Giáo án Lớp 3 Tuần 11, 12, 13 - Trường THCS Vàm Rầy

Giáo án Lớp 3 Tuần 11, 12, 13 - Trường THCS Vàm Rầy

 Buổi sáng

 Tập đọc - Kể chuyện: Đất quý, đất yêu

 A/ Mục tiêu :

 - Rèn đọc đúng các từ HS phát âm sai do phương ngữ: đất nước, chăn nuôi, sản vật. hạt cát .

 B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa truyện trong SGK.

 C/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 78 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11, 12, 13 - Trường THCS Vàm Rầy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
 Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006
 Buổi sáng
 Tập đọc - Kể chuyện: Đất quý, đất yêu 
 A/ Mục tiêu : 
 - Rèn đọc đúng các từ HS phát âm sai do phương ngữ : đất nước, chăn nuôi, sản vật. hạt cát ...
 B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa truyện trong SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bài “Thư gửi bà “ và TLCH: 
+ Trong thư Đức kể với bà những gì?
+ Qua thư, em thấy tình cảm của Đức đối bà ở quê như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu :
 b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài. Cho HS quán tranh.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
- Theo dõi sửa sai cho HS. 
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Kết hợp giải thích các từ mớiù trong SGK: cung điện, khâm phục, 
+ Khách du lịch: Người đi chơi, xem phong cảnh ở phương xa.
+ Sản vật: vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên. 
- Yêu cầu HS đề xuất cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
-+ Gọi 1HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2). 
 + Yêu cầu các nhóm tiếp nối đọc đồng thanh 4 đoạn trong bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Hai người khách được vua Ê - ti - ô - pi - a tiếp đãi thế nào ?
- Yêu cầu HSđọc thầm phần đầu đoạn 2 (Từ lúc hai người ... làm như vậy), TLCH:
+ Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần cuối đoạn 2 của bài.
+ Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ ?
- Mời 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. 
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê - ti - ô - pi - a đối với quê hương ?
*Giáo viên chốt ý như sách giáo viên 
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài .
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai thi đọc đoạn 2. 
- Mời 1 em đọc cả bài.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
 ­) Kể chuyện : 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK.
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh 
Bài tập 1: - Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2 : - Yêu cầu từng cặp HS dựa tranh đã được sắp xếp thứ tự để tập kể.
- Gọi 4HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp theo 4 bức tranh .
- Mời 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Nhận xét bình chọn HS kể hay nhất.
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- 2HS lên đọc bài và TLCH.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài. 
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ ở mục A.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tìm hiểu nghĩa của các từ: Cung điện, khâm phục, khách du lịch, sản vật.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng các từ: khắp đất nước, mở tiệc chiêu đãi, ...
- Các nhóm luyện đọc.
- 1HS đọc lời viên quan.
- Các nhóm đọc đồng thanho 4 đoạn của bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Mời họ vào cung, mở tiệc cghiêu đãi, tặng những sản vật quý, sai người đưa xuống tận tàu.
- Học sinh đọc thầm phần đầu đoạn 2.
+ Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.
- Học sinh đọc thầm phần cuối đoạn 2. 
+ Vì người Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quý và coi mảnh đất quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
+ Người dân Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất của hương/ Coi đất đai của tổ quốc là tài sản quí giá thiêng liêng nhất ...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Các nhóm thi đọc phân theo vai
( người dẫn chuyện, viên quan, hai người khách ).
- 1HS đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ tiết học .
- Cả lớp quan sát tranh minh họa , sắp xếp lại đúng trình tư của câu chuyệnï.
- 2HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
(Thứ tự của tranh: 3 - 1 - 4 -2)
- Từng cặp tập kể chuyện,
- 4 em nối tiếp kể theo 4 tranh.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Mảnh đất thiêng liêng/ Một phong tục lạ lùng/ Tấm lòng yêu quý đất đai/ ...
-------------------------------------------------------
 Toán: Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo)
 A/ Mục tiêu - Học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. 
 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
 B/Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
 Nhận xét đánh giá bài kiểm tra giữa học kì I.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
Bài toán 1: - Đọc bài toán, ghi tóm tắt lên bảng:
Thứ bảy: 6 xe
Chủ nhật: ? xe
- Gọi 2HS dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- Nêu câu hỏi :
+ Bước 1 ta đi tìm gì ?
+ Khi tìm ra kết quả ở bước 1 thì bước 2 ta tìm gì? 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tính ra kết quả và cách trình bày bài giải như sách giáo khoa. 
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập.
+ Em hãy nêu điều bài toán đã cho biết và điều bài toán hỏi.
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải .
- Nhận xét đánh giá.
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu và phân tích bài toán. 
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Yêu cầu cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2HS đọc lại bài toán.
- Quan sát sơ đồ tóm tắt để nêu điều bài cho biết và điều bài toán hỏi.
+Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 
( 6 x 2) = 12 (xe)
 + Tìm số xe đạp cả hai ngày: 6 + 12 =18(xe)
- Đọc bài toán.
- Học sinh vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên trình bày bài giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là : 5 x 3 = 15 ( km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là : 5 +15 = 20 (km )
 Đ/S :20 km 
- HS đọc và vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vơ.û
- Một học sinh lên giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Số lít mật lấy từ thùng mật ong là :
24 : 3 = 8 ( l )
Số lít mật còn lại là :
24 - 8 = 16 ( l )
 Đ/S : 16 lít mật ong 
- Một em nêu đề bài tập 3 .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một học sinh lên giải .
 5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 – 6 
 = 18 = 36
 Buổi chiều 
 Tự nhiên xã hội: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ 
 mối quan hệ họ hàng 
 A/ Mục tiêu: - Học sinh có khả năng: 
 - Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
 - Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội ngoại.
 B/ Chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 42 và 43. 
 - GV chuẩn bị cho mỗi nhóm một tờ giấy to, hồ dán, bút màu . 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 KT bài: Họ nội, họ ngoại.
2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác: 
* Khởi động :- Tổ chức cho HS chơi TC “Đi chợ mua gì ? Cho ai?”
Hướng dẫn cách chơi và cho HS chơi TC
* Hoạt động 1 : với phiếu bài tập. 
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình quan sát hình 42 và TLCH trong phiếu:
1) Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
2) Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?
3) Ai là cháu nội. ai là cháu ngoại của ông bà? 
4) Những ai thuộc họ nội của Quang?
5) Những ai thuộc ho ngoại của Hương?
Bước 2 : 
- Yêu cầu các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài .
-Giáo viên kết luận như sách giáo viên .
 Bước 3: - Yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp.
- Theo dõi nhận xét, chốt lại những ý đúng. 
+ Anh em Quang và chị em Hương phải có nghĩa vụ gì đối với những người họ nội, họ ngoại của mình
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Giờ học sau đem ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp để học.
- 2HS trả lời bài cũ.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Tập hợp đội hình vòng tròn . 
+ Cử người trưởng trò và thực hiện chơi “ Đi chợ cho ai? Mua gì?”
- Các nhóm tiên hành làm việc: nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
+ Bố của Quang và mẹ của Hương.
+ Mẹ của Quang và bố của Hương.
+ Hai anh em Quang là cháu nội, Hai chi em hương là cháu ngoại của ông bà.
+ Ông bà, bố mẹ Hương và chi em Hương.
+ Ông bà, bố mẹ Quang và hai em quang.
- Các nhóm khi làm xong thì đổi chéo phiếu cho nhau để kiểm tra và chữa bài. 
- Lần lượt đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Lớp theo dõi và nhận xét  ... Chọn các từ ngữ thích hợp sau đây: té nước vào mặt, hất tung mọi vật trên mặt đất, dạo khúc nhạc vui vào chỗ trống để tạo thành câu văn có ý so sánh.
a) Ve kêu ra rả như ...........................
b) Mưa rơi xối xả như ........................
c) Gió thổi ào ào như .........................
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
* Dặn dò : Về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS đọc bài theo nhóm, các thành viên trong nhóm theo dõi sửa sai cho bạn.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn và nhóm tốt nhất,
- Cả lớp tự làm BT. 
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
+ Ở, Cỏ, chảy, mảnh, phẩy.
+ cũng, mãi.
a) ................ dạo khuucs nhạc vui.
b) ................. té nước vào mặt.
c) .................. hất tung mọi vật trên mặt đất.
Rèn chữ
 A/ Mục tiêu: - HS nghe viết bài chính tả Đêm trăng trên Hồ Tây.
 - Rèn HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ; có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* H/dẫn HS nghe - viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Gọi 2HS đọc lại đoạn văn.
- Gọi 2HS nhắc lại yêu cầu viết chính tả bài này.
- Nhắc HS viết đúng ô li, đúng chính tả và tư thế ngồi viết.
* Đọc cho HS viết bài.
* Chấm, chữa bài. Nhận xét, tuyên dương những em viết đúng đẹp và những em có tiến bộ.
* Dặn dò: Về nhà rèn viết thêm.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- 2HS nhắc lại yêu cầu viết bài chính tả này: viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu và tên riêng.
- Nghe - viết bài vào vở.
======================================================
 Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006 
 Buổi sáng 
 Anh văn: GV bộ môn dạy 
-------------------------------------------------------
 Toán : Gam
 A/ Mục tiêu : - Học sinh nhận biết về gam ( một đơn vị đo khối lượng ) mối quan hệ giữa gam và 
 Ki - lô - gam . Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ . Biết thực hiện các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng giải toán.
 - Rèn cho tính cẩn thận, kiên trì trong học toán. 
 B/ Chuẩn bị : Cân đĩa, cân đồng hồ , một gói hàng nhỏ để cân .
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT 2 tiết trước. 
- Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 9. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Giới thiệu cho học sinh biết về Gam .
+ Em hãy nêu đơn vị đo khối lượng đã học?
- Giới thiệu: Để đo KL các vật nhẹ hơn kg ta còn có đơn vị đo nhỏ hơn kg, đó là đơn vị gam.
Vậy gam là một đơn vị đo KL, viết tắt là g ;
 1000g = 1kg
- Gọi HS nhắc lại.
* Giới thiệu các quả cân thường dùng.
* Giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ.
- Cân mẫu gói hàng bằng 2 loại cân.
- Mời một số em thực hành cân một số đồ vật. 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu quan sát tranh vẽ trong SGK rồi tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Yêu cầu nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu lớp quan sát cân đồng hồ và tự làm bài. 
- Mời hai em nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu nêu cách làm một bài mẫu. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở . 
- Gọi một em lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4 : -Gọi học sinh đọc bài toán.
- H/dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Mời 1 học sinh lên bảng giải bài. 
- Chấm, chữa bài.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay em được đơn vị đo KL nào?
- Gam được viết tắt là gì?
- Dặn về nhà học và ghi nhớ đơn vị vừa học.
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột tính.
- Hai em đọc bảng nhân 9.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét bài làm của bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Đơn vị đo khối lượng đã được học đó là ki - lô - gam .
- Quan sát để biết về một số loại cân, các quả cân.
- Quan sát và nêu kết quả cân.
- Một số em lên thực hành cân.
- Một em đọc bài tập 1.
- Quan sát các tranh vẽ và nhìn vào từng bức tranh để nêu miệng kết quả :
+ Gói mì chính cân nặng 210 g .
+ Quả lê cân nặng 400 g
- Một em nêu yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp quan sát kim trên cân đồng hồ để nêu kết quả. 
- Hai học sinh nêu kết quả, lớp bổ sung :
+ Quả đu đủ cân nặng 800g.
+ Bắp cải cân nặng 600g.
+ Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
- Một em đọc đề bài 3 .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- 2 em lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
 a/ 163g + 28g = 191g b/ 50g x 2 = 100g
 42g – 25g = 17g 96g : 3 = 32g 
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Một em lên bảng giải bài .
Giải :
Số gam sữa trong hộp có là :
455 - 58 = 397 (g)
 Đ/S: 397g sữa 
- Học đơn vị gam.
- gam viết tắt là g.
--------------------------------------------------------------
 Buổi chiều 
 Âm nhạc: Ôn bài hát: Con chim non 
 A/ Mục tiêu: Xem SGV trang 31.
 B/ Chuẩn bị: - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe, trống nhỏ, thanh phách.
 - Gợi ý hát và kết hợp vận động theo nhịp 3/4.
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non
- Yêu cầu HS nghe băng nhạc.
- Tổ chức cho HS ôn luyện bài hát theo nhóm, cá nhân.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với đệm theo nhịp 3 (vỗ tay và thanh phách).
- Hướng dẫn HS dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3 (gõ trống và thanh phách).
* Hoạt động 2: Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3.
- GV hướng dẫn mẫu, HS làm theo GV: chân trái bước sang trái - chân phải chụm vào chân trái - chân trái giậm tại chỗ 1 cái ... Sau đó chuyển sang phải.
- Yêu cầu HS tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1 - 2 - 3.
- Cho HS nghe băng và vận động theo các động tác đã hướng dẫn.
- Mời 1 số HS biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương những em biểu diễn tốt
* Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài 1 lần.
- Dặn HS về nhà tiếp tục hát và vận động theo nhịp.
- Cả lớp nghe băng nhạc.
- Ôn luyện bài hát theo nhóm, các nhân.
- Vừa hát vừa vỗ tay và gõ thanh phách đệm theo nhịp 3.
- Vừa hát vừa gõ trống và thanh phách đệm theo nhịp 3.
- Vận động theo GV.
- Vận động theo hiệu lệnh đếm 1 - 2 - 3.
- Vận động theo băng nhạc.
- 1 số em biểu diễn trước lớp.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn biểu diễn tốt nhất.
- Cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
---------------------------------------------------------
Tiếng Việt nâng cao
A/ Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao 1 số kiến thức về vốn từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than ...
 - Rèn cho HS tính tự giác, kiên trì trong học tập.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào viết sai chính? Em hãy sửa lại cho đúng.
Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, sương đêm, xửachữa, xức khỏe.
Bài 2: Chọn và xếp các TN sau vào bảng phân loại : cây viết / cây bút ; ghe / thuyền ; tô / bát ; rứa / thế ; kia / tê ; mô / đâu ; nỏ, hổng / không ; lợn / heo ; bao diêm / hộp quẹt.
 Từ địa phương
 Từ toàn dân
Bài 3: Tìm những dấu câu dùng sai trong những câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng.
a) Thầy hỏi:
- Cháu tên là gì !
- Thưa thầy, con tên là Lu - i Pa - xtơ ạ ?
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi !
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ ?
b)
- Ồ giỏi quá ?
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ?
- Cháu đã về đấy ư ! Cháu đã ăn cơm chưa !
* Chấm, chữa bài.
2/ Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, lớp bổ sung
Bài 1: Các từ viết sai chính tả và sửa lại như sau: xanh xao, sang sông, sáng sủa, ngôi sao, xôi gấc, cặp sách, sửa chữa, sức khỏe.
Bài 2:
 Từ địa phương
 Từ toàn dân
Cây viết, ghe, tô, rứa, tê, mô, nỏ, hổng, heo, hộp quẹt.
Cây bút, thuyền, bát, thế, kia, đâu, không, lợn, bao diêm.
Bài 3: Những dấu câu dùng sai và sửa lại là:
- Cháu tên là gì ?
- Thưa thầy, con tên là Lu - i pa - xtơ ạ !
- Đã muốn đi học ch]ahay còn thích chơi ?
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ !
- Ồ giỏi quá !
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !
- Cháu vè đấy ư ? Cháu đã ăn cơm chưa ?
---------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể
 A/ Mục tiêu: - HS ôn luyện các bài múa tập thể đã được học.
 - Chơi tro chơi " Cướp cờ"
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ca múa hát tập thể:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung học tập.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp ôn luyện các bài múa của Sao nhi đồng : Con gà trống, Tiếng chào theo em, Bông hồng tặng mẹ và cô, Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, Cả nhà thương nhau ...
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi TC "Cướp cờ":
- Nêu tên trò chơi.
- Chia lớp thành 2 đội chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần.
- Cho HS chơi chính thức, tính điểm thi đua.
* Dặn dò: Về nhà ôn luyện thêm.
- Nghe GV phổ biến ND, yêu cầu học tập.
- Cả lớp ôn luyện các bài múa dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Tham gia chơi TC.
- Đội thua cõng đội thắng 1 vòng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11 -13.doc