Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

 A. Mục tiêu:

I. Tập đọc.

1. Đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Đông nghịt người, ríu rít, trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ, buốt, làm mưa bụi, rung rinh

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với các nhân vật.

2. Hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam – Bắc.

II. Kể chuyện:

- Dựa vào các ý tóm tắt chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

B. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Tranh minh họa, bảng phụ, giáo án.

2. HS: SGK, vở ghi.

 

doc 32 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 22 / 11 Giảng thứ 2 / 24 / 11 / 2008
Tuần 12:
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc – Kể chuyện
chủ điểm: Bắc - Trung - Nam
Nắng phương nam
 A. Mục tiêu: 
I. Tập đọc.
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Đông nghịt người, ríu rít, trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ, buốt, làm mưa bụi, rung rinh
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với các nhân vật.
2. Hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ: Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam – Bắc.
II. Kể chuyện:
- Dựa vào các ý tóm tắt chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh minh họa, bảng phụ, giáo án.
2. HS: SGK, vở ghi.
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức : ( 1').
II. Kiểm tra bài cũ : ( 3').
- Yêu cầu 2 h/s lên bảng đọcbài: “ Chõ bánh khúc của dì tôi ”.
- ? Tìm những câu văn miêu tả bánh khúc.
- Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
III. Dạy bài mới : ( 76 '). 
III.1. Tập đọc : ( 36'). 
1. Giới thiệu bài:
Yêu cầu h/s quan sát tranh minh họa, giới thiệu về chủ điểm:
Tranh vẽ cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc, Trung, Nam, đó là: Lầu Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám , Hà nội; Cố đô Huế; Cổng chính chợ Bến Thành ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong 2 tuần 12 và 13, các bài đọc tiếng việt của chúng ta là chủ điểm Bắc, Trung, Nam.
Mở đầu chủ điểm là bài tập đọc: Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc, chúng ta thấy tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa hai miền Nam – Bắc.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: 
GV đọc mẫu toàn bài, giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn đọc từng câu, phát âm từ khó: 
Đông nghịt người, ríu rít, trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ, buốt, làm mưa bụi, rung rinh
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.
- Giảng từ:
? Lớp ta đã có ai được đi trên con đường Nguyễn Huệ chưa, đường Nguyễn Huệ nằm ở đâu.
Sắp nhỏ: bọn nhỏ ( Tiếng Nam bộ )
? Em hiểu thế nào là lòng vòng.
Dân ca: là bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.
? Em hiểu thế nào là xoắn xuýt.
? Em hiểu thế nào là sửng sốt.
Hướng dẫn đọc câu khó.
GV tổ chức cho h/s thi đọc nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi 1 h/s đọc lại cả bài trước lớp.
? Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào.
?Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì
? Vân là ai, ở đâu.
Ba bạn nhỏ trong Nam tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
? Vậy các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân.
? Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai.
Hoa mai là loại hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huệ g ửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình, tình bạn của các bạn sẽ càng thêm thắm thiết.
? Em hãy thảo luận nhóm đôi trong 1 phút để đặt tên khác cho câu chuyện.
4. Luyện đọc lại:
- Gọi 1 h/s khá đọc đoạn 1.Yêu cầu h/s đọc bài theo nhóm có phân vai.
Gọi 2 nhóm trình bày.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
III. 2. Kể chuyện:
1. Xác đinh yêu cầu của đề:
- Gọi h/s đọc phần yêu cầu.
- Gọi h/s đọc gợi ý.
- GV ghi bảng.
2. Kể mẫu: Gv chọn 3 h/s khá, cho h/s đọc nối tiếp nhau.
3. Kể theo nhóm:
4. Kể trước lớp:
- Tuyên dương nhóm kể tốt.
- Qua câu chuyện trên, em cho biết nội dung câu chuyện muốn nói lên điều gì.
IV. Củng cố, dặn dò: (4’).
- ? Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện này.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
2 h/s đọc bài và trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Nghe giới thiệu.
Nghe giáo viên đọc mẫu.
H/s đọc nối tiếp câu 2 lần.
Phát âm từ khó.
H/s đọc từng đoạn 2 lần.
Đường Nguyễn Huệ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Vòng vèo, loanh quanh.
Quấn lấy, bám chặt như không muốn rời.
Ngạc nhiên tới mức ngẩn ra.
Nè,/Sắp nhỏ kia đi đâu vậy ?/
Tụi mình đi lòng vòng/.....
Ra Hà Nội cho Vân.
Những dòng suối hoa/...........trắng xóa
Một cành mai?................
chở nắng phương Nam.
Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào dịp 28 tết.
Để chọn quà gửi cho Vân.
Vân là bạn của Phương, Uyên, Huệ ở tận ngoài Bắc.
Các bạn đã quyết định gửi cho Vân một cành mai.
H/s tự do phát biểu ý kiến.
Chọn: Câu chuyện cuối năm, vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm.
Chọn: Tình bạn, vì câu chuyện ca ngợi tình bạn.
Mỗi nhóm 4 h/s đọc bài: Người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huệ.
2 nhóm đọc bài, các nhóm khác nhận xét.
1 h/s đọc yêu cầu: Hãy kể lại trình tự, nội dung câu chuyện.
1 h/s đọc
H/s kể chuyện nối tiếp, lớp theo dõi, nhận xét.
Mỗi nhóm 4 h/s lần lượt kể, các h/s khác theo dõi, chỉnh sửa cho nhau.
2 nhóm kể trước lớp.
====================================
Tiết4:Toán:
Bài 56: Luyện tập
I. Mục tiêu. Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện gấp, giảm một số lần.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK. 
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 2.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: (30'). 
3.1. Giới thiệu bài. 
Bài 1: Số ?
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 2:Tìm x.
- 2 h/s thực hiện
Bài 3:
Gọi h/s đọc bài toán.
Bài5
Viết theo mẫu.
- Yêu cầu h/s làm bài.
4. Củng cố, dặn dò: (5’).
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập.
423
x
2
864
205
x
4
820
Thừa số
423
210
105
241
170
Thừa số
 2
3
8
4
5
Tích
846
630
840
964
850
x : 3 = 212 x : 5 = 141 
x = 212 x 3 x = 141 x 5
x = 636 x = 705
Tóm tắt:1 hộp : 120 kẹo
 4 hộp : ? kẹo
Bài giải:
4 hộp có số kẹo là:
120 x 4 = 480 ( kẹo )
Đáp số : 480 kẹo.
Số đã cho
6
12
24
Gấp 3 lần
6 x 3 = 18
12 x 3 = 36
24 x 3 = 72
Giảm 3 lần
6 : 3 = 2
12 : 3 = 4
24 : 3 = 8
 Tiết 5: Tự nhiên xã hội
 Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà
I- Mục tiêu:	
Sau bài học, học sinh biết:
- Xác định được1 số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
- Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm tay với của trẻ em. 
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, các hình trong SGK trang 44, 45, sưu tầm những mẩu tin trên báo về các vụ hỏa hoạn.
2- Học sinh: 	- Liệt kê những vật dễ gây cháy.
III- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em biết cách phòng cháy khi ở nhà.
3.2. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
a. Bước 1:
Làm việc theo cặp:
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp:
? Em bé trong hình có thể gặp tai nạn gì 
? Chỉ ra những gì dễ gây cháy ở hình 1
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa, 
? Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy, Vì sao 
b. Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả theo cặp.
c. Bước 3:
Giáo viên và học sinh cùng nhau kể vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra.
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.
a. Bước 1:
Động não:
- Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ?
b. Bước 2:
Thảo luận theo nhóm và đóng vai:
- Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm, bật lửa vứt lung tung trong nhà mình ?
- Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa nên để ở đâu ?
c. Bước 3:
Làm việc cả lớp:
- GV cho lớp trình bày kết quả thảo luận.
3.4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Gọi cứu hỏa ”.
a. Bước 1: Giáo viên nêu tình huống.
b. Bước 2: Thực hành báo động cháy.
c. Bước 3:
Giáo viên nhận xét, hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi cháy.
Học sinh quan sát các hình 1, 2 trang 44, 45 để hỏi và trả lời theo gợi ý.
Có thể bị bỏng.
Củi, dầu hỏa, diêm.
Sẽ xảy ra cháy nhà, đồ đạc
Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy, vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, củi, dầu hỏa xa bếp.
Mỗi học sinh trả lời một câu hỏi.
Học sinh kể câu chuyện được chứng kiến hoặc được biết qua các thông tin đại chúng.
Củi để gần bếp, dầu hỏa, xăng để gần lửa, ga và bật lửa ga, diêm để gần lửa.
4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung khác nhau.
Nhóm 3: Bếp nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp, bạn nói và làm gì ?
Nhóm 4: Trong khi đun nấu, bạn và mọi người cần chú ý những gì ?
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh theo dõi.
Một số học sinh lên thực hành báo động cháy: Gọi điện thoại, hô to lên cho mọi người biết.
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.	
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
Soạn ngày 23 / 11 Giảng thứ 3 / 25 / 11 / 2008
Tiết 1: Thể dục
Bài 23 Ôn các Động tác thể dục đã học
I. Mục tiêu:
- Ôn 6 động tác thể dục: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung, yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Kết bạn, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm:
- Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ sẵn sân chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập:
- Ôn các động tác thể dục đã họcvà chơi trò chơi kết bạn.
- Yêu cầu h/s dậm chân tại chỗ, chạy nhẹ thành một vòng quanh sân và chơi trò chơi: Chẵn lẻ.
2. Phần cơ bản:
- Ôn 6 động tác thể dục: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu h/s tập luyện theo đội hình 4 hàng ngang.
- GV đi từng tổ quan sát, nhắc nhở h/s những động tác sai.
- Yêu cầu h/s thi đua giữa các tổ.
- GV chọn 5 -6 h/s tập đúng, đẹp lên tập cho cả lớp quan sát.
- GV nhận xét, biểu dương.
- Cho h/s chơi trò chơi: Kết bạn.
- GV trực tiếp điều khiển. Yêu cầu h/s chơi nhiệt tình vui vẻ , đoàn kết. Những h/s lẻ 3 phải nắm tay nhau chạy xung quanh lớp 2 vòng, vừa chạ ... ước: 
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
Bước 2: Cắt chữ I,
Bước 3: Dán chữ I, T.
1 h/s nhắc lại 3 bước thao tác.
2 h/s lên thực hiện các thao tác.
H/s thực hành.
H/s trưng bày sản phẩm.
Nhận xét.
Soạn 26 / 11 Giảng thứ 6 / 28 / 11 / 2008
Tiết 1: Thể dục
Bài 24: Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn 6 động tác thể dục đã học, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác nhảy, yêu cầu thực hiện cơ bản, đúng.
- Chơi trò chơi: Ném trúng đích, yêu cầu biết cách chơi và tham gia một cách chủ động.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm:
- Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ vạch sân chơi trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập:
- Ôn tập 6 động tác thể dục đã học.
- Học động tác nhảy.
- Cho h/s chạy chậm một vòng quanh sân.
- Cho h/s chơi trò chơi: Chẵn lẻ.
2. Phần cơ bản:
a. Chia h/s thành các tổ, yêu cầu h/s ôn tập 6 động tác thể dục đã học, ( mỗi động tác 2 lần 8 nhịp ).
- GV đi quan sát từng tổ, uốn nắn và sửa những động tác sai cho các em.
- Lần cuối thi đua giữa các tổ.
- GV điều khiển.
- GV nhận xét, tuyên dương tổ thuộc nhất. 
b. Hướng dẫn tập động tác nhảy, ( 5 lần 8 nhịp ).
- Nhịp 1: Bật nhảy lên, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp, khi rời xuống hai chân đứng rộng bằng vai.
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 3: Bật nhảy lên, đồng thời hai tay vỗ vào nhau trên đầu, khi rời xuống hai chân đứng rộng bằng vai.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.
- GV hô chậm cho h/s quan sát và tập theo.
