Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. Yêu cầu cần đạt:

 A. Tập đọc

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

B. Kể chuyện:

 Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện.

Đối với HS khá , giỏi kể được cả câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Tranh minh họa nội dung từng đoạn truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 
 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
GIỌNG QUÊ HƯƠNG 
I. Yêu cầu cần đạt:
 A. Tập đọc
- 	 Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- 	Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
B. Kể chuyện:
	Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Đối với HS khá , giỏi kể được cả câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa bài tập đọc.
- 	Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- 	Tranh minh họa nội dung từng đoạn truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 TIẾT 1
THẦY
TRÒ
1. Giới thiệu chủ điểm:
- Học sinh mở SGK và đọc tên chủ điểm mới.
-	Em hiểu thế nào là quê hương ?
- Trong tuần 10 và 11 các em sẽ được học các bài tập đọc, luyện từ nói về quê hương.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Mở đầu chủ điểm là bài Giọng quê hương.
GV treo tranh minh họa và giới thiệu tranh
b. Luyện đọc:	 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Gọi 3 em đọc đoạn
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt)
-	Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
* Đọc đồng thanh
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
* Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1
- Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?
- Thuyên và Đồng cùng ăn ở trong quán với những ai ?
- Không khí trong quán có gì đặc biệt?
* Yêu cầu HS đọc doạn 2
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? 
-	Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?
* Cho 1 HS đọc đoạn còn lại
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- Giáo viên ghi từ: Lẳng lặng, rớm lệ.
-	Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
d. Luyện đọc lại bài 
- Giáo viên đọc mẫu bài
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo vai
* KỂ CHUYỆN:
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của phần kể chuyện, trang 78/SGK
- Yêu cầu học sinh xác định nội dung của từng bức tranh minh họa.
2. Kể mẫu:
- Giáo viên gọi 3 học sinh khá cho các em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
3. Kể theo nhóm
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm
4. Kể trước lớp
- Tuyên dương học sinh kể tốt.
5. Củng cố - dặn dò:
- Quê hương em có giọng đặc trưng riêng không ? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào ?
* Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau:Thư gửi bà
- Quê hương
- Một số học sinh phát biểu ý kiến: Quê hương là nơi chôn rau, cắt rốn, gắn bó thân thiết với mỗi chúng ta.
- QH là nơi chúng ta sinh ra & lớn lên.....
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 lần.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn trước lớp. 
- Xin lỗi.//Tôi quả thật chưa nhớ ra/anh là...// 
- Dạ, không!//Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen...//
- Hai anh đã cho tôi nghe lại/ giọng nói của mẹ tôi xưa...//
- Một em đọc phần chú giải
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm.
* Nhận xét đánh giá
- Đọc đồng thanh: 	Tổ 1: Đoạn 1
 Tổ 2: Đoạn 2; Tổ3: Đoạn 3
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 học sinh đọc trước lớp
- Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói.
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên.
- Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.
- 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Lúc hai người đang lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong ba thanh niên cùng quán ăn đến gần xin được trả tiền giúp hai người.
- Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai. 
- Anh thanh niên nói anh muốn làm quen với 2 người.
- 1 học sinh đọc đoạn 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời: Giọng quê hương là đặc trưng cho mỗi miền quê và rất gần gũi, thân thiết đối với con người ở vùng quê đó. Giọng quê hương gợi cho con người nhớ đến nơi chôn rau, cắt rốn và những kỷ niệm thân thương của cuộc đời. 
- Theo dõi bài đọc mẫu
- 3 học sinh tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo vai: Người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên
- 1 học sinh đọc.
- 3 học sinh trả lời:
+ Tranh 1: Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán có ba thanh niên đang ăn uống vui vẻ.
+ Tranh 2: Anh thanh niên xin phép được làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng.
+ Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên nói rõ lý do mình muốn làm quen với Thuyên và Đồng. Ba người xúc động nhớ về quê hương.
- Học sinh 1: Kể đoạn 1
 Học sinh 2: Kể đoạn 2
 Học sinh 3: Kể đoạn 3
* Cả lớp theo dõi và nhận xét và trả lời
TOÁN:
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Yêu cầu cần đạt:
- 	Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- 	Đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cây bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Mỗi học sinh chuẩn bị thước thẳng dài 30 cm, có vạch chia xăng - ti - mét
- 	Thước mét của giáo viên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 	2 em lên bảng - cả lớp làm bảng con
- 	5cm 2mm 	=.....mm
- 	6km 4hm 	=......hm
- 	7dm 3cm 	=......cm
- 	3dam 2m 	=......dm
* Nhận xét chữa bài cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học và nhớ các đơn vị đo độ dài. Tiết hôm nay chúng ta sẽ thực hành đo độ dài.
b. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Yêu cầu học sinh cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng.
Bài 2:
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đưa ra chiếc bút chì của mình yêu cầu học sinh nêu cách đo chiếc bút chì này.
- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại, có thể cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng nhau thực hiện phép đo.
Bài 3:
- Cho học sinh quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
- Yêu cầu học sinh ước lượng độ cao của bức tường lớp (Hướng dẫn: So sánh độ cao này với chiều dài của thước 1 mét xem được khoảng mấy thước)
- Ghi tất cả các kết quả mà học sinh báo cáo lên bảng, sau đó thực hành phép đo để kiểm tra kết quả.
- Làm tương tự các phần còn lại
- Tuyên dương những học sinh ước lượng tốt.
c. Củng cố - dặn dò;
- Yêu cầu học sinh về nhà thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà.
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Thực hành đo độ dài (tt)
- 2 học sinh làm bài trên bảng 
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe giới thiệu
- Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau: Đoạn thẳng AB dài 7cm, đoạn thẳng CD dài 12cm, đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm.
- Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm 0 của thước trúng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
- Vẽ hình sau đó hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta đo độ dài của một số vật.
- Đặt một đầu bút chì trùng với điểm 0 của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước. Tìm điểm cuối của bút chì ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì.
- Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp.
- Học sinh quan sát thước mét
- Học sinh ước lượng và trả lời
- Học sinh lắng nghe về thực hiện.
 Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
TOÁN:
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TT)
I. Yêu câu cần đạt : 
- 	Biết cách đọc, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Thước dây, thước mét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng 	 AB = 5cm
 	 CD = 7 cm
 	 MN= 1dm 3cm 
* Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành đo độ dài.
2.2 Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
- Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho học sinh tự đọc các dòng sau.
- Yêu cầu học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe.
- Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam ?
- Muốn biết bạn nào cao nhất ta làm thế nào?
- Có thể so sánh như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh thực hiện so sánh theo một trong hai cách trên.
Bài 2:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh.
* Hướng dẫn các bước làm:
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào bảng tổng kết.
- Trước khi học sinh thực hành theo nhóm, giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh lên bảng và đo chiều cao của học sinh trước lớp (đo phần bài học của SGK minh họa). Vừa đo vừa giải thích cách làm cho học sinh được biết.
- Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét và tuyên dương các nhóm thực hành tốt, giữ trật tự.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về so sánh các số đo độ dài
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Luyện tập chung
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe và giới thiệu
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- Bạn Minh cao 1mét 25 xăng ti mét
- Bạn Nam cao 1 mét 15 xăng ti mét
- Ta so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
- Đổi tất cả các số đo ra đơn vị xăng ti mét.
- Số đo chiều cao của các bạn đều gồm một mét và một số xăng ti mét vậy chỉ cần so sánh các số đo xăng ti mét với nhau.
- So sánh và trả lời
- Bạn Hương cao nhất
- Bạn Nam thấp nhất
- Các bạn trong nhóm ước lượng chiều cao của từng bạn, thư ký ghi các số đo đó.
- Thực hành theo nhóm
- 2 em lên thực hành đo và trình bày cách đo.
- Cả lớp the ... iên chọn phân tích từ rồi cho học sinh viết bảng con từng từ hoặc 2 từ 1 lần
* Hoạt động 4: Viết chính tả
- Giáo viên đọc lại 1 lần
- Giáo viên đọc học sinh viết
* Lưu ý: Tư thế ngồi của học sinh ngắt câu, cụm từ ngay từ đầu đọc 3 lần/1câu
- 	Đọc cho học sinh dò lại 1 lần bài của mình.
*Hoạt động 5: Chấm chữa bài chính tả
- Hướng dẫn học sinh chữa bài ở bảng lớn
* Nhận xét cách trình bày bảng 
- 	Giáo viên chấm 5-7 bài
- Em nào sai 1, 2, 3 nên về rèn chữ ở nhà.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
*Bài 2: Bài yêu cầu làm gì ?
- Mời 1 em lên bảng làm
* Hướng dẫn học sinh nhận xét
* Giải: toét, khét, xoẹt, xét.
* Bài 3: 
- Đây là giải câu đố.
3a. Học sinh tự đưa tay trả lời
* Giáo viên nhận xét
- Hướng dẫn học sinh học thuộc câu đố
3b. Về nhà làm vào vở ở nhà.
4. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học: Em nào viết sai chính tả từ nào về nhà viết lại từ ấy vào vở ở nhà nhiều lần.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
* Nhận xét
- Học sinh đọc thầm 3 khổ thơ
- 1 em đọc lại bài
- Hình ảnh gắn liền với quê hương: chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biết thả trên cánh đồng, con đò như khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè.
- Những chữ đầu câu của các dòng thơ phải viết hoa.
- Học sinh viết bảng con
- 1 em viết ở bảng lớn
- Học sinh viết bài vào vở
- HS lấy bút chì tự đổi vở chấm chéo.
- 1 em đọc đề
- Điền vào chỗ trống: et hay oet.
- Cả lớp làm vào vở
- 1 đến 2 em đọc lại những từ đã được điền hoàn chỉnh.
- Lớp đọc thầm
- 1 em đọc yêu cầu
- Trả lời Nặng, nắng lá, là (quần áo)
- Lớp trả lời và ghi vào VBT.
TẬP LÀM VĂN:
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- 	Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK) ; biết cách ghi rõ ràng đầy đủ trên phong bì thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư.
	- Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy học sinh, 1 phong bì thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời và nhận xét về bài văn: Kể về người hàng xóm mà em yêu thích.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2 Hướng dẫn viết thư.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK.
- Em sẽ gửi thư cho ai ?
- Dòng đầu thư em viết như thế nào?
- Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự?
- Trong lời hỏi thăm tình hình người nhận thư, em viết những gì ?
- Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân ?
- Em muốn chúc người thân của mình những gì ?
- Em có hứa với người thân điều gì không ?
- Yêu cầu học sinh cả lớp viết thư, sau đó gọi một số học sinh đọc thư của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm học sinh.
2.3 Viết phong bì thư
- Yêu cầu học sinh đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK.
- Góc bên trái phía trên của phong bì ghi những gì ?
- Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì ?
- Cần ghi địa chỉ của người thân như thế nào để đến tay người nhận.
- Chúng ta dán tem ở đâu ?
- Yêu cầu học sinh viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của một số em.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư.
* Nhận xét tiết học
*Dặn: Học sinh chuẩn bị bài sau
-	Học sinh trả lời.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- 2 học sinh đọc trước lớp
- Học sinh trả lời tùy theo sự lựa chọn của từng học sinh.
VD: Em gửi thư cho ông, bố mẹ, anh...
- 2 đến 3 học sinh trả lời: 
VD: Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2005.
- 3 đến 5 học sinh trả lời
VD: Ông kính mến!/ Ông kính yêu!...
- 2 học sinh trả lời
VD: Dạo này ông có được khoẻ không ạ? Ông có đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không ? Cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc lớn lắm rồi ông nhỉ?...
- 2 học sinh trả lời
VD: Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng chuẩn bị vào mẫu giáo ông ạ. Bố giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ ?
- 2 học sinh trả lời
VD: Cháu kính chúc ông khỏe mạnh sống lâu.
- 2 học sinh trả lời
VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng.
- Viết thư
- 2 học sinh đọc
- Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi.
- Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư
- Phỉa ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh) hoặc xóm, thôn, xã, huyện.
- Dán tem ở góc bên phải phía trên.
- 2 học sinh nhắc lại.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI:	
HỌ NỘI - HỌ NGOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội , ngoại và biết cách xưmg hô đúng
 Biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình trong SGK trang 40,41
	- Học sinh mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp.
	- Giáo viên chuẩn bị giấy A4 cho 8 nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ : Các thế hệ trong gia đình.
1. Phân biệt gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ.
2. Hãy giới thiệu các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình em ?
* Giáo viên nhận xét - tuyên dương
B. Dạy học bài mới:
- Hát "Cả nhà thương nhau"
-	Giáo viên giới thiệu. Ghi đề lên bảng
* Hoạt động1 : Làm việc với SGK
* Bước 1: Làm việc nhóm đôi
1. Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
2. Ông bà ngoại đã sinh ra những ai trong ảnh ?
3. Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
4. Ông bà nội Quang đã sinh ra những ai trong tranh ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
- Những người thuộc họ ngoại gồm có những ai ?
* Giáo viên kết luận: Như SGK
* Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phát tờ giấy A4, số tranh ảnh của họ nội, họ ngoại.
- Đối với anh chị em của bố và mẹ với các con của họ các em có cách xưng hô thế nào theo địa phương ?
* Hoạt động 3: Đóng vai
* Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
- Giáo viên chia lớp 4 nhóm thảo luận đóng theo tình huống sau:
* Nhóm 1: Đóng vai anh của bố đến chơi nhà khi không có bố mẹ ở nhà.
