Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Toán

BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (Tiếp)

I. Mục tiêu:

 - Giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.

 - Bước đầu biết giải và trình bày cách giải.

 - Rèn kĩ năng giải toán bằng 2 phép tình.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các tranh vẽ sgk. - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Trường Tiểu học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Chào cờ
Triển khai công tác tuần 11
----------------------------------------------------
Toán 
Bài toán giải bằng hai phép tính (Tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
	- Bước đầu biết giải và trình bày cách giải.
	- Rèn kĩ năng giải toán bằng 2 phép tình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các tranh vẽ sgk.	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
3’
30’
2’
	1. Kiểm tra bài cũ:	
2. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính.
- Giáo viên giới thiệu bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề và giáo viên tóm tắt.
g Kết luận:
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: (51)
Giáo viên nhận xét sửa chữa.
Bài 2: (51)
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập qua 2 bước.
B1: Tìm số lít mật ong lấy ra.
B2: Tìm số lít mật ong còn lại.
- Giáo viên thu vở chấm, nhận xét.
Bài 3: (51) Tổ chức trò chơi. “Thả thư đúng địa chỉ”
3. Củng cố: Nhận xét giờ.
4. Dặn dò: Bài tập về nhà 1, 2, 3 vở bài tập toán
Chữa bài tập vở bài tập toán.
- Học sinh đọc lại.
- Lấy 6 x 2 = 12 xe.
 6 + 12 = 18 xe.
- Học sinh lên giải.
- 2 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh lên bảng giải (lớp làm vở bài tập)
- Lớp nhận xét.
- 2 học sinh đọc đề.
- Học sinh giải vào vở.
Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (lít)
Số lít mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16 (lít)
 Đáp số: 16 lít mật ong.
Tập đọc - Kể chuyện
đất quý đất yêu
 (Truyện dân gian Ê- Ti- Ô- Pi- A)
I. Mục tiêu: A.Tập đọc
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Đất đai, Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
B - Kể chuyện
	1. Rèn kĩ năng nói.
	2. Rèn kĩ năng nghe.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A – Tập đọc
5’
30’
15’
	1. Kiểm tra bài cũ:	
2. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
a) Giáo viên đọc toàn bài.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
Giáo viên sửa phất âm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Lưu ý cách đọc.
Kết hợp giải nghĩa từ sgk.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
- Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
- Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
- Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thi đọc đoạn 2.
2 học sinh đọc bài: Thư gửi bà + trả lời câu hỏi.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc tiếp sức mỗi học sinh 1 câu.
- Học sinh đọc từng đoạn trong bài.
- 1 học sinh đọc lời viên quan ở đoạn 2 (giọng nhẹ nhàng tình cảm)
- 4 nhóm học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Vua mời họ vào cung, mở tiệc 
- Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giầy 
- Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương ..
- 4 học sinh đọc tiếp nối nhau đoạn 3.
- Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thi đọc đoạn 2.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Lớp nhận xét bình chọn người đọc hay.
18’
2’
B. Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh.
a) Bài 1: 
g Giáo viên chốt lại: thứ tự đúng là: 
3 – 1 – 4 – 2
b) Bài 2: 
3. Củng cố: Em hãy tập đặt tên khác cho truyện?
4. Dặn dò: Về nhà kể nhiều lần cho thuộc.
- Học sinh sắp xếp lại tranh.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện.
- Học sinh đọc kết quả sắp xếp (lớp nhận xét)
- Từng cặp học sinh dựa vào tranh tập kể chuyện.
- 4 học sinh nối tiếp kể theo 4 tranh.
- 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Mảnh đất thiêng liêng.
	 Phong tục lạ lùng 
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Đạo đức
ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì i
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cho học sinh về nội dung các bài Đạo đức đã học.
	- Rèn luyện kĩ năng thực hành nhận xét đánh giá, lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể (Đặc biệt là kĩ năng sắm vai, đánh giá)
	- Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ, tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
3’
30’
2’
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Em cần làm gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
	3. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài + đọc bài:
b) Giảng bài:
+ Em hãy nêu 5 đièu Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đông?
+ Hát các bài htá về Bác Hồ.
+ Vì sao phải giữ lời hứa?
+ Em đã tự mình làm những việc gì?
+ Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc?
+ Tình huống bài tập 5 (15)
+ Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em?
+ Vì sao phải chia sẻ vui buồn cùng bạn?
- Giáo viên tổng kết biểu dương học sinh trả lời đúng và hay.
4. Củng cố: Nhận xét giờ.
5. Dặn dò: Về nhà quan tâm chia sẻ cùng bạn.
Giáo viên tổ chức hái hoa dân chủ.
- Học sinh nêu.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh hát.
- Lớp bổ xung.
- Tôn trọng mình và tôn trọng bạn tạo niềm tin đối với mọi người.
- Học sinh nêu.
-  rất vui 
- Học sinh chọn a, c là đúng.
 b, là sai.
- Vì ông bà, anh chị em, bố mẹ là những người thân yêu nhất
- Học sinh nêu.
------------------------------------------------------
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
-------------------------------------------------------
Tiếng việt
Luyện Tập: viết thư và phong bì thư
I. Mục tiêu:
	- Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
	- Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư 
II. Đồ dùng dạy học:
	- 1 bức thư và phong bì thư.	- Giấy rời và phong bì thư.
III. Các hoạt động dạy học: 
3’
30’
2’
	1. Kiểm tra bài cũ: 	
2. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
* Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: YC học sinh đọc đề bài trong vở bài tập TV
- Giáo viên gọi một số học sinh nói mình sẽ viết thư cho ai?
- Giáo viên gọi 1 học sinh nêu miệng nội dung bức thư định viết.
+ Em sẽ viết thư gửi ai?
+ Đầu dòng thư em sẽ viết thế nào?
+ Em sẽ viết lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng?
+ ở phần cuối bức thư, em chúc ông điều gì? hứa hẹn điều gì?
+ Kết thúc lá thư, em viết những gì?
- Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý trước khi viết thư.
Giáo viên chấm điểm, nhận xét.
Bài 2: 
Giáo viên và lớp nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò: 
 Nhận xét giờ.
Nêu nội dung các phần của một bức thư.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hành viết bức thư.
- 1 số học sinh trình bày trước lớp.
- 1 học sinh đọc bài tập 2.
- Trao đổi về cách trình bày trước mặt phong bì thư.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Thể dục
động tác bụng của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
	- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung.
	- Học động tác bụng.
	- Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
	- Bồi dưỡng lòng say mê thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học: - Sân bãi (trường) vệ sinh sạch.
	- Còi, kẻ vạch sẵn.
III. Các hoạt động dạy học:
8’
20’
7’
1. Phần mở đầu:	
- Phổ biến nội dung học (1 đến 2 phút)
2. Phần cơ bản:
* Ôn 4 động tác vươn thở, tay chân, lườn của bài thể dục phát triển chung. (4 đến 5 phút)
+ Lần đầu giáo viên làm mẫu.
+ Lần sau
Giáo viên quan sát sửa chữa.
- Chia nhóm tập luyện 4 động tác đã học. (6 đến 7 phút)
* Học động tác bụng (7 đến 8 phút)
- Lần 1: Giáo viên làm mẫu + giải thích động tác.
Giáo viên nhận xét.
- Lần 2 giáo viên tiếp tục làm mẫu hô.
- Lần 3: Giáo viên hô nhịp, làm mẫu những nhịp chậm cần nhấn mạnh.
- Lần 4: Giáo viên hô.
Giáo viên quan sát sửa chữa.
* Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. (6 đến 7 phút)
- Giáo viên nhắc lại cách chơi.
Giáo viên quán sát.
3. Phần kết thúc:
Giáo viên nhận xét giờ. 
- Về nhà ôn 5 động tác thể dục phát triển chung.
- Học sinh tập trung + sĩ số. (1 đến 2 phút)
- Đứng vòng tròn quay mặt vào trong sân khởi động các khớp và chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” (2 đến 3 phút)
- Học sinh tập.
- Lớp trưởng hô - học sinh tập theo đội hình hàng, 2 hàng ngang.
- Các tổ tập.
- Học sinh tập theo.
- Học sinh tập theo.
- Học sinh tập.
- Học sinh tập.
- Học sinh tổ chức chơi.
- Tập 2 động tác hồi tĩnh, vỗ tay hát (2 phút)
---------------------------------------------------------
Mĩ thuật 
Giáo viên bộ môn soạn giảng
---------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài toán có 2 phép tính.
	- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
	- Bồi dưỡng lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.	
III. Các hoạt động dạy học:
1’
3’
30’
2’
	1. ổn định lớp: 	
2. Kiểm tra bài cũ:	
3. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
Bài 1: (52)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét sửa chữa.
Bài 2: (52) Học sinh làm nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn, phát phiếu.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Bài 4: (52) Trò chơi: Đố bạn.
- Mỗi phần cử 2 học sinh lên chơi.
Ví dụ: Tuổi tôi gấp 12 lên 6 lần? Tuổi tôi bằng tuổi bạn bớt đi 25?
Tương tự:
Giáo viên nhận xét biểu dương.
4. Củng cố- Dặn dò: Tổng kết.
	-Nhận xét giờ học.
Hát.	
Chữa bài tập 3 (51)
- 2 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh làm bảng (lớp làm vở bài tập)
- 2 học sinh đọc đề.
- Thảo luận.
Đại diện trả lời (dán kết quả)
Bài giải
 Số thỏ đã bán là:
48 : 6 = 8 (con)
 Số thỏ còn lại là:
48 – 8 = 40 (con)
 Đáp số: 40 con thỏ.
- Lớp nhận xét.
- Lớp thi tìm nhanh kết quả.
a) 12 x 6 = 72
 72 – 25 = 47
Ta có: 12 x 6 – 25 = 47
b) 56 : 7 – 5 = 8 – 5 = 3
c) 42 : 6 + 37 = 7 + 37 = 44
- Lớp nhận xét.
-------------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe – viết)
Tiếng hò trên sông
I. Mục tiêu: + Rèn kĩ ...  người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
g Kết luận.
* Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại.
+ Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập trong vở bài tập Khoa học
3. Củng cố: Liên hệ, nhận xét.
- Họ nội gồm những ai?
- Họ ngoại gồm những ai?
- cả lớp quan sát hình 1 (40) sgk và trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số HS trình bày.
- Ông bà ngoại, bác ruột mẹ của Hương.
- Sinh ra bác và mẹ.
- Ông, bà nội, bố, cô ruột.
- Ông bà nội sinh ra bố 
- Ông ngoại sinh ra mẹ 
- 1 vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu và 
nói rõ cách xưng hô.
- Học sinh tự làm các bài tập trong vở bài tập.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Thể dục
động tác toàn thân Của bài phát triển chung
I. Mục tiêu:
	- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung.
	- Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi.
	- Bồi dưỡng lòng say mê môn học.
II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường vệ sinh sạch.
	- Còi, kẻ vạch.
III. Các hoạt động dạy học:
8’
20’
7’
1. Phần mở đầu:	
- Phổ biến nội dung học (1 đến 2 phút).
2. Phần cơ bản:
- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. (10 phút)
Giáo viên quan sát uốn nắn.
- Giáo viên hô để cả lớp tập lại 1 lần.
+ Học động tác toàn thân. (6 đến 8 phút)
- Lần 1: Giáo viên làm mẫu và giải thích từng động tác.
- Lần 2, 3: giáo viên vẫn làm mẫu.
- Lần 4: Giáo viên hô.
Giáo viên sửa chữa uốn nắn.
- Lần 5: 
* Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy. (6 đến 7 phút)
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
Giáo viên quan sát lớp.
3. Phần kết thúc:
- Giáo viên hệ thống bài. (1 đến 2 phút)
- Nhận xét giờ. (1 phút)
- Về nhà: Ôn lại 6 động tác thể dục
đã học.
- Học sinh tập trung + sĩ số. (1 đến 2 phút)
- Giậm chân tại chỗ + vỗ tay theo nhịp và hát. (1 phút)
- Chơi trò chơi: Chui qua hầm. (2 đến 3 phút).
- Học sinh ôn tập chung cả lớp 2 lần.
- Chia tổ ôn. (6 đến 7 phút)
- Các tổ thi đua tập.
- Học sinh tập cả lớp.
- Học sinh làm theo.
- Học sinh tập.
- Học sinh tập.
- Lần 5 học sinh tự tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Học sinh tổ chức chơi.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh. (2 phút)
----------------------------------------------------------------
Toán 
Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
	- Biết cách thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
	- Rèn kĩ năng nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
	- Bồi dưỡng lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa, phiếu học tập.	
III. Các hoạt đông dạy học:
1’
3’
29’
1. ổn định tổ chức: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài + đọc bài:
	b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: 
Giới thiệu phép nhân 123 x 2
- Giáo viên gọi 1 HS đặt tính
Giáo viên hướng dẫn đặt tính.
Nhân từ phải sang trái, đơn vị chục, trăm.
Vậy
Đây là phép nhân không có nhớ.
* Hoạt động 2: 
Giới thiệu phép nhân 326 x 3
Nếu có học sinh biết tính thì gọi học sinh lên tính.
Giáo viên hướng dẫn lớp tương tự.
Nhân từ phải sang trái.
Đây là phép nhân có nhớ.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: (55) Học sinh làm bảng con.
Giáo viên nhận xét sửa chữa.
Bài 2: (55)
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
Giáo viên nhận xét cho điểm các nhóm.
Bài 3: (55) Học sinh làm vở.
- Giáo viên hướng dẫn làm.
- Giáo viên thu vở chấm, nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò: Tổng kết, nhận xét giờBài tập về nhà 4 (55)vở bài tập toán 1, 2, 3, 4.
Chữa bài tập 4 (56)
- 1 học sinh đặt tính.
2 nhân với 3 bằng 6 viết 6.
2 nhân với 2 bằng 4 viết 4.
2 nhân với 1 bằng 2 viết 2.
123 x 2 = 246
- 2 đến 3 học sinh đọc lại phép nhân
- 1 học sinh đặt tính.
 Vậy: 326 x 3 = 978
3 nhân với 6 bằng 18 viết 8 nhớ 1.
3 nhân với 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7 viết 7.
3 nhân với 3 bằng 9 viết 9.
- 2 đến 3 học sinh đọc.
- 1 học sinh làm bài, nhóm nào xong trước lên dán kết quả.
Nhóm 1, 3 Nhóm 2, 4
- 2 học sinh đọc đề.
- Học sinh làm.
-------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I. Mục tiêu:	+ Học sinh có khả năng:
	- Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội ngoại.
	- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
	- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
	+ Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:- Giấy kẻ sẵn sơ đồ gia đình
 - Chuẩn bị ảnh của gia đình nội ngoại, hồ dán.
III. Các hoạt đông dạy học:
1’
3’
29’
2’
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
	3. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài + đọc bài:
b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
- Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
Giáo viên gọi 1 số học sinh giới thiệu sơ đồ gia đình của mình.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Xếp hình.
- Chia 4 nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to.
- Giáo viên nhận xét.
Bình chọn ngời giới thiệu hay.
4. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét.
	Về nhà học bài.
- Học sinh theo dõi.
- Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
- Học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm dán ảnh theo sơ đồ.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu.
- Lớp nhận xét.
---------------------------------------------------------
Tập làm văn
nói về quê hương
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói:
	- Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong sgk, bài nói đủ ý.
	- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng viết sẵn gợi ý kể chuyện.
III. Các hoạt đông dạy học:
1’
3’
29’
2’
	1. ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ: .
	3. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài ( Bỏ bài tập 1 –HS không phải làm)
b) Giảng bài:
Bài 2: 
Giáo viên hướng dẫn 1 học sinh dựa vào câu hỏi để tập nói trước lớp.
- Quê em ở đâu?
- Em yêu nhất cảnh gì ở quê hương em?
- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
- Tình came của em với quê hương như thế nào?
 Giáo viên nhận xét sửa chữa.
4. Củng cố: Nhận xét giờ.
Hát.
3 học sinh đọc lá thư đã viết
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh tập nói trước lớp.
- Học sinh tập nói theo cặp
- Lớp bình chọn người nói hay.
---------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiếng Việt
Luyện Từ ngữ về quê hương - ôn tập câu: ai làm gì?
I. Mục tiêu:
	- Mở rộng và hê thống hoá vốn từ về Quê hương.
	- Củng cố mẫu câu Ai làm gì?
	- Bồi dưỡng lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập.	
III. Các hoạt động dạy học:
1’
3’
29’
2’
1. ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ: 	
3. Dạy bài mới:	
Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở bài tập	
Bài 1: 
Xếp lại những từ đã cho vào 2 nhóm.
Giáo viên chốt lời giải đúng.
1. Chỉ sự vật ở quê hương.
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương.
Bài 2: 
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ:
Giang sơn: sông núi chỉ đất nước.
Bài 3:
Tìm các câu được viết theo mẫu: Ai làm gì?
g Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4: 
Dùng một từ ngữ đã cho để đặt câu theo đúng mẫu: Ai làm gì?
Giáo viên nhận xét chốt lời giải.
4. Củng cố: Tổng kết, nhận xét.
Hát.
Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?
- Học sinh đọc đề bài
- Học sinhlàm bài cá nhân.
- Đại diện HS chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
- Gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
- Học sinh đọc thầm bài tập.
- Học sinh làm vở bài tập.
- Từ có thể thay thế cho từ quê hương là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
- Học sinh làm bàivào vở bài tập.
 -HS nêu miệng bài làm.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-HS nêu miệng bài làm.
- Lớp nhận xét.
------------------------------------------------------------
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu : vẽ cành lá
Mục tiêu:
Học sinh biết cấu tạo của cành lá, hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó.
Vẽ được cành lá đơn giản.
Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí của các dạng bài tập.
Chuẩn bị:
Giáo viên: - Một số cành lá thật.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh: - Một số cành lá thật.
 - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
Phương pháp: Sử dụng các phương pháp dạy học.
Các hoạt động dạy học:
1'
ổn định.
1'
Kiểm tra đồ dùng.
Bài mới Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
4'
- Học sinh xem một số cành lá.
+ Đây là các cành lá cây gì?
- Lá hoa hồng, lá cây bàng.
+ Đặc điểm của các cành lá?
- Lá mọc cách
- Lá mọc đối.
+ Đặc điểm của lá như thế nào?
- Lá tròn, tròn dài, răng cưa, to tròn. 
+ Cành lá gồm mấy lá?
- Từ 3 lá trở lên.
Hoạt động 2: Cách vẽ 
4'
- Vẽ hình dáng chung.
- Vẽ phác hình dáng chung của cành lá
- Vẽ hình dáng chung từng chiếc lá.
- Vẽ phác cuống, cành và từng chiếc lá
- Vẽ chi tiết.
- Sửa lại cho giống mẫu.
- Tô màu.
- Tô màu như mẫu.
Hoạt động 3: Thực hành
20'
- Giáo viên quan sát lớp.
- Vẽ cành lá mang theo.
- Hướng dẫn thêm cho học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
6
 Học sinh nhận xét một số bài vẽ đẹp.
- Em nhận xét gì về bài vẽ của bạn?
- Học sinh trả lời.
- Bố cục, đặc điểm, màu sắc?
 Giáo viên nhận xét đánh giá.
	.-----------------------------------------------------
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 8 
	A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thân cũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt: 
3’
1. Tổ chức : Hát
15’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập 
- Nề nếp
- Đạo đức
- Văn thể 
- Vệ sinh
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , thành lập các nhóm bạn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
12’
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 11s.doc