TOÁN
Luyện tập
I- Mục tiêu.
- Củng cố về tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp"; "giảm" một số lần.
- Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân và áp dụng vào giải toán.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Tự nghĩ một phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số => tính.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
Tuần12 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 toán Luyện tập I- Mục tiêu. - Củng cố về tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp"; "giảm" một số lần. - Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân và áp dụng vào giải toán. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Tự nghĩ một phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số => tính. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện tập. Bài 1. (cột 1,3,4) - Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => làm bài. Bài 2 . Nêu tên gọi thành phần, kết quả? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tìm số bị chia làm như thế nào? Bài 3 - 4. - Hướng dân học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 5. Yêu cầu của bài toán là gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Học sinh đặt đề toán => tìm hiểu đề => làm bài. - 2 học sinh lên bảng. - Tìm số bị chia. ..... - Học sinh làm bài vào vở. - Cho 1 số, gấp số đó 3 lần được? giảm 3 lần => bao nhiêu? - 1 học sinh lên bảng điền vào ô vuông. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ================================= Tập đọc - kể chuyện Nắng phương Nam I- Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, rung rinh,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa một số từ khó và nội dung bài. - Đọc lưu loát toàn bài. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong truyện. - Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu niên hai miền Nam - Bắc. B - Kể chuyện. - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Rèn kỹ năng nghe và nói. Bước đầu diễn tả đúng lời từng nhân vật, phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật. - Cảm nhận được tình cảm của các bạn thiếu niên hai miền Nam - Bắc. II- Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bài "Chõ bánh khúc của dì tôi" 2- Bài mới. Tiết 1 - Tập đọc a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ khó dễ lẫn. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài. * Giải nghĩa từ: hoa mai, hoa đào,... c- Tìm hiểu bài. - Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào? - Uyên và các bạn đi chợ để làm gì? - Vân là ai? ở đâu? - Các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân? - Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân 1 cành mai? - Đặt tên khác cho câu chuyện? Vì sao? * Câu chuyện cuối năm. * Tình bạn. * Cành mai Tết. - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn. - Đọc toàn bài. -...đi chợ vào ngày 28 Tết. - Để chọn quà gửi cho Vân. - Vân là bạn ở tận ngoài Bắc. -...cành mai. - Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam. - Học sinh chọn tên truyện và giải thích rõ vì sao chọn tên gọi đó. Tiết 2 Tập đọc kể chuyện a- Luyện đọc lại. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc hay đoạn 2. - Tổ chức luyện đọc bài theo vai. b- Kể chuyện. - Nêu yêu cầu của bài? - Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại từng đoạn tương ứng với các câu gợi ý. - Yêu cầu học sinh kể theo cặp. - Yêu cầu học sinh kể trước lớp. * Luyện đọc lại đoạn 2. - Học sinh đọc theo vai: Người dẫn truyện, Uyên, Phương, Huê. - Dựa theo các ý tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện. - Học sinh kể từng đoạn theo hệ thống gợi ý. - Học sinh kể theo nhóm đôi. - Học sinh kể theo vai, kể cá nhân toàn truyện. 3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học. Tự nhiên xã hội Phòng cháy khi ở nhà I- Mục tiêu. - Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. - Nêu được những thiệt hại do cháy gây ra và những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Cần cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. - Biết cách xử lí khi xảy ra cháy. - Cẩn thận và biết phòng cháy khi ở nhà. II- Đồ dùng. - Tranh vẽ các hình trong sách giáo khoa trang 44, 45. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 và trả lời câu hỏi. ? + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? + Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1. + Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoặc đống củi khô bị bắt lửa? - Yêu cầu học sinh kể lại một vài câu chuyện do cháy gây ra mà em biết. 2- Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai. Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. ? + Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn? - Dựa vào các ý kiến của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tìm biện pháp khắc phục từng nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn. Kết luận: Để phòng cháy khí đun nấu là không được để những thứ dễ cháy ở gần bếp. 3- Hoạt động 3: Chơi trò chơi "Gọi cứu hoả" Mục tiêu: Biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. - Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể. Yêu cầu học sinh phản ứng lại tình huống đó. + Nếu nhà bị cháy em làm như thế nào? + Nếu nhà 1 tầng ở nông thôn cháy cần xử lý ra sao? - Giáo viên hướng dẫn học sinh 1 số cách thoát hiểm khi gặp cháy. - Học sinh thảo luận theo cặp => báo cáo kết quả thảo luận. - ... gây tai nạn. -........ - Học sinh lần lượt nêu. - Các nhóm làm việc => báo cao kết quả thảo luận. - Học sinh theo dõi và phản ứng lại. 4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ================================================= Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010 Toán So sánh số lớn gấp mấy lần số bé I- Mục tiêu. - Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. - áp dụng dạng toán này để giải toán. - Tự tin, hứng thú trong học tập. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài 2 trang 56. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Giới thiệu bài toán. - Giáo viên nêu bài toán và hướng dẫn tìm hiểu bài toán. ? + Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đường thẳng CD làm như thế nào? - Hướng dẫn học sinh trình bày bài toán (SGK) ? + Vậy muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé làm như thế nào? c- Thực hành. Bài 1. - Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước. * Đếm số hình tròn màu xanh và màu trắng. * So sánh "số hình tròn màu xanh gấp? lần số hình tròn màu trắng? Bài 2-3 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 4. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài => làm bài vào vở. - 1 học sinh đọc lại đề toán. SGK. -...làm phép tính chia 6 : 2 = 3 (lần). -...số lớn chia số bé. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm miệng từng phần. - Học sinh làm bài vào vở => đổi chéo vở kiểm tra. - 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ================================ Tập đọc Cảnh đẹp non sông I- Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ. Biết được các địa danh trong bài qua chú thích. Học thuộc lòng bài thơ. - Đọc lưu loát toàn bài. Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước. - Thấy được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. II- Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh đọc và trả lời nội dung bài "Nắng phương Nam". 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn (khổ thơ). * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu thơ. * Giải nghĩa một số từ khó: canh gà Thọ Xương, Tam Thanh, Trấn Vũ,... c- Tìm hiểu bài. ? + Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng. đó là những vùng nào? ? + Mỗi vùng có cảnh đẹp gì? + Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? d- Hướng dẫn học thuộc lòng các câu ca dao. - Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng. - Yêu cầu một số học sinh lên đọc thuộc 6 câu ca dao. - Học sinh đọc nối tiếp câu. - Học sinh nối tiếp đọc đoạn. -...Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, Huế,... ...... - Học sinh học thuộc lòng bài thơ. - Học sinh đọc thuộc bài tập đọc. 3- Củng cố - Dặn dò. - Bài vừa học giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học. chính tả: (Nghe- viết) Chiều trên sông Hương I- Mục tiêu. - Nghe - Viết chính xác bài chính tả Chiều trên sông Hương. - Viết đúng và đẹp bài chính tả. Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn, giải đúng câu đố. - Cẩn thận, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng: - Bảng phụ ghi nội dung bài chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: khu vườn, dòng suối, xứ sở, xanh. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả. ? + Đoạn văn tả cảnh gì? + Tác giả tả những âm thanh và hình ảnh nào trên sông. + Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tự tìm các từ dễ viết sai => luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Giáo viên đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét 1 số bài. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3 vào vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh đọc lại. -...buổi chiều trên sông Hương. ....... - Hương, Huế - tên riêng, các chữ đầu câu. - Học sinh tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Đạo đức (Chiều) Tích cực tham gia việc lớp việc trường I- Mục tiêu. - Biết thế nào là tích cực tham gia việc lớp việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. - Biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia việc trường việc lớp. - Biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II- Đồ dùng. - Vở bài tập Đạo Đức. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Xử lý tình huống. * Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể. - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận xử lý một tình huống (vở bài tập đạo đức) 2- Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường. - Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà cá ... trường. Nhận xét được kết quả học tập của bạn thân và của bạn bè. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo gợi ý: ? + ở trường, công việc chính của học sinh là gì? + Kể tên các môn học được học ở trường? + Nêu môn học mà mình yêu thích nhất? Vì sao? - Giáo viên liên hệ tình hình học tập trong lớp và khen 1 số em chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. - Học sinh quan sát theo cặp và hỏi đáp câu hỏi bên => các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân. -...là học tập. - Tiếng Việt, Âm nhạc, Thể dục,... - Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ===================================== sinh hoạt lớp Tuần 12 I- Kiểm điểm công tác tuần 12. a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diến biến trong tuần. b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần. c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách. d- Giáo viên: + Nề nếp của lớp trong giờ truy bài tương đối tốt. + Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần. + Tham gia đầy đủ, tốt các buổi múa hát tập thể sân trường. + Một số học sinh ý thức kém trong quá trình xếp hàng ra về: II- Phương hướng phấn đấu. + Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. + Tuyên dương khen thưởng những học sinh chăm học, có tiến bộ trong học tập. + Tích cực tham gia việc chăm sóc cây xanh do nhà trường phát động. III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp. ================================================= tiếng việt + Viết về cảnh đẹp đất nước I- Mục tiêu. - Dựa vào 1 bức tranh hay 1 tấm ảnh để kể về một cảnh đẹp ở nước ta. - Rèn kỹ năng duy tư, đặt câu đúng, biểu lộ được tình cảm với cảnh vật, với quê hương đất nước. - Mở rộng vốn từ, trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn học sinh viết về cảnh đẹp đất nước. - Yêu cầu học sinh quan sát vào bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước đã chuẩn bị. Dựa vào những câu hỏi gợi ý để cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh đẹp được đề cập trong ảnh. - Yêu cầu học sinh chuyển những điều vừa nói thành một đoạn văn khoảng 5 - 6 câu. * Cần lưu ý về cách dùng từ, đặt câu trong đoạn văn. - Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. + Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung bài làm của bạn sao cho hoàn chỉnh. - Học sinh nói miệng về cảnh đẹp trong tranh, ảnh của mính. - Học sinh khác, nhận xét, bổ sung bài nói của bạn. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài làm. - Học sinh khác bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. thể dục + Hoàn thiện động tác nhảy của bài thể dục I- Mục tiêu. - Ôn lại động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu thực hiện các động tác của bài thể dục tương đối chính xác. - Giáo dục ý thức thường xuyên luyện tập TDTT. II- Phương tiện, địa điểm. - Sân trường sạch sẽ, còi. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh chạy chậm thành vòng tròn. 2- Phần cơ bản. - Ôn lại động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Ôn lại 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi "Ném trúng đích" 3- Phần kết thúc. - Tổ chức vỗ tay và hát. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - Học sinh chạy xung quanh sân trong 2 phút. - Tập theo lớp với đội hình 4 hàng ngang. - Tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng. - Học sinh tập theo lớp dưới sự điều kiển của giáo viên. - Tập theo tổ mỗi lần 2 x 8 nhịp. - Các tổ thi đua tập. Tổ nào tập đúng, đều và đẹp => lớp biểu dương. - Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. tiếng việt + Luyện đọc: Nắng phương Nam I- Mục tiêu. - Nghe viết chính xác đoạn văn "Hôm nay đã.... đi đâu vậy ?" Trong bài "Nắng phương Nam". - Viết đúng, đẹp bài chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết nón lá, sôi nổi, nổi lửa,... 2- Hướng dẫn luyện viết chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả. ? + Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào? + Tìm những từ viết hoa trong bài? Vì sao phải viết hoa? - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. - Giáo viên đọc soát lỗi. - Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Điền vào chỗ chấm. + Suối chảy......óc.....ách. + Cành hoa........ung.....inh. + Sức khoẻ........ẻo.....ai. + Căn phòng......óng.....ưc. + Tinh thần........ao....úng. - 2 học sinh đọc lại bài. - Uyên và các bạn đi chợ hoa vào 28 Tết. -...Tết, Nguyễn Huệ, Uyên, Chợ,... - Học sinh tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Đổi chéo vở soát lỗi chính tả. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán + Ôn: Nhân số có 3 chữ số I- Mục tiêu. - Củng cố về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ). - Rèn kỹ năng đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Đặt tính và tính. 132 x 3 187 x 5 128 x 7 241 x 4 163 x 6 312 x 3 Bài 2 : Đặt tính và tìm tích biết 2 thừa số là: a) 134 và 2 c) 209 và 4 b) 3 và 141 d) 6 và 137 Bài 3 : Năm nay ông 7 chục tuổi. Tuổi Hà bằng tuổi ông. Hỏi năm nay tuổi của cả 2 ông cháu là bao nhiêu? Bài 4 : Tính nhanh tích A nhân B. A = 777 + 888 + 999 B = 126 x 5 - 210 x 3 Bài 5 : - Viết tất cả các số có 3 chữ số mà tích các chữ số bằng 4. ? + Tích 3 chữ số bằng 4 => Những chữ số đó có thể là bao nhiêu. + Vậy các chữ số có 3 chữ số mà tích các chữ số bằng 4 là các số nào? - Học sinh làm lần lượt vào bảng con. - Nêu cách đặt tính và cách tính. - Học sinh làm bài vào bảng con. - Nêu cách đặt tính và cách thực hiện. - Đọc bài toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Chữa bài nhận xét. - Đọc yêu cầu bài. - 1, 1, 4 hoặc 2, 2, 1 - Học sinh làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiếng việt + Luyện từ - câu: Ôn từ ngữ về quê hương Ôn mẫu câu : Ai làm gì? I- Mục tiêu. - Củng cố lại hệ thống hoá vốn từ về chủ điểm "Quê hương" đồng thời củng cố về cách sử dụng mẫu câu Ai làm gì? - Rèn kỹ năng dùng từ về chủ đề "Quê hương" và thực hành viết theo mẫu câu Ai làm gì? - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Khoanh vào trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương mình. a) con đò c) bến nước e) luy tre b) rạp hát d) mái đình g) dòng sông h) lễ hội i) hội chợ ? + Ngoài những từ trên còn có những từ nào gợi cho em nghĩ về quê hương nữa không? Bài 2: tìm và viết lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quê hương. - Bài tập có mấy yêu cầu. - Yêu cầu thứ 1 là gì. - Yêu cầu học học sinh đọc yêu cầu thứ 2 và làm vào vở. Bài 3: Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì? trong đoạn văn sau. Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi. Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh... Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ, hiền lành. Bài 4: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu có mẫu câu Ai làm gì? a) chạy nhanh như ngựa phi. b) hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa. c) bơi lội tung tăng. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm miệng bài làm. -...giếng nước, cánh đồng, cầu tre,... - Đọc bài 2. - 2 yêu cầu. - Tìm 2 thành ngữ hoặc tục ngữ... - Học sinh nêu miệng. - Học sinh làm bài. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở và nêu miệng bài làm. - Xác định bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi làm gì? - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở => nêu miệng câu văn đặt được. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. toán + Ôn: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé I- Mục tiêu. - Củng cố về dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. - Rèn kĩ năng thực hành so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Điền vào ô trống. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở. Số đã cho Tăng 3 lần Tăng 3 đơn vị Giảm 3 lần Giảm 3 đơn vị 36 24 33 69 ? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Bài 2: Trong vườn có 8 cây cau. Số cây hoa hồng nhiều hơn số cây cau là 24 cây. Hỏi số cây hoa hồng gấp mấy lần số cây cau. Bài 3: Hai bao gạo nặng 54 kg. Bao thứ hai nặng 36 kg. Hỏi bao thứ 2 nặng gấp mấy lần bao thứ nhất? Bài 4: Viết các tổng sau dưới dạng tích 2 thừa số. a) 12 + 29 + 121 + 138 b) 24 + 39 + 45 + 56 + 65 + 76 + 82 + 97 - Tăng, giảm 1 số nhiều lần. - Tăng 1 số lên nhiều đơn vị. - Đọc bài toán. - Phân tích đề toán. - Nêu dạng toán. - Làm bài vào vở. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở => chữa bài nhận xét. - Học sinh làm bài => nêu cách làm. 3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học. sinh hoạt tập thể Đọc và làm theo báo đội I- Mục tiêu. - Đọc các bài báo trong báo nhi đồng, báo chăm học. - Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo. - Có ý thức giữ gìn sách báo và luôn luôn học tập những gương "Người tốt việc tốt trong báo". II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Giáo viên giới thiệu về 3 số báo "Chăm học", "Nhi đồng" và Khoa học Khám phá" của tuần. 3- Đọc và học theo báo. a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá - số 41" và báo TNTP - số 82. + Bí ẩn xung quanh những dấu chân kỳ quặc. + Cái thìa thần kỳ (Khoa học vui). + Lại thêm một chuyện cổ tích thời nay. ? Câu chuyện kể về ai? (Lê Vũ Hoàng - vô địch "Đường lên đỉnh Olympia" lần 6). - Giáo viên: Lớp 4 đã biết làm ruộng, biết lo toan để cùng bố mẹ thoát khỏi cái nghèo của vùng đất "Chang chang cồn cát nằng trưa Quảng Bình" Lê Vũ Hoàng đã là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. b- Lớp trưởng đọc một số câu chuyện trong báo TNTP. + Cậu bé In - ca ngủ say. + Bé Ngan. + Hòn đảo bí ẩn. c- Văn nghệ. - Lớp phó văn thể điều khiển chương trình văn nghệ còn lại. 4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: