Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học An Sơn

Tập đọc-Kể chuyên

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU (2 TIẾT)

I- Mục tiêu: A- Tập đọc.

 HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch.

 HS đọc đúng 1 số từ ngữ: Ê - ti - ô - pi - a, đường xá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng, .

- Đọc với giọng kể cảm xúc, phân biệt giọng đọc.

- Hiểu được 1 số từ ngữ: Ê - ti - ô - pi - a, cung điện, khâm phục.

- Nắm được ý nghĩa truyện: Đất đai, Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

GDMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương.

B- Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Biết sắp xếp các tranh minh hoạ đúng nội dung câu chuyện; kể trôi chảy, mạch lạc từng đoạn câu chuyện.

- Rèn kỹ năng nghe và biết nhận xét cho HS.

HS K- G: Kể lại toàn bộ câu chuyện

- Rèn KNS : Xác định giá trị, giao tiếp, lắng nghe tích cực.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc-Kể chuyên
Đất quý đất yêu (2 tiết)
I- Mục tiêu: A- Tập đọc.
 HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch.
 HS đọc đúng 1 số từ ngữ: Ê - ti - ô - pi - a, đường xá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng, .....
- Đọc với giọng kể cảm xúc, phân biệt giọng đọc.
- Hiểu được 1 số từ ngữ: Ê - ti - ô - pi - a, cung điện, khâm phục.
- Nắm được ý nghĩa truyện: Đất đai, Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
GDMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương.
B- Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Biết sắp xếp các tranh minh hoạ đúng nội dung câu chuyện; kể trôi chảy, mạch lạc từng đoạn câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe và biết nhận xét cho HS.
HS K- G: Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Rèn KNS : Xác định giá trị, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Tập đọc.
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài: Thư gửi bà và nêu nội dung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung
- GV đọc cả bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- Yêu cầu đọc từ ngữ khó.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn và hướng dẫn cách đọc từng đoạn.
“Ông sai .... khách/ rồi .... nước.//
- Tại sao .... vậy ? (cao giọng).
- Đất Ê - ti - ô - pi - a ... cha,/ là mẹ,/ là ... chúng tôi.//
- Yêu cầu đọc cả 4 đoạn (đoạn 2 chia 2).
*Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu1
- Đọc thầm đoạn 3 trả lời câu 2,3.
GV: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật "thiêng liêng" cao quý gắn bó máu thịt với người dân Ê- ti- ô-pi- a nên họ không xa rời được.
- Đọc thầm đoạn 3 và nêu cách đọc.
- Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người dân Ê - ti - ô - pi - a với quê 
hương như thế nào ?
* Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm lại đoạn 2.
- HD thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV cùng HS nhận xét, chọn người đọc hay.
- GV cho HS đọc cả bài.
- HS theo dõi SGK và quan sát tranh.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- HS đọc từng đoạn.
- HS nhận xét.
- HS đọc 
- HS trả lời và cho nhận xét.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS tuỳ ý phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- HS theo dõi.
- HS thi đọc.
- 1 HS đọc, nhận xét.
B- Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ.
2- Hướng dẫn kể chuyện.
Bài tập 1:
1 HS đọc yêu cầu của đề.
HS quan sát tranh minh họa, sắp xếp lại các tranh, ghi KQ vào giấy nháp rồi đọc lên để cả lớp nhận xét.
Từng cặp HS dựa vào tranh minh họa tập kể chuyện.
4 HS nối tiếp nhau thi kể theo 4 tranh; một HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Cả lớp và GV nhận xét người kể hay nhất.
Em hãy đặt 1 tên khác cho câu chuyện.
3. Củng cố dặn dò:
- 2 HS nêu cảm nghĩ về câu chuyện
Biểu dương những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- HS theo dõi và nhắc lại nhiệm vụ.
- 1 HS đọc lại yêu cầu.
- HS theo dõi, nhận xét.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn.
- 1 HS kể, HS khác nhận xét.
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính( Tiếp theo)
I- Mục tiêu:
 HS biết giải và trình bày các bài toán có hai phép tính dạng gấp một số lên nhiều lần.
 Có kỹ năng giải toán có hai bước tính dạng gấp một số lên nhiều lần.
 Giáo dục HS có ý thức trong giờ học, thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT3
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS nêu các bước giải bài 3 (50).
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
 Bài toán 1:
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- GV hướng dẫn tóm tắt.
- HD cách giải.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV chốt lại các bước giải.
- Tìm số xe ngày chủ nhật.
- Tìm số xe 2 ngày.
Bài tập thực hành:
Bài tập 1: 
- GV cho HS nhận xét, tóm tắt với bài toán trên.
- Hướng dẫn giải.
- GV cùng HS chữa, cho điểm.
Bài tập 2 
- GV giúp HS hiểu đầu bài và biết tóm tắt.
- Hướng dẫn cách giải.
- GV cùng HS chữa, cho điểm.
+ GV kết luận: Bài toán tìm 1 phần trong các phần bằng nhau.
Bài tập 3(dòng 1)
- GV cho HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm nháp.
- GV gọi lần lượt HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành tiếp bài.
- Xem lại cách giải
 2 HS nêu
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác đọc thầm SGK.
- HS trả lời.
- HS tóm tắt nháp.
- 1 HS lên bảng, dới nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác quan sát SGK.
- HS phát biểu nhận xét.
- 1 HS lên bảng, dưới làm vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tóm tắt nháp.
- 1 HS giải trên bảng lớp, dưới làm vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm nháp.
Chiều : Đ/c Nhuần soạn giảng
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2010
Sáng : Đ/c Nhuần soạn giảng
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chiều : GV chuyên soạn giảng
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
Sáng Âm nhạc
ôn tập bài hát : lớp chúng ta đoàn kết.
GV chuyên soạn giảng
Tập đọc
vẽ quê hương
I- Mục tiêu:
 HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch, trôi chảy.
 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc phát âm đúng một số từ ngữ: Làng xóm, lượn quanh, nắng lên, .....
 Ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.
 Hiểu một số từ ngữ mới, ý nghĩa của bài.
 GDMT: Giáo dục HS vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, yêu quê hương đất 
nước.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Chép bài thơ vào bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 HS kể lại câu truyện: Đất quý, đất yêu.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu (giọng vui)
- HD quan sát tranh SGK.
- GV cho HS đọc luyện câu.
- HD đọc phát âm.
- GV cho HS đọc đoạn (khổ thơ).
- HD cách đọc, ngắt nhip, nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- GV giải nghĩa từ: Sông máng, cây gạo.
- GV cho HS đọc đồng thanh.
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Kể tên những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ?
? Cảnh vật quê hương được miêu tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy?
