Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Hải

Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Hải

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.

- Biết kính trọng và noi gương những con người giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

*Góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh:

- Năng lực: Tự lực vượt khó trong học tập và cuộc sống

- Phẩm chất: Chăm học, chăm làm

- GDKNS: Xác định giá trị: Tự nhận thức về bản thân: Rèn luyện cho mình ý chí vươn lên trong cuộc sống.

 

doc 38 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2022
Buổi sáng:
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chào cờ đầu tuần
_______________________________
Tiết 2: Tập đọc
VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI
 (Theo Nhân vật lịch sử Việt Nam)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.
- Biết kính trọng và noi gương những con người giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
*Góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: 
- Năng lực: Tự lực vượt khó trong học tập và cuộc sống
- Phẩm chất: Chăm học, chăm làm
- GDKNS: Xác định giá trị: Tự nhận thức về bản thân: Rèn luyện cho mình ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
 - Hát 
- 2 - 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
- GV giới thiệu + ghi bảng.
2. Luyện đọc:
- GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ. Nhắc nhở các em nghỉ hơi giữa những câu dài.
HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện (2 – 3 lượt).
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
- Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và được ăn học.
+ Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Đầu tiên anh làm thư ký cho 1 hãng buôn. Sau đó buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người có chí?
- Có lúc mất trắng tay không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
HS: Đọc đoạn còn lại và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào?
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
- Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: Cho người đến các bến tàu diễn thuyết. thuê kỹ sư trông nom.
+ Em hiểu thế nào là 1 bậc anh hùng kinh tế?
- Giáo dục KNS: Em học tập được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/ Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
- HS nối tiếp nêu.
4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 4 em nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn tiêu biểu.
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét bạn nào đọc đúng nhất và tuyên dương HS.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
5.Vận dụng: - Vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống, chăm chỉ học tập và lao động.
Tiết 3: Tiếng Anh
( Giáo viên chuyên soạn giảng)
Tiết 4: Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 - Qua bài giáo dục HS ý thức say mê giải toán.
*Góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: 
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, biết tư duy sáng tạo, vận dụng quy tắc giải toán.
- Phẩm chất: Chăm học, tích cực tham gia hoạt động nhóm đôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1, Phiếu học tập.
	- HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
- Lớp hát 
- HS: 2 em lên chữa bài tập tiết trước.
- GV giới thiệu + ghi bảng.
2. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:
- GV ghi bảng 2 biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
HS: 2 em lên bảng tính giá trị 2 biểu thức sau đó so sánh 2 kết quả:
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Vậy: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Hai biểu thức đó như thế nào?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
* Nhân 1 số với 1 tổng:
- GV chỉ cho HS biết biểu thức bên trái dấu bằng là gì?
- Là nhân 1 số với 1 tổng.
- Biểu thức bên phải dấu bằng là gì?
- Là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- Khi nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?
- Ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại.
a x (b + c) = a x b + a x c
3. Thực hành:
+ Bài 1: Treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống trong bảng.
- Chữa bài, nhận xét và nhấn mạnh lại cách nhân một số với một tổng.
HS: Đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở nháp. Kết quả: 
a x (b + c)
a x b + a x c
3 x (4 + 5) = 27

 x 4 + 3 x 5 = 27
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
+ Bài 2: Tính bằng 2 cách
- GV cho HS làm bài cá nhân phần a.
- Chữa bài, nhận xét và nhấn mạnh cách làm ra kết quả nhanh hơn.
HS: Đọc yêu cầu của bài tập.
- 2 HS lên bảng làm phần a) theo 2 cách
C1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
C2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 
 = 252 + 108 = 360
+ Bài 3: Nêu yêu cầu của BT
- Cho HS thảo luận làm bài theo nhóm đôi.
- Tổ chức chữa bài, nhận xét chung. 
- Đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm đôi:
(3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
(3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
- GV gọi HS nêu lại cách nhân 1 tổng với 1 số.
Muốn nhân một tổng với một số ta lần lượt đem các số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
+ Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV hướng dẫn HS cùng làm mẫu 1 phép tính:
36 x 11 = 36 x (10 + 1)
= 36 x 10 + 36 x 1
= 360 + 36
= 396.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét chung.
- HS: Làm bài vào vở
a) 26 x 11 = 26 x (10 + 1) 
= 26 x 10 + 26 x 1 = 260 + 26 = 286
b) 213 x 11 = 213 x (10 + 1)
 = 213 x 10 + 213 x 1 = 2130+213 = 2343 
- HS làm 2 phép tính còn lại tương tự:
 35 x 11 và 123 x 11
4.Vận dụng : GV và HS tổng kết, nhấn mạnh cách nhân một số với một tổng. Vận dụng kiến thức này để tính toán các bài toán có liên quan.
Buổi chiều:Tiết 1: KHOA HỌC 
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Hoàn thành và mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..
*/ Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: :+ Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Các tấm thẻ ghi:
	 Hơi nước Mưa Mây 
 - HS: chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động 
Lớp hát
Vận động thư giãn
2. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
 -Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . 
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh 
ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . 
3. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 
1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, 
4. Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. 
- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. 
- Gọi HS lên trình bày. 
- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. 
5. HĐ ứng dụng 
- GDBVMT: Nước trong tự nhiên tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Do vậy, để có nước mưa sạch thì chúng ta cần làm thế nào?
Nhóm 4- Lớp
 - HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. 
1)+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển. 
 + Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng. 
 + Các đám mây đen và mây trắng. 
 + Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển. 
 + Các mũi tên. 
2) Bay hơi, ngưng tụ của nước. 
3) Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . 
Nhóm 2 –Lớp
- HS hoàn thành sơ đồ 
 Mây đen Mây trắng 
 Mưa Hơi nước
 Nước 
+ Giữ sạch bầu khống khí
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu và phân hoá học,....
- Nêu ứng dụng thiết thực của vòng tuần hoàn nước trong cuộc sống
Tiết 2: Chính tả ( Nghe – viết)
NGƯỜI CHIẾN SỸ GIÀU NGHỊ LỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sỹ giàu nghị lực”.
	- Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn tr/ch, ươn/ương. 
 - Qua bài giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
*Góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, có nghị lực vươn lên. Có khả năng viết chữ đẹp.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, kiên trì
* GDQPAN: Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2, Bút dạ, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: 
- Lớp Hát 
- GV giới thiệu + ghi bảng.
2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài, chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc để viết.
- Đọc lại toàn bài để HS soát lỗi.
- HS soát lỗi.
- Thu 7 - 10 em và nhận xét chính tả.
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV phát giấy khổ to cho 1 số em làm vào giấy.
HS: Đọc lại yêu cầu, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
HS: Dán giấy lên bảng, chơi trò tiếp sức.
- GV nhận xét cho nhóm làm bài đúng, nhanh.
- GV biểu dương nhóm làm bài đúng, làm nhanh.
* Lời giải  ... g vật, thực vật như thế nào, từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.
 + Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 (phóng to nếu có điều kiện).
 + Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Khởi động 
+ Hãy vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
- 2- 3 HS lên bảng
2. Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống của con người ĐV và TV. 
- GV yêu cầu HS nộp tư liệu và tranh ảnh đã sưu tầm. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. 
 + Nhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
+ Nhóm 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
+ Nhóm 3: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao?
* Kết luận: (mục bạn cần biết)
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 
3. Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người. 
+ Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
- GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lập lên bảng. 
+ Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào?
- Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm. 
* Kết luận: .......
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
Liên hệ giáo dục TKNL: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình. Cũng cần có các biện pháp tiết kiệm nước
 Nhóm 4 - Lớp 
- HS nhận nhiệm vụ. 
+ HS thảo luận theo nhóm. (nghiên cứu tư liệu và đọc mục Bạn cần biết). 
