Giáo án Lớp 3 tuần 11 - Trường Tiểu học Suối Ngô C

Giáo án Lớp 3 tuần 11 - Trường Tiểu học Suối Ngô C

Chính tả

Tiết 17: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT.

 PHÂN BIỆT OAI /OAY, L/N, DẤU HỎI/DẤU NGÃ.

I.Mục tiêu:

- Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay.

- Học sinh viết đúng chính tả, bài viết mắc không quá 5 lỗi, phân biệt đúng l/n, dấu hỏi/dấu ngã.

- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng nhóm làm bài 2.

- HS: Bảng con.

 

doc 67 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuần 11 - Trường Tiểu học Suối Ngô C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010.
Chính tả
Tiết 17: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT. 
 PHÂN BIỆT OAI /OAY, L/N, DẤU HỎI/DẤU NGÃ. 
I.Mục tiêu:
- Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay.
- Học sinh viết đúng chính tả, bài viết mắc không quá 5 lỗi, phân biệt đúng l/n, dấu hỏi/dấu ngã.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm làm bài 2.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn nghe - viết:
- Giáo viên đọc bài – 2 học sinh đọc lại.
- Giáo viên đặt câu hỏi về nộ dung và cách trình bày.
- Giáo viên rút từ khó: oa oa, trái sai, da dẻ, hát ru.
- Cả lớp viết bảng con – vài em em lên bảng viết từ khó.
- Giáo viên đọc lại bài – học sinh soát bài.
- Học sinh đổi tập soát lỗi.
- Giáo viên chấm, chữa lỗi.
Hướng dẫn bài tập:
Bài 2: Thảo luận nhóm 4.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận thời gian 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Thi đọc, viết đúng và nhanh.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu cách thi, luật thi.
- Đại diện 2 bên nam và nữ, mỗi bên cử 2 em lên thi viết, đọc.
- Cả lớp viết vào vở.
- Nhận xét kết quả, bình chọn.
* Củng cố: Giáo dục, liên hệ.
* Dặn dò: Chiều làm vở bài tập.
Xem bài mới: Quê hương.
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Tập đọc
Tiết 18: THƯ GỬI BÀ.
I .Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, rành mạch, bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
- Học sinh nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Giáo dục học sinh luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một phong bì thư và bức thư; bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
- HS: Phong bì thư.
III. Các hoạt động dạy học:
Luyện đọc:
Ä Giáo viên đọc mẫu, nêu nội dung, hướng dẫn cách đọc.
Ä Luyện đọc câu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu – cả lớp dùng bút chì gạch chân từ khó.
- Giáo viên rút từ khó, học sinh yếu luyện đọc.
Ä Luyện đọc đoạn: GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc câu, đoạn.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý giải nghĩa từ.
Ä Luyện đọc nhóm.
- Học sinh luyện đọc nhóm 3 thời gian 3 phút.
- Cho 2-3 nhóm thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
- 1 học sinh đọc lại bức thư.
Tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc thầm từng phần của bức thư và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận, liên hệ.
- Giáo viên giới thiệu một bức thư của học sinh trong trường cho cả lớp xem.
Luyện đọc lại:
- Một học sinh khá đọc lại bức thư.
- 3 em thi đọc 3 đoạn của bức thư.
- 2 em thi đọc cả bức thư.
- Nhận xét, bình chọn.
* Củng cố: Học sinh nhắc lại nội dung bài.
* Dặn dò: Luyện đọc lại bài.
Xem bài mới: Đất quý, đất yêu.
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Toán
Tiết 45: LUYỆN TẬP
I .Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc, viết đo độ dài có hai tên đơn vị đo. Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên một đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia). Em Hà, Linh làm thêm bài 1b (dòng 4, 5), bài 3 (cột 2).
- Học sinh đọc thông, viết thạo số đo độ dài; đổi số đo độ dài đúng.
- Vận dụng bảng đơn vị đo độ dài vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm viết bài 3 (thi tiếp sức); viết bài 1b (thảo luận nhóm).
- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ SGK và đọc kĩ bài mẫu.
- Giáo viên nêu vấn đề ở câu a – Học sinh nhắc lại.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu bài 1b.
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Ä Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên một đơn vị đo. 
Hoạt động 2: Làm vở thi đua:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp thi đua làm vào vở - 1 em làm vào bảng nhóm.
- Giáo viên chấm điểm 7 tập.
Ä Học sinh thực hiện đúng các phép tính với các số đo độ dài.
Hoạt động 3: Thi tiếp sức:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu cách thi, luật thi.
- Mổi đội cử 4 bạn thi làm bài.
- Nhận xét, bình chọn.
Ä Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên một đơn vị đo. 
* Củng cố: Trò chơi: “Leo núi hái hoa”. 
* Dặn dò: Chiều làm vở bài tập. Chuẩn bị: Thực hành đo độ dài. 
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Buổi chiều: 
Luyện Tiếng Việt.
I.Mục tiêu:
- Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay.
- Rèn học sinh viết đúng chính tả, bài viết mắc không quá 5 lỗi, phân biệt đúng l/n, dấu hỏi/dấu ngã.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng nhóm, bài tập nâng cao.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giáo viên rèn cho học sinh viết lại bài Quê hương ruột thịt.
