Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 - Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).

 - Thực hiện được nhân nhẩm trong những trường hợp đơn giàn.

 - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 61 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Bài 23: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T2) 
Ngày dạy:
08/11/2022
Tiết: 46
Môn: TOÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 - Thực hiện được nhân nhẩm trong những trường hợp đơn giàn.
 - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Bộ đồ dùng Toán 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Tính nhẩm: 30 x 2 = ?
 40 x 5 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: 30 x 2 = 60
+ Trả lời: 40 x 5 = 200
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Biết đặt tính và tính phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). 
- Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán trong SGK: Mỗi chùm có 26 quả nho. Vậy 3 chùm có tất cả bao nhiêu quả nho?
- GV viết phép nhân 26 x 3 và hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK.
 26 * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1 
 3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 
 78
 26 x 3 = 78
- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có hai chữ số với số có môt chữ số: 26 x 3 = 78 .
- HS đọc đề bài: 
- HS nêu phép tính
 26 + 26 +26
Hoặc: 26 x 3 = 
- HS thực hiện phép tính rồi nêu cách tính và kết quả phép tính.
.
3. Hoạt động.
- Mục tiêu:
+ Biết đặt tính và tính phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). 
- Cách tiến hành:
Tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS làm bảng con.
- HS giơ bảng nêu cách thực hiện:
4. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Biết thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
+ Vận dụng giải các bài toán liên quan tới phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). 
- Cách tiến hành:
Bài 1. (Làm việc nhóm 4) Gắn chữ cái với kết quả phép tính.
- GV chia nhóm 4 rồi yêu cầu HS thực hiện phép tính (tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính) để gắn được chữ cái tương ứng với kết quả phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu/ hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về Chùa Một Cột
Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Tính nhẩm?
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yê cầu:
+ Đổi chỗ hai thẻ số bất kì rồi tính và kiểm tra tính đúng/ sai của phép tính mới cho đến khi tìm được cách đổi thẻ phù hợp.
- GV chia nhóm 2, yêu cầu các nhóm làm việc rồi báo cáo kết quả.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS làm việc nhóm 4.
- Các nhóm thi tính rồi báo cáo kết quả ô chữ: CHÙA MỘT CỘT
- HS theo dõi
- HS làm việc theo nhóm 2.
- HS thực hiện đổi chỗ hai thẻ số bất kì rồi tính và kiểm tra tính đúng/ sai của phép tính mới cho đến khi tìm được cách đổi thẻ phù hợp.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau:
+ Bài toán: Bốn anh em sinh tư năm nay 24 tuổi. Hỏi tổng số tuổi của bốn anh em hiện nay là bao nhiêu tuổi?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
6. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 10
Bài 24: GẤP MỘT SỐ LÊN MỘT SỐ LẦN (T1) 
Ngày dạy:
09/11/2022
Tiết: 47
Môn: TOÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.
 - Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
 - Phân biệt được hai kiến thức “Nhiều hơn một số đơn vị” và “Gấp lên một số lần”
 - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Bộ đồ dùng Toán 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Lan có 5 tá bút chì. Hỏi Lan có bao nhiêu cái bút chì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: 60 cái bút chì
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.
+ Biết cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
- Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán trong SGK: Việt có 6 quả táo. Số táo của Mai gấp 4 lần số táo của Việt. Hỏi Mai có mấy quả táo?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số táo của Mai em làm phép tính nào?
- HDHS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng; lưu ý HS ghi câu trả lời, đơn vị đo, cách trình bày
- Như vậy: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Kết luận: Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- HS đọc đề bài: 
- HS trả lời
+ Việt có 6 quả táo
+ Mai có số táo gấp 4 lần số táo của Việt
+ Tìm số táo của Mai
- HS tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ra vở nháp
- HS giải bài toán.
Giải
 Mai có số quả táo là:
 6 x 4 = 24 (quả)
 Đáp số: 24 quả táo
- HS trình bày bài giải
- HS trả lời.
3. Hoạt động.
- Mục tiêu: 
+ Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
+ Phân biệt được hai kiến thức “Nhiều hơn một số đơn vị” và “Gấp lên một số lần”
+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.
- Cách tiến hành:
Bài 1: (Làm việc cá nhân)Số?
- GV hướng dẫn HS phân biệt: thêm một số đơn vị và gấp lên một số lần.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2)Số?
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính ghi ở đường nối số đã cho với ô càn tính
- GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc cá nhân) Giải toán lời văn?
- GV đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Đây là dạng toán nào mà em đã được học?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS phân biệt thêm một số đơn vị và gấp lên một số lần.
- HS làm bài vào vở.
- Đại diện HS trình bày
- HS đọc đề bài
- HS theo dõi mẫu 
- HS làm bài nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS đọc bài toán
- Con: 9 tuổi
- Tuổi bố: gấp 4 lần tuổi con
- Bố: .... tuổi
- Gấp một số lên nhiều lần
- Ta lấy số đó nhân với số lần
- HS làm bài cá nhân
Giải
 Tuổi bố hiện nay là:
 9 x 4 = 36 (tuổi)
 Đáp số: 36 tuổi
- Đại diện HS trình bày bảng lớp.
- Cả lớp chữa bài, nhận xét
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau:
+ Bài toán: Lan hái được 7 bông hao. Huệ hái được số hoa gấp 5 lần số hoa của Lan. Hỏi Huệ hái được bao nhiêu bông hoa?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
5. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 10
Bài 24: GẤP MỘT SỐ LÊN MỘT SỐ LẦN (T2) 
Ngày dạy:
10/10/2022
Tiết: 48
Môn: TOÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Luyện tập, thực hành các bài toán về gấp một số lên một số lần, phân biệt với thêm đơn vị vào một số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần (một bước tính).
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ... chân phải xuống đất, quan sát chướng ngại vật, dừng xe sát lề phải.... 
-Nêu ý kiến
- HS tham gia kể theo hiểu biết của mình.
+ H1: Vượt đường sắt...
+ H2: Vượt dèn đỏ
+ H3: Đi hàng ba 
+ H4: Điều khiển xe 1 bánh 
+ H5: Vừa đi vửa nghe nhạc, Đk xe 1 tay... 
+ H6: ĐK xe sang làn đường dành cho ô tô.... 
- Quan sát tranh và thảo
luận, chia sẻ ý kiến thảo luận.
- Các nhóm thảo luận chia sẻ ý kiến 
+ TH 1: Khuyên Bi không được đua xe 
+ TH 2: Ngăn cản Bông không vượt ẩu qua đường mà phải chấp hành luật giao thông. 
- 2 nhóm sắm vai xử lí tình huống 
- Các nhóm khác nêu nhận xét
- HS tham gia trò chơi
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- Lắng nghe
Tuần: 10
Bài 17: NGƯỠNG CỬA (Tiết 1)
Ngày dạy:
12/11/2022
Tiết: 10
Môn: ÔN TV
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.
- Giúp HS hiểu nội dung bài: Những kỉ niệm của bạn nhỏ gắn bó với ngưỡng cửa, với những người thân yêu từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý ngôi nhà của mình
- Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, yêu thương những thành viên trong gia đình
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài .
- GV gọi HS nêu từ khó đọc, câu dài, ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV: yêu cầu HS ngồi theo nhóm 4 luyện đọc.
- Gọi 1 HS lên cho các nhóm chia sẻ phần luyện đọc.
- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét các bạn đọc đúng yêu cầu chưa và giúp bạn đọc đúng theo yêu cầu.
- GV theo dõi các nhóm đọc bài. 
- Gọi các nhóm đọc. HS nhận xét.
- GV nhận xét: (VD: Nhóm bạn  đọc đúng, đám bảo tốc độ hoặc nhóm bạn. đọc bài lưu loát và đã biết đọc hay bài đọc.
- HS đọc bài. 
- HS nêu: Từ khó đọc: nơi, lớp, khuya,..
- Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, lưu ý cách ngắt nhịp thơ:
Nơi ấy/ đã đưa tôi
Buổi đầu tiên/ đến lớp...
- Đọc diễn cảm các câu thơ gợi nhớ đến các kỉ niệm đã qua.
- Học sinh làm việc trong nhóm 4
- HS đọc bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài
- GV giao bài tập HS làm bài.
- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 1/40 Vở Bài tập Tiếng Việt. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS làm bài
Hoạt động 3: Chữa bài
- GV Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.
* Bài 1/40 
- Gọi HS đọc bài làm. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung. Chốt nội dung
- 1 Hs lên chia sẻ.
- Hs trình bày: 
Số thứ tự của trình tự các sự việc trong câu chuyện Sự tích nhà sàn là: 
1. Ngày xưa, người Mường chưa biết làm nhà phải sống trong hang đá, hốc cây.
3. Ông lão cùng vợ chặt cây, chọn gỗ, tìm nơi đất cao dựng ngôi nhà sàn giống hình một chú rùa, giúp che mưa, chắn gió, phòng tránh được thú dữ.
4. Theo gương ông, mọi người đã dựng nhà sàn để ở, cuộc sống an toàn, ấm nó, hạnh phúc hơn xưa.
2. Có ông lão bắt được một con rùa, rùa đã mách cho ông lão cách làm nhà khi được ông tha chết.
- HS nhận xét
- HS chữa bài vào vở.
è GV chốt: Qua các ý kiến trao đổi cô thấy các em đã nắm được trình tự các sự việc trong câu chuyện.
3. HĐ Vận dụng
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
+ Em biết được thông điệp gì qua bài học?
è GV hệ thống bài: Ngôi nhà là nơi con người sống, giúp người có cuộc sống an toàn, tiện nghi... nó cũng là những kỉ niệm quý giá của mỗi con người.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc bài.
- Em biết sự tích về nhà sàn, biết những đồ vật trong ngôi nhà sẽ là những kỉ niệm quý giá của mình.
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Tuần: 10
SINH HOẠT TẬP THỂ
PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ 
Ngày dạy:
12/11/2022
Tiết: 30
HĐGD: HĐTN
YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
Nhận biết được các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ.
Biết một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.
CHUẨN BỊ:
Sách giáo khoa, sách giáo viên
Tranh minh họa trong sách
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động
Ổn định lớp
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời 
Học cá nhân
+ Quan sát các bức ảnh tự xác định các loại bệnh về mắt tương ứng với các bức ảnh.
. Các hình dưới đây thể hiện những bệnh gì về mắt mà em biết?
. Dựa vào đâu em lại xác định được bệnh trong hình.
. Hình nào thể hiện bệnh đau mắt đỏ? Vì sao em biết?
+ Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp kết quả xác định của mình, đồng thời giải thích vì sao học sinh lại xác định được bức ảnh về đau mắt đỏ.
Giáo viên chốt: Đau mắt đỏ có các triệu chứng như: mắt đỏ, dử mắt, mắt đỏ lần lượt lúc đầu là một mắt, sau đó cả hai mắt.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân gây bệnh
.
Triệu chứng
.
Cách lây lan
..
Cho học sinh sắm vai thể hiện các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ. Hoàn thành sơ đồ.
Kịch bản:
Thấy mắt Bình bị đỏ mẹ Bình dẫn Bình đến bệnh viện khám gặp bác sĩ:
Bình: Cháu bị bệnh gì mà sao mắt cháu bị đỏ và đau mắt vậy bác sĩ?
Bác sĩ: Cháu bị bệnh đau mắt đỏ.
An: Bệnh đau mắt đỏ là bệnh gì vậy bác sĩ?
Bác sĩ: Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt đó cháu.
Bình: Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là gì vậy bác sĩ?
Bác sĩ: Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do vi khuẩn hoặc do vi rút gây ra.
Bình: Bệnh có lây không bác sĩ?
Bác sĩ: Đây là một loại bệnh rất lây nhiễm cháu à!
Bình: Thế bệnh mắt đỏ lây lan như thế nào vậy bác sĩ?
Bác sĩ: Bệnh này thường lây theo đường tay – mắt và qua đường hô hấp. Vì vậy cháu cần được điều trị cách li, tránh những nơi tập trung đông người để không lây lan cho người khác.
Bình: Vậy cháu cần nghỉ học để điều trị phải không bác sĩ?
Bác sĩ: Đúng rồi đấy cháu. Khi nào hết hẳn bệnh thì cháu có thể đi học lại.
Bình: Dạ con cảm ơn bác sĩ!
Khi hết hẳn bệnh An đến lớp học lại. Giờ ra chơi An và Bình trò chuyện cùng nhau:
An: Mấy hôm trước mình không thấy bạn đến lớp, vì sao vậy?
Bình: Mình bị đau mắt. Thoạt đầu thấy rất ngứa, khi ngủ dậy thấy nhiều dử mắt và hai mi mắt cứ dính chặt, rất khó chịu. Khi soi gương thấy mắt đỏ. Bác sĩ nói rằng mình bị đau mắt đỏ.
An: Bác sĩ có nòi vì sao lại có bệnh đau mắt đỏ không?
Bình: Bác sĩ bảo đây là trình trạn nhiễm trùng mắt, chủ yếu do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, vì vậy, đây là một loại bệnh rấy dễ lây nhiêm. Bệnh này thường lây lan theo đường tay – mắt và qua đường hô hấp.
An: Vậy à, mình mới được biết luôn đấy! Vì vậy bạn phải nghỉ học ở nhà để không lây cho bạn khác đúng không?
Bình: Đúng rồi! Đến giờ vào lớp rồi! Chúng ta cùng vào lớp thôi!
Yêu cầu học sinh lên sắm vai.
Bệnh 
đau mắt đỏ
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.
Triệu chứng: Mắt ngứa, khi ngủ dậy thấy nhiều dử mắt. Lúc đầu là một mắt đỏ, sau đó thì cả hai mắt cùng đỏ.
Cách lây lan: Lây tay – mắt (vi khuẩn, vi rút từ tay lên mắt); lây qua đường hô hấp.
Giáo viên chốt:
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Tổ chức học cá nhân:
+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định việc nên hay không nên làm để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.
+ Theo em hoạt động nào nên làm/ không nên làm để phòng bệnh đau mắt đỏ? Giải thích vì sao?
+ Kể thêm một số hoạt động phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ mà em biết.
Chia sẻ trước lớp
Giáo viên chốt: Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây. Em cần:
. Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước và khăn sạch; rửa tay với xà phòng.
. Không dùng tay dụi mắt.
. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.
. Khi bị đau mắt đỏ, phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và nhỏ thuốc chữa đau mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
. Đeo khẩu trang để phòng chống lân lan.
Học nhóm thảo luận về tình huống: Chiều hè, Minh cùng một số ban đang đá bóng trong sân, an đến rủ các bạn đi bơi. Nhìn thấy mắt An rất đỏ, có nhiều dử mắt. Nếu là Minh em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như thế?
Yêu cầu học sinh chia sẻ về tình huống trước lớp.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Yêu cầu học sinh đọc những điều “Em nhớ”.
Hoạt động tiếp nối
Giáo viên nhắc học sinh cùng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.
Hát
Học sinh quan sát
Hình 1: Cận thị
Hình 2: Đau mắt hột
Hình 3: Lẹo mắt
Hình 4: Đau mắt đỏ
Học sinh nêu căn cứ xác định được từng bệnh
Hình 4: Đau mắt đỏ vì có các triệu chứng như mắt đỏ, dử mắt, mắt đỏ lần lượt lúc đầu là một mắt, sau đó cả hai mắt.
Học sinh lắng nghe.
Thảo luận nhóm 4, phân vai, thể hiện.
Thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ:
Học sinh thực hiện sắm vai trước lớp.
Học sinh trình bày sơ đồ. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Học sinh quan sát tranh.
Những hoạt động nên làm: Tranh 5, 7,8.
Những hoạt động không nên làm: Tranh 6,9.
Học sinh kể.
Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến. Các bạn còn lại nhận xét, bổ sung.
Thảo luận nhóm đóng vai, xử lí tình huống.
Học sinh thực hiện đóng vai xử lí tình huống. Các em còn lại nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc.
Học sinh lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2022_2023.docx