* Nhóm 2: Đóng vai em gái của mẹ ở quê ra chơi nhưng không có bố mẹ ở nhà ?
* Bước 2: Thực hiện
1. Em có nhận xét gì trong tình huống vừa rồi ? 
2. Tại sao phải yêu quý những người trong họ hàng của mình ?
* Giáo viên kết luận: Ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý quan tâm giúp đỡ những người họ hàng của mình.
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài trang 41
- Bài sau: Thực hành phân tích vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
- 2 Học sinh níu.
- Lớp bổ sung.
- Học sinh mở SGK trang 40
- Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn quan sát hình 1 trang 40 SGK.
- Hương đã cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại cùng với mẹ, cậu ruột của Hương và Hồng.
- Ông bà ngoại Hương đã sinh ra mẹ Hương và cậu Hương.
- Quang đã cho các bạn xem ảnh của ông bà nội chụp chung với bố, cô ruột của Quang và Thủy.
- Ông bà nội của Quang đã sinh ra bố Quang và cô Quang.
- Đại diện các nhóm lên trình bày - nhóm khác bổ sung.
- Họ nội gồm: Bố, các anh chị em ruột của bố cùng các con của họ là những người thuộc họ nội.
- Họ ngoại gồm những người: Mẹ, các anh chị em ruột của mẹ cùng với các con của họ.
- Nhóm trưởng các nhóm nhận giấy A4. Hướng dẫn các bạn trong nhóm dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy A4, giới thiệu với các bạn trong nhóm về họ nội, họ ngoại của mình.
- Học sinh trong nhóm trao đổi
- Anh chị của bố ở miền Bắc các em gọi là Bác.
- Em gái của bố gọi bằng cô. Em trai của bố gọi bằng chú.
- Miền Nam gọi chị gái, em gái của bố là cô.
- Các con của anh chị bố mẹ em gọi là anh chị.
- Con của em bố mẹ gọi là em.
- Nhóm thảo luận cử 2 đến 3 bạn đóng vai anh bố. 1- 2 em đóng vai con bố ở nhà.
- Cử người đóng vai em gái mẹ ở quê ra và người con gái mẹ ở gia đình.
- Cử người đóng vai bố mẹ, vai con và người họ hàng, nêu cách ứng xử.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên đóng vai, các nhóm khác bổ sung nhận xét.
- Ta phải yêu quý những người họ hàng của mình vì họ là những người cùng ruột thịt với mình.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK 40
THỦ CÔNG:
KIỂM TRA CHƯƠNG I
PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH ( tiết2)
I.Yêu cầu cần đạt:
	- Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
 - Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
 Với HS khéo tay:
Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.
Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.	
II. Chuẩn bị:
	Các mẫu của bài 1,2,3,4,5
III. Nội dung bài kiểm tra:
	- Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I
	- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra: Biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được một trong những sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Các nếp gấp phải thẳng, phẳng. Các hình phối hợp gấp, cắt, dán như ngôi sao 5 cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối.
	- Cho học sinh quan sát lại các mẫu đã học.
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh là bài kiểm tra qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những sảm phẩm đã học trong chương.
IV: Đánh giá:
	Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ:
	- Hoàn thành (A)
	- Chưa hoàn thành (B)
	- Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)
V: Nhận xét - dặn dò:
	- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và bài kết quả kiểm tra của học sinh.
	- Dặn dò: Học sinh mang đủ dụng cụ cho tiết sau học bài: Cắt, dán chữ cái đơn giản.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN:
I. Sinh hoạt văn nghệ:
II. Giáo viên nhận xét tuần 10
 * Ưu điểm : 
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ.
 - Thực hiện tốt việc truy bài đầu buổi. 
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp tốt
 - Đảm bảo tốt các nề nếp trong và ngoài lớp.
 - Thi kiểm tra GHK1 nghiêm túc.
 * Tồn tại :
 - Trong hoạt động nhóm một số học sinh chưa tích cực.
 - Còn một số em chưa chú ý trong giờ học.
 - Nền nếp thể dục giữa giờ còn chậm. 
III. Tuyên dương: Cá nhân: 
 Tập thể: 
IV. Kiểm tra chuyên hiệu: Cần biết khi ra đường
V. Công tác tuần 11 :
 - Học chương trình cuối kỳ I.
 - Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp
 - Hoàn thành các khoản thu
 - Bồi dưỡng HS giỏi 
 - Phụ đạo HS yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 ky 1(6).doc