Câu hỏi 3:
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi.
- GV nhận xét, kết luận câu đúng nhất.
+ Học thuộc lòng:
- GV treo bảng phụ có bài thơ.
- HD đọc thuộc lòng.
- GV cho đọc thi từng khổ thơ và cả bài thơ; chọn bạn thuộc và đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại bài 1 lần.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- HS nghe và theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ.
- HS đọc 
- HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
- HS đọc lại, nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
- HS đọc thầm cả bài lần 1.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đọc thầm cả bài lần 2.
- HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhận xét.
- 2 HS đọc lại cả bài thơ.
- HS đọc nhiều lần.
Toán
 Bảng nhân 8
I- Mục tiêu:
 Thành lập bảng nhân 8 và học thuộc bảng nhân 8. Giải các bài tập liên quan đến bảng nhân 8.
 Rèn kỹ năng giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và đếm thêm 8..
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, thích tìm tòi, khám phá kiến thức.
II- Đồ dùng dạy học:
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
- Bảng phụ chép bảng nhân 8
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 HS lên bảng nêu bài giải 3 (52)
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn lập bảng nhân.
- GV cùng HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- GV: 8 lấy 1 lần và viết phép nhân tương ứng.
- GV ghi bảng 8 x 1 và yêu cầu HS tính.
- Tương tự cho đến 8 x 3 = 24
- GV cho HS tìm tích 8 x 4 bằng cách khác.
- GV yêu cầu HS tự lập tiếp, dựa 1 trong 2 cách.
- GV ghi bảng (treo bảng phụ).
- GV cho HS đọc thuộc: nhận xét các cột
+Hướng dẫn luyện tập, thực hành:
Bài tập 1: GV ghi phép tính lên bảng
- GV cho HS làm miệng.
- GV ghi bảng, củng cố phép nhân có thừa số 0, 1.
Bài tập 2:
- GV cho HS tóm tắt, giải vở.
- GV cùng HS chữa.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV ho HS đếm xuôi, ngược.
- GV hỏi để HS hiểu đây là dãy số của tích bảng nhân 8 hay là dãy số cách đều 8.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhắc HS đọc lại bảng nhân 8.
- Về nhà học lại bài cho thuộc.
- HS làm theo.
- HS trả lời và viết phép nhân
8 x 1 vào bảng 
- HS tính 8 x 1 = 8, nêu vì sao ?
- HS tìm 8 x 4 = 24 + 8 = 32
- 1 số HS đọc lại 3 phép nhân.
- HS tự lập nháp và nêu tiếp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm miệng và nêu kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng, dưới làm vở.
- HS đổi chéo để kiểm tra nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm miệng, nhận xét.
- HS trả lời, nhận xét.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về quê hương- Ôn tập câu Ai - làm gì ?
I- Mục tiêu:
 Mở rộng vốn từ về chủ đề quê hương và hệ thống hoá vốn từ về chủ đề trên; củng cố mẫu câu: Ai- làm gì ?.
 Rèn kỹ năng HS biết sử dụng các từ ngữ về chủ đề quê hương trong nói, viết; tìm nhanh đợc đúng mẫu câu.
 Giáo dục HS có ý thức tốt trong học tập.
GDMT: HS yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng quê hương.
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS chữa bài 2 tuần 10.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV cho HS tìm các từ chỉ sự vật ở quê hương xếp vào cột 1, các từ chỉ tình cảm đối với quê hương xếp vào cột 2.
- GV cùng HS chữa bài.
GV:Chúng ta yêu quê hương, có ý thức xây dựng quê hương.
Bài tập 2:
- GV cho HS nêu lại yêu cầu bài.
- HD làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 3: HD trên bảng phụ.
- Trong đoạn văn đó có những câu nào thuộc mẫu câu ai- làm gì ? (mẫu 1 câu)
- GV cùng HS chữa bài.
- HD làm ý 2.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 4:
- GV cho HS nhắc để hiểu yêu cầu.
- GV gọi HS làm mẫu.
- GV cho HS làm vở bài tập
- GV cùng HS chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về xem lại bài, tìm thêm các mẫu câu ai- làm gì ?.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở bài tập.
- HS kiểm tra chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu và cả đoạn văn.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện trả lời.
- 1 HS hỏi, 1 HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS làm mẫu, HS khác nhận xét.
- 1 số HS lên bảng, dưới làm vở.
Chiều Tiếng Việt (tăng) 
Ôn LT- C: Từ ngữ về quê hương- Ôn tập câu Ai - làm gì ?
I. Mục tiêu:
- Bồi dưỡng, hệ ...  đề bài.
- 1 HS lên chữa trên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi.
- HS làm nháp, 3 HS chữa bài.
Thủ công
Cắt, dán chữ I, T
I .Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật.
- HS thích cắt, dán chữ.
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ I, T
- Giấy TC , bút màu , kéo thước kẻ, bút chì
- Tranh quy trình kẻ, cắt
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới .
 a.Giới thiệu bài .
 b. Giảng ND .
* HĐ 1: HD quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu chữ I, T
- HD quan sát, nhận xét
* HĐ 2: HD mẫu:
- GV treo trnh quy trình kẻ, cắt, dán
- HD thực hiện theo các bước:
+ B 1: kẻ chữ I, T
+ B 2: Cắt chữ T
+ B 3: Dán chữ I, T
- Tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ I, T
GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
3 . Củng cố – dặn dò .
? Nêu quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T ?
- Dặn về chuẩn để giờ sau t/h tiếp. 
- Quan sát.
- Quan sát, nhận xét.
- Nghe.
- Quan sát
Quan sát Gv làm mẫu.
HS thực hành
Chiều Toán (tăng)
Luyện tập chung
I Mục tiêu .
Củng cố cho HS về phép nhân , chia các số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 áp dụng giải toán có 2 phép tính.
-Giáo dục HS ham học toán.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:3 em lên bảng làm.
23 x 2 = 24 x 2 = 26 x 6 = 39 : 3 = 48 : 4 = 18 : 6 =
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:
- Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 33 x 5 = 22 x 7 = 42 x 8 = 
 37 x 6 = 24 x 8 = 54 x 7 = 
 Bài 2:Tìm x:
 X : 8 = 15 42: x = 6 x : 6 = 48
 Bài 3: Đặt tính rồi tính:
46 : 2 66 : 3 84: 4 58 : 5 49 : 5 79 : 7 
 Bài 4: Mỗi thùng hàng nặng 55 kg.
Cửa hàng nhận về 4 thùng hàng như thế. Sau một ngày bán đi 120 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki lô gam? 
Bài 5: Ngọc có 42 viên bi, Ngọc cho Mai 1/3 số đó. Cho Hà 10 viên. Hỏi:
 Ngọc còn bao nhiêu viên bi ?
3.Củng cố - dặn dò: 
 - GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS về xem lại bài đã học .
- 6 em làm bảng,
- lớp làm nháp.
- HS làm bảng con.
4 em làm bảng lớp. 
 HS dới lớp làm bảng con.
- 1 em đọc đề bài, phân tích đề.
 Lớp làm nháp, chữa bài trên bảng.
 HS lên bảng.
 HS làm bảng con theo nhóm.
 Chữa bài, nhận xét.
 HS đọc y/c.
HS làm vở.
Chấm chữa bài, nhận xét.
Dành cho HS K- G
Tiếng Việt (tăng)
Luyện đọc: Chõ bánh khúc của dì tôi
I- Mục tiêu:
 HS đọc đúng cả bài, đọc to, rõ ràng, rành mạch.
 Rèn kỹ năng đọc đúng một số từ ngữ: Cỏ non, lá rau, lượt tuyết, long lanh, lấp ló, 
- Biết đọc đúng giọng văn miêu tả.
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ trong bài, nắm được nội dung bài tả vẻ đẹp của cây rau, vẻ hấp dẫn của chiếc bánh khúc.
 Giáo dục HS biết yêu các sản phẩm từ đồng quê, yêu quê hương. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 2 HS đọc bài: Đất quý đất yêu
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS quan sát tranh.
- HD luyện đọc câu.
- HD tìm và đọc các từ ngữ khó.
- HD luyện đọc đoạn.
- HD cách đọc từng đoạn, ngắt câu:
“Những hạt ... trên lá/ long lanh ... lê// Những .... xanh/ lấp ló ... trắng/ được ... chuối/ hơ qua ... mềm/ trông đẹp ... hoa.//
Bao năm rồi,/ tôi ... ngậy,/ hăng hắc/ của ... hương.//
- GV giải nghĩa từ: Cây rau khúc, 
 vàng ươm, thơm ngậy.
- GV cho 4 HS đọc nối tiếp.
 * Tìm hiểu bài:
- HD đọc thầm đoạn 1: trả lời câu 1.
- Em có nhận xét gì về những câu văn tả cây rau khúc ?
- HD trả lời câu 2 SGK.
- HD trả lời câu 3.
+ GV: Dù đi xa nhưng tác giả vẫn luôn nhớ về quê hương qua hình ảnh chõ bánh khúc.
*Luyện đọc lại:
- GV gọi HS đọc bài: Đoạn 2, 3.
- HD đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm đoạn 2, 3.
- HS thi đọc 2 đoạn 2 và 3.
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, nêu ý nghĩa bài.
- HS theo dõi SGK.
- HS quan sát tranh SGK, nêu nội dung.
- HS đọc nối tiếp câu.
- 2 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS tìm câu dài và tự tìm chỗ ngắt.
- HS đọc lại, nhận xét.
- 4 HS đọc nối tiếp, nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 3,4.
- HS trả lời, nhận xét.
- 2 HS đọc, nhận xét.
- HS đọc lại.
- HS đọc, nhận xét.
Thực hành
I - Mục tiêu:
- Cả lớp hoàn thành bài tập toán tiết : Luyện tập 
- Cả lớp hoàn thành vở BTTV
- Hs có ý thức hoàn thành các bài tập trong ngày .
II- Nội dung: 
Cả lớp hoàn thành vở bài tập toán ; BTTV
 BT dành cho HS K- G:
 Bài 1: Hà hái được 12 bông hoa. Hồng hái được số hoa gấp đôi Hồng. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa?
 Bài 2: Một thùng dầu có 96l. Sau khi bán số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
Sáng Chính tả 
Nhớ viết: vẽ Quê hương
I- Mục tiêu:
 HS nhớ lại bài “Vẽ quê hương” để viết đúng, đẹp, làm đúng bài tập.
 Rèn kỹ năng nhớ viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn (thơ) có 4 chữ 1 dòng. Phân biệt các chữ chứa âm đầu s/x
 Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ viết và thấy yêu quê hương.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 2a.
III- Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Tìm các từ có tiếng bắt đầu băng s/x.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc đoạn thơ cần viết chính tả.
- GV cho HS đọc lại.
- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê 
hương vẽ rất đẹp ?.
- Tìm các chữ phải viết hoa? vì sao ?
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- GV cho HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các từ ngữ khó viết.
- GV ghi bảng, yêu cầu HS viết bảng.
- GV đọc cho HS viết lại từ ngữ khó.
- GV cho HS ghi lại đầu bài.
- GV cho HS đọc thầm lại đoạn thơ.
- GV cho HS gấp sách nhớ để viết.
- GV quan sát uốn nắn HS viết bài.
- GV thu chấm nhận xét.
+ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2a: GV treo bảng phụ.
- GV cho HS làm bài cá nhân, đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV cùng HS chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót, ghi nhớ chính tả.
- Về nhà học thuộc các câu thơ.
 HS nêu miệng
 Nêu tên bài học.
- HS nghe GV đọc.
- 2 HS đọc lại lớp đọc thầm.
- Vì bạn thấy rất yêu quê hơng.
- HS tìm và trả lời.
- Cách lề 3 ô li
- HS đọc và tìm, 2 HS đọc lại.
- HS viết bảng, nhận xét.
- HS ghi đầu bài.
- HS đọc thầm.
- HS viết bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở bài tập.
- 1 HS lên bảng chữa.
Toán
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng nhân
- Giáo dục HS lòng ham học
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 . Kiểm tra .
- HS làm BT 3 tiết trước
2. Bài mới
a. GT
b. HD thực hiện phép nhân
* GT phép nhân 123 x 2
- Yêu cầu thực hiện phép nhân
GV nhận xét, sửa và HD thực hiện như SGK
* Giới thiệu phép nhân 326 x 3
- HD thực hiện tương tự. Lưu ý cho HS có nhớ sang hàng chục.
c. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu tự làm bài.
Nxét, sửa.Nhấn mạnh cách nhân
Bài 2a
- HD t/h tương tự. Lưu ý trường hợp nhân có nhớ.
Bài 3:
- HD phân tích bt
- Yêu cầu làm vào vở
Chấm, chữa bài
Bài 4:
- Mời lên bảng làm bài
Nxét, sửa. Củng cố cách tìm SBC
3 . Củng cố – dặn dò
? Nêu cách nhân số có ba chữ số với số có một chữ số?
- Dặn về xem trước bài Luyện tập
- 1 HS t/h trên bảng. Lớp làm vở nháp
- Lần lượt 2 HS làm trên bảng. Lớp làm vở nháp
- Đọc, phân tích
- Làm vào vở
- 2 HS làm trên bảng. Lớp làm vào giấy nháp.
Tập làm văn
Nghe kể: Tôi có đọc đâu! Nói về quê hương.
I- Mục tiêu.
	- Nghe - kể lại được câu chuyện" Tôi có đọc đâu!". 
 - Bước đầu nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
 - GDHS tình cảm yêu quý quê hương.
II- Chuẩn bị: Các câu hỏi gợi ý của 2 bài tập.
III - Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: Trả bài và nhận xét về bài văn "Viết thư cho người thân".
2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn làm bài.	
Bài 1.
- Giáo viên kể câu chuyện "Tôi có đọc đâu".
? + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
- Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe lại câu chuyện => trình bày trước lớp.
? + Câu chuyện đáng cười ở đâu? (Người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc vội thanh minh là mình không đọc...)
 Bài 2: Nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu 1 số học sinh nói trước lớp về quê hương hoặc nơi em ở của mình.
- Nghe.
- Học sinh dựa vào nội dung truyện => trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi => nói trước lớp.
- Kể theo cặp
- Vài học sinh trả lời.
- 3- 4 HS trả lời.
- 3 - 5 học sinh nói, học sinh khác nhận xét bổ sung.
3, Củng cố – Dặn dò:
- Hãy nói về cảnh đẹp của quê em?
Sinh hoạt
Kiểm điểm công tác trong tuần
I- Mục tiêu: 
 HS nắm được tình hình của sao trong tuần qua.
 Có ý thức giúp đỡ các sao có khó khăn.
 Biết tự tổ chức các hoạt động văn nghệ dưới sự HD của GV. 
- Rèn kĩ năng biểu diễn trước đám đông. Rèn tính mạnh dạn.
II- Nội dung:
Lớp trưởng nhận xét đánh giá.
 - Phụ trách nhận xét chung.
+ Đạo đức: Nhìn chung các sao ngoan, thực hiện tốt nề nếp như sao chăm học, sao đoàn kết.
+ Học tập; ý thức các sao tốt. Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Có ý thức xây dựng bài. Dự kiểm tra định kỳ lần 1 đạt kết quả.
+ Hoạt dộng khác:Thực hiện vui chơi múa, tập thể dục đều.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Hoan, Hoàn
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Dũng, Bình.
- Còn nhiều bạn chữ viết bẩn, không cẩn thận: Hiển, Diễn ...
- Các bạn có tên trên cần rút kinh nghiệm tuần sau 
Sinh hoạt văn nghệ.
GV chia tổ, các tổ tự HĐ.
GV nhắc HS : nội dung cần theo chủ điểm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam,
các hình thức cần phong phú : múa, hát, kể chuyện, đọc thơ.
HS tự biểu diễn các tiết mục mình đã chuẩn bị cho các bạn trong nhóm xem.
Các tổ tự nhận xét, đánh giá, bình bầu các tiết mục xuất sắc.
Các tổ thi đua biểu diễn.
Cả lớp nhận xét, bình chọn.
GV đánh giá, động viên khen ngợi HS.
 Nhắc nhở HS chuẩn bị tốt chuẩn bị cho ngày 20 – 11.
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 11(7).doc