- Học sinh đọc thầm lại bài viết.
- Cho học sinh luyện viết từ khó.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. 
- Giáo viên chấm, chữa bài.
- Giáo viên rèn học sinh thực hành làm vở bài tập.
- Học sinh thực hành làm từng bài.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Rèn học sinh khá giỏi thi đua đọc lại bài Thư gửi bà.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
======= ––¯——======
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại cách đọc, viết đo độ dài có hai tên đơn vị đo. Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên một đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
- Học sinh đọc thông, viết thạo số đo độ dài; đổi số đo độ dài đúng.
- Vận dụng bảng đơn vị đo độ dài vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bài tập nâng cao.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 - Cho học sinh nêu lại bảng đơn vị đo độ dài. 
	- GV rèn HS thực hành làm vở bài tập.
	- HS thực hành làm từng bài.
	- GV theo dõi, gợi ý.
	- Học sinh nhận xét.
	- Gọi học sinh trung bình lên làm bài.
	- Rèn học sinh khá giỏi làm bài tập nâng cao.
	- Học sinh đổi đơn vị đo độ dài.
	- Giáo viên nhận xét.
======= ––¯——======
Đạo đức
Tiết 10: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (tt)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu caàn chuùc möøng khi baïn coù chuyeän vui , an uûi baïn , ñoäng vieân baïn khi baïn coù chuyeän buoàn . YÙ nghóa cuûa vieäc chia seû vui buoàn cuøng baïn . Treû em coù quyeàn : ñöôïc töï do keát baïn , ñöôïc ñoái xöû töû teá bình ñaúng , ñöôïc hoã trôï khi gaëp khoù khaên. 
- Học sinh bieát caûm thoâng , chia seû vui buoàn cuøng baïn trong nhöõng tình huoáng cuï theå , bieát ñaùnh giaù vaø töï ñaùnh giaù baûn thaân trong vieäc quan taâm giuùp ñôõ baïn .
- Quyù troïng caùc baïn , bieát quan taâm chia seû vui buoàn cuøng baïn .
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 4; micrô chơi trò chơi Phóng viên.
- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên mở bảng phụ, hướng dẫn thảo luận.
- Từng cặp thảo luận xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên kết luận – giáo dục, liên hệ học sinh.
Ä Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận thời gian 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận, giáo dục.
Ä Học sinh biết tự liên hệ bản thân.
Hoạt động : Trò chơi: Phóng viên.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
- Các học sinh tập trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên phóng vấn các bạn trong lớp.
- Học sinh nhận xét binh chọn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Ä Củng cố bài học.
* Củng cố: Giáo dục liên hệ.
* Dặn dò: Xem bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010.
Toán
Tiết 46: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.
I .Mục tiêu.
- Học sinh biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả độ dài những vật dần gũi với học sinh như độ dài cây bút; chiều dài mép bàn. Em Hà, Ngọc làm thêm bài 3.
- Vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước, dùng mắt ước lượng được độ dài tưong đối chính xác.
- Giáo dục học sinh tính chính xác khi đo và vẽ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng và thước mét.
- HS: Thước thẳng, thước dây.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm bài cá nhân:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu vấn đề.
- Học sinh nêu nhiều cách vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một cách vẽ và vẽ đoạn thẳng vào vở.
- Học sinh vẽ vào vở và đổi chéo tập soát vở.
- Giáo viên chấm, chữa bài.
Ä Học sinh vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận cách đo và tiến hành đo bút chì, mép bàn, chân bàn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên chốt ý đúng.
Ä Học sinh biết thực hành đo độ dài một số đồ vật.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Từng cặp ước lượng chiều cao của bức tường, chân tường.
- Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
Ä Học sinh biết ước lượng độ dài
* Củng cố: Giáo dục liên hệ.
* Dặn dò: Chiều làm vở bài tập.
Xem bài mới: Thực hành đo độ dài (tt).
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Luyện từ và câu
Tiết 9: SO SÁNH. DẤU CHẤM.
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết thêm một kiểu so sánh: So sánh âm thanh với âm thanh. Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
- Học sinh nêu được phép so sánh, dùng đúng dấu chấm.
- Giáo dục học sinh yêu thích lao động.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết bài 3; tranh ảnh cây cọ.
- HS: Tranh ảnh cây cọ.
III. Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ, cho học sinh xem tranh ảnh cây cọ.
- Từng cặp trả lời câu hỏi a,b.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên chốt ý, khen.
Ä Học sinh biết phép so sánh giữa âm thanh vớ âm thanh.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4:
- Học sinh đọc yêu cầu ... ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: 
PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (tiết 10)
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. Em Cẩm, Dương làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học, làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Học sinh làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- Học sinh có ý thức trân trọng và giữ gìn đồ chơi mình làm được.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh quy trình, các vật mẫu.
 HS: Giấy màu, kéo, hồ, bút chì, thước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình.(5 phút)
- Học sinh nhắc lại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lại mẫu, tranh quy trình của mẫu học sinh thực hành chưa đẹp.
- Học sinh nhắc lại quy trình.
- Giáo viên hướng dẫn, chốt ý.
Ä Học sinh nhắc lại đúng quy trình các mẫu thực hành chưa đẹp.
Hoạt động 2: Thực hành.(13 phút)
- Giáo viên nêu yêu cầu thực hành.
- Học sinh thực hành cá nhân.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
ÄHọc sinh làm được 2 – 3 đồ chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.(7 phút)
- Học sinh trưng bày theo tổ.
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá.
- Học sinh nhận xét, đánh giá.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
ÄHọc sinh biết nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Củng cố: Giáo dục, liên hệ.
* Dặn dò: Tập làm lại các đồ chơi.
Xem bài mới: Cắt, dán chữ I, T.
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Buổi chiều 
Luyện Tiếng Việt
I.Mục tiêu:
 - Học sinh nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 4 chữ, bài viết mắc không quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập điền có vần s/x, ươn/ ương.
 - Rèn học sinh viết đúng chính tả, viết hoa chữ đầu dòng thơ, trình bày sạch đẹp.
- Có ý thức chăm học chỉ học tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ, bài tập nâng cao.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giáo viên rèn học sinh viết lại bài chính tả Vẽ quê hương.
- Cho học sinh đọc thầm lại bài chính tả.
- Rèn học sinh viết đúng từ khó.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Cho học sinh thực hành làm vở bài tập.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Cho hoïc sinh taäp kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
- Học sinh thi kể chuyện.
- Rèn học sinh khá giỏi nói về quê hương.
- Học sinh biết dùng hình ảnh so sánh để nói về quê hương.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, ghi điểm.
======= ––¯——======
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán. 
- Vận dụng thành thạo bảng nhân 8.
- Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
	- Gv: Bài tập nâng cao.
	- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 - Cho học sinh thi đọc thuộc bảng nhân 8.
	- GV rèn học sinh thực hành làm vở bài tập.
	- HS thực hành làm từng bài.
	- GV theo dõi, gợi ý.
	- Học sinh nhận xét.
	- Gọi học sinh trung bình lên làm bài.
	- Rèn học sinh khá giỏi làm bài tập nâng cao.
	- Học sinh giải toán.
	- Giáo viên nhận xét.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 54: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Học sinh thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong tính giá trị của biểu thức, trong giải toán. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể. (Em Dương, Cẩm làm thêm bài tập 2b). 
- Vận dụng thành thạo bảng nhân 8 để tính toán, giải toán thành thạo.
- Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm viết bài 2.
- HS: Thuộc bảng nhân 8.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1: Trò chơi : Đố bạn?.(6 phút)
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu luật chơi, cách chơi.
- Hai đội đố nhau từng công thức.
- Nhận xét, bình chọn.
ÄHọc sinh thuộc bảng nhân 8.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4.(9 phút)
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận (3 phút).
- Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý.
ÄHọc sinh tính đúng giá trị của biểu thức.
Hoạt động3: Làm vở thi đua (10 phút)
 - Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh phân tích đề toán.
- Cả lớp làm vào vở - 1 em làm bảng nhóm.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên ghi điểm 7 tập.
Ä Học sinh giải đúng bài toán có hai phép tính.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm đôi.(5 phút)
- Học sinh đọc yêu cầu, quan sát hình vẽ.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Từng cặp thảo luận thời gian 3’.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên giảng thêm về tính chất giao hoán. 
- Giáo viên chốt ý, khen.
ÄHọc sinh nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
* Củng cố: Trò chơi: Thi tiếp sức. (3 phút)
* Dặn dò:Chiều làm vở bài tập.(1phút)
 Xem bài mới: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
 *Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======.
Tự nhiên xã hội
Tiết 21: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ 
 MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG.
I. Mục tiêu.
- Học sinh nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ. (Em Cẩm, Quân biết phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể). 
- Học sinh vẽ được mối quan hệ họ hàng.
- Giáo dục học sinh yêu thương, giúp đỡ họ hàng nội, ngoại của mình.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu thảo luận, giấy khổ lớn.
- HS: Giấy vẽ sơ đồ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi. (10 phút)
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi ở phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
ÄHọc sinh nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4.(15 phút)
- Giáo viên chia nhóm, giao việc, phát giấy khổ to.
- Các nhóm trao đổi và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
- Đại diện nhóm trình bày sơ đồ.
- Nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên giảng thêm, kết luận.
Ä Học sinh vẽ được sơ đồ mối quan hệ họ hàng nội ngoại.
* Củng cố: Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”.(4 phút)
* Dặn dò: Chiều làm vở bài tập.(1 phút)
 Xem bài mới: Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.(tt)
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Thể dục
Tiết 20: ÔN 4 ĐỘNG TÁC : VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN,LƯỜN. TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC” 
I. Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay,chân, lườn của bài phát triển chung. Biết chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”
- Học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác, chủ động tham gia trò chơi.
- Có ý thức tự giác tập luyện, yêu thích các trò chơi.
II. Chuẩn bị:
- GV: Còi, sân tập.
- HS: Vệ sinh sân tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu dạy học.
- Cho học sinh jậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
- Cho cả lớp chạy chậm quanh sân tập.
- Lớp trưởng cho cả lớp khởi động xoay các khớp.
- Chơi trò chơi: “Đứng ngồi theo lệnh”.
2. Phần cơ bản:
Ø Ôn động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài phát triển chung.(10-12 phút)
- Giáo viên cho lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua tập luyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn.
- Giáo viên sửa sai cho từng em.
- Giáo viên hô nhịp cả lớp tập đồng loạt.
Ø Tập 4 động tác thể dục đã học: 
- Giáo viên cho lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang.
Ø Trò chơi: “Chạy tiếp sức” (6-8 phút)
- Giáo viên nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cả lớp tham gia trò chơi.
3. Phần kết thúc:(4 phút)
- Giáo viên cho cả lớp đi thường theo nhịp và hát.
- Giáo viên nhận xét, dặn dò về nhà ôn 4 động tác.
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
Buổi chiều 
Luyện Tiếng Việt
I.Mục tiêu:
- Học sinh kể lại được câu chuyện: Tôi có đọc đâu. Biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
- Rèn học sinh kể rõ ràng , tự nhiên; Biết dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh so sánh khi nói về quê hương.
- Giáo dục học sinh yêu đất nước, con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ, bài tập nâng cao.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giáo viên cho học sinh thi kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”.
- Học sinh thi kể.
- Nhận xét, bình chọn.
- Giáo viên rèn học sinh nói về quê hương.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi nói về quê hương.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý.
- Giáo viên rèn HS khá, giỏi biết sáng tạo khi nói về quê hương.
- Học sinh trình bài trước lớp.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.
======= ––¯——======
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong tính giá trị của biểu thức, trong giải toán. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể. 
- Vận dụng thành thạo bảng nhân 8 để tính toán, giải toán thành thạo.
- Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
	- Gv: Bài tập nâng cao.
	- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 - Cho học sinh thi đọc thuộc bảng nhân 8.
	- GV rèn học sinh thực hành làm vở bài tập.
	- HS thực hành làm từng bài.
	- GV theo dõi, gợi ý.
	- Học sinh nhận xét.
	- Gọi học sinh trung bình lên làm bài.
	- Rèn học sinh khá giỏi làm bài tập nâng cao.
- Học sinh tính giá trị của biểu thức
	- Học sinh giải toán.
	- Giáo viên nhận xét.
======= ––¯——======
Âm nhạc
Tiết 10: HỌC HÁT: BÀI LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. (Em Cẩm, Quân biết gõ đệm theo nhịp, tiết tấu).
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
- Giáo dục học sinh yêu quý đoàn kết vớiÄ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- GV: Băng nhạc, máy nghe nhạc, dụng cụ.
- HS: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1: Dạy hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Giáo viên mở bảng phụ chép lời ca.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên mở máy.
- Học sinh lắng nghe bài hát.
- Cho học sinh đọc lời ca.
- Giáo viên dạy hát từng câu đến hết bài.
- Học sinh hát từng câu đến hết bài. 
Ä Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát.
- Giáo viên vừa hát vừa làm mẫu động tác phụ hoạ.
- Cả lớp đứng lên hát và phụ hoạ.
- Cho các nhóm thi biểu diễn bài hát.
- Từng cá nhân thi biễu diễn.
- Nhận xét, bình chọn.
Ä Học sinh hát kết hợp phụ hoạ đẹp.
* Củng cố: Giáo dục, liên hệ.
* Dặn dò: Chiều ôn luyện lại bài hát.
 Xem bài mới: Ôn tập Lớp chúng ta đoàn kết.
* Rút kinh nghiệm:
======= ––¯——======
 .
======= ––¯——======

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 den tuen 16.doc