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. 
+ Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn. 
+ Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được. 
+ Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng. 
- HS đọc. 
 Cá nhân – Lớp
+ Uống, nấu cơm, nấu canh. 
+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo. 
+ Đi bơi, tắm biển. 
+ Đi vệ sinh. 
+ Tắm cho súc vật, rửa xe. 
+ Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non. 
+ Quay tơ. 
+ Chạy máy bơm, ô tô. 
+ Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp, bánh kẹo. 
+ Sản xuất xi măng, gạch men. 
+ Tạo ra điện. 
+ Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ lớp
- Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. 
Nhóm 1: Vai trò của nước trong sinh hoạt
Uống, nấu cơm, nấu canh. 
Tắm, lau nhà, giặt quần áo. 
Nhóm 2: Vai trò của nước trong SX nông nghiệp
Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới Nhóm 3: Vai trò của nước trong SXCN
Quay tơ chạy máy bơm nước, chạy ô tô, 
- HS nêu các biện pháp tiết kiệm nướ
- Vẽ tranh tuyên truyền về tiết kiệm nước.
______________________________
Tiết 4: Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên soạn giảng)
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm. 
*/ Góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
- HS: Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+ Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì. .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động
- Nêu qui trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải?
- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học
- HS nêu
2. HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 - GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. 
 - GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
3. Đánh giá kết quả học tập của HS. 
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. 
 + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
- GV nhận xét và đánh giá chung
4. Hoạt động ứng dụng 
Cá nhân 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- HS nêu 
+ Bước 1: Gấp mép vải. 
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
- HS thực hành . 
- HS trưng bày sản phẩm trong nhóm
- Nhóm trưởng điều hành cách đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu 
- Chọn sản phẩm trưng bày trên lớp
- Thực hành khâu tại nhà
- Tạo sản phẩm từ bài học
__________________________________
Tiết 2: Tập làm văn (BS)
 ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS củng cố được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Luyện viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: Gián tiếp và trực tiếp.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn Tiếng Việt và có ý thức tự giác học tập.
*Góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: 
- Năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, Biết diễn đạt ngôn từ , suy nghĩ của mình bằng bài viết.
- Phẩm chất: Tích cực, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Bảng phụ. 
+ Phiếu khổ to viết nội dung bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: 
- Hát
- 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- GV giới thiệu + ghi bảng.
2. Nội dung:
+ Bài 1: Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào? 
- HS nối tiếp nhau đọc 
- Cả lớp đọc thầm suy nghĩ lại.
- 2HS trình bày.
a) Tôi đã được đọc rất nhiều truyện truyền thuyết. Mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa riêng nhưng câu chuyện để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Mở bài.
b) Vào đời Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái tên là Mị Nương. Nàng rất xinh đẹp. Vua cha muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.
Mở bài.
c) Hàng năm cứ vào tháng 7, tháng 8 là lại có những trận mưa bão rất to, đó là Thuỷ Tinh vẫn nhứ mối thù xưa. Câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” kể về cuộc đấu tranh của ông cha ta chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của mình.
Chuyện kể rằng: 
Mở bài. 
+ Bài 2: Em hãy kể lại phần mở đầu câu chuyện Bàn chân kì diệu theo cách mở bài gián tiếp trong đó có sử dụng câu thành ngữ: Có chí thì nên.
HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS kể nối tiếp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
HS:  kể theo cách gián tiếp.
3.Vận dụng-sáng tạo : 
- GV và HS tổng kết, nhắc lại 2 cách mở bài trong bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
 SƠ KẾT TUẦN 12
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 12.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản báo cáo, đánh giá hoạt động tuần 12. 
- HS: Lớp trưởng chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể:
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần 12:
- 3 tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các tổ.
3. Giáo viên nhận xét chung tuần 12:
+ Nề nếp:
________________________________________________________________________________________________________________________________________ + Học tập: 	
________________________________________________________________________________________________________________________________________
3. Phương hướng hoạt động tuần 13.
 - Thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt, thi đua thực hiện tốt tháng Nhớ ơn thầy cô.
- Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
 - Đẩy mạnh công tác tự quản ở lớp.
- Thi đua học tập tốt, thực hiện nề nếp học tập đạt hiệu quả cao. Các đôi bạn, nhóm bạn giúp nhau cùng hoạt động tích cực hơn. 
- Thực hiện tốt công việc vệ sinh, phòng dịch theo hướng dẫn của y tế 
- Lao động : hoàn thành kế hoạch được giao, vệ sinh lớp học sạch sẽ đúng thời gian.
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2022_2023_nguyen_van_hai.doc