- Cho h/s chơi trò chơi: Ném trúng đích.
Nêu qua cách chơi, yêu cầu chơi theo tổ, tổ nào thắng: Tuyên dương, tổ nào thua: Đi như con vịt một vòng quanh sân.
3. Kết thúc.
- Cho h/s tập một số động tác hồi tĩnh.
- Giáo viên cùng h/s hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục ôn lại các động tác thể dục đã học.
5’
25’
5’
Lớp trưởng tập hợp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
Nghe phổ biến.
H/s chạy chậm một vòng quanh sân.
Chơi trò chơi.
Ôn tập các động tác thể dục đã học theo từng tổ.
H/s thay nhau hô.
Các tổ thi đua.
H/s quan sát và tập theo.
H/ s chơi trò chơi: Ném trúng đích, chơi theo tổ. Đảm bảo an toàn khi vui chơi.
Tập một số động tác hồi tĩnh.
Tiết 2: Toán
Bài 60: Luyện tập
I. Mục tiêu. 	
Giúp học sinh củng cố về:
- Phép chia trong bảng chia 8.
- Tìm 1/8 của một số.
- áp dụng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK. 
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Gọi học sinh làm bài tập 4.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: (30'). 
3.1. Giới thiệu bài.
Để khắc sâu thêm về bảng chia 8, tìm 1/8 của một số và giải toán có lời văn, bài hôm nay chúng ta luyện tập.
3.2. Các bài tập.
Bài 1:
Tính nhẩm.
Bài 3:
Gọi h/s đọc bài toán.
- ? Người đó có bao nhiêu con thỏ.
- ? Sau khi bán 10 con, thì còn lại bao nhiêu con.
- ? Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại.
- ? Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ.
- Yêu cầu h/s trình bày bài giải.
Bài4:
Tìm 1/8 số ô vuông của mỗi hình.
- ? Bài tập yêu cầu làm gì.
- ? Có tất cả bao nhiêu ô vuông.
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông có trong hình 3 ta phải làm như thế nào.
4. Củng cố, dặn dò: (5’).
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập 2, bài 4 
Bài giải:
32 mét vải cắt được thành số mảnh vải là:
32 : 8 = 4 ( mảnh)
 Đáp số : 4 mảnh
Nhận xét.
a.
8
x
6
=
48
8
x
8
=
64
48
:
8
=
6
64
:
8
=
8
8
x
7
=
56
8
x
9
=
72
56
:
8
=
7
72
;
8
=
9
b.
16
:
8
=
2
32
:
8
=
4
16
:
2
=
8
32
:
4
=
8
24
:
8
=
3
40
:
8
=
5
24
:
3
=
8
40
:
5
=
4
Có 42 con thỏ
Còn lại 42 – 10 = 32 con
Nhốt đều vào 8 chuồng
Mỗi chuồng: 32 : 8 = 4 con
Bài giải:
Số thỏ còn lại là:
43 – 10 = 32 ( con )
Số con thỏ có trong mỗi chuồng:
32 : 8 = 4 ( con thỏ )
 Đáp số : 4 con thỏ.
Có 16 ô vuông
1/8 Số ô vuông trong hình a
16 : 8 = 2 ( ô vuông ).
Tiết 3: Chính tả
( nghe - viết) Cảnh đẹp non sông
Phân biệt ac - at ; tr - ch
I- Mục tiêu:	
- Nghe viết chính xác bốn câu ca dao cuối trong bài: Cảnh đẹp non sông.
- Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu bằng âm : Tr/Ch.
- Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao; Giáo dục ý thức rèn chữ và óc thẩm mỹ.
 II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: Giáo án, chép sẵn nội dung bài tập , SGK.
2- Học sinh: 	 Sách giáo khoa , vở bài tập, vở ghi.
III. hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4').	
- GV đọc cho h/s viết bảng.
- GV: nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết bài bốn câu ca dao trong bài: Cảnh đẹp non sông và làm một số bài tập chính tả.
3.2- Hướng dẫn viết chính tả:
a- Trao đổi về nội dung bốn câu ca dao:
GV đọc bốn câu ca dao.
- ? Các câu ca dao đều nói lên điều gì.
b- Hướng dẫn trình bày:
- ? Bài chính tả có những tên riêng nào.
? Năm câu ca dao đầu viết theo thể thơ nào
- ? Trình bày như thế nào cho đẹp.
- ? Câu ca dao cuối trình bày như thế nào.
? Trong bài chính tả những chữ nào viết hoa.
- ? Giữa hai câu ca dao, phải viết như thế nào.
c- Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu h/s viết bảng.
- Yêu cầu h/s đọc và viết các từ vừa tìm được.
d- Viết chính tả, soát lỗi.
- GV đọc cho h/s viết bài.
- GV đọc lại bài cho h/s soát lỗi.
e- Chấm bài:
3.3- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Tìm các từ:
- Gọi h/s đọc yêu cầu của bài.
- Loại cây có quả kết thành nải.
- Làm cho người khỏi bệnh.
- Cùng nghĩa với nhìn.
- Chia lớp thành 3 nhóm:
Phát phiếu bài tập cho h/s.
Yêu cầu các nhóm làm bài.
- GV chữa bài.
3 h/s viết bảng: Long đong, trâu trắng, chông chênh.
Nghe giới thiệu.
3 h/s đọc bài.
Các câu ca dao đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông, dất nước ta. Thuyền chài gõ cá.
Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
5 câu đầu viết theo thể thơ lục bát: dòng 6 viết lui vào 2 ô ly, dòng 8 viết lui vào 1 ô ly.
Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
Giữa hai câu ca dao để cách ra một dòng.
Viết bảng: Quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh.
Học sinh viết bài.
H/s soát lỗi.
Chứa các tiếng bắt đầu bằng Tr hoặc Ch có nghĩa như sau.
Cây chuối.
Chữa bệnh.
Trông.
Các nhóm làm bài.
Trình bày bài.
IV- Củng cố, dặn dò: (5').
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh học về làm bài tập 2b; Chuẩn bị bài sau.
===========================================
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
 Tự nhiên -xã hội
Bài 24: Một số hoạt động ở trường
I- Mục tiêu:	
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trường.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, các hình trong SGK trang 46, 47.
2- Học sinh: 	- Sách, vở, dụng cụ.
III- phương pháp
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận, quan sát. 
IV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
2 học sinh trả lời câu hỏi:
- cách phòng cháy tốt nhất khi ở nhà là gì ?
- Nêu những điều bạn cần biết khi phòng cháy ?
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em biết được một số hoạt động ở trường.
3.2. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
a. Bước 1:
Giáo viên hướng dẫn quan sát hình.
- Kể một số hoạt động diễn ra trong giờ học ?
- Trong từng hoạt động đó, học sinh làm gì ?
b. Bước 2:
Cho một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp.
c. Bước 3:
Giáo viên và học sinh thảo luận.
3.3. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập.
a. Bước 1:
Cho học sinh thảo luận theo gợi ý:
- ở trường, công việc chính của học sinh là gì?
- Kể tên các môn học mà bạn được học ở trường ?
- Kể tên những môn học mình thường được điểm tốt và những môn mình bị điểm kém, nêu lý do ?
- Học sinh nói tên môn mà mình yêu thích, tại sao ?
- Kể tên việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn học tập.
b. Bước 2:
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
- Làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài của bạn.
- Ví dụ: Thảo luận nhóm: học sinh thảo luận với nhau trong nhóm, đưa ra ý kiến thống nhất. Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và theo dõi các nhóm làm việc.
1 học sinh hỏi và 1 học sinh trả lời dựa vào các hình trong sách giáo khoa.
Học sinh liên hệ thực tế bản thân.
Học sinh thảo luận theo các câu hỏi.
Công việc chính của học sinh là học tập.
Toán, tiếng việt, tự nhiên và xã hội, đạo đức, thủ công, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật
Từng học sinh tự liên hệ bản thân.
Môn học cảm thấy dễ hiểu và được nhiều điểm tốt.
Chép bài giúp bạn, dạy bạn học khi bạn ốm
Các nhóm khác nhận xét.
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà, làm bài tập.
Tiết 5: Sinh hoạt
Tuần 12
/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên
II/ lên lớp
1. Tổ chức : Hát
2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
	- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp chưa tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng chưa hiệu quả cao
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng
	- Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	- Đạo đức :Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt
 Song vẫn còn một vài em còn đánh chửi nhau với bạn như em Mạnh, Lâm 
b/. Kết quả đạt được
-Tuyên dương: Em Lò Thanh, Đạt,Nghĩa, Hiếu có ý thức học tập tốt.
-Phêbình: Lâm , Ngoan, Hợp, Tiên, còn quá lười học không có sự phát triển về mọi mặt.
c. Phương hướng :
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12 
	- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc