Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh

I. Mục tiêu

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện ,đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, ,sản vật hiếm, hạt cát,chăn nuôi.

· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

· Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.

2. Đọc hiểu

· Nêu được nghĩa của các từ ngữ trong bài : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,.

· Nhớ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

B - Kể chuyện

· Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ, theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.

· Nghe và nhận xét lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy - học

· Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện

 

doc 26 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch soạn giảng tuần 11
(Từ ngày3 -7/11/ 2008)
Thứ 
 ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
3/11
1
MT
2
Tập đọc
Đất quý ,đất yêu 
3
TĐ-K chuyện
4
Toán
Giải bài toán bằng hai phép tính 
5
HĐTT
Thứ 3
4/11
1
Toán 
Luyện tập
2
Chính tả 
Nghe - viết :Tiếng hò trên sông 
3
Đạo đức 
Thực hành GHKI 
4
Thể dục 
Thứ 4
5/11
1
Tập đọc 
Vẽ quê hương
2
LT&C
Từ ngừ về quê hương.Ôn tập câu Ai làm gì?
3
Thủ công
Cắt ,dán chữ I,T
4
Toán 
Bảng nhân 8
5
TNXH
 Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng(t1)
Thứ 5
6/11
1
T. làm văn
Nghe kể : Tôi có đọc đâu!nói về quê hương.
2
Toán 
 Luyện tập
3
Tập viết
 Ôn chữ hoa G
4
TNXH
Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng(t1)
Thứ 6
7/11
1
Chính tả 
 Nhớ - viết: Vẽ quê hương 
2
Toán
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
3
Thể dục 
4
Aâm nhạc 
5
SHTT
Thứ hai ,ngày 03 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: MĨ THUẬT 
******************
Tiết 2 -3: TẬP ĐỌC -KỂ CHUYỆN
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. Mục tiêu
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện ,đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, ,sản vật hiếm, hạt cát,chăn nuôi...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
2. Đọc hiểu
Nêu được nghĩa của các từ ngữ trong bài : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,...
Nhớ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
B - Kể chuyện
Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ, theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
Nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện 
III. Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Thư gửi bà.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
-GV nhận xét , cho điểm
2. Dạy - Học bài mới
* Giới thiệu bài 
- GV : Yêu cầu HS tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Ghi tựa bài :Đất quý, đất yêu
Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu.
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
-Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ 
-Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ 
khó, dễ lẫn: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện ,đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, ,sản vật hiếm, hạt cát,chăn nuôi ...
đầu đến hết bài. 
-HS nối tiếp luyện đọc từ khó .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+Tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ để HS luyện đọc:
- Phần 1 : từ Lúc hai người khách đến phải làm như vậy ?
- Phần 2 : từ Viên quan trả lời đến dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
- Mời HS đọc chú giải sau bài Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,khách du lịch, sản vật.
-GV nhận xét , sửa cách đọc cho HS
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ Rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
- 2HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc nhóm đôi .
- Các nhóm luyện đọc trước lớp nối tiếp.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi 1,2
-GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại ý của từng câu hỏi.
-Hỏi 3 SGK :Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không thể để khách mang đi , dù chỉ một hạt cát nhỏ?
-GV nhân xét , nhấn mạnh :hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý “gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không xa rời được .
-Hỏi :Tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với từng tấc đất quê hương như thế nào ?
-Hỏi: Câu chuyện nói nên điều gì?
-GV :Đất đai là thứ thiêng liêng, cao quý nhất ,nên mọi người của chúng ta phải yêu quý , trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương , đất nước.
-HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi từng câu hỏi.
-Đại diện HS trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét , bổ sung.
-HS nêu câu trả lời .
-Yêu quý,trân trọng . 
-Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất .
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
-GV đọc diễn cảm đoạn 2, HDHS luyện đọc
-GV nhận xét , tuyên dương bạn đọc tốt .
-HS luyện đọc nhóm đôi
-Cặp HS mỗi nhóm phân vai,thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Một HS đọc cả bài
-Lớp nhận xét , bình chọn bạn đọc tốt nhất 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Mời HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ. 
-2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK.
- HS quan sát phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự 
-GV nhận xét , chốt lại thứ tự đúng của tranh. 
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ tập kể chuyện .
- Mời HS kể chuyện trước lớp .
-GV nhận xét lời kể của HS , tuyên dương HS kể tốt.
: 3 - 1 - 4 - 2.
-HS làm việc theo cặp.
- Từng tốp 4 HS nối tiếp kể từng đoạn trước lớp .
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp .
3 .Củng cố, dặn dò
-Yêu cầu HS đặt tên khác cho câu chuyện
-GV : Câu chuyện độc đáo về Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ riêng có Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai, Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
-HS tập đặt tên khác cho câu chuyện.
**********************
Tiết 3: TOÁN 
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tt)
I.Mục tiêu:HS
- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bước đầu giải và trình bày được bài giải.
-HS yêu quý môn học .
II.Đồ dùng dạy học:
-GV bảng ghi bài tập 3
-HS: nháp 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS lên bảng làm lại bài 1,2 tiết trước 
 - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới: 
*Giới thiệu bài :Nêu mục tiêu tiết học.
-2HS .
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn giải bài toán thực hiện bằng hai phép tính 
- GV nêu bài toán SGK
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và phân tích 
+Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp?
+Số xe đạp bán được ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy?
-2-3 HS đọc lại đề bài
-HS nêu
+6 chiếc xe đạp
+Gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy
+ Bài toán y/c ta tính gì ?
+Muốn tìm số xe đạp trong cả hai ngày, ta phải biết những gì ?
+ Đã biết số xe của ngày nào? Chưa biết số xe của ngày nào?
+Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật như thế nào?
+ Tìm xe bán trong hai ngày bằng phép tính gì?
-GV trình bày bài giải như SGK
-Kết luận : Muốn giải bài toán có hai phép tính, ta cần phải thực hiện qua hai bước tính.
+ Số xe đạp cửa hàng bán được trong cả hai ngày?
+Biết được số xe đạp bán được của mỗi ngày
+Biết số xe của ngày thứ bảy, chưa biết số xe của ngày chủ nhật 
+Lấy 6 x 2 = 12 ( xe)
+Phép cộng : 6 + 12 = 18 ( xe)
- HS ghi vở.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài 
- Y/c HS quan sát sơ đồ bài toán
-2-3 HS đọc
-Hỏi : Bài toán y/c ta tìm gì ?
+ Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh?
+Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ?
+ Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh tính như thế nào?
-Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh.
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ huyêïn và từ chợ huyêïn đến bưu điện tỉnh.
+Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh
+ Lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện nhân 3
-Yêu cầu HS tự làm bài 
-1HS lên bảng chữa bài , lớp làm vào nháp 
-HDHS nhận xét , sửa bài.
-Lớp nhận xét , sửa bài vào vở.
* Bài2 :
-Mời HS đọc bài toán .
- HDHS phân tích bài toán .
-GV kết luận và cho điểm.
-2-3 HS đọc , lớp đọc thầm.
-HS tóm tắt bài toán .
-HS tự giải , 1 HS lên chữa bài.
Số lít mật ong lấy ra là:
 24 : 3 = 8 (l)
Số lít mật ong còn lại là:
 24 - 8 = 16 ( l)
 Đáp số : 16 lít
-Lớp nhận xét sửa bài.
* Bài 3
- Gọi HS nêu y/c của bài
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
-GVø mẫu 1 phép rồi y/c hs tự làm. 
-2 HS đọc .
-HS thi làm bài miệng.
-Lớp nhận xét , chữa bài.
-GV nêu kết quả đúng , tuyên dương HS 
3. Củng cố, dặn dò 
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về nhà xem lại bài
- Nhận xét tiết học
-HS nêu 
*******************
Tiết 5: HĐTT
Thứ ba ,ngày 4 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho học sinh cách giải bài toán có hai phép tính .
- Rèn luyện ... nhắc 
-HS đọc
-Có các chữ hoa G,Gh,R,A,Đ,L,T,V 
-HS nêu quy trình viết .
lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
-Viết mẫu ,vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Y/C HS viết các chữ hoa .
-GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS
HS theo dõi.
-3 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con
b/ HD HS viết từ ứng dụng 
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
-Gọi HS đọc từ ứng dụng .
- GV giải thích ý nghĩa của từ ứng dụng Ghềnh Ráng.
+Từ ứng dụng gồm mấy chữ ? Là những chữ nào ?
+Trong từ ứng dụng ,các chữ cái có chiều cao như thế nào ?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
-HS viết từ ứng dụng 
-GV đi sửa sai cho HS
c/GV HD viết câu ứng dụng
-GV gọi HS đọc câu ứng dụng :
-GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ .
+Câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
-2HS đọc
-HS lắng nghe.
-Cụm từ có 2 chữ Ghềnh Ráng.
-Chữ hoa: G,R và chữ h ,g cao 2li rưỡi ,các chữ còn lại cao 1 li 
–Bằng khoảng cách viết một con chữ o.
-3HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con .
 -2HS đọc.
-HS lắng nghe.
-Các chữ G,A,h,đ,y,Đ,p,L,T,V,gcao 2 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li.
-HS viết từ ứng dụng Ai, Đông Anh,Loa Thành Thục Vương.
*Hoạt động 3 : Luyện viết vở
-Nêu yêu cầu viết vào vở 
+1 dòng chữ Gh ,1dòng chữ D và Đ cỡ nhỏ.
+2 dòng chữ ứng dụng Ghềnh Ráng
 + 4 dòng câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ
-GV đi chỉnh sửa cho HS
-Thu bài chấm 5-7 vở và nhận xét.
-HS viết bảng con.
- HS viết vào vở tập viết .
3/ Củng cố dặn dò:
-HS đọc lại câu và từ ứng dụng vừa viết .
-Nhắc lại quy trình viết chữ G hoa.
-Nhận xét tiết học .
-HS về hoàn thành bài viết ,học thuộc câu ứng dụng.chuẩn bị tiết sau :Ôn H
*********************
Tiết 4: THỂ DỤC
*********************
Thứ sáu ,ngày 07 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: CHÍNH TẢ 
 NHỚ -VIẾT: VẼ QUÊ HƯƠNG 
PHÂN BIỆT S / X , HOẶC ƯƠN/ ƯƠNG
I/Mục tiêu:
-Nhớ -viết lại chính xác một đoạn trong bài Vẽ quê hương
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s /x ; hoặc ươn /ương 
-Trình bày đúng đẹp bài thơ.Có ý thức giữ gìn sách vở sạch , đẹp.
II/Đồ dùng dạy- học:
-VBT Tiếng Việt , nháp
III/ Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảnglàm bài 3a tiết trước . 
-GV nhận xét , cho điểm HS
2/Dạy học bài mới.
-2HS 
-Lớp nhận xét , chữa bài.
* Hoạt động 1 Giới thiệu bài:
-GV ghi đề bài:
-Mời HS đọc đề bài
*Hoạt động 2 Hướng dẫn HS viết chính tả
-GV đọc mẫu bài thơ Vẽ quê hương
- Mời HS đọc lại.
+Bạn nhỏ vẽ những gì ?

+Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp ?
+Đoạn thơ có mấy khổ thơ? 
+Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì ?
+Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào ? 
-HS theo dõi .
-2 HS đọc đề bài.
 -HS lắng nghe 
-1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
-Vẽ làng xóm,tre,lúa sông máng ,trời mây nhà ở ,trường học . 
 -Vì bạn rất yêu quê hương. . 
-Đoạn thơ có hai khổ thơ và 5 dòng thơ của khổ thứ 3 ,Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm ,cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm .
-Giữa các khổ thơ ta để cách 1 dòng.
+Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
-HD HS viết từ khó ,dễ lẫn trong khi viết tả :Đỏ thắm ,vẽ ,bát ngát ,trên đồi,xanh ngắt.
-Y/C HS đọc vừa viết.
-Yêu cầu HS nhớ - viết chính tả .
-GV theo dõi , nhắc HS viết .
 -GV cho HS soát lỗi
-GV thu 4-6 bài chấm và chữa lỗi
-Các chữ đầu câu ở mỗi dòng phải viết hoa và lùi vào 3 ô cho đẹp.Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô
-3 HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp.
-HS tự nhớ lại và viết bài 
-HS đổi vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
Hoạt động 3 HD HS làm bài tập chính tả 
Bài 2b
-Gọi HS đọc Y/C của bài .
-Y/C HS tự làm bài 
-Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
-GV giải nghiã câu tục ngữ 
-1HS đọc.
-2 HS lên bảng làm bài HS làm vào VBT
- HS cả lớp theo dõi nhận xét và tự sửa lỗi của mình.
4/Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Về viết lại chữ sai;chuẩn bị tiết chính tả sau
Tiết 2: TOÁN
 NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:HS sau bài học 
- Thực hiện được phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
-HS có kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính .
-Yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng con ,nháp 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt đôïng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2.Bài mới
* Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học 
-2HS 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số .
a/ Phép nhân 123 x 2
- Viết lên bảng 123 x 2
- Y/c HS đặt tính theo cột dọc
- Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
2-3 HS đọc phép tính 
-HS nêu cách đặt tính :123
 x 2
-Nhân từ phải sang trái , từ hàng đơn vị đến hàng chục , hàng trăm
- Y/c HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên.
-HS nêu cách thực hiện
-GV nhận xét ,chốt lại cách thực hiện phép nhân như SGK
-HS nhắc lại cách thực hiện
b/ Phép nhân 326 x 3
 -Tiến hành tương tự như với phép nhân 123 x 2 = 246 ,nhưng lưu ý HS phép tính có nhớ ở hàng chục.
-Kết luận : Khi thực hiện phép nhân ta phải thực hiện tính từ hàng đơn vị sau mới đến hàng chục , 
- 1 HS thực hiện phép nhân.
- HS nhắc lại
hàng trăm.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1
- Mời HS đọc y/c của bài.
-GV đọc từng phép tính ,mời HS lên bảng tự viết phép tính và thực hiện. 
-HD HS nhận xét , chữa bài.
* Bài 2
- Mời HS đọc y/c của bài.
- Y/c HS tự làm bài .
- Nhận xét chữa bài và cho điểm HS
-2HS đọc 
- 5 HS làm trên bảng lớp, HS ở dưới làm vào bảng con. 
-HS nhận xét và nhắc lại cách tính .
-Đặt tính rồi tính .
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài 
* Bài 3
- Mời HS đọc đề bài toán
-HDHS phân tích bài toán :
+ Một chuyến trở bao nhiêu người? (116 người)
+Tìm 3 chuyến làm phép tính gì? ( nhân ;116 x 3)
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
* Bài 4
- Mời HS đọc y/c của bài
- Gọi HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết .
-Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét chữa bài và cho điểm 
-Kết luận : Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
-2-3 HS đọc
-HS nêu 
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
-Tìm x 
- Vài HS nhắc lại.
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng
a) x : 7 = 101 b) x : 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 
 x= 707 x = 642 
3/ Củng cố,dặn dò 
- Nhắc lại cách thực hiện nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- Về nhà xem lại bài và làm bài thêm trong VBT 
- Nhận xét tiết học
*************************
Tiết 3: THỂ DỤC 
************************
Tiết 4 ÂM NHẠC 
*******************
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / NỘI DUNG
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
 a/ Về học tập :
 * Ưu điểm :--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Khuyết điểm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 b/ Về nội quy trường lớp
 * Ưu điểm:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 	* Khuyết điểm:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
 - Thi đua học tốt kỉ niệmNgày 20/11
3/ Rèn luyện học sinh yếu :
Rèn kĩ năng đọc,viết và thực hiện phép nhân 
------------o0o-------------
Kí duyệt
 Khối trưởng Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc