu - HS từng nhóm thi đọc SGK - GV nhận xét - HS nhận xét 4. Củng cố - dặn dò - HS nêu lại nội dung bài học - Nêu lại ND bài ? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Đánh giá tiết học Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: Tiết 10 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (T2) I. Mục tiêu: - HS biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn. - Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập cho hoạt động 1 của tiết 2. - Các câu chuyện bài thơ, bài hát.về tình bạn về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng với bạn. - Cây hoa để chơi trò chơi. Hái hoa dân chủ. III.Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – HS hát đầu giờ 2, Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chia sẻ, vui buồn cùng bạn? 3, Bài mới: a. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng - hành vi sai. * Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn. * Tiến hành - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS làm bài cá nhân - GV gọi HS thảo luận - HS thảo luận cả lớp về các ý kiến mình cho là đúng - HS khác nhận xét - GV kết luận: Các việc A, B , C, D, Đ, G là việc làm đúng - HS chú ý nghe - Các việc E, H là việc làm sai b. Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ. * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. * Tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tự liên hệ và liên hệ - HS nhận nhiệm vụ liên hệ và tự liên hệ trong nhóm - GV gọi một số HS liên hệ trước lớp - 4- 5 HS liên hệ trước lớp - GV kết luận : Bạn bè tốt cần phải biết thông cảm, chia sẻ vui buồn cùng nhau. - HS khác nhận xét. c. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên. * Mục tiêu. Củng cố bài * Tiến hành : Các học sinh trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. VD: Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng nhau ? - Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng bạn ? * GV kết luận chung. Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối sử bình đẳng. 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét đánh giá tiết học - Nêu nội dung bài học - Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau BUỔI CHIỀU LỚP 5A Tiết 1: ANH VĂN. Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT Tiết 29: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Ôn và cho học sinh đọc bài - Nghe, viết chính xác, đẹp bài văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng - Hiểu nội dung bài văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị ở tiết 1) III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – HS hát đầu giờ 2, Kiểm tra bài cũ: Tiến hành như ở tiết trước 3. Bài mới: * Ôn tập đọc. - Nêu câu hỏi cho HS trả lời - Nhận xét đánh giá * Viết chính tả + Tìm hiểu nội dung bài văn - Gọi 1 HS đọc bài văn và phần chú giải - Hỏi: + Tại sao tác giả lại nói chín ... sẽ chăm học + Kết thúc lá thư, em viết những gì? - Lời chào ông, chữ ký và tên của em - GV nhắc nhở học sinh 1 số ý khi viết thư - HS chú ý nghe - GV yêu cầu học sinh làm bài - HS thực hành viết thư - GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS - GV gọi một số HS đọc bài - 1 số HS đọc bài - HS nhận xét - GV nhận xét - ghi điểm. *. Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu thảo luận nhóm - HS trao đổi theo nhóm về cách viết mặt trước của phong bì. - GV gọi HS đọc - HS nêu kết quả - HS khác nhận xét. - GV nhận xét 4. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại ND bài ? HS nêu nội dung bài học - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. * Đánh giá tiết học Tiết 3: SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN HỌC THỨ 10 CỦA LỚP I- Mục tiêu: *Giúp HS - Thấy được những việc đã làm tốt và những hoạt động cần phải hoàn thiện của mình trong tuần 10 để có hướng phấn đấu và khắc phục. - Rèn tính tự giác, tự quản lớp cho HS. II- Chuẩn bị Chuẩn bị nội dung giờ sinh hoạt. Danh sách học sinh đạt điểm tốt, tích cực trong hoạt động cũng như học tập III- Hoạt động dạy học. 1. Lớp trưởng báo cáo các hoạt động cuả lớp trong tuần. 2. GV nhận xét chung - Tuần học thứ 10 từ ngày 11/10 đến ngày 15/10 năm 2010 - HS đi học đều đúng giờ - HS có ý thức học ở lớp, ở nhà, sách vở chuẩn bị đầy đủ theo thời khóa biểu. Nhiều HS ở trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài - HS có ý thức lao động vệ sinh trường lớp. Tiêu biểu là các HS: Thảo Trang,Nguyển Hiền ,Thu, Quỳnh. - Trong tuần các em đã tích cực tham gia các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể để ngày càng tiến bộ trong học tập - Trong tuần các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh bắt đầu tham gia hội giảng cấp tổ. Các em có nhiều cố gắng trong học tập. - Lớp cùng tham gia hoạt động công tác đội sao nhi đồng 3. Kế hoạch tuần 11 - Tiếp tục thực hiện nề nếp học tập - Chuẩn bị cho đại hội chi đội lớp - Tham gia giữ vệ sinh chung. - Tham gia các phong trào thi đua của đội phát động - Duy trì nền nếp chào hỏi lễ phép, có thái độ kính trọng thầy cô giáo TUẦN 10: Soạn 11/10/2010 Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010 Tiết 1: TOÁN Tiết 48: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: *Giúp HS: - Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. - Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị thành số đo độ dài có một tên đơn vị đơn. * Học sinh cần hoàn thành Bài 1; Bài 2 (dòng 1,2,3,4); Bài 3 (dòng 1); Bài 4; Bài5 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng đơn vị đo độ dài - HS + GV nhận xét - Học sinh đọc bài - HS + GV nhận xét. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Bài tập + Bài 1: Củng cố về nhân chia trong bảng - GV gọi HS nêu yêu cầuBT - 2HS nêu yêu cầu BT - GV yêu cầu HS làm - nêu kết quả - HS tính nhẩm sau đó nêu kết quả - HS nhận xét 6 9 = 54 28 : 7 = 4 7 7 = 49 7 8 = 56 36 : 6 = 6 6 3 = 18 - GV nhận xét kết luận 6 5 = 30 42 : 7 = 6 7 5 = 35 + Bài 2: Củng cố về phép chia hết và nhân số có hai chữ số cho số có 1 chữ số - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hiện bảng con - GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng Bài 3: Củng cố về gấp 1 số lên nhiều lần. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm vào vở + 1HS lên bảng làm - Gọi HS nhận xét - HS làm vào vở + 1 HS lên bảng - HS khác nhận xét Bài giải Tổ hai trồng được số cây là: - GV nhận xét chung. 25 3 = 75 (cây) + Bài 4: Củng cố về 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm nháp nêu miệng 4m 4 dm = 44 dm 1m 6 dm = 16 dm - GV nhận xét, sửa sai 2m 14 cm = 214 cm. + Bài 5: Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số - GV gọi HS yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu BT - HS đo độ dài đường thẳng (12 cm) - HS tính độ dài rồi viết vào vở. Độ dài đường thẳng dài là: 12: 4 = 3 (cm) - GV sửa sai cho HS D C - HS vẽ đường thẳng CD dài 3 cm vào vở 4: Củng cố - dặn dò - Nêu ND bài ? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học Tiết 2: TẬP ĐỌC Tiết 29. THƯ GỬI BÀ I. Mục tiêu: - Bước đầu bộc lộ tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiều câu. - Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của các cháu (Trả lời được các CH trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: - 1 phong bì thư và bức thư của HS trong trường gửi người thân. (GV sưu tầm) III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Cho học sinh hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ quê hương. - Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối như thế nào? - GV + HS nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đâù bài. b. Luyện đọc: *GV đọc toàn bài - HS chú ý nghe - GV hướng dẫn cách đọc * GVhướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu - HS nối tiếp đọc từng câu trong bài - Đọc từng đoạn trước lớp - GV hướng dẫn ngắt, nghỉ câu văn dài - HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp - GV gọi HS giải nghĩa từ - HS giải nghĩa từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 3 - Thi đọc - 2 - 3 HS thi đọc toàn bộ bức thư - HS nhận xét, bình chọn - GV nhận xét, ghi điểm c, Tìm hiểu bài - Đức viết thư cho ai? - Cho bà của Đức ở quê - Dòng đầu bức thư bạn ghi thế nào ? - Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003 - Đức hỏi thăm bà điều gì ? - Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà - Đức kể gì với bà những gì ? - Tình hình gia đình và bản thân được lên lớp 3 được điểm 8 điểm 10 - Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với ba như thế nào? - Rất kính trọng và yêu quý bà * Luyện đọc lại - 1HS đọc lại toàn bộ bức thư - GV hướng dẫn HS thi đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm - HS thi đọc theo nhóm - GV nhận xét ghi điểm - HS nhận xét 4. Củng cố dặn dò - Nêu ND bài - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết 10: SO SÁNH . DẤU CHẤM I. Mục tiêu: - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2). - Biết dúng dấu để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết BT1 - Bảng phụ viết BT3 III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - 1HS làm BT2 - 1 HS làm bài tập 3 (tuần 9) - HS - GV nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu - HS đọc yêu cầu BT - GV giới thiệu lá cọ (ảnh) - HS quan sát - GV hướng dẫn từng cặp HS tập trả lời câu hỏi - HS tập trả lời câu hỏi theo cặp - GV gọi HS trả lời - 1 số HS nêu kết quả - Tiếng mưa rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào - Tiếng thác tiếng gió - Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động - GV giải thích: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn Bài tập 2: GV gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp - HS trao đổi theo cặp - làm vào nháp - GV dán lên bảng 3 tờ phiếu - HS lên bảng làm - HS nhận xét - GV nhận xét Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối Như Tiếng đàn cầm Tiếng suối Như Tiếng hát xa Tiếng chim Như Tiếng..tiền đồng Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập - 1HS lên bảng làm + lớp làm nháp - HS khác nhận xét - GV nhận xét ghi điểm Trên nương.một việc. Người lớnra cày. Các bàtra ngô. Các cụ giàđốt lá. Mấy chú béthổi cơm 4. Củng cố dặn dò - Nêu lại ND bài ? Học sinh nêu nội dung bài học - Về học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI: Tiết 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I. Mục tiêu: - Sau bài học HS biết: - Nêu được các thế hệ trong một gia đình. - Phân biệt các thế hệ trong gia đình. - Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 38 - 39 - HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp. III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: - Các hình trong SGK - Phiếu học tập. 3, Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài: b, Các hoạt động 1. Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp * Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình * Tiến hành * Hoạt động 1: HD HS Thảo luận theo cặp * Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình * Tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp theo câu hỏi: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? - HS thảo luận theo nhóm: 1 em hỏi một em trả lời - GV gọi một số HS lên kể trước lớp - Vài HS lên kể trước lớp - GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có mấy người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống - HS nhận xét *Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm * Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ - Học sinh theo dõi và biết được mục tiêu bài tập * Tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm - HS chia thành nhóm cử nhóm trưởng. - GV yêu cầu các nhóm 9/0 hình trong SGK sau đó đặt câu hỏi - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và hỏi đáp - GĐ bạn Minh, Lan có mấy thế hệ . - HS trả lời - Thế hệ thứ nhất gia đình Minh là ai? - HS trả lời - Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV kết luận: Trong mỗi gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gđ Minh), gđ 2 thế hệ (gđ Lan), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. - HS nhận xét 3. Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình * Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thể hệ trong gia đình của mình bằng cách vẽ tranh * Tiến hành: - GV yêu cầu HS vẽ tranh - Từng HS vẽ tranh mô tả gia đình mình - GV chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm - HS kể về gia đình của mình với các bạn trong nhóm GV gọi HS giới thiệu về gia đình mình - HS kể trước lớp về gia đình của mình - HS khác nhận xét * Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2,3 thế hệ, có những gia đình chỉ có thế hệ 4. Củng cố dặn dò - Nêu lại ND bài ? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài. * Đánh giá tiết học
Tài liệu đính kèm: