Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh hiểu:
- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
2. HS tích cực tham gia các công việc của lớp của trường.
3. HS biết quý trọng các bạn tích cực tham gia việc lớp việc trường.
Tuần 11 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2005 Đạo đức TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh hiểu: - Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. 2. HS tích cực tham gia các công việc của lớp của trường. 3. HS biết quý trọng các bạn tích cực tham gia việc lớp việc trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Vở bài tập đạo đức. -Tranh tình huống của hoạt động 1. -Phiếu hoạt động cho hoạt động 2. -Các bài hát về chủ đề nhà trường. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A. KIỂM TRA BÀI CŨ -Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào? -Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào? -GV nhận xét bài cũ. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tích cực tham gia công việc lớp việc trường. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Hoạt động 1: Nhận xét tình huống: Đưa ra tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèm những lí do giải thích phù hợp. Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu vực trường. Mỗi tổ được giao một nhiệâm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệâm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ quanh bồn hoa rồi kêu mệt, bảo các bạn trong tổ cho mình ngồi nghỉ. Lan làm như thế có được không vì sao? - Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng nhất. - Kết luận: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. * Nội dung: a) Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay. b) Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường. c) Để ủng hộ các bạn nhỏ vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ. Riêng Nam cô giáo nhắc nhỡ mất lần mà vẫn quên. d) Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo. Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng. đ) Các bạn trong lớp 3B đang hăng say học tập, dành nhiều điểm 9, 10 để kính tặng các thầy cô nhưng ngày 20/11. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm học sinh. - Kết luận: để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các em có thể tham gia nhiều hoạt động như : lao động hoạt động học tập, vui chơi tập thể, . . . - Các nhóm thiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết. - Chẳng hạn: + Nhóm 1: Lan làm như thế cũng được. Có thể là Lan mệt thật, Lan cần nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức khoẻ. + Nhóm 2: Lan làm như thế không đúng, đây là việc làm chung của cả lớp, Lan nên cùng các bạn tham gia. Nếu chỉ hơi mệt, Lan có thể nghỉ một chút rồi lại ra làm vì công việc được giao cũng không quá mệt nhọc. - Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau. - Học sinh nhắc lại. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Chẳng hạn: + Đúng. Không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc. + Đúng, tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành công việc. + Sai. Nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thúc tham gia vào việc làm chung mà lớp, trường phát động. + Sai vì đang trong giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng goáp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia. + Đúng. Các bạn có thể sẽ làm cho thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt. - Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. - Theo dõi, ghi nhớ. IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Em đã tham gia tốt việc lớp việc trường chưa? - Tham gia tốt việc lớp việc trường có lợi gì? - Về nhà chuẩn bị cho tiết học sau. - GV nhận xét tiết học. Trường tiểu học Hạ Sơn Thứ 4 ngày 5 tháng 11 năm 2008 Tổ khối : 2 + 3 Giáo án dạy thảo luận tổ Giáo viên lên lớp: Nguyễn Văn Hào Môn: Toán - Bài: Giải bài toán bằng 2 phép tính (Tiếp theo) Tuần 11. Lớp 3A I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Làm quen với giải bài toán bằng hai phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bảng phụ ghi bài toán sgk. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 1 HS lên giải bài tập 3/50. Đề bài: bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hợn bao gạo 5 kg. hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg. - Gọi1 HS lên làm bài 2/ 50. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo) HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính. * Nêu bài toán: Một cửa hàng thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp? * Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và phân tích bài toán. - Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp? - Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy? - Bài toán yêu cầu ta tính gì? - Muốn tìm số xe đạp bán được cả hai ngày ta phải biết những gì? - Đã biết số xe của ngày nào? Chưa biết số xe của ngày nào? - Vậy để giải bài toán này ta phải làm mấy bước? - Cô mời 1 bạn lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ bài toán. - Bài toán yêu cầu ta tìm gì? - Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà tới chợ huyện và từ chợ huyện tới bưu điện tỉnh. - Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào? - Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh biết chưa? - Yêu cầu HS tự làm tiếp bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ và giải bài toán. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần, sau đó làm mẫu một phần. - Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - 1 HS đọc lại đề bài, cả lớp đọc thầm. - Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 chiếc xe đạp. - Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy. - Bài toán yêu cầu tính số xe đạp cửa hàng bán được trong cả hai ngày. - Ta phải biết số xe đạp bán được trong mỗi ngày? - Đã biết số xe đạp bán được của ngày thứ bảy, chưa biết số xe của ngày chủ nhật. - 2 bước. Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật. Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày. - HS làm bài. Tóm tắt Thứ bảy 1 1 Chủ nhật 1 1 1 Bài giải Ngày chủ nhất cửa hàng bán được số xe đạp là: 6 x 2 = 12 (xe đạp) Cả hai ngày cửa hàng đó bán được số xe đạp là: 6 + 12 = 18 (xe đạp) Đáp số 18 xe đạp. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm. - HS quan sát sơ đồ. - Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh. - Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà tới chợ huyện và từ chợ huyện tới bưu điện tỉnh. - Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh. - Chưa biết và phải tính. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là: 5 x 3 = 15 (km) Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là: 5 + 15 = 20(km) Đáp số : 20 km - Một thùng đựng 24 lít mật ong, lấy ra một phần ba số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Tóm tắt 1 1 1 1 Bài giải Số lít mật ong lấy ra là: 24 : 3 = 8 (lít) Số lít mật ong còn lại là: 24 - 8 = 16(lít) Đáp số : 16 lít mật ong - HS nêu theo yêu cầu của GV. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. IV CỦNG CỐ-DẶN DÒ - Muốn gấp một số lên nhiều lần em làm như thế nào? - Muốn giảm một số đi nhiều lần em làm như thế nào? - Về nhà luyện tập thêm về bài toán giải bằng hai phép tính. - Xem trước bài : Luyện tập. - GV nhận xét tiết học. Tiết 1 Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2005 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 2 HS lên bảng. HS1: lên bảng giải bài tập 2/51. HS2: Làm bài toán sau: Cuộn vải dài 48 mét, đã bán một phần 3 số vải. Hỏi cuộn vải còn lại dài bao nhiêu mét? - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Luyện tập HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải bài toán. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ để tự vẽ ... A. KIỂM TRA BÀI CŨ: -GV mời 4 HS đọc bức thư của mình. - -GV nhận xét, cho điểm. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ nghe kể câu chuyện vui : Tôi có nhìn đâu và nói về quê hương mình. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Hướng dẫn HS làm bài tập -GV yêu HS đọc đề bài - Đề bài yêu cầu gì ? -GV kể chuyện: giọng vui, dí dỏm Kể xong lần 1 hỏi HS: +Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? +Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? +Người bên cạnh kêu lên như thế nào? -GV kể lần 2 -GV nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt. Bài 2 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -Nêu yêu cầu của bài? -GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống -GV yêu cầu HS thảo luận , sau đó trình bày trước lớp. -GV theo dõi, tuyên dương những HS kể về quê hương mình hay nhất. -1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Nghe và kể lại câu chuyện :Tôi có nhìn đâu -Ghé mắt đọc trộm thư của mình. -Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì bên cạnh có người đang đọc trộm thư. -Không đúng? Tôi có đọc trộm thư của anh đâu! -HS chăm chú nghe -Một HS giỏi kể lại chuyện. -Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe. -HS nhìn bảng đã viết sẵn gợi ý , thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp. -1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm. -Nói về quê hương hoặc nơi em đang ở theo gợi ý SGK. -HS thảo luận theo cặp , sau đó trình bày bài nói của mình trước lớp. -Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất. IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ -Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì? -1HS kể lại câu chuyện Tôi có nhìn đâu. -1HS kể về quê hương của mình. -GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS viết lại những điều vừa kể về quê hương. Tiết 4 Tiết 5 HĐTT – Sinh hoạt lớp 1 . Phát động làm báo tường : - H/s sưu tầm tranh ảnh về thầy cô giáo nộp cho giáo viên để làm báo tường . - Cô giáo cùng 3 h/s có năng khiếu vẽ , trang trí , tô màu báo tường của lớp . 2 . Tổ chức cho h/s thi vẽ với chủ đề “ Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam” - H/s tập trung lại thi vẽ , sau đó chọn ra 10 bức tranh vẽ đẹp nhất khen thưởng và trưng bày sản phẩm trong lớp . 3 . Nhận xét tuần 11 : - Đi học đều , chuyên cần . - Thi đua học tốt giành nhiều bông hoa điểm 10 dâng thầy cô . - Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội đề ra - Lớp đã chọn ra 5 bạn giữ vở sạch , chữ đẹp và được cô giáo khen thưởng . 4 . Kế hoạch tháng 12 : - Tiếp tục duy trì sĩ số 100% . - Học tốt , chăm , ngoan . - Ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng . - Đóng các khoản tiền trường . --------------------------------------------------- ÔN TIẾNG VIỆT 1 . G/v cho h/s ôn lại các bài TĐ và HTL của tuần 10 : Giọng nói quê hương , Quê hương , Gửi thư cho bà , . 2 . Oân luyện từ – câu: Bài 1 : a ) Đặt 2 câu có mô hình Ai , làm gì ? b ) Đặt 2 câu có mô hình Ai , là gì ? Bài 2 : Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chổ trống ở mỗi dòng sau : a ) Từ xa , tiếng thác dội về nghe như . b ) Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như . c ) Tiếng sóng biển rì rào như Bài 3 : Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu : Hậu là em của cậu họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê Hậu rất thích đuổi bắt bướm , câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng , bướm nâu một lần , em mải miết ngồi câu từ sáng tới chiều mới được một con cá to bằng bàn tay . -------------------------------------------------- Tiết 2 Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2005 Tiết 3 Tiết 4 Tiết 1 Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2005 Tập đọc CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI I MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng : + Các từ : cỏ non, lá rau, lượt tuyết, long lanh, pha lê, hơi nóng, lấp ló, xôi nếp. - Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả( nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu : -Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu các từ ngữ trong bài; nắm nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 4 HS đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI Quê hương ta có những món ăn đơn sơ, giản dị nhưng rất đặc sắc vì đó là sản phẩm mang hương vị đồng quê Việt Nam, chỉ ở Việt Nam mới có. Một trong những món ăn như thế là bánh khúc. Bài đọc Chõ bánh khúc của dì tôi sẽ giúp các em hiểu vì sao tác giả bài viết này – nhà văn Ngô Văn Phú không bao giờ quên hương vị của chiếc bánh khúc quê hương. H GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả và giàu hình ảnh: rất nhỏ, mần cỏ non, mạ bạc, cực mỏng, long lanh, nghi ngút. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. +Đọc từng câu + Đọc từng đoạn trước lớp GV có thể chia bài thành 4 đoạn. ( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn) + Đọc từng đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV chốt lại câu trả lời đúng Luyện đọc lại -GV yêu cầu HS đọc từng đoạn. -GV nhận xét ,tuyên dương những cá nhân đọc diễn cảm,hay. -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -HS nối tiếp nhau từng đoạn.Chú ý ngắt nghỉ đúng ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm; biết đọc đúng giọng văn miêu tả ( nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.) -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc từng đoạn. -Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài. -1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời 1. Tác giả tả cây rau khúc như thế nào?( Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như lá bạc; như được phủ một lượt tuyết cực mỏng; sương đọng trên lá long lanh như bóng đèn pha lê) 2. Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc? (Những chiếc bánh màu xanh rêu lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm. Hương đồng cỏ nội gói vào trong đó) 3. Vì sao tác giả không quên được mùi vị chiếc bánh khúc que hương?(Vì đó là mùi đọc đáo của đồng quê gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ về người dì, về những người thân yêu khác trong những ngày ấu thơ.) -4 HS thi đọc trước lớp. -Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thật tốt ( diễn tả tình cảm chân thành ). IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ - Bài văn cho em biết điều gì? -Ở quê em có những món ăn gì ? Món ăn nào được xem là đặc sản quê em? -GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn , chọn đọc một đoạn miêu tả mà em thích . Tiết 2 Tiết 3 Tiết 4 Hát – Nhạc ÔN TẬP BÀI HÁT : LỚP CHÚNG TA KẾT ĐOÀN . I . MỤC TIÊU : - Thể hiện tốt bài hát Lớp chúng ta đoàn kết . - Giáo dục tình đoàn kết , thương yêu bạn bè . II . CHUẨN BỊ : - Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe . - Tập lại bài hát Hoa lá mùa xuân ( học ở lớp 2 ). III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Kiểm tra bài cũ : - Học sinh lên hát bài Lớp chúng ta đoàn kết . - Nêu tên tác giả , nội dung bài hát . Bài mới : * Oân tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết - Cho h/s nghe băng nhạc . - Cả lớp ôn luyện sau đó từng nhóm và cá nhân hát . - Hát kết hợp gõ đệm theo phách . Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta x x x x x x chan hoà tình thân x x - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca : Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta x x x x x x x x x chan hoà tình thân x x x x * H/s ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân ( đã học ở lớp 2 ) - Đố vui : g/v gõ tiết sau đây và hỏi h/s đó là tiết tấu của bài hát nào ? + Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hoà tình thân . + Tôi là lá , tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân * Tập biểu diễn bài hát : - Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp . Khi hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 2/4 , một nhịp đưa sang phải , 1 nhịp đưa sang trái cho nhịp nhàng . - 2 h/s lên hát - Nghe nhạc . - Từng nhóm hát , sau đó cá nhân hát - Hát cả lớp và gõ đệm theo phách . - Hát cả lớp và gõ đệm theo tiết tấu . - Hát cả lớp . - lắng nghe và trả lời đó là bài hoa lá mùa xuân - Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp IV CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Học hát bài gì ? - Giáo dục tình đoàn kết thương yêu bạn bè . - Về tập hát đúng và thuộc lời ca với động tác phụ hoạ Tiết 5 ÔN TOÁN - Oân bảng đơn vị đo độ dài , thực hành đo dộ dài , bước đầu tập giải toán bằng hai phép tính . + Bài 1 : Số : 2m8cm = cm ; 7m1dm = dm ; 9m26cm = ...cm ; 4m8dm = dm + Bài 2 : Cho h/s thực hành đo lớp học , bàn học , gang tay của mình , của bạn . + Bài 3 : Điền dấu > , < , = 700 cm .7 m ; 4m 8cm 4m10 cm ; 58 dm ..2m 3dm + Bài 4 : Năm nay chị 13 tuổi , tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi chị . Hỏi tuổi của chị và mẹ bao nhiêu tuổi ? ------------------------------------------ Tiết 2
Tài liệu đính kèm: