Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ: Ê - ti - ô - pi – a, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ: Ê - ti - ô - pi – a, cung điện, khâm phục

 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê - ti - ô - pi – a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai TQ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

B. Kể chuyện:

 - Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạt heo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào các tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.

 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện.

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện tập đọc

 - Bản đồ hoàn chỉnh Châu Phi ( thế giới)

 

doc 26 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện
Đất quý, đất yêu
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ: Ê - ti - ô - pi – a, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng.
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa của các từ: Ê - ti - ô - pi – a, cung điện, khâm phục
	- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê - ti - ô - pi – a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai TQ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
B. Kể chuyện:
	- Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạt heo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào các tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện.
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện tập đọc
	- Bản đồ hoàn chỉnh Châu Phi ( thế giới)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng yêu cầu đọc và TLCH về nội dung bài tập đọc “ Thư gửi bà”
- 2 hs lên bảng KTBC
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Treo tranh, giới thiệu và ghi đầu bài
2.2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm
- Theo dõi GV đọc mẫu
b. HD luyện đọc k/h giải nghĩa từ:
* HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Mỗi hs đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu – hết.
* HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV
- HD hs đọc từng đoạn trước lớp
- Mỗi hs đọc từng đoạn trước lớp
- Yêu cầu hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Thực hiện yêu cầu GV
* Y/c hs luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 4 hs
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
* HD hs đọc ĐT lời của viên quan ở đoạn 2
2.3. Tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 hs đọc lại cả bài trước lớp
- 1 hs đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK
- Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1
- 1 hs đọc trước lớp
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào?
- Ê - ti - ô - pi - a
- Hai người khách được vua Ê - ti - ô - pi – a đón tiếp như thế nào?
- Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.
- Chuyện gì đã xảy ra khi 2 người khách chuẩn bị lên tàu? Hãy tìm hiểu đoạn 2
- 1 hs đọc đoạn 2 trước lớp, lớp đọc thầm.
+ Khi 2 người khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra?
+ Viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của họ rồi mới để họ xuống tàu.
+ VS người Ê - ti - ô - pi – a không để khách mang đi dù chỉ là 1 hạt cát nhỏ?
- HS trả lời
- Yêu cầu hs đọc phần còn lại và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê - ti - ô - pi – a với quê hương như thế nào?
- Người Ê - ti - ô - pi – a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quý giá, thiêng liêng nhất 
2.4. Luyện đọc lại bài:
- GV tiến hành các bước như tiết trước
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm của viên quan trong đoạn 2.
- HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử 1 em tham gia đọc trước lớp
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi hs đọc yêu cầu của phần kể chuyện
- 2 hs đọc yêu cầu 1,2 trang 86
- Yêu cầu hs suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ
- Thứ tự: 3 - 1 – 4 – 2
2. Kể mẫu:
- GV gọi 2 hs khá kể mẫu nội dung 3, 1 trước lớp
- Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn
3. Kể theo nhóm:
- Mỗi nhóm 4 hs. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
4. Kể trước lớp:
- 2 nhóm hs kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất 
Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ thực tế
- Tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất của người Việt Nam 
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính
(Tiếp)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh
	- Biết giải bài toán có lời văn giải bằng 2 phép tính.
 	- Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt 1 số đơn vị.
II. Chuẩn bị:
	- Bài toán mẫu
	- Bài tập luyện tập
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 50
 - 2hs lên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm
2. Dạy – học bài mới:
 2.1Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
 2.2 Hướng dẫn giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Giáo viên nêu bài toán.
- 1 Học sinh đọc lại đề toán
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ bài toán và phân tích.
- Yêu cầu tóm tắt:
? xe
6 xe
Thứ bảy: 
Chủ nhật:
- Yêu cầu giải vào vở
- 1 Học sinh giải trên bảng, lớp giải vào vở?
Giải.
Ngày chủ nhật bán được là:
6 x 2 = 12 (xe)
Cả 2 ngày bán được là:
6 + 12 = 18 (xe)
Đáp số: 18 xe.
 2.3 Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 học sinh quan sát sơ đồ bài toán.
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh.
- Yêu cầu tự giải?
- Lớp làm vở, 1 học sinh làm trên bảng:
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là:
5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là:
5 + 15 = 20 (km)
Đáp số: 20 km
- Chữa bài và cho điểm học sinh
*Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài:
- Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ và giải
Giải
Số mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (lít)
Số mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16 (lít)
Đáp số: 16 lít mật ong
*Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần, sau đó làm mẫu 1 phần rồi yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán giải bằng 2 phép tính.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008
Tập viết
Ôn chữ G hoa(tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa G, (Gh), A, R, Đ, T, L, V.
 - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng	
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa G, R
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết Ông Gióng, Gió, Trấn Vũ, Thọ Xương.
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
2. Dạy – học bài mới
 2.1 Giới thiệu bài: ghi đầu bài
 2.2 Hướng dẫn viết chữ hoa:
 a. Quan sát nêu qui trình viết chữ Gh, R
 b. Viết bảng:
- Y/c hs viết các chữ Gh, R vào bảng con. 
- 3 học sinh lên bảng viết
 2.3 Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- Giáo viên: Đây là tên 1 địa danh nổi tiếng ở miền Trung nước ta. 
 b. Quan sát và nhận xét
- HS quan sát nhận xét
 c. Viết bảng:
- Y/c hs viết từ ứng dụng: Ghềnh Ráng
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con.
2.4 Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a. Giới thiệu câu ứng dụng
- 2 học sinh đọc
b. Quan sát, nhận xét
c. Viết bảng:
- Yêu cầu học sinh: Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành Thục Vương vào bảng.
- 4 học sinh lên bảng viết, hs dưới lớp viết vào vở nháp.
2.5 Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
- HS viết vào vở tập viết
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
- Dặn về nhà luyện viết, học thuộc câu từ ứng dụng.
Thể dục
Học động tác bụng của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu
	- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
	- Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi 1 cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
 - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học:1– 2’
 - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát: 1’.
 - Đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau và khởi động các khớp: 2’ .
2. Phần cơ bản:	
	- Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung: 4 – 5 ‘
	+ Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn.
	+ Lần đầu giáo viên làm mẫu và hô nhịp. Những lần sau cán sự làm mẫu, giáo viên hô nhịp, học sinh tập 1 số lần. Giáo viên nhận xét rồi cho tập tiếp, nhịp hô hơi chậm, gọn. Tập luyện theo 2 – 4 hàng ngang.
	- Chia nhóm tập luyện 4 động tác đã học: 6 – 7 ‘. Giáo viên đi đến từng tổ quan sát kết hợp sửa chữa động tác sai.
* Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của giáo viên: 1 lần.
	- Học động tác bụng: 7 – 8’.
	+ Lần 1: Giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích và hô nhịp chậm, đồng thời cho học sinh tập bắt chước theo. Sau đó giáo viên nhận xét rồi cho học sinh tập tiếp lần 2.
	+ Lần 3: Giáo viên vừa hô nhịp và làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh.
	+ Lần 4 +5: Giáo viên chỉ hô nhịp, không làm mẫu. Nhịp hô với tốc độ trung bình.
TTCB 1 2 3 4
- Chơi trò chơi: “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”: 6 – 7 ‘.
 Trò chơi đã học ở lớp 2.
3. Phần kết thúc:
	- Tập một só động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát: 2’.
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 2’
	- Giáo viên nhận xét giờ: 1 – 2 ‘
	- Giao bài tập về nhà: Ôn 5 động tác thể dục phát triển chung đã học
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh củng cố về:
	- Khả năng giải toán có lời văn bằng 2 phép tính.
II. Chuẩn bị:
	Bài tập luyện tập
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiẻm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 51
- 3 học sinh làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2 Luyện tập:
*Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở bài tập
Tóm tắt:
 45 ô tô
18 ô tô 17 ô tô ? ô tô 
Giải
Số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô)
Số ô tô còn lại trong bến là:
45 – 35 = 10 (ôtô)
Con Th
Bán đi
48 con thỏ
Đáp số: 10 ô tô
*Bài 2: Tiến hành như bài 1
Tóm tắtỏ
?
Giải
Số con thỏ bán đi là:
48: 6 = 8 (con)
Số con thỏ còn lại là:
48 – 8 = 40 (con)
Đáp số: 40 con thỏ
*Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc sơ đồ bài toán
- Có bao nhiêu bạn học sinh giỏi
- 14 bạn
- Số bạn học sinh khá như thế nào so với số bạn học sinh giỏi.
- Nhiều hơn 8 bạn.
- Bài toán ... hàng có 8 ô vuông. Tính số ô vuông trong hcn?
- Học sinh tính và nêu:
 8 x 3 = 24 (ô vuông)
- Nêu bài toán: Một hcn được chia thành 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Hỏi trong hcn có mấy ô vuông?
- Học sinh tính và nêu:
 3 x 8 = 24 (ô vuông)
- Nhận xét để kết luận:
 8 x 3 = 3 x 8
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh ôn lại bảng nhân 8
- Tổng kết giờ học.
chính tả
Vẽ quê hương
I. Mục tiêu:
 - Nhớ – viết lại chính xác từ “ Bút chì xanh đỏem tô đỏ thắm”
- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt s/x và ươn/ ương.
- Trình bày đúng đẹp như bài thơ.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Chép sẵn nội dung bài tập chính tả trên bảng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 học sinh lên bảng.
- Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/x
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2 Hướng dẫn viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung;
- Giáo viên đọc thuộc lòng khổ thơ đoạn 1
- Theo dõi giáo viên đọc, 4 hs đọc lại.
- Bạn nhỏ vẽ những gì?
- Vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hg rất đẹp?
- Vì bạn rất yêu quê hương.
b. Yêu cầu học sinh nêu các từ khó viết.
- Làng xóm, lúa xanh, lượn quanh
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu học sinh mở sgk.
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
- 2 khổ thơ và 4 dòng của khổ thơ 3. 
- Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào?
- Để cách 1 cách
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Viết hoa và lùi vào 3 ô cho đẹp
d. Nhớ – viết chính tả:
- Giáo viên theo dõi học sinh viết
- Học sinh tự nhớ và viết bài.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại đoạn thơ cho học sinh soát lỗi.
- Dùng bút chì để soát lỗi.
g. Chấm bài:
2.3 hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2a:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- 3 hs làm trên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết hs
- Dặn hs về nhà thuộc câu thơ trong bài tập 3.
 Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2008 
luyện từ và câu
Từ ngữ về quê hương
Ôn tập câu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm “ Quê hương”
- Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, viết sẵn các bài tập 2, 3
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài tập 2, 3 của tuần 10
- 2 học sinh lên bảng làm
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2 Mở rộng vốn từ theo chủ điểm “Quê hương”:
* Bài 1
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Treo bảng phụ cho hs đọc các TN đã cho.
- Bài yêu cầu xếp các TN đã cho thành mấy nhóm?
- 2 nhóm: nhóm chỉ sự vật ở quê hương và nhóm chỉ tình cảm đối với quê hương.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. \học sinh cùng nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng thích hợp trên bảng.
- Học sinh thi tìm nhanh:
+ Nhóm 1: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
+ Nhóm 2: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ khó. Cho học sinh nêu các từ mà các em không hiểu nghĩa, sau đó giáo viên giải thích cho học sinh hiểu.
- Mái đình, bùi ngùi, từ hào.
*Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc
- Gọi 1 học sinh khác đọc các TN trong ngoặc đơn
- 1 học sinh đọc
- Giáo viên giải nghĩa các từ: quê quán, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 2 đến 3 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung 
- Chữa bài: có thể thay bằng các từ: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
2.3. Ôn tạp mẫu câu: Ai làm gì?
*Bài 3
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm các câu văn viết theo mẫu Ai làm gì? sau đó chỉ ra bộ phận câu
TL: Ai làm gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ từng câu, gọi 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Học sinh làm bài vào vở.
Ai
Làm gì?
Cha
Làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân
Mẹ
đựng hạt giốngđể gieo cấy mùa sau
Chị
đan nón lá cọlàn cọ xuất khẩu
*Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài:
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để đặt câu với TN “Bác nông dân”
- 3 đến 5 học sinh tiếp nối nhau đặt câu.
-Yêu cầu học sinh tự đặt câu và viết vào vở bài tập.
- Làm bài
- Gọi 1 số học sinh đọc câu của mình trước lớp, nhận xét và cho điểm.
- Gọi 5 – 7 học sinh đọc
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm các TN theo chủ điểm quê hương.
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn
Nghe kể: Tôi có đọc Đâu
Nói về quê hương
I. Mục tiêu:
 - Nghe và kể lại được câu chuyện: “Tôi có đọc câu”
- Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn.
- Nói về quê hương (Nói đơn giản, theo gợi ý)
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- TB và nhận xét về bài văn viết thư cho người thân.
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2 Kể chuyện
- Giáo viên kể 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa.
- Theo dõi giáo viên kể chuyện
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gỉ?
- Ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa vì hiện đang có ngườ đọc trộm thư”
Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu”.
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
+ Người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền viết cho bạn mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm. 
- Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2.3 Nói về quê hương em:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Gọi 1,2 học sinh dựa vào gợi ý để nói trước lớp, yêu cầu học sinh phải nói thành câu.
- Một số học sinh kể về quê hương. Các học sinh khác nghe để nhận xét phần kể của bạn.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tập kể về quê hương và chuẩn bị bài sau.
Toán
Nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
	Giúp hs:
	- Biết tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
	- áp dụng, phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
	- Củng cố các bài toán về tìm SBC
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- 2 học sinh lên bảng
- Gọi 8 học sinh lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 54;
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2 Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ):
a. Phép nhân: 123 x 2
- Viết lên bảng phép nhân: 123 x2
- Học sinh đọc phép nhân
- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm nháp: 123
 x 2
- Hỏi: ta thực hiện từ đâu?
- Bắt đầu từ hàng đơn vị; sau đó đến hàng chục
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên
123 . 2 nhân 3 = 6 viết 6
 x 2 . 2 nhân 2 = 4 viết 4
246 . 2 nhân 1 = 2 viết 2
Vậy: 123 x 2 = 246
b. Phép nhân 326 x 3
- Tiến hành như phép nhân 123 x 2
- Lưu ý đây là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 5 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh thực hiện 2 con tính, lớp làm vở
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày 1 trong 2 con tính mà mình đã thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2: 
Tiến hành như bài 1
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề toán
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 1 học sinh bảng làm, lớp làm vở bài tập
 Tóm tắt:
1 chuyến: 116 người
3 chuyến: .. người?
 Giải
Cả 3 chuyến máy bay chở được là:
116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số: 348 người
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 4:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm
a. x : 7 = 101 b. x: 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 6
 x = 707 x = 642
- VS khi tìm x trong phần a con lại tính tích 107 x 7 ?
- Vì x là SBC trong phép chia
 x : 7 = 101
- Tương tự phần b
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm
thể dục
Học động tác toàn thân của bài thể dục
I. Mục tiêu:
	- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân và lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện động cơ bản đúng.
	- Chơi TC: “ Nhóm ba nhảy bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và biết thời gian vào TC 1 cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch cho TC.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2’
	- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát: 1’
	- Đứng thành vòng tròn, quay mặt vào trong và khởi động các khớp. Chơi TC “ Chui qua hầm”: 2-3’.
	- Chạy chậm quanh sân: 1’.
2. Phần cơ bản:
	- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung: 10’
	+ Ôn 5 động tác VT, T, C, L, B: 2-3 lần. Tập luyện theo 4 hàng ngang.
	+ Chia tổ ôn luyện 5 động tác đã học: 6-7. GV đi đến từng tổ quan sát kết hợp sửa chữa động tác sai.
	+ Cho các tổ thi đua nhau tập 5 động tác đã học: 1 lần
	- Học động tác toàn thân: 6 – 8, mỗi lần 2 x 8 nhịp
	+ Lần đầu giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích và hô nhịp đồng thời cho học sinh tập bắt chước theo.
	+ GV nhận xét , cho tập tiếp lần 2, GV vẫn làm mẫu.
	- Chơi TC “ Nhóm 3 nhóm 7”: 6-7’
	Yêu cầu học sinh thực hiện đúng qui định của TC và đảm bảo an toàn, vui vẻ, đoàn kết.
3. Phần kết thúc:
	- Tập 1 số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát: 2’
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 2’
	- Nhận xét giờ học: 1 – 2’
	- Giao bài tập về nhà: Ôn 6 động tác thể dục đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